Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam
Ngày đăng: 23/02/2023 03:57 PM

    Trong văn hoá của người Việt Nam, áo dài, nước mắm và phở là 3 thứ đặc biệt và tự hào khi nhắc đến đất nước hình chữ S. Nước mắm từ lâu được mệnh danh là "quốc hồn, quốc tuý" và ăn sâu vào đời sống ẩm thực của người Việt. Tuy nhiên, nước mắm lại không chỉ có ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Vậy nước mắm chứa đựng văn hoá gì của Việt Nam, nên chọn loại nước mắm nào ngon cho các bữa ăn gia đình? Mua nước mắm ngon chính hiệu ở đâu?

    Nước mắm có từ khi nào?

    Trong nền ẩm thực phương Tây hiện đại đã bắt đầu dùng nước mắm như một loại gia vị để nêm nếm trong các món ăn. Tuy nhiên, cũng nêm nếm thôi chứ chưa dùng như loại nước chấm (ăn sống).

    Từ thời xa xưa, Châu Âu cho rằng "nước mắm", loại chất lỏng có được từ sự lên men muối và cá, đã có từ thời cổ Hy Lạp, thời đế quốc La Mã còn đang tung hoành, đại loại cách đây gần 2.500 năm. Họ có bằng chứng hẳn hoi chứ không nói khơi khơi. Dấu vết là những bình cổ mà họ cho là để đựng "nước mắm” được tìm thấy ở thành phố cổ Pompei (thuộc nước Ý ngày nay). Ho gọi thứ nước này là garum hay liquamen. Thật ra, Garum không chỉ làm từ cá (không vẩy) mà còn từ nghêu, sò, vẹm... Và rồi, thứ nước thần thánh này theo con đường tơ lụa, truyền vào châu Á.

    Nói thế thì nghe có mùi... eurocentric (mọi thứ đều quy về châu Âu) quá! Chuyện đời đâu có đơn giản dễ hiểu, hễ thứ nước có được từ cá và muối đều gọi là nước mắm.

    ịch sử nước mắm trong văn hoá người Việt Nam

    Cạnh đó, bảo quản là vấn nạn muôn đời của người thượng cổ, trung cổ, thậm chí cho tới thế kỷ 19. Nông sản có vụ, tôm cá có mùa. Chăn nuôi giết thịt heo, bò, ăn không hết phải để dành. Để dành thì phải bảo quản, mà cách bảo quản sơ khai nhất là hun khói và muối. Châu Âu, châu Á, châu Phi... hay châu gì cũng thế. Bản năng sinh tồn dạy họ: khói và muối, chứ chẳng ai truyền cho ai cả.

    Thuở ban đầu, nhân loại làm mắm để bảo quản tôm, cua, cá, mực... Muối bất cứ loại thủy hải sản nào cũng đều cho ra mắm, nói nôm na là mắm cái, hay mắm nguyên con.

    Mắm là sản phẩm của quá trình lên men, khi mà một phần (chỉ một phần thôi) protein của thủy sản được phân giải (tạo vị), rồi làm cơ thịt của cá mềm ra và dịch lên men úa ra từ cá. Đồng thời phân ứng phân hủy xảy ra cũng góp phần tạo ra mùi đặc trưng của mắm. Gọi là góp phần vì mùi mắm còn do tác động của vi khuẩn kỵ khí nữa.

    Dịch là thứ tinh túy từ cá. Tùy loại cá, tùy cách lên men, thử dịch ít ỏi đó có khi lại thơm ngon (tùy khẩu vị) và quý hiếm. Hiện nay một số công ty Nhật vẫn tìm đến các cơ sở làm mắm cái ở miền Tây đế mua thứ nước dịch này đem về chế biến lại.

    Cũng có tài liệu cho rằng, garum làm từ cá nhỏ. thêm ruột cá (?) và muối, rồi đem phơi nắng. Nước tạo thành là garum và chất sệt còn lại gọi là allex.

    Hình ảnh Garum

    Làm nước mắm thì cá phải nhỏ, chỉ cỡ ngón tay trở lại. Vì enzyme phân giải protein nằm trong ruột cá. Cả nhỏ thì enzyme từ ruột cả mới dễ thoát ra để hoạt động. Vì vậy, mức phân giải protein cao, nước mới ra nhiều (sản phẩm chính), và "mắm cá" chỉ còn là... xác bã. Rồi còn phải ủ chượp để có môi trường kỵ khí sanh hương.

    Làm nước mắm kiểu Việt Nam, thì nước mắm là sản phẩm chính, còn xác mắm hay bã mắm là sản phẩm phụ. Trước đây bã được đem làm phân bón, sau này vì lý do môi trường nên thành phế phẩm.

    Thứ nước có được từ cá và muối, Tây có gọi là garum, Tàu gọi là ngư lộ, Nhật là gyosho, Hàn Quốc là aekjeot, Philippine là patis... Còn tiếng Anh, gọi chung chung fish sauce.

    Làm nước mắm công phu lắm, có khi mất cả năm hoặc hơn, hương nước mắm mới chín ngấu. Đó là chưa kể phải là nơi có khí hậu gần như nóng quanh năm và có nguồn cả thích hợp. Châu Âu, Nhật - Hàn, Tàu là xứ lạnh, muốn lên men cá phải chượp ít muối. Ít muối thì sản phẩm mùi hoăng, nặng lắm, do phản ứng phân hủy chiếm ưu thế. Nhật - Hàn thường chỉ làm "nước mắm" từ mực, bạch tuộc hơn là từ cá. Màu sắc và mùi vị của loại nước mắm” này thì miễn bàn.

    Miền Trung Nam Bộ làm nước mắm từ cá cơm hoặc cá nục nhỏ xíu nhiều đạm, nên dễ lên men, lại ủ lâu nên hương vị cũng hoàn toàn khác. Từ miền Trung Bắc Bộ trở ra, nước mắm cũng được làm từ cá nhỏ, nhưng là cá tạp, lại gặp thời tiết không thuận lợi, lạnh nhiều hơn nóng, nên phải đánh khuấy cho nát, cá mới lên men được. Mùi nước mắm, dĩ nhiên, nồng hơn nước mắm khu vực phía Nam.

    Làng nghề nước mắm Phan Thiết

    Chỉ riêng nam-pla của Thái Lan là gần gũi với nước mắm Việt Nam hơn, nhưng cũng chưa thể đạt tới đẳng cấp như nước mắm Phan Thiết và Phú Quốc, Thái Lan xem ra phát triển về mắm hơn là nước mắm. Cũng nên biết nước mắm Thái hiện nay hầu hết là nước mắm công nghiệp (dùng hóa chất). Và nếu cần, gọi Thái Lan là “ông tổ” của nước mắm công nghiệp cũng không sai.

    Nước mắm Việt Nam bắt nguồn từ đâu?

    Theo sách sử, đời Tiền Lê cách hơn một ngàn năm nay đã phải cống nạp nước mắm cho thời nhà Tống. Thời đó Đại Cồ Việt chỉ kiểm soát tới Châu Hoan, Châu Ái (Thanh-Nghệ). Mắm có thể đã xuất hiện từ lúc đấy, nhưng mắm là chính, nước mắm là cái phụ, là thứ nước tươm ra từ làm mắm (cái). Nước mắm lúc đó chẳng có một tên gọi cụ thể, có thể là “lệ ngư”.

    Đầu thế kỷ 17, thừa sai người Ý, Cristoforo Borri, được phái đến An Nam truyền giáo và lưu lại xứ này sáu, bảy năm. Ông đã mô tả thứ nước “lệ ngư” trong quyển sách “Xứ Đàng Trong năm 1621” như sau:

    “... Thực ra Đàng Trong ăn cá nhiều hơn ăn thịt. Họ chuyên chú đánh cá chủ yếu là vị họ rất thích thứ nước “sốt” gọi là balaciam làm bằng cá ướp muối cho mềm và làm nhão ra trong nước. Đây là một thứ nước cốt cay cay tựa như mù tạt (moutarde) của ta, nhà nào cũng dự trữ một lượng lớn đựng đầy trong chum, vại như tại nhiều nơi ở Châu Âu người ta dự trữ rượu. Thứ nước cá này dùng một mình thì rất khó ăn, nhưng được dùng để tạo nên những hương vị khác, kích thích tì vị để ăn cơm vốn nhạt nhẽo và không có mùi vị nếu không có thứ nước đó…”

    Đến giữa thế kỷ 18, khi Đàng Ngoài "lấn đất" Đàng Trong, Lê Quý Đôn được cử làm Hiệp trấn xứ Thuận hoá (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Năm 1776, ông ghi trong "Phủ biên Tạp lục" rằng, nơi đây đã thu thuế nước mắm thay cho thuế thân.

    Rất tiếc cả hai người Cristoforo và Lê Quý Đôn đã không nói người dân thời ấy làm nước mắm thế nào. Tuy nhiên, từ chi tiết thu thuế nước mắm có thể thấy thời đó nước mắm được dùng khá phổ biến, dù chỉ sản xuất ở quy mô gia đình, chứ không phải là hàng tinh tuý hay nhiều loại như bây giờ.

    Như vậy có thể nói rằng, ông Bát Xì khởi nghiệp nghề nước mắm ở Phan Thiết từ đầu thế kỷ 20 đã có công giup phát triển nghề nước mắm ở Phan Thiết chứ không phải tổ nghề nước mắm.

    Nước mắm đặc sản việt Nam

    Tuy nhiên, nước mắm - hiểu theo nghĩa, cách làm và hương vị từ ngày xưa có nhiều điểm tương đồng với ngày nay. Muộn nhất là xuất phát từ thời Chúa Nguyễn, và xuất xứ từ vùng Nam Trung Bộ (BÌnh Thuận - Quảng Trị), với nước mắm Mỹ Thuý (Quảng Trị), cửa Đại, Cửa Khe rồi lan rộng xuống tận Phan Thiết và chưa có tài liệu nào nói rõ nước mắm có cội nguồn từ vùng đất nào.

    Hơn hết, nước mắm hiện tại là đặc sản của Việt Nam (hiện nay gọi là nước mắm truyền thống), trải qua chiều dài lịch sử đã có thể tồn tại từ trước thời Chúa Nguyễn. Lịch sử đó thế nào có lẽ chưa được ai tìm hiểu kỹ càng.

    Nguồn: tác giả Vũ Thế Thành - chuyện đời nước mắm 

    Nước mắm ở các quốc gia khác nhau

    Mặc dù nước mắm rất phổ biến và được mệnh danh là "quốc hồn, quốc tuý" của người Việt Nam nhưng sự thật nước mắm là loại gia vị phổ biến rất nhiều nơi trên ở nhiều quốc gia khác nhau.

    Ở Hàn Quốc, kim chi là món ăn "quốc dân" có thể bắt gặp ở bất cứ đâu tại xứ sở này. Kim chi trong bữa ăn thường nhật của người Hàn được gọi là paechumak kimchi, làm từ bắp cải trắng, ớt, dấm, tỏi và miolchi aek chok hay còn gọi “nước mắm”.  Miolchi aek chok được làm từ cá cơm với quy trình và cách thức tương tự phương pháp ủ chượp mắm của người Việt. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là người Hàn chỉ dùng thứ "nước mắm" này để ướp kim chi chứ không nêm nếm hay làm nước chấm như bên mình.

    ước mắm bên Hàn Quốc thường là gia vị nêm nếm trong kim chi

    Ở Nhật Bản, nước mắm xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 5 do quanh Nhật Bản là biển cả nên có trữ lượng cá và muối dồi dào để làm ra nước mắm. Tuy nhiên, nếu người Hàn thích dùng các loại tương đậu thì Nhật Bản ưa chuộng nước tương hơn trong món ăn. Nước mắm phần lớn chỉ là một gia vị nêm nếm thông thường cho các món ăn phức tạp. Nhật Bản có ba loại mắm được đưa vào sử dụng đó là shottsuru(しょっつる) ở tỉnh Akita, ishiru(いしる) ở tỉnh Ishikawa và ikanago-jōyu(いかなご醤油) ở tỉnh Kagawa.

    Nước tương Nhật Bản

    Ở Thái Lan, nước mắm có tính tương đồng rất lớn như nước mắm truyền thống của Việt Nam nhưng được gọi là nam pla (น้ำปลา). Tên Nam Pla trong tiếng Thái nghĩa là "nước cá" và thường có màu hổ phách, vị mặn và cay hơn. Nó thường được sản xuất bằng cách ướp muối và lên men các con cá biển nhỏ như cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích,... và bổ sung thêm một ít gia vị khác như đường hay bột ngọt.

    Ở Pháp từ 2000 năm trước, họ đã biết cách ướp cá biển với muối để chiết ra một thứ nước cốt là garum như bên Hy Lạp. Tuy hiện tại đã bị thất truyền nhưng trong tài liệu khai quật của nhiều nhà khảo cổ người Pháp đã tìm thấy những thông tin chứng thực lịch sử của nước măm (garum)

    Ở Thuỵ Điển, nước mắm ở đây rất riêng và đặc biệt, khác với loại nước mắm ở Việt Nam gọi là Surstromming. Surstromming được làm từ một loại cá nhỏ tên là herrings. Người Thuỵ Điển rất thích dùng món này Surstromming chung với bia hay rượu mạnh và sử dụng như mồi nhắm chứ không xem nó là một loại gia vị như các nước Châu Á

    surstromming

    Vì sao mâm cơm thường hay có chén nước mắm

    Có thể thấy, nước mắm tuy không phải là sản phẩm của riêng người Việt nhưng ở những quốc gia khác, nước mắm đôi khi chỉ là một loại gia vị thông thường để nêm nếm trong món ăn. Đối với Việt Nam, nước mắm không chỉ là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp mà còn xuất hiện ở nhiều mâm cơm gia đình.

    Chén nước mắm trong nhiều mâm cơm gia đình

    Tuỳ vào vùng miền và văn hoá bữa ăn của mỗi nơi, trong mỗi mâm cơm thường có một bát nước mắm màu sắc đậm đà (có thể là nước mắm pha với đường, chanh, tỏi băm, ớt băm) ở giữa mâm cơm. Bát nước mắm được xem là nơi giao lưu của hầu hết các món ăn, là nơi trung hoà gia vị và hương vị cho từng món. Người Việt trong mỗi bữa ăn thường có xu hướng chấm thêm gia vị, như thịt chấm, chấm rau, chấm đậu phụ, chấm cá, chấm tôm... tất cả đều có thể chấm với nước mắm. Thậm chí, người Việt còn ăn cơm trắng với nước mắm và vẫn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong nước mắm còn có đạm và muối là hai chất khoáng cơ bản cho cơ thể con người.

    Nước mắm ăn cùng với cơm trắng cũng chứa nhiều khoáng chất dinh dưỡng cho con người

    Với ý nghĩa văn hoá, bát nước mắm sẽ thể hiện sự chuẩn mực trong mỗi bữa ăn, là nơi "cộng cảm" của các gia đình người Việt. Bát nước mắm đặt giữa mâm, giữa bàn khiến ai cũng có thể dùng, nên cần biết và học dùng nước mắm sao cho lịch sự và tôn trọng người khác. Thường khi đã chấm hết bát nước mắm, mọi người ít người thay bát mới mà đổ tiếp thêm vào để dùng. Đặc biệt, việc chấm chung bát nước mắm là một nét văn hoá không thể nhầm lẫn của người Việt Nam. Văn hoá được bắt nguồn từ tập tính sống cộng đồng của người Việt, việc ăn chung món ăn, chấm chung bát nước chấm trong mâm cơm là sự sẻ chia, gắn kết và càng đông người thì con người lại càng gắn bó với nhau. Một gia đình đông con cháu, nhiều thế hệ cùng quây quần bên mâm cơm, hình ảnh tượng trưng được mọi người xem là một gia đình có phúc.

    Hơn hết, chén nước mắm đặt ở giữa mâm cơm, tuy ít, tuy không phải là cao lương mỹ vị nhưng là món không thể thiếu để làm bữa ăn thêm tròn vị. Chén nước chấm nhỏ, mọi người đều dùng vừa đủ, không hề có ý muốn độc chiếm hay dùng nhiều hơn, thể hiện được tính dân chủ và bình đẳng trước sau giữa người với người.

    Mâm cơm gia đình với bát nước mắm chấm

    Có thể nói, nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt, làm cho ẩm thực Việt có đặc trưng riêng và không dễ nhầm lẫn với ẩm thực của quốc gia khác. Thâm chí, có người còn cho rằng, nước mắm là thứ có thể khiến món ăn bất kỳ trở thành món ăn Việt. Như Hoàng Trọng Dũng, từ bếp ngon đã từng nói: "…bất cứ món ăn nào của Trung Hoa hoặc Pháp có sự góp mặt của nước mắm trong đó, đã trở thành món ăn Việt Nam. Giá trị của nước mắm vì thế trở nên độc nhất vô nhị trong nghệ thuật ẩm thực nói riêng, trong sức sống mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam nói chung”. Vì thế, nhiều nơi cũng có món gia vị đặc trưng này nhưng có lẽ ở đất nước hình chữ S nước mắm mới được thăng hoa và trở thành nét văn hoá đặc sắc không thể tách rời.

    Độ đạm trong nước mắm là gì? Bao nhiêu mới là ngon? 

    Cách lựa chọn loại nước mắm ngon cho gia đình

    Để lựa chọn được nước mắm ngon cho bữa cơm thêm tròn vị, độ đạm là yếu tố đầu tiên khi xem nước mắm có ngon và chất lượng hay không. Độ đạm của nước mắm bình thường là từ 10 độ đến 30 độ, nếu nước mắm chỉ 10 độ thì không được xem là nước mắm mà chỉ được xem là nước chấm theo tiêu chuẩn Thái Lan. Một số nhà sản xuất nước mắm không ghi rõ độ đạm mà ghi hàm lượng Protein tầm 6.25g hay 7.5g chỉ tương đương với 10-12 độ đạm. Nhìn thêm thành phần trong nước mắm nếu có Bột ngọt thân quen sẽ được ghi là Monosodium Glutamate (621), ăn vào sẽ thấy rất ngon, kể cả nêm hay ướp nhưng dễ bị hội chứng tê lưỡi do sử dụng quá nhiều bột ngọt.

    Chến nước mắm 584

    Độ đạm trong nước mắm là hàm lượng Nitơ, chứ không phải hàm lượng Protein. 30 độ đạm có nghĩa là trong 1000ml nước mắm sẽ có 30g Nitơ, 40 độ đạm ứng với 40g Nito! Còn Protein đổi qua thì chia cho 0.625. Ví dụng Hàm lượng Protein là 6.25g thì đem chia cho 0.625 tương đương với 10 độ đạm.

    Tóm lại, nếu trên chai nước mắm chỉ ghi hàm lượng Protein thì phải tầm trên 18g/100ml mới là nước mắm ngon, từ 30 độ đạm trở lên.

    Sau độ đạm, để tìm hiểu thêm cách lựa chọn nước mắm ngon cần kiểm tra cặn lởn vởn dưới đáy chai, nếu xuất hiện dấu vết kết tủa thì không nên sử dụng.

    Thêm một yếu tố để xác định dòng nước mắm ngon và chất lượng đó là ngửi và nếm mùi vị nước mắm. Mùi thơm dịu nhẹ của nước mắm rất đặc trưng, đồng thời khi nếm cũng có vị ngọt đậm thấm dần ở cổ họng và rất khó phai. Trái lại, khi nếm có vị mặn chát hay ngọt lạ gây cảm giác khó chịu ở đầu lưỡi là do nước mắm có độ đạm thấp, tỉ lệ muối cao hơn cá và có nhiều bột ngọt cùng các chất phụ gia.

    Một điều lưu ý khi chọn nước mắm ngon nên tìm hiểu nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng. Các tiêu chuẩn sẽ được in trên bao bì sản phẩm và có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Nước mắm 584

    Nước mắm nhỉ cá cơm 584 Nha Trang đậm đà hương vị truyền thống

    Là một ngành nghề truyền thống của Nha Trang, ngành chế biến nước mắm Nha Trang có từ rất lâu đời và được người dân trong cả nước biết đến và ưa chuộng với vị thơm ngon đặc trưng truyền thống với màu vàng sáng ánh đỏ ( Màu vàng rơm) óng ánh. Chính vì chất lượng tốt, ngon đậm đà hương vị truyền thống mà thương hiệu nước mắm Nha Trang 584 trở thành thương hiệu nổi bật nhất trong làng nghề nước mắm tại Nha Trang và trong cả nước. Hiện nay nước mắm 584 Nha Trang là một trong những đặc sản nổi tiếng của Nha Trang mà bất cứ ai khi tới Nha Trang cũng muốn mua về làm quà cho bạn bè và người thân.

    Nước mắm Nha Trang 584 thơm ngon bởi nhiều yếu tố cấu thành. Với nguyên liệu cá cơm nguyên chất cộng với nhiệt độ tại Nha Trang ổn định, cá cơm được ngâm ủ theo phương pháp cổ truyền trong khoảng 12 tháng, chượp chín ở nhiệt độ thích hợp nên hương vị rất thơm ngon và có màu rất đẹp.

    Cá cơm ủ lên men làm nước mắm nhĩ ngon

    Cá cơm tươi của 584 Nha Trang được ủ với tỉ lệ cá và muối chuẩn trong thời gian dài ở các thùng gỗ để tạo nên hương vị đặc biệt. Có câu nói: "Nước mắm ngon chỉ được làm bằng cá cơm" do cá cơm ăn rong rêu, bao tử rất nhỏ, nhìn cá cơm trong suốt nên rất thơm ngon theo kiểu cổ truyền Việt Nam. Trên một mức độ, nghệ thuật là nước mắm cũng được ví như nghệ thật làm rượu vang, đem đến những gì tinh hoa nhất đến với người tiêu dùng.

    Nước mắm Nha Trang 584 có độ đạm khá cao vì nguyên liệu cá cơm tại vùng biển miền trung rất nhiều dinh dưỡng. Với phương pháp ngâm ủ theo cách cổ truyền, thời gian ngâm ủ lâu từ 10-12 tháng nên có độ đạm cao từ 30-35 độ đạm. Nhưng ngày nay với những cải tiến về phương pháp ủ chượp và kỹ thuật sản xuất cô đặc chân không nên nước mắm có thể lên tới 60 độ đạm. Với những loại nước mắm 60 độ đạm này có vị ngọt hơn và dịu hơn.

    Nước mắm 584

    Để đánh giá chất lượng nước mắm ngon và nguyên chất là độ đạm, đạm tạo nên vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không hôi thối và có mùi thơm lâu.

    Với hương vị riêng độc đáo khó trộn lẫn, nước mắm 584 Nha Trang không những được dùng làm nước chấm trực tiếp mà còn được dùng làm gia vị để tẩm ướp, nêm nếm, góp phần tăng thêm hương vị cho các món ăn.

    Đến Nha Trang, thưởng thức những đặc sản trong đó có nước mắm 584 Nha Trang nổi tiếng, du khách không những thưởng thức được những giá trị hiện hữu như một loại gia vị mà còn tận hưởng hương vị, âm thanh vang vọng từ thành phố biển hiền hòa, hiếu khách. Không chỉ vang danh tại địa phương, nước mắm 584 Nha Trang còn được được tiêu thụ rộng rãi ở khắp các tỉnh thành trong cả nước: từ Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng,…đến TP Hồ Chí Minh, Đồng nai, Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau,…

    Hiện dòng nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang nổi bật với 4 loại độ đạm khác nhau

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 30 độ đạm: Được thiết kế chai thuỷ tinh 510ml với tỉ lệ cá cơm 79% cùng Nitơ toàn phần lớn hơn 30g/100ml

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 35 độ đạm: Được thiết kế chai thuỷ tinh 510ml với tỉ lệ cá cơm 79% cùng Nitơ toàn phần lớn hơn 35g/100ml

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 40 độ đạm: Được thiết kế chai thuỷ tinh 510ml với tỉ lệ cá cơm 79% cùng Nitơ toàn phần lớn hơn 40g/100ml

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 60 độ đạm: Được thiết kế chai thuỷ tinh 200ml với tỉ lệ cá cơm 79% cùng Nitơ toàn phần lớn hơn 60g/100ml và hàm lượng Nitơ axit amin lớn hơn 50% Ni tơ toàn phần.

    Đặc biệt, nước mắm 584 thuộc công ty cổ phần thuỷ sản 584 có truyền thống hơn 45 năm sản xuất và kinh doanh, nỗ lực mang đến cho người tiêu dùng Việt những sản phẩm có chất lượng cao. Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, gặt hái được nhiều giải thưởng và danh hiệu như: Danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn trong nhiều năm liền (2000 đến năm 2021); Chứng nhận “Thực phẩm Chất lượng và An toàn”... Chính những danh hiệu và phần thưởng vinh danh trên đã phần nào khẳng định được chất lượng cùng sự vững vàng của sản phẩm nước mắm 584 Nha Trang trên thị trường.

    Nước mắm nhỉ cá cơm 584 Nha Trang tại TP.Hồ Chí Minh

    Công ty cổ phần lương thực  Phương Nam chính thức là nhà phân phối Nước Mắm 584 Nha Trang tại TP.Hồ Chí Minh với mức giá tốt nhất đến với khách hàng. Ngoài đem lại hương vị đậm đà, nước mắm 584 còn được thiết kế hộp giấy lịch sự, trang trọng tăng tính biếu tặng đến mọi người.

    Hiện có 4 phân khúc 

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 30 độ đạm: 55,000 vnđ/chai 510ml, thùng 6 chai 330,000 vnđ. 

    Nướcmắm 584 30 độ

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 35 độ đạm: 70,000 vnđ/chai 510ml, hộp đựng 1 cặp (2 chai) 140,000 vnđ, thùng 6 chai 420,000 vnđ. 

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 35 độ

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 40 độ đạm90,000 vnđ/chai 510ml, hộp đựng 1 cặp (2 chai) 180,000 vnđ. Thùng 6 chai (3 cặp) 540,000 vnđ.

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 40 độ

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 60 độ đạm80,000 vnđ/chai 200ml, hộp đựng 1 cặp (2 chai) 160,000 vnđ. Thùng 12 chai (6 cặp) 960,000vnđ.

    Nước mắm nhĩ cá cơm 584 Nha Trang 60 độ

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline