Cơm rượu là gì?
Cơm rượu là rượu cái được chế biến bằng cách lên men từ các loại cơm nếp. Gạo nếp đem nấu chín, sau đó để nguội và ủ với men rượu trong 3-4 ngày cho lên men và tạo nước. Thành phẩm là món cơm rượu có mùi thơm nồng đặc trưng của rượu, cho vị cay nồng, ngọt và những viên cơm nếp mềm dẻo hay những hạt cơm thấm đẫm men rượu ngọt ngào.
Trong nền văn hoá ẩm thực Việt Nam, cơm rượu là món ăn đặc trưng trong dịp Tết Đoan ngọ, tuy nhiên, ở 3 miền đất nước cơm rượu sẽ có những đặc trưng riêng như:
Miền Bắc: phần lớn mọi người sử dụng nếp cẩm làm nguyên liệu chính cho cơm rượu. Từ nếp cẩm, ở mỗi gia đình sẽ có những cách làm cơm rượu nếp cẩm riêng với công thức đặc biệt mang theo hương vị đặc trưng của miền Bắc. Tuy nhiên cũng có nhiều nơi sử dụng nguyên liệu khác, nhưng phần chung đều có vị ngọt cay cay lan đều cơ thể khi ăn mang cảm giác khoan khoái dễ chịu.
Miền Trung: Một đặc trưng thường thấy của cơm rượu miền Trung truyền thống là những miếng nhỏ hình vuông và được làm bằng phương pháp lên men cổ truyền. Ở nhiều nơi cơm rượu miền Trung sẽ lựa chọn nếp ngỗng để làm và những cục cơm rượu sẽ khá to và dày, phàn nào thể hiện tính ách thích "chặt to kho mặn" của người dân nơi đây. Đặc biệt, cơm rượu sẽ được gói trong lá chuối tươi, để ăn chỉ cần bóc là chuối và thưởng thức như món bánh thơm ngon.
Miền Nam: Không như miền Bắc hay Trung, cơm rượu miền Nam phần lớn được làm từ gạo nếp cái hoa vàng. Không để rời cơm như miền Bắc hay vuông vức như miền Trung, cơm rượu Nam Bộ thường được vo thành những viên cơm tròn nhỏ xinh xắn. Ngoài ra, miền Nam thích sự ngọt ngào nên cơm rượu thường được pha với nước đường mang theo hương vị ngọt ngào, cay nồng khi thưởng thức.
Ở nước ta, cơm rượu là món ăn truyền thống trong ngày mùng 5/5 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, người xưa cho rằng trong người chúng ta có rất nhiều loài sâu bọ như giun, các loài kí sinh... Cứ đến ngày mùng 5/5 âm lịch, chúng lại tập trung và ngoi lên rất nhiều trong cơ thể, và đây là lúc để tiêu diệt hết bọn chúng.
Cơm rượu lúc ấy được xem là món ăn có hội tụ đầy đủ vị cay nồng của men, nóng, ngọt bùi, chua, đắng để diệt sâu bọ trong cơ thể.Người xưa cho rằng, khi ăn cơm rượu, nhất là khi bụng đói sẽ làm các chú sâu trong bụng dễ "say xẩm" và ngắc ngư. Ngoài ra, một truyền thống tín ngưỡng khác cũng cho rằng, ngày Đoan Ngọ là ngày có nhiều năng lượng tiêu cực, có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, người ta thường ăn những món ăn có tính nóng, như cơm rượu, để giúp cơ thể kháng lại những tác động tiêu cực đó.
Không chỉ dừng lại ở việc đem tẩy trừ những điều không tốt, cơm rượu còn có ý nghĩa kết nối gia đình và tăng cường tình cảm thân tình giữa các thành viên. Đây là một dịp để gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức món ăn truyền thống và cùng nhau chia sẻ những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống.
Với những ý nghĩa tâm linh và văn hóa đặc biệt này, cơm rượu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ, là sự kết hợp giữa tín ngưỡng và văn hoá ẩm thực của người Việt Nam.
» Tết đoan ngọ là gì
» Lễ hội Phật Đản ở Việt Nam
» Cách nấu xôi ngon từ nếp cái hoa vàng bằng xửng hấp
Cách làm cơm rượu nếp cái hoa vàng cổ truyền ngon và chuẩn vị miền Nam
Nguyên liệu gồm có:
- Nếp cái hoa vàng
- Men rượu
- Lá chuối, đường
- Rổ inox
- Thùng xốp không
- 1 cái tô
- hủ sành/hủ thuỷ tinh
Chuẩn bị:
Lá chuối rửa sạch bằng muối hột, loại bỏ hết những chỗ vàng và hong khô dưới nắng để lá chuối khô hoàn toàn
Rửa sạch các nguyên liệu làm cơm rượu như xửng, tô, rổ inox…
Bước 1: Nấu nếp cái hoa vàng
Không cần ngâm nếp trước, 1/2 kg nếp sẽ nấu với 250-260ml nước lọc, tuỳ vào số lượng nếp sẽ tăng lượng nếp lên và cho một xíu muối để nếp có thêm hương vị đậm đà
Khi nồi cơm vừa chín, mở nắp trộn lên, xới cho nếp chín đều, tiếp đó bật chế độ "warm" trong nồi cơm điện trong 30 phút.
Đối với cách nấu xôi nếp cái hoa vàng, mỗi gia đình sẽ có những cách nấu riêng và sử dụng những dụng cụ khác nhau, bạn có thể tìm hiểu thêm những cách nấu xôi tại đây.
Bước 2: Sơ chế cơm rượu từ nếp cái hoa vàng
Sau khi nếp chín, đổ nếp ra xửng và trải ra cho nguội bớt, nên lót bằng lá chuối
Tán nhuyễn men rượu
Sau khi nếp đã nguội bớt (còn ấm, không nên để nguội hẳn) cho 10g men vào và rải đều lên bề mặt nếp, trộn đều cho men và nếp hoà quyện lại với nhau. Trộn nếp và men theo tỉ lệ 1/2 kg nếp - 10g men (9 viên men)
Khi đã trộn đều nếp và men, đeo bao tay và nắn cục nếp thật bự, nắn cho thật chặt tay để cơm rượu có độ dẻo khi ăn. Khi đã nắn thành viên lớn, ngắt ra thành những cục nhỏ cho vừa ăn.
Bước 3: Ủ nếp cái hoa vàng làm cơm rượu
Khi đã nắn nếp thành những viên nhỏ, chuẩn bị một cái tô không to và đặt một cái rổ inox vào, sau đó lót lá chuối sạch đã phơi khô lên, sau đó trải một lớp các viên nếp, một lớp lá chuối, một lớp cơm rượu.
Tiếp đó, bỏ tất cả vào thùng xốp, phủ khăn và ủ ở nơi khô ráo ít nhất trong 3 đêm.
Lưu ý: Lá chuối dùng để ủ nếp cần phải bỏ hết lá vàng và rửa thật sạch, thật khô ráo để tránh ảnh hưởng đến quá trình lên men của cơm rượu.
Bước 4: Làm nước cơm rượu
Để tăng thêm độ ngon cho cơm rượu, độ ngọt bùi thì nước cốt cơm rượu nên sử dụng đường phèn theo tỉ lệ: 1 lạng rưỡi đường phèn nấu với 300ml nước.
Bước 5: Bảo quản và sử dụng
Sau bước ủ cơm rượu, lấy nước cốt nấu từ đường phèn cho vào nếp đã lên men. Tiếp đó cho vào tủ lạnh trong 3 ngày ở ngăn mát và nên bảo quản trong hủ sành hay thuỷ tinh để cơm có được chất lượng ngon nhất. Trong trường hợp không thích trộn chung với nước đường, có thể để riêng nước và trộn nước cốt vào khi ăn.
(Công thức được chia sẻ bởi chú X - Phú Nhuận - TP.HCM)
Bên cạnh nếp cái hoa vàng, nếp cẩm Tây Bắc hay nếp than cũng được rất nhiều gia đình lựa chọn khi làm món cơm rượu đặc trưng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Tuỳ vào vùng miền khác nhau sẽ có những cách nấu khác nhau và món cơm rượu khác nhau mang đậm văn hoá của từng khu vực. Nhưng dù ở đâu đi nữa, cơm rượu vẫn là một món ăn truyền thống không thể bỏ qua của dân tộc ta.
Ăn cơm rượu có say không?
Không như uống rượu, cơm rượu được lên men trong thời gian không quá lâu nên chứa lượng cồn rất thấp nên rất khó để làm người sử dụng cảm nhận được cảm giác say. Cơm rượu chỉ khiến người ăn cảm thấy hương vị ngọt ngào từ nước cơm hoà lẫn với nước đường phèn, hương vị cay nồng từ hơi men khiến món ăn khó gây nên hiện tượng say xỉn. Vì thế, món ăn truyền thống này không chỉ được ưa chuộng bởi các đấng mày râu mà còn được nhiều thế hệ trong gia đình lựa chọn trong dịp Tết Đoan Ngọ hàng năm.
Đặc biệt, theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, thơm, mềm, dẻo, tác dụng ích thận; trị đi tiểu ra chất nhờn, các chứng ẩu thổ, đau bụng, tì vị hư yếu, đi tả khát nước, thương hàn sốt nóng, phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa…
Ngon nhất là loại cơm rượu làm từ gạo nếp cẩm (nếp than). Trong gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng khá cao một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Gạo nếp cẩm chứa ít đường đồng thời có nhiều khoáng chất, chất xơ và vitamin E hơn gạo nếp thường.
Còn khi làm cơm rượu nếp trắng thì ngon nhất là loại được làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Cơm rượu từ nếp cái hoa vàng cho từng viên cơm ngon miệng, dẻo ngọt, béo bùi đem đến sự thoã mãn vị giác khi ăn. Ngoài ra do tác dụng cay nồng giúp làm ấm tì vị, thăng khí, trừ đàm, trừ thấp nên món cơm rượu nếp bắc dễ làm cho tinh thần chúng ta phấn chấn, vui vẻ, tăng sức đề kháng và "diệt trừ" sâu bọ trong cơ thể.
Gạo nếp cái hoa vàng (nếp Bắc) chính gốc tại TP.Hồ Chí Minh
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM
(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)
Công Ty Cổ phần Lương Thực Phương Nam phân phối sỉ và lẻ gạo nếp cái hoa vàng (Nếp Bắc) cho xôi rất dẻo, mềm, thơm tự nhiên... rất ngon nên được rất nhiều khách hàng lựa chọn nấu xôi, gói bánh chưng, bánh tét, làm cốm, ủ rượu... được đóng gói trong túi 1kg (hút chân không) với giá 30,000 vnđ/kg
Quý khách có thể đến các địa điểm để mua hàng trực tiếp hoặc gọi điện thoại để được tư vấn cụ thể rõ ràng hoặc được tư vấn mua sỉ gạo nếp cái hoa vàng (nếp Bắc).
Liên hệ: Anh Thành - 0909 34 9988 (zalo) - Anh Hiếu - 0902 58 1717 (zalo)
Phục vụ khách hàng bằng tất cả sự tận tụy của toàn thể nhân viên:
- Tư vấn khách rõ ràng khi khách hàng có thắc mắc về gạo nếp cái hoa vàng (nếp bắc)
- Chế độ khuyến mãi tại cửa hàng.
- Giao hàng tận nơi khách hàng.
- Khách hàng khi mua hàng, ăn không hợp khẩu vị như mong đợi có thể gọi nhân viên để đổi trả phần khách chưa sử dụng.
Địa chỉ:
Quận 3: Kho – Cửa hàng: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Quận 10: Showroom – Bán lẻ: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng: Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Website:
https://nongsansachphuongnam.com/
Facebook:
https://www.facebook.com/CuahanggaoST25
E-mail giải đáp thắc mắc:
Đặt hàng Online: Gạo Nếp cái Hoa Vàng: https://gaophuongnam.vn/nep-cai-hoa-vang-nep-bac