Tìm hiểu bệnh tiểu đường với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 2)

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Tìm hiểu bệnh tiểu đường với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 2)
Ngày đăng: 30/09/2022 12:50 PM

    Tại sao tuỵ tạng không tiết ra Insulin hạn chế bệnh tiểu đường?

    Tại sao tuỵ tạng không tiết ra Insulin hạn chế bệnh tiểu đường

    Tại sao tôi ăn một bữa ăn có chất ngọt, có đường, có tinh bột,…lượng đường cao hơn cái đó thì nó báo có tụy tạng phải hạ đường xuống. Tại sao nó không hạ?

    Thứ nhất: là vì cái bẩm sinh nào đó mà tụy tạng không tiết ra insulin. Trong trường hợp này là bệnh tiểu đường tuýp 1 (thiếu insulin). Xưa nay, người ta điều trị bằng cách chích insulin thay thế nó.

    Thiếu insulin: có insulin mà thiếu một chút thôi. Tại sao người ta thiếu insulin? Bời vì người ta sử dụng nó quá thường nên tụy tạng nó bị mệt đi. Chẳng hạn như ở một người ăn ngọt quá nhiều, uống rượu bia, lạm dụng những thực phẩm công nghệ, lạm dụng thuốc. Mỗi lần như vậy, lượng đường lên cao nên insulin tiết ra. Nếu nó cứ dồn dập dồn dập như vậy, đến một lúc ta có hiện tượng cháy sạch (ta có hiện tượng burn-out: kiệt sức) tụy tạng nó mệt quá nên không làm việc, chết, không sản xuất insulin, lượng đường tăng vọt lên thành bệnh tiểu đường.

    Vậy lý do gì cứ làm lượng đường lên cao rồi hạ thấp xuống rồi lại lên nữa? 

    Tụy tạng mình mỗi lần vừa thấy lượng đường cao lên là nó phát insulin liền. Cũng giống như mình làm việc vậy đó, cứ một ngày chừng 3-5 lần thì sẽ không có bệnh, khả năng phục hồi của tụy tạng cũng cao lắm. Nhưng 1 ngày mình cứ bắt nó mấy chục lần, cứ như vậy rồi 1 ngày, 1 tháng, 1 năm như vậy, rồi 3 năm, 5 năm,…đến 1 lúc nó sẽ hết sức. Nó sẽ có 2 việc phản ứng:

    Nó quyết định “ù lì”, không làm gì nữa hết.

    Nó phản ứng tầm bậy. Thay vì nó đưa insulin ra thì nó lại thảy glucagon ra. Chính vì vậy, lượng đường nó cao hơn nữa.

    Lý do nào hiện nay đưa đến cái tụy tạng nó kiệt sức như vậy? Tại sao tụy tạng phải làm việc liên tục? Tại sao trong trường hợp nào đến độ cơ thể chúng ta phản ứng không kịp?

    Có thể do chế độ ăn uống, nếu mình ăn quá ngọt, quá thường. Ăn ngọt vào đường lên, tụy tạng hạ xuống, lại ăn ngọt nữa, cứ liên tục liên tục. Nguyên nhân này có thể xảy ra, nhưng thật sự mà nói người ta khó có thể ăn đến độ cái tụy tạng nó làm việc đến kiệt quệ. Chúng ta không thể ăn đến độ như vậy nổi. Ngay cả một người lành mạnh, ăn để “cố tình” cho bị bệnh tiểu đường thì cũng không làm nổi đâu. Trừ khi tụy tạng đã bị bệnh rồi (ví dụ như viêm tụy).

    Lý do là: âu lo, phiền muộn hoặc là stress (căng thẳng). Đó là một trong những ly do mà người ta nghi ngờ hiện nay. Cái stress (căng thẳng). Cứ mỗi lần căng thẳng đó thì đường trong máu lại vọt lên, dù mình không ăn thì cơ thể huy động ở đâu đó.

    Vì mỗi lần mình có tín hiệu stress ở đâu đó thì mình phải cần năng lượng để giải quyết nó. Do đó, cơ thể phải huy động chất đường (dù là không có ăn). Vậy người bị lo lắng, stress thì có ăn là it bị hại hơn là người lo lắng mà không ăn? Nếu mà lo lắng (nhưng mà ăn) thì lượng đường đó là ngoại nhập, insulin nó hạ xuống cũng như bình thường. Bây giờ lo lắng mà lại còn không ăn nữa thì cơ thể phải rút 1 chất đường ở đâu đó ra, tức là tạo ra 1 RỐI LOẠN BIẾN DƯỠNG (đây là loại nội sinh). Kẻ nội thù mới quan trọng.

    Như vậy: cái lo sợ, ưu tư của mình, nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Trong đó lại đi kèm với sai lầm về chế độ dinh dưỡng nữa thì như vậy bệnh tiểu đường dễ bộc phát. Đó là lý do bệnh tiểu đường trong 10 năm trước mặt sẽ là căn bệnh nguy hiểm nhất ở các nước vùng Đông Nam Á. Hiện nay, mình không có còn 1 cuộc sống thiếu thốn về vật chất nhưng mình có 1 cuộc sống quá căng thẳng. Nếu mình lo sợ liên tục (nếu theo tôn giáo hay nói thì cuộc sống càng THAM SÂN SI hơn nữa) thì mình có khuynh hướng càng dễ bị bệnh tiểu đường.

    Nếu tôi tìm cách giải tỏa cái stress, trung hòa nó bằng cách chơi thể thao, đừng ăn quá ngọt lúc căng thẳng thì có thể cầm cự được căn bệnh tiểu đường.

    Giờ tôi ngồi làm việc trên bàn giấy, không cử động, vận đồng gì hết, càng làm việc càng căng thẳng, càng ăn thêm kẹo- bánh - mứt, uống thêm cà phê (đổ thật nhiều đường cát) để lấy năng lượng làm việc thì không lạ gì hết: đến 1 lúc nào đó, tôi sẽ bị bệnh tiểu đường.

    Khi người ta bị bệnh tiểu đường thì có 2 nhóm:

    Xưa nay, người ta nghĩ vậy.

    Nhưng bây giờ, người ta hiểu hơn về bệnh tiểu đường, người ta lọc ra nhóm thứ 3, còn đông hơn 2 nhóm trên nữa: nhóm không hề thiếu insulin.

    Người càng stress, insulin càng được phóng thích nhưng dưới dạng không hoạt động. Tại sao nó không hoạt động?

    Vì trong cấu trúc của insulin, muốn nó hoạt động thì nó cần có một số sinh tố và khoáng tố đi kèm. Ví dụ như khoáng tố kẽm, khoáng tố Crôm, sinh tố C thì insulin mới hoạt động. Trong cái stress, mình xài hết các kẽm, crôm, sinh tố C quá nhanh. Do đó, insulin được phóng thích ra nó ở dạng mất hoạt tính.

    Như vậy để điều trị nhóm bệnh nhân này, người ta bắt buộc có cần tiêm insulin, cho thuốc uống giống insulin không?

    Trả lời: KHÔNG.

    Tôi chỉ tìm chổ nào nó sứt mẻ đó, tôi bổ sung thì bỗng dưng insulin người ta nó hoạt động trở lại. Như vậy đã trả lại cho người ta trạng thái bình thường, không cần áp đặt cho người ta ở trong tình trạng bệnh lý. Đó là nhóm thứ 3.

    Đây là nhóm bệnh tiểu đường được một số trường phái đặt tên: GIẢ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (pseudo DIABETES) vì có insulin mà không hoạt động. Bệnh đó nó có thể xuất hiện cộng với người ở trong giai đoạn mãn kinh, tuyến giáp trạng.

    Nói cách khác, để phòng ngừa bệnh tiểu đường, tôi giữ làm sao trong cơ thể tôi đủ khoáng tố kẽm, khoáng tố crôm, sinh tố C.

    Tại sao khoáng tố kẽm và khoáng tố Crôm nó quan trọng như vậy?

    Nếu mình ăn uống bình thường, cần hao hụt khoáng tố Magie, Canxi thì cần thời gian rất lâu. Nhưng trong vòng 48 giờ đồng hồ mà mình không cung cấp kẽm và Crôm thì 2 khoáng tố đó thiếu hụt liền. Chỉ cần mình thiệt căng thẳng liên tục vài ngày, công ăn việc làm gì đó quên ăn uống thôi, chỉ cần 2 ngày sau đó thì sẽ thiếu kẽm và insulin sẽ không hoạt động. Khi nó hoạt động không được hoặc hoạt động 1 phần và nếu tình trạng đó xảy ra rất thường thì nó lên tới một mức mà nó không chịu tụt xuống trở lại. 

    Ví dụ dễ hiểu: giống như xe taxi lên giá vậy đó, sau khi nhà nước thông báo giá xăng đã trở xuống rồi thì các ông taxi cũng không buồn sửa cái đồng hồ của ổng làm chi hết. Kết quả: giá taxi vẫn cao dù giá xăng dầu có giảm. Hình ảnh tiểu đường so với stress cũng tương tự vậy, khi nó đã lên cao thì nó không chịu xuống dễ dàng vậy đâu.

    Tại sao nó không xuống dễ dàng?

    Tại vì đó là “ưu đãi của thiên nhiên”. Nếu mà đường huyết lên cao rồi mà xuống dễ dàng thì thấy thuốc lấy gì mà sống. Vì lý do ủng hộ tập thể thầy thuốc, thiên nhiên tạo ra qui luật: đã lỡ bịnh rồi, không dễ gì ở lại chổ cũ đâu, phải đi qua phòng mạch nhiều lần, nếu như mai mắn tìm được thầy thuốc giỏi, còn nếu gặp thầy thuốc dỡ thì phải đi qua 2-3 lần.

    Nếu như với cuộc sống hiện nay như của mình, với cách lạm dụng thuốc, với phương cách không chuẩn đoán cho chính xác cũng như không đủ can đảm để nhìn vào thực tế là “tôi đã bị bịnh tiểu đường hay tôi có lẽ sắp bị bịnh tiểu đường” thì bịnh tiểu đường sẽ tiếp tục thắng thế. Và bệnh tiểu đường hiện nay đang thắng thế. Giờ, mấy vị ra thử đường huyết là biết ngay, trong phòng này, nếu tập thể mình ở đây có người bệnh tiểu đường thì tập thể ngoài kia cũng bằng như vậy.

    Như vậy bệnh tiểu đường không hẳn là do không có nội tiết tố. Nên lưu ý nhóm bệnh nhân có nội tiết tố nhưng nội tiết tố không hoạt động.

    Tại sao mình cần theo dõi dường huyết? Những câu hỏi liên quan đến đường huyết về bệnh tiểu đường

    Vì đó là dấu hiệu phản ảnh toàn bộ chức năng biến dưỡng. Không đúng hẳn hoàn toàn. Biến dưỡng chất đường rối loạn thì sớm muộn gì nó cũng kéo theo rối loạn biến dưỡng chất đạm và biến dưỡng chất béo. Một bịnh nhân đã bệnh tiểu đường một thời gian thì cách mấy cũng bị tăng cholesterol, triglyceride cả axit uric…dù là bệnh nhân không uống rượu bia, bệnh nhân đang kiêng,… lúc đó mới có hại.  Nếu bệnh nhân có một nguồn thu nhập chất béo (ăn mỡ) rồi tăng cholesterol thì chuyện đó là thuận lý. Người ta kiêng cử mà cholesterol, axit uric vẫn tăng thì đó là nghịch lý (bệnh khó chữa).

    Người ta thường theo dõi đường huyết để phòng ngừa biến chứng. Đúng hay sai?

    Trả lời: ĐÚNG. Vì bệnh nhân có đường huyết càng dao động thì người đó càng dễ bị biến chứng.

    Để đánh giá hiệu năng của liệu pháp. Đúng hay sai?. Cái đó thì rất ĐÚNG vì điều trị bệnh tiểu đường mà không dựa trên tối thiểu đường huyết thì thầy thuốc không biết liệu pháp mình có hiệu quả hay không. Hiện nay mình đang ở trong tình trạng: có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường lấy 1 toa thuốc nào đó, rồi cứ uống năm này qua năm khác mà không hề đi tái khám và tưởng như như vậy là tốt rồi thì SAI. Nếu nói về mặt Tây Y thôi, người ta phải thay đổi toa thuốc mỗi 6 tháng. Tại sao bác sỹ Tây Y cứ đổi toa thuốc tối thiểu sau 6 tháng, sớm hơn nữa thì càng tốt?  Có nghĩa là mình thấy bệnh nhân tay cầm cái toa uống tới cả năm rồi mà không đổi gì hết thì trên nguyên tắc là SAI rồi đó.

    Phản ứng phụ của thuốc. Giả vụ bệnh nhân đã uống thuốc hết 6 tháng rồi mà không thấy phản ứng phụ gì hết và thường phản ứng phụ của thuốc cũng khó thấy trong vòng 6 tháng, thường thì lâu hơn mới thấy. Nói ngắn gọn là nhằm tránh hiện tượng “lờn thuốc”.

    Về Đông Y thì có lờn thuốc hay không?

    Trả lời: CHẮC CHẮN CÓ. Thuốc nào đi chăng nữa, dù là thang thuốc tâm đắc nhất của Trương Trọng Cảnh (lương y nổi tiếng thời xưa), nếu bệnh không lùi thì chắc chắc cũng có hiện tượng lờn thuốc. Đó là 2 mặt của 1 vấn đề.

    Về Đông Y tránh hiện tượng lờn thuốc bằng biện pháp nào?

    Trả lời: Đông Y có “biện chứng luận trị”. Giải thích chứng bịnh của người bịnh thay đổi ra sao, nói sao cho êm tai người ta, rồi luận ra cách điều trị, còn trúng hay không thì chưa biết.  Đừng có “đối chứng lập phương” diễn tả sự vụn dề của thầy thuốc, đợi tới chứng bịnh của người ta ra rồi, mượn bên đó như nhức đầu cho thêm cái gì, ho cho thêm cái gì…ai mà cần đi học ĐÔng Y đến nhiều năm như vậy. Biện chứng luận trị và phải điều trị theo tiêu bản để cuối cùng trở về chổ “PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN”.

    Người ta phải theo dõi đường huyết để phản ánh chức năng biến dưỡng để phòng ngừa biến chứng và đánh giá hiệu năng của liệu pháp.

    Cách nào dưới đây để chính xác nhất đánh giá đường huyết? 

    Bệnh tiểu đường thì người ta phải đo đường huyết. Đo đường huyết buổi sáng lúc bụng đói hay đo đường huyết 2 giờ sau khi ăn, tầm soát đường trong nước tiểu hay xét nghiệm chỉ số HbA1c.

    Trả lời: HbA1c

    Tại sao không đo đường huyết buổi sáng lúc bụng đói?

    Hiện nay, rất nhiều xét nghiệm không cần để bụng đối, một số ít xét nghiệm mới cần. Người bệnh nhân tiểu đường khác với người bình thường chổ này: Người không bị bệnh tiểu đường ăn cơm vào, 0.5 giờ sau, đường nó xuống bình thường. Còn người bệnh tiểu đường, 2 đến 3 giờ sau khi ăn thì đường nó vẫn không xuống. Giả vụ ngời đó ăn cơm lúc 5h chiều, sau đó họ nhịn, họ không ăn gì hết, sáng ngày hôm sau, khoảng thời gian đó, nó đủ để tiệm tiến trở lại bình thường. Nên phương pháp này không hoàn toàn chính xác. Ngược lại, sáng sớm vào đo thấy người bụng đói, lượng đường 180 mg/dL thì đương nhiên tôi phải “nghi ngờ” người đó bị bệnh tiểu đường.

    Đo đường huyết 2 giờ sau khi ăn, chính xác hơn không?

    Trả lời: Đó là phương pháp KHÁ CHÍNH XÁC. Chính xác hơn ở chổ là nếu người ta bị bệnh tiểu đường nếu người ta điều trị chưa hiệu quả thì 2 giờ sau khi ăn lượng đường họ sẽ cao hơn 180mg/dL. Vậy phương pháp này trung thực hơn nhưng chưa hay.

    Phương pháp đo đường trong nước tiểu thì sao?

    Trả lời: phương pháp này cũng không chính xác. Trong nước tiểu của người bình thường làm mạnh không có đường. Nếu tôi phát hiện đường trong nước tiểu bệnh nhân (trừ trường hợp do sai phạm về mặt kỹ thuật xét nghiệm) thì bệnh nhân phải có 1 bệnh nào đó. Một trong đó là bệnh tiểu đường. Trong nước tiểu chỉ có đường khi nào 24h trước đó, đường huyết của bệnh nhân cao hơn 180mg/dL. Còn người bệnh tiểu đường có đường huyết 150 mg/dL thì trong nước tiểu người ta sẽ không có đường. Như vậy dựa vào phương pháp này cũng không chính xác được. Đây chỉ là phương pháp định tính, gián tiếp mà người ta đã biết là bị bệnh tiểu đường rồi. Nước tiểu không có đường, người ta vẫn bị bệnh tiểu đường như thường.

    Phương pháp xét nghiệm chỉ số HbA1c

    (HbA1c là một loại hemoglobin (huyết cầu tố) đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể)

    Chỉ số HbA1c

    Khi nào lượng đường trong máu của mình nó cao hơn 150 mg/dL thì nó sẽ gắng vào huyết cầu tố. Ta lấy huyết cầu tố mà ta đo ta lụt ta tìm coi được có bao nhiêu thành phần trong đó có dính chất dường thì ta biết người bệnh nhân này chăc chắc có lượng đường cao.

    Lợi thế phương pháp xét nghiệm chỉ số HbA1c

    Trả lời: Tế bào hồng huyết cầu sống từ 90 – 120 ngày, đường gắng vào huyết cầu tố thì tôi có thể biết được: trong 90 ngày vừa qua đó, huynh hướng đường của người bệnh nhân đó cao hay thấp. Nếu tôi đo người bệnh nhân lúc sáng sớm khi bụng đói thì tôi chỉ biết lượng đường của ngày hôm đó thôi, còn trong nước tiểu thì tôi biết ngày hôm trước lượng đường có cao hay dưới 180mg/dL. Nhưng giờ với phương pháp này tôi đánh giá là trong 3 tháng vừa qua, người bệnh nhân có đường huyết nó thật sự có huynh hướng cao hay là bình thường. Đó là chỉ số mà hiện nay người ta căn cứ vào để xem cái tiên lượng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có chỉ số HbA1C xấu, cao thì đó là những đối tượng dễ biến chứng. Như tôi đã trình bày, vấn đề quan trọng không phải là đường huyết của một ngày mà vấn đề là làm sao cho nó ổn định.

    Nếu một người có chỉ số HbA1C trị số bình thường thì đường huyết của người đó tương đối ổn định, ít biến chứng.

    Nếu một bệnh nhân có chỉ số HbA1C khá cao thì tôi hiểu người đó đã có nhiều ngày đường huyết cao hơn bình thường. Nhiều ngày đường huyết cao hơn bình thường, có nghĩa là sẽ có một số ngày nó có thể là bình thường hoặc thấp hơn (tức là dao động) hoặc là có nhiều ngày liên tục đường huyết cũng quá cao. Cả 2 đều xấu

    Tiên lượng của bệnh nhân tùy thuộc vào chỉ số xét nghiệm HbA1C. Nói cách khác, ở thời đại này điều trị bệnh tiểu đường của mình mà không có chỉ số HbA1C thì chứng tỏ mình lỗi thời rồi hoặc là mình không hiểu nhiều về bệnh tiểu đường.

    Đường huyết buổi sáng lúc bụng đói, không chính xác vì có thể tăng cao do bệnh nhân mất ngủ.

    Bệnh nhân trong đêm đó ngủ không được, lo lắng, ưu tư thì cơ thể sẽ tự tạo ra thêm chất đường qua tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận.

    Bảng kiểm soát chỉ số đường huyết

    Người ta đo đường bệnh nhân cho 2 nhóm. Nhóm nào có hại hơn?

    (Nhóm 1: tối hôm qua thấy cao, sáng hôm nay thấy bình thường) và (Nhóm 2: tối hôm qua thấy bình thường, sáng hôm nay thấy cao)

    Trả lời: Nhóm 2 có hại hơn.

    Người bệnh tiểu đường không còn phải kiêng cử như lúc xưa nữa vì sao?

    Trả lời: Vì thuốc hiệu quả hơn.

    Vì biện pháp kiêng cử khắc khe không giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường. Nếu người bị tiểu đường được điều trị trúng thuốc, nếu họ tuân thủ vận động, họ tuân thủ khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn cho đúng thì người bệnh nhân bị bệnh tiểu đường hầu như có thực đơn, có khẩu phần ăn gần với người bình thường.

    Trong người bệnh tiểu đường thì khoáng tố nào là tối cần thiết?

    Trả lời: Kẽm – Crôm

    Cần lưu ý yếu tố nào để phòng tránh bệnh tiểu đường?

    Trả lời:  Stress, Viêm Gan, Thai Kỳ (quan trọng nhất).

    Yếu tố nào sau đây có hại nhất trong bệnh tiểu đường: cà phê – rượu bia – thuốc lá – chất ngọt? Chất nào có hại đến bệnh tiểu đường 

    Yếu tố nào sau đây có hại nhất trong bệnh tiểu đường: cà phê – rượu bia – thuốc lá – chất ngọt

    Trả lời:

    Cà phê có lợi cho bệnh nhân tiểu đường với điều kiện: uống cà phê đen không đường vì chất caffeine tự nó là chất hạ đường huyết (đắng).

    Chất ngọt có hại cho người bệnh tiểu đường khi đường huyết không ổn định.

    Một bệnh nhân tiểu đường hút 1 ngày 5 điếu thuốc sẽ có hại hơn 1 bệnh nhân uống 1 ngày 2 két bia không? Trong 1 điều kiện về liều lượng thì thuốc lá có hại gấp 3 lần rượu bia. Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa mạch máu nhanh hơn rượu bia, làm tiêu hao khoán tố hay sinh tố cần thiết cho insulin nhiều hơn rượu bia. Hại ghê gớm hơn nữa là người bệnh vừa hút thuốc lá vừa uống rượu bia.

    Biện pháp nào dưới quan trọng nếu muốn theo dõi biến chứng của bệnh tiểu đường?

    Trả lời: Khám đáy mắt.

    Thấy mạch máu của mình chay chưa, xuất huyết chưa, thoái hóa võng mạc chưa.

    Tại sao phải theo dõi đường huyết trong suốt thời gian thai kỳ?

    Trả lời: Để tránh bịnh tiểu đường cho thai phụ sau hàng chục năm sau.

    Tại sao người ta phải uống nước trong bữa ăn?

    Trả lời: Nhờ lượng nước đó giúp tối ưu hóa việc hấp thu các dưỡng chất, đồng thời thải ra nhiều phế phẩm. Phải có nước để nhàu nát thức ăn, pha loãng tạp chất, bảo vệ niêm mạt dạ dày lúc thức ăn đ ingang. Như vậy là thói quen: khi ăn không uống nước, nhất là trong bữa ăn có món canh là sai và dỡ. Phải nên UỐNG NƯỚC NGAY TRONG BỮA ĂN.

    Với người bệnh tiểu đường để tránh cho các chất đi vào trong máu làm tăng đường huyết lên một cách đột ngột thì mình phải “đệm” nó. Chất độn nó chính là nước. Do đó, người bệnh tiểu đường nên uống nước trong bữa ăn và sau bữa ăn.

    Người bệnh tiểu đường nên vận động trước khi ăn hay không?

    Trả lời: NÊN

    Vận động là huy động chất đường từ trong máu đi vào bắp thịt. Nếu vận động trước khi ăn thì người bệnh tiểu đường có thể làm hàm lượng đường trong máu của mình giảm xuống cở 20mg/dL, rồi hãy ăn. Như vậy là mình bắt đầu ăn ở điểm mà đường không cao.

    Vận động sau khi ăn còn quan trọng hơn “vận động trước khi ăn”. Vận động sau bữa ăn giúp đốt cháy lượng đường sau khi ăn, không cho nó vượt quá định mức 150mg/dL.

    Người bệnh tiểu đường có đường huyết dao động, rối loạn biến dưỡng, thiếu dưỡng khi trong tế bào thì biến chứng cuối cùng của nó là ung thư.

    Có thể điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp KHÔNG DÙNG THUỐC và thay bằng vật lý trị liệu?

    Trả lời: Vật lý trị liệu là 1 phần rất quan trọng trong phát đồ điều trị bệnh tiểu đường nhưng đừng tiến hành nó như 1 phương pháp đơn phương. Vẫn có xét nghiệp theo tiêu chí y học hiện đại và phối hợp với phương pháp khác. Điều trị bệnh tiểu đường không nên điều trị trên tinh thần rủi ro (hoặc ăn hoặc thua) mà là phải ĂN CHẮC.

    Trường hợp cần thiết phải đánh phủ đầu, bao vây căn bệnh chứ đừng chủ quan: cái này nhẹ nên tôi chỉ cần làm vật lý trị liệu không thôi là đủ rồi. Chính lý do này mà một số trường hợp bệnh đi đến nặng, không trở tay kịp.

    Mình có nên ngưng thuốc hạ đường huyết khi đường huyết ổn định không?

    Trả lời: Bệnh nhân nên được tiếp tục theo dõi với thầy thuốc chuyên khoa đồng thời tuân thủ chế độ dinh dưỡng và vận động để ổn định đường huyết. Tiếp tục điều trị bằng thuốc dược thảo với công năng ổn định đường huyết.

    Khổ qua là 1 vị thuốc ổn định đường huyết rất tốt chỉ khi nào bệnh nhân có chỉ số PMI > 30 (có nghĩa là nhóm béo phì). Ngược lại là hoàn toàn chống chỉ định nếu bệnh nhân là người gầy ốm.

    Chất màu trong vỏ đậu (đen, đỏ, xanh) rất quan trọng. Nếu bịnh nhân tiểu đường dùng đậu thì lượng đường trong máu nó lên, nó hòa hoãn hơn mình ăn cơm. Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt tím than, gạo đỏ Sóc Trăng có vỏ lụa chứa chất anthocyanin tác dụng tốt hơn là gạo trắng. Giả vụ ăn xôi đậu thì càng nhiều loại đậu càng tốt.

    Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt tím than, gạo đỏ Sóc Trăng

    Nguyên tắc nào quan trọng nhất cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường?

    Trả lời:

    Chất đạm: Trong mọi trường hợp thì người bịnh tiểu đường rất cần chất đạm để tổng hợp kháng thể vì không thể biến dưỡng từ chất ngọt được, không thể biến dưỡng chất béo được. Ngay cả cấu trúc của insulin cũng là chất đạm. Nếu không chọn được chất đạm từ động vật thì chọn chất đạm từ thực vật. Ví dụ như họ sử dụng rong biển, sử dụng tảo,…Nhờ chất đạm đó, cơ thể mới tổng hợp được cấu trúc lipoprotein bọc cái vỏ thần kinh, giữ mạch máu đừng bị thương tổn. Hệ thần kinh của người bệnh tiểu đường, họ rất nhạy cảm do đó họ dễ mất ngủ, trầm cảm, dễ nhức đầu, rối loạn cảm giác, tê tay chân, đau khớp,…vì vỏ bọc của hệ dây thần kinh bị tổn thương. Phải cung cấp lại cho họ chất đạm.

    Chất kháng oxi-hóa: phải bổ sung cho chắc chắn và đừng để thiếu.

    Người bệnh tiểu đường sở dĩ họ bị mù mắt, xảy ra biến chứng mạch máu, phải đoạn chi là vì có một cái chất gây ra tình trạng “gỉ sét” trong cơ thể, lão hóa,… là chất oxi-hóa nó mạnh hơn. Bởi vì phản ứng biến dưỡng của tiểu đường khi rối loạn là đòn bẩy cho chất oxi-hóa nó phát tán.

    Quan trọng nhất để ngừa bệnh tiểu đường cần phải được cung cấp các chất kháng oxi hóa. Đó là sinh tố C, sinh tố E, tiền sinh tố A,  khoáng tố selen, khoáng tố kẽm, khoáng tố Crôm.

    Những hoạt chất trong cây cỏ (của những cây thuốc) mà mình thường dùng như nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo, sữa ong chúa,…là những chất kháng oxi hóa.

    Khi người bệnh tiểu đường có đủ chất kháng oxi – hóa cho dù lượng đường trong máu của họ có giao động 1 chút, lên cao 1 chút thì xác suất họ bị biến chứng vẫn thấp hơn so mới một bệnh nhân có đường huyết tương đối tốt nhưng thiếu chất kháng oxi-hóa.

    Viết lại phụ đề từ Video: Phan Thành Hiếu

    Kiến thức sức khoẻ từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng
    » Bệnh Cao Huyết Áp 
    » Bệnh Tiểu Đường.
    » Bệnh đau dạ dày.

    Anh Phan Thành Hiếu cùng bác sĩ Lương Lễ Hoàng

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline