Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh viêm xoang

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh viêm xoang
Ngày đăng: 22/03/2023 02:28 PM

    Tìm hiểu về bệnh viêm xoang 

    Xoang là cái phần cái hốc trống nối liền niêm mạc với mũi, nó nằm ở má, ở hàm và ở trán.

    Chỗ đó khi nào nó viêm tấy lên, nó phù nề, xuất tiết thì người ta gọi là viêm xoang.

    Hình: Các xoang trong cơ thể người

    Như vậy, chỉ khi nào bệnh nhân có bội nhiễm thì mới cần dùng thuốc kháng sinh, còn nếu không có bội nhiễm thì không nên dùng thuốc kháng sinh.

    Ở Việt Nam mình thì tình sử dụng kháng sinh là cường điệu và lạm dụng, dùng không những một loại kháng sinh mà còn dùng nhiều loại kháng sinh đời mới, thay đổi thuốc kháng sinh quá nhanh, cho thuốc kháng sinh không đúng liệu trình, sử dụng kháng sinh một lượng quá cao hoặc quá thấp. Điều đó đưa đến cái hậu quả là lờn thuốc kháng sinh.

    Mà hiện nay, Tổ chức Y Tế Thế Giới thông báo rằng các nước ở khu vực Đông Nam Á là các nước có tỷ lệ lờn thuốc kháng sinh cao nhất. Vậy trong điều trị phải cân nhắc vô cùng, quan trọng là không để cho bệnh nhân lờn thuốc, phải chừa lại một thuốc mạnh để phòng hờ trường hợp một lúc nào đó họ bị nhiễm trùng huyết thì còn thuốc để chữa.

    Chẩn đoán viêm xoang 

    Trên thực tế, để nói bệnh nhân bệnh viêm xoang phải có một số tiêu chí để chuẩn đoán. Tối thiếu nhất là phải có cái hình chụp X-quang. Có rất nhiều trường hợp bị chuẩn đoán là viêm xoang nhưng không có hình chụp X-quang, chỉ chuẩn đoán dựa trên các dấu hiệu như nghẹt mũi, sổ mũi của bệnh viêm mũi dị ứng mà thôi. Tức là cái niêm mạc mũi nó bị xung huyết, nó kéo theo phản ứng dây chuyền thì có một phản ứng dị ứng, nhưng nó không phải là viêm xoang.

    Cách điều trị của viêm mũi dị ứng không giống như viêm xoang. Nếu điều trị viêm mũi dị ứng không đến nơi đến chốn thì đến một lúc nào đó nó sẽ thành viêm xoang.

    Viêm mũi dị ứng

    Và lý do mà số bệnh nhân bị viêm xoang ngày càng tăng là do không được chuẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng. Và một điều nữa là khi thấy bệnh nhân bị nhức đầu sổ mũi thì đừng mang định kiến là bị viêm xoang mà phải tầm soát lại xem có thật sự là bị viêm xoang hay là chỉ viêm mũi dị ứng mà thôi. Đồng thời phải coi đó là cái bệnh tiên phát, nó xảy ra rồi, nó kéo theo cái hậu quả khác, cái viêm mũi dị ứng hay cái viêm xoang chỉ là hậu quả của một loại bệnh khác. Chính vì vậy khi điều trị viêm xoang mà không tìm hiểu kỹ nguyên nhân của nó thì không bao giờ điều trị hết viêm xoang.

    Bệnh viêm xoang có thuộc về chuyên khoa tai-mũi-họng hay không?

    Không phải.

    Người điều trị viêm xoang không nên định kiến rằng đây là bệnh tai-mũi-họng. Hoặc khoa tai-mũi-họng khi chuẩn đoán viêm xoang thì nên mở rộng hơn xem thử bệnh nhân còn bị bệnh nào khác mà là nguyên nhân của nó hay là hậu quả của nó không. Cái sai lầm thường thấy của bệnh nhân là cứ bị viêm xoang là điều trị ở tai-mũi-họng, vì khoa tai-mũi-họng chỉ tập trung vào tai-mũi-họng mà thôi.

    Khi bệnh nhân đến với thầy thuốc với triệu chứng nhức đầu thì đa số sẽ bị bỏ qua các bước kiểm tra mà chẩn đoán ngay là viêm xoang hoặc là tiền đình. Vì đại đa số các bệnh nhân bị rối loạn tiền đình là những bệnh nhân đi đến thầy thuốc với một tâm thế chững chạc hơn thầy thuốc. Đau đầu là triệu chứng xuất hiện trong tối thiểu 580 bệnh lý. Như vậy, mới chỉ nghe bệnh nhân nói đau đầu mà kết luận viêm xoang thì là quá ẩu.

    Đau đầu không phải là triệu chứng của bệnh viêm xoang

    Đau đầu ở vùng trán thường là triệu chứng của viêm xoang nào?

    Không là viêm xoang nào hết.

    Vì cái đau đầu hiện nay là triệu chứng của một báo động hiện nay, rất phổ biến ở nước ta nhưng lại không được coi trọng đó là tăng áp lực nội nhãn. Hai con mắt của mình ở phái sau nó có một cái áp lực đẩy tới gọi là áp lực nội nhãn, bếu áp lực đó nó tăng lên ở bên cao bên thấp thì mình sẽ đau đầu ở vùng trán.

    Áp lực nội nhãn

    Hình: tăng áp lực nội nhãn

    Có rất nhiều bệnh nhân bị đau đầu đi khám được cẩn đoán nhưng chưa được khám qua vùng mắt. Vì vậy, khi bệnh nhân bị đau đầu thì đừng nghĩ đến cái xoang đầu tiên mà hãy biết đó là tăng áp lực nội nhãn do mình làm việc ngồi trước máy vi tính nhiều, xem ti vi quá lâu, ngồi trong cái phòng mà ánh sáng không đủ hoặc là do mình hay tức giận,…. Tất cả những cái đó là tăng áp lực nội nhãn.

    Tăng áp lực nội nhãn là cái bệnh mà theo quan điểm ngày xưa thì chỉ người lớn tuổi mới bệnh là một quan niệm sai lầm. Ngày nay thì người trẻ tuổi cũng bị và đặc biệt là phụ nữ nhiều hơn nam giới. Vì vậy, khi bị đau đầu vùng trán thì nên đi đo áp lực nội nhãn.

    Trong viêm xoang thì đúng là có 30% bội nhiễm, vậy khi xác nhận bệnh nhân có bội nhiễm rồi thì còn tìm hiểu xem cái nguồn bội nhiễm đó đến từ đâu nữa?

    Theo cơ thể học thì cái xoang nó thông với nhiều bộ phận như tai, mũi, họng,…. Trong đó cái nguồn bội nhiễm ít gặp nhất mà ít khi được để ý nhất là: tai. Viêm tai giữa thường là hậu qủa của viêm xoang.

    Cái nguyên nhân gây bội nhiễm thường gặp ghê gớm mà ít ai chú ý đó là bội nhiễm ở nướu răng, viêm nha chu. Vì vậy, khi bệnh nhân chữa viêm xoang hoài không khỏi, thì nên đến nha sĩ, chữa các vấn đề về răng rồi thì cái vấn đề viêm xoang nó thuyên giảm rất rõ dù không cần đổi toa thuốc. Như vậy, những bệnh nhân điều trị viêm xoang thì nên khám qua nha sĩ.

    Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang nhưng ít được lưu ý?

    Bệnh nhân dị ứng với thực phẩm nhưng vì người đó không biết mình bị dị ứng với thực phẩm đó. Dị ứng thực phẩm xảy ra trong một tình trạng viêm mũi dị ứng. Khi người ta bị viêm mũi thì cứ nghĩ là do trời lạnh nhưng không nghĩ đến việc ăn phải một chất gì đó, đặc biệt là chất phụ da, các thực phẩm công nghệ, đó là nguyên nhân dễ đưa đến bệnh viêm xoang nhất. Do đó, khi mình bị ngộ độc thực phẩm, mình sẽ phản ứng bằng hình thức viêm xoang.

    Dị ứng thực phẩm

    Lý do nào khiến cho viêm xoang trở thành một cái bệnh khó chữa?

    Trên nguyên tắc viêm xoang không khó chữa, nhưng trên thực tế viêm xoang rất khó chữa.

    Yếu tố dị ứng rất quan trọng trong bệnh viêm xoang. Khi ăn một loại thức ăn mà không bị tiêu chảy, không bị nôn mửa chi hết thì vẫn sẽ tiếp tục ăn, nhưng không ngờ là chất phụ gia trong thực phẩm đó làm cho tôi bị viêm xoang.

    Ô nhiễm môi trường

    Môi trường ngày càng ô nhiêm cũng là một lý do.

    Những câu hỏi thường gặp về viêm xoang 

    Hậu quả thường gặp của viêm xoang?

    Bội nhiễm đường hô hấp, do đó bệnh nhân đặc biệt là trẻ con khi bị viêm xoang sẽ bị viêm phổi rồi qua viêm thanh quản với triệu chứng điển hình là khan tiếng.

    Y học hiện nay ở các nước khác rất dè dặt dùng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm xoang. Vì sao phải dè dặt?

    Vì y sĩ đoàn kiểm soát rất gắt gao, vì biện pháp chế tài rất nặng. Toa thuốc sẽ đi qua bảo hiểm y tế, nếu kê sai sẽ bị phạt, bị đền rất nặng. Không chứng mình được có bội nhiễm thì không được biên kháng sinh.

    Thuốc kháng sinh

    Phương pháp đơn giản nhất để giảm áp lực của viêm tấy trong viêm xoang là gì?

    Uống nước ấm thật chậm từng ngụm.

    Chất kháng viêm xuất sắc là chất nào?

    Corticoid, một loại như ma túy, gải bỏ viêm một cách ngắn nhất có thể đưa tới tình trạng lệ thuộc thuốc.

    Các men kháng viêm phá ổ viêm bằng cách làm cho chất nhày hủy đi, nó là các chất nằm trong một số loại trái cây là chất bromelain trong trái thơm, papain trong trái đu đủ,…

    Vậy khi một bệnh nhân bị viêm xoang thì nên uống lý nước sinh tố gồm thơm, chanh, đu đủ, mơ,…

    Chanh thơm đu đủ mơ

    Nếu uống men kháng viêm như vậy có bị đau bao tử không?

    Người ta đã bị đau bao tử khi người ta bị loét bao tử chứ các loại men kháng viêm đó không làm loét bao tử nếu bao tử còn nguyên.

    Giải phẫu lệch vết ngăn là biện pháp rốt ráo để điều trị viêm xoang đúng trong trường hợp nào?

    Biện pháp lệch vết ngăn giải phẫu khi nào nó gây một chướng ngại cho bệnh nhân thở không được. Trường hợp đó rất hiếm. Giải phẫu lệch vết ngăn chỉ là một biện pháp ngoại khoa thường tốt cho nhà giải phẫu.

    Tinh dầu thực vật không nên dùng để xông hơi cho đối tượng nào?

    Người bị dị ứng phù mạc. Có những người dị ứng chỉ bị sưng phù ở mặt, hoàn toàn không bị nổi mề đay khắp người. Nếu những người này, có bị dị ứng với tinh dầu thì khi đó mặt sẽ sưng phù nặng hơn.

    Không nên dùng tinh dầu thực vật để xông hơi cho trẻ con. Vì trẻ con dưới 2 tuổi có thể bị phản ứng ngược với tinh dầu làm có thắt phế quản.

    Tinh dầu thực vật

    Người có tiền căng hen suyễn cũng không nên xông hơi. Với cái lượng tinh dầu quá cao, phế quản có thể co thắt dẫn đến hen suyễn.  

    Men kháng viêm như Bromelain có trong trái thơm tác dụng dựa vào cơ chế là gì?

    Chống viêm tấy, ngừa bội nhiễm, tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch.

    Cây thuốc nào đang được ưu tiên nhất trong điều trị viêm xoang?

    Cây bồ công anh.

    Cây hoa bồ công anh

    Hình: cây bồ công anh.

    Những bệnh nhân có bệnh liên quan đến mũi, xoang thì được khuyên ăn bồ công anh như ăn rau. Bồ công anh có rất nhiều công dụng, cũng rất dễ trồng, phơi khô, dã làm thuốc để dành rửa vết thương cũng được.

    Sinh tố nào cần thiết để phòng ngừa viêm xoang?

    Tiền sinh tố A.     

    Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy rằng, một người không thiếu tiền sinh tố thì khả năng bị ung thư giảm từ 5 đến 10 lần so với người khác dù là mình có hút thuốc.

    Tiền sinh tố A

    Tiền sinh tố A có khó tìm hay không?    

    Tiền sinh tố A có trong dầu gấc, cà rốt, bí rợ, khoai lang đỏ.

    Khoáng tố nào cần thiết để gia tăng hiệu quả của liệu pháp trị viêm xoang.

    Canxi. Vì nó là yếu tố phụ của tuyến thượng thận.

    Hoạt chất nào dưới đây quan trọng nhất cho người bị viêm xoang?

    Trả lời: Omega-3  cũng quan trọng. Vì nó có tác dụng ngừa chất kháng viêm trên niêm mạc.

    Omega 3

    Trong điều trị viêm xoang, bệnh nhân khi uống đủ 2,5 lít đến 3 lít nước trên ngày thì triệu chứng viêm xoang sẽ bớt rõ rệt. Lượng nước pha loãng ra sẽ làm cho tất cả những chất xúc tiết sẽ không còn đậm đặc nữa.

    Có khá nhiều bệnh nhân viêm xoang vì uống ít nước mà dẫn đến tình trạng là bị nhồi thuốc kháng sinh, chỗ viêm đó càng ngày càng khô cứng lại, thuốc khó đi tới chỗ đó, nên càng ngày bệnh nhân càng khó thở.

    Nên uống nước từ 8h sáng đến 5h chiều. Không phải là uống một lần, nên chia đều ra uống.

    Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi uống thuốc viêm xoang 1 tuần mà điều trị không giảm.

    Khi một người bị viêm xoang, đừng vội vàng cho thuốc kháng sinh nếu không có dấu hiệu nguy kịch, thường thì không có dấu hiệu nguy kịch.

    Trong một tuần nên ưu tiên cho các phương pháp không dùng thuốc, ví dụ như xông hơi.

    Xông hơi

    Sau một tuần không khỏi mới nghĩ đến phương pháp điều trị bằng kháng sinh.

    Trong một tuần đó, nên làm kháng sinh đồ. Lấy cái đờm, cái nhớt trong mũi bệnh nhân kiểm tra xem có vi khuẩn hay không. Nếu có vi khuẩn thì nó kỵ với loại kháng sinh nào để cho thuốc cho đúng. Đồng thời làm công thức máu mà thấy bạch cầu tăng lên thì rõ ràng có yếu tố bội nhiễm, khi đó mới cho kháng sinh.

    Phương pháp nào được khuyến khích sử dụng hàng đầu cho người bị viêm xoang?

    Biện pháp không dùng thuốc.     

    Vì hiện nay, ta không nên tách rời y khoa ra khỏi xã hội, kinh tế và tài chính.

    Dùng phương pháp không dùng thuốc khi gặp vấn đề về thuốc giả, thuốc không chất lượng. 

    Tìm hiểu thêm
    » Hệ thống nội tiết trong cơ thể con người 
    » Bác sĩ Lương Lễ Hoàng là ai? 
    » Các loại sinh tố (vitamin) tốt cho sức khoẻ

    Nguồn: Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

    Người viết lại phụ đề video từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Phan Thành Hiếu 

    Anh Phan Thành Hiếu cùng bác sĩ Lương Lễ Hoàng

    Ảnh: Bác sĩ Lương Lễ Hoàng và anh Phan Thành Hiếu 

    Kiến thức sức khoẻ về bác sĩ Lương Lễ Hoàng
    » Bệnh dị ứng 
    » Bệnh tiểu đường
    » Bệnh cao huyết áp 
    » Bệnh viêm gan 
    » Bệnh đau dạ dày (viêm loét dạ dày) 

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline