Những lễ hội ở Sóc Trăng độc đáo mà bạn không thể bỏ qua

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Những lễ hội ở Sóc Trăng độc đáo mà bạn không thể bỏ qua
Ngày đăng: 17/09/2022 02:28 PM

    Theo truyền thống của dân tộc ta, lễ hội là dịp để mọi người cùng nhau vui chơi, kết nối với nhau, mang tính chất cộng đồng và đoàn kết giữa người với người. Mỗi nơi và mỗi vùng miền sẽ có những lễ hội khác nhau đặc trưng cho văn hoá của vùng đất đó. Vậy ở Sóc Trăng có lễ hội nào mà được nhiều người thích thú mỗi khi ghé thăm? Nơi giao thoa giữa 3 nền văn hoá Kinh - Hoa - Khmer có lễ hội đặc sắc nào? Lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng thú vị ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé!

    Những lễ hội ở Sóc Trăng được nhiều người quan tâm

    1) Lễ hội đua ghe ngo

    Lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng

    Có thể nói, hội đua ghe ngo bắt nguồn từ đồng bào Khmer và được xem là một trong những lễ hội quan trọng nhất. Ngày hội thường được tổ chức vào ngày 14 - 15 tháng 10 âm lịch hàng năm, đua ghe ngo hay Prònăng Tuuk Ngôo là dịp để bà con vui chơi sau những ngày lao động vất vả và mang theo nhiều ý nghĩa văn hoá, tâm linh đặc biệt với người Sóc Trăng.

    Đây được coi là hoạt động đặc trưng của nền văn minh lúa nước, thể hiện sự biết ơn đối với thần linh cho người dân một mùa màng bội thu. Hoạt động này đã trở thành di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, giúp đồng bào nơi đây gìn giữ và phát triển truyền thống văn hoá đặc sắc. Đua ghe ngo gồm 2 loại: đua trên cạn và đua dưới nước, mỗi chiếc ghe ngo xuất phát từ chùa, đại diện cho một hay nhiều người dân Khmer tạo ra và tham gia tranh tài. Sự thành bại trong cuộc đua là niềm vinh dự, danh dự của một ngôi chùa hay là một địa phương tham gia thi đấu. Đây là một hoạt động lớn không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân Sóc Trăng mà còn khiến rất nhiều lượt khách kéo về đây hàng năm để cổ vũ cho các đội đua ở khắp nơi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ước tính mỗi năm lễ hội ở Sóc Trăng có lượng người xem và tham gia lên đến 30.000 người.

    2) Lễ hội Ooc-om-bok

    Lễ hội Ooc-om-bok ở Sóc Trăng

    Ngoài tên lễ Ooc-om-bok, lễ hội ở Sóc Trăng này còn có tên là lễ cúng trăng hay là lễ "Đút cốm dẹp" (Bon sâm peah preah khe) được người Khmer tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch (rằm Khe Ka-đâk) nhằm gửi đến lòng biết ơn tới với thần Mặt Trăng đã quản lý mùa màng, tiễn đưa thần Nước về với biển. Theo tương truyền từ thời xa xưa, đây là lễ hội ở nền văn minh lúa nước, cúng bái thần linh nhằm cầu mong mùa màng bội thu. Vào ngày trăng lên cao nhất, đẹp nhất, bà con Sóc Trăng sẽ chuẩn bị lễ vật, bày biện trang nghiêm mâm cúng trước cửa nhà. Tất cả mọi người trong gia đình sẽ quây quần lại, hướng về mặt trăng và cùng nhau cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến.

    Một lễ vật không thể thiếu trong lễ hội này là cốm dẹp (làm từ nếp non giã dẹp, mỏng, trộn thêm đường với dừa khi ăn). Sau lễ cầu nguyện đến thần mặt trăng, mọi người sẽ tiến hành nghi thức đút cốm dẹp, trò chuyện với nhau, đợi đến sớm mai và bắt đầu một lễ hội khác hoành tráng hơn là lễ hội đua ghe ngo trên sông.

    3) Lễ hội Tết Chôl-Chnăm-Thmây

    Lễ hội Tết Chôl-Chnăm-Thmây ở Sóc Trăng

    Lại là một lễ hội ở Sóc Trăng đã đón chào rất nhiều người tham gia và là một nét văn hoá không thể bỏ qua của người Khmer, được xem là dịp tết lớn nhất theo truyền thống người dân nơi đây. Dịp tết Chôl Chnăm Thmây là dịp mừng năm mới và diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch, kéo dài 3 ngày trong năm thường và 4 ngày nếu năm nhuận. Ngày tết diễn ra sẽ có tên là ngày Chôl Sangkran thmây, mọi người sẽ tắm gội, mặc quần áo đẹp, mang theo lễ vật và đến chùa rước lễ Phật. Ngày thứ hai là ngày Wonbơf, làm lễ dâng cơm và đắp núi, cơm sẽ dâng cho các vi sư sãi ở chùa vào buổi sáng và ban trưa, chiều sẽ tiến hành đắp núi để tìm phúc duyên, tuỳ vào gia đình sẽ chọn đắp bằng cát, lúa hay đất. Việc này mang theo ý nghĩa là cầu mong nhiều hạnh phúc, cầu một năm an lành. Ngày thứ ba có tên là Lơng Săk, mọi người sẽ tắm tượng Phật và tắm sư, với niềm biết ơn tới đức Phật, gột rửa những thứ cũ kỹ của năm cũ và chào đón năm mới. NGày thứ 4 lại có tên là Wonbơf.

    Giống như ngày tết của người Kinh hay người Hoa, vào những ngày diễn ra dịp tết Chôl Chnăm Thmây, người Khmer ở Sóc Trăng sẽ chúc nhau những điều tốt lành, hỏi thăm nhau, tạm gác công việc, quây quần cùng gia đình, bạn bè, người thân.

    4)  Lễ hội cúng Phước Biển

    Lễ hội cúng Phước Biển ở Sóc Trăng

    Lễ hội này ngoài tên cúng Phước Biển còn có tên gọi khác là Chrôium check, là một lễ hội dân gian của đồng bào Khmer chủ yếu ở vùng biển thị xã Vĩnh Châu. Giống với lễ hội Nghinh Ông mang ý nghĩa tạ ơn biển đã ban cho con người nhiều tài nguyên, hải sản và cầu nguyện cho những ngư dân ra biển được bình an và thu hoạch được nhiều cá tôm. Lễ hội ở Sóc Trăng này được tổ chức vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, diễn ra trong 2 ngày 2 đêm. Đầu tiên là rước tượng Phật từ chùa Cà Săng đến ngoài bờ biển, sau đó là làm lễ cầu siêu theo nghi thức rồi các sư sãi sẽ tụng kinh cầu mong bình an. Đêm thứ 2 cũng như thế nhưng sẽ có thêm lễ an vị Phật.

    Ngoài ra, dịp lễ này còn tiến hành thêm thêm các hoạt động giải trí đặc sắc như các trò chơi dân gian, đua ghe ngo trên cạn, thi lượm củ hành, đẫy xiệp, liên hoá tấu hoà nhạc, múa gà, thi hát, đấu bóng đá, kéo co, thả diều...

    5) Lễ hội Nghinh Ông

    Lễ hội Nghinh Ông ở Sóc Trăng

    Một trong những lễ hội ở Sóc Trăng rất quan trọng với các làng nghề biển là lễ hội Nghinh Ông. Cá Ông là vị thần hộ biển mà vùng ven biển hay những người sống bằng nghề đánh bắt đều thờ cúng ở Sóc Trăng. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại cửa biển. Ngày lễ này cũng đã được nhà nước công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, mang giá trị lịch sử văn hoá to lớn, thể hiện dời sống tâm linh, tinh thần đầy phong phú của người dân mưu sinh bằng biển.

    Hơn hết, ngày tổ chức diễn ra khi các ghe tàu tập trung tại bến, những đoàn múa lân khuấy động không khí, mọi người sẽ dâng lễ, vật cúng lên Ông Nam Hải, mong thần linh cầu cho những chuyến ra khơi bình an, thu hoạch được nhiều hải sản.

    6) Lễ hội Thác Côn

    Lễ hội Thác Côn ở Sóc Trăng

    Lễ hội ở Sóc Trăng này còn có tên là lễ hội Cúng Dừa, Thác Côn (Thát Kôn) là một dịp lễ lớn của người Khmer Nam Bộ. Không ai biết lễ hội này có từ bao giờ, nhưng theo các cụ già ngày xưa, lễ hội này đã tồn tại hơn 100 năm ở SÓc Trăng và diễn ra đều đặn theo truyền thống. Nhiều người cho rằng ngày lễ này gắn với truyền thuyết chiếc Cồng Vàng của vùng An Trạch. Vào dịp này, mọi người sẽ dâng cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa mà đồng bào Khmer gọi là Slathođôn. Lễ hội ở Sóc Trăng - Thác Côn mang ý nghĩa cầu bình an đến với mọi người. Lễ vật cúng mang theo màu sắc của miền tây sông nước như dừa, sen, trầu cau... thể hiện cho sự linh thiêng. Hội Thác Côn sẽ diễn ra vào ngày rằm tháng 3 âm lịch, tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. NGoài ra, lễ hội này mọi người sẽ gặp gỡ nhau, giao lưu văn hoá, tín ngưỡng giữa các vùng miền khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

    7) Lễ hội Dâng Bông

    Lễ hội Dâng Bông ở Sóc Trăng

    Một trong những lễ hội ở Sóc Trăng có thể kể đến là ngày lễ Dâng Bông, hay còn gọi là lễ Kathina, lễ Dâng y cà sa, diễn ra vào ngày 15/9 - 15/10 âm lịch hàng năm. Đây cũng là một ngày lễ xuất phát từ người Khmer mang đậm nét văn hoá truyền thống nhằm cầu mong cho gia đình yên ấm, bình an, mưa thuận gió hoà, dâng y cà sa cho Phật, thể hiện tín ngưỡng với đức Phật.

    Vào ngày nay, mọi người thường đem nhang đèn, tiền bạc, hoa quả, áo cà sa đến chùa cúng dường. Vào buổi tối sẽ tổ chức vui chơi, văn nghệ cùng giao lưu văn hoá với nhau... Đến ngày hôm sau, mọi người sẽ tập trung tiến hành lễ dâng bông, dâng y cà sa trên đường hoặc xung quanh chùa, sau đó quay lại chùa để cùng tụng kinh và thể hiện công đức tấm lòng của họ.

    8) Lễ hội Sông nước Miệt vườn ở Sóc Trăng

    Lễ hội Sông nước Miệt vườn ở Sóc Trăng

    Vào ngày tết đoan ngọ, người dân Sóc Trăng rất hào hứng với lễ hội Sông nước miệt vườn ở cồn Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, Sóc Trăng. Ngày này đã thu hút rất nhiều người ở khắp nơi về đây tham quan và trải nghiệm. Đây là dịp đặc biệt để người dân đem các đặc sản của Sóc Trăng cùng những sản phẩm nông nghiệp của mình ra giới thiệu và quảng bá. Trong đó, không thể không kể đến gạo ST25 - gạo thơm thượng hạng đã giúp gạo Việt nâng tầm quốc tế. Gạo ST25 là từ gọi tắt của gạo Sóc Trăng đời lai thứ 25, đã đạt giải nhất cuộc thi gạo ngon thế giới diễn ra tại Manila vào năm 2019, giải nhì năm 2020 và đạt giải nhất cuộc thi gạo ngon Việt Nam lần thứ 2 năm 2020. Có thể nói, gạo ST25 tại Sóc Trăng từ kỹ sư Hồ Quang Cua là một trong những điều tự hào của miền sông nước này.

    Ngoài ra, lễ hội sông nước này còn tổ chức các trò chơi dân gian như đua thuyền rồng, liên hoan đờn ca, hội thi liên hoan ẩm thực miệt vườn…

     Có thể bạn quan tâm:
    » 
    Top đặc sản Sóc Trăng nổi tiếng ai đi xa cũng nhớ
    » Gạo ST25 là gì? Xuất xứ từ đâu? 
    » Khách hàng sử dụng gạo Sóc Trăng nói gì?

    Không chỉ những lễ hội kể trên, Sóc Trăng còn rất nhiều những ngày lễ mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, mỗi lễ hội ở Sóc Trăng đều mang đậm hơi thở miền tây, dấu ấn phong tục, tập quán, nếp sống của người dân nơi đây. Không chỉ có những lễ hội độc đáo, Sóc Trăng còn là một trong những vùng đất có nền văn minh lúa nước phát triển nhất nhì khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là gạo ST25 đã giúp nơi đây được bạn bè quốc tế gần xa biết đến.

    Các loại gạo ST25 - Sóc Trăng

    Không thể phủ nhận, lúa gạo ngoài là biểu tượng của sự ấm no mà còn là món ăn không thể thiếu trong các bữa cơm gia đình. Đặc biệt, lúa gạo còn là sắc màu văn hoá không thể thiếu của Việt Nam, từ gạo có thể chế biến thành nhiều món ăn phong phú, tạo nên nền ẩm thực đặc trung của nền văn minh lúa nước. Và Sóc Trăng, "gốc rễ" của gạo ST25 ngon nhất thế giới năm 2019 từ kỹ sư Hồ Quang Cua có địa chỉ tại 96 đường Tỉnh 934 xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, văn phòng giao dịch tại 25 đường Tỉnh 934, ấp Thạnh Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

    Gạo ST25 chính hãng DNTN Hồ Quang Trí tại TP.HCM

    Hiện nay, dựa vào danh tiếng cũng như chất lượng mà gạo ST25 mang lại thì sản phẩm này đang bị làm giả rất nhiều. Bao bì mẫu mã làm gần như là giống với sảm phẩm chính hãng, tuy nhiên về chất lượng thì giảm xuống đáng kể. Để khắc phục tình trạng “tiền mất tật mang” người tiêu dùng cần phải tìm nơi mua với giá cả hợp lý và chất lượng cũng được đảm bảo.

    Giấy xác nhận gạo st25 chính hãng tại Gạo phương nam

    Giấy xác nhận được cung cấp từ DNTN Hồ Quang Trí - Chứng nhận phân phối sản phầm cho Gạo Phương Nam

    Bạn có thể tìm mua ở các đại lý gạo lớn, kinh doanh lâu đời và có uy tín mà bạn biết. Ngoài ra sản phẩm cũng có bán tại các siêu thị, các cửa hàng thực phẩm. Điển hình là loại gạo ST25 - do công ty cổ phần lương thực Phương Nam cung cấp luôn cam kết cho người tiêu dùng các tiêu chí gạo sạch bao gồm: không đấu trộn, không sử dụng hóa chất tạo mùi, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo luôn luôn bán đúng giá niêm yết bằng hoặc thấp hơn giá thị trường bên ngoài.

    Các sản phẩm gạo mà công ty cổ phần lương thực Phương Nam cung cấp trên thị trường hiện nay như dòng ST gồm Gạo ST25, Gạo ST24, Gạo ST25 lúa tôm, Gạo ST25 mầm, Gạo ST25 hữu cơ, gạo lứt ST đỏ, gạo lứt ST tím than...đều được canh tác theo đúng quy trình canh tác của từng giống lúa trên những cánh đồng tại đồng bằng sông Cửu Long. Các bước chế biến từ lúa thu hoạch sang gạo thành phẩm cũng được kiểm soát từng bước đảm bảo vệ sinh từ khâu tiếp nhận lúa tươi đến trữ, sấy khô, đánh bóng, tách màu, đóng gói.

    Địa điểm bán gạo ST25 gạo ông Cua chính hãng

    "Gạo ST25 luôn luôn 100% Sạch - Chuẩn - Đúng Giá"

    Quý khách có nhu cầu mua gạo ST25 chính hãng có thể mua hàng trực tiếp tại:

    CHI NHÁNH GẠO ST25 (GẠO ÔNG CUA) CHÍNH HÃNG DNTN HỒ QUANG TRÍ TẠI TP.HCM

    (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

    • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
    • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717
    • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
    • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717
    • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
    • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
    • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
    • Facebookhttps://www.facebook.com/phuongnamfood

    Đặt Hàng Online Mua Gạo ST25 Chính Hãng

     Tags: Gạo ST25Gạo ST25 Ông CuaGiá gạo ST25Hành trình lai tạo ST25Ai đã nghiên cứu ra gạo ST25

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline