Tìm hiểu các loại vitamin (sinh tố) và khoáng chất tốt cho sức khoẻ con người

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Tìm hiểu các loại vitamin (sinh tố) và khoáng chất tốt cho sức khoẻ con người
Ngày đăng: 01/03/2023 12:17 PM

    Vitamin hay sinh tố C, A, B1, B12... và khoáng chất là một trong những chất thiết yếu của cơ thể. Tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào, chuyển hoá cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Vậy vai trò của vitamin (sinh tố) và khoáng chất lớn đến đâu? Từng loại Vitamin sẽ cung cấp dưỡng gì gì đối với hoạt động, sinh hoạt? Khoáng chất và vitamin khác nhau như thế nào?

    Vitamin là gì? Vai trò của vitamin đối với cơ thể?

    Vitamin (hay còn gọi là các loại sinh tố) là những hợp chất hữu cơ không tồn tại trong cơ thể và cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ các yếu tố bên ngoài (như ăn uống, viên uống bổ sung...). Vitamin tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động sống của con người nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các hoạt động, sự sống.

    Các loại vitamin tốt cho sức khoẻ

    Vitamin được biết đến với những chức năng như:

    Các loại vitamin phổ biến hiện nay

    CÓ 13 loại vitamin quan trọng cần thiết cho cơ thể của con người cùng các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu có trên 30 loại vitamin và mỗi loại sẽ có một nhiệm vụ khác nhau đối với sức khoẻ. Trong đó, vitamin được chia thành 2 nhóm chính:

    Vitamin A

    Vitamin A (Sinh tố A) hay còn gọi là Retinol là chất có màu vàng, hoà tan trong chất béo, giúp bổ mắt, phát triển thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, ngoài ra còn có thông tin giúp hỗ trợ điều trị mụn. Vitamin A sẽ có nhiều trong: Cà rốt, khoai lang, bông cải, gan, cải xoăn, rau bina, bơ, bí ngô, rau cải xanh, sữa, trứng

    Vitamin A

    Vitamin B

    Trong nhóm Vitamin B, được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó:

    Vitamin B1 hay có tên khác là Thiamin thuộc nhóm vitamin tan trong nước. Vitamin B1 sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ tim mạch, phòng chống bệnh Alzheimer, tăng cường não bộ, hệ thần kinh, hỗ trợ tiêu hoá. Vitamin B1 sẽ có nhiều trong sữa bột, men bia, cá, trứng, các loại hạt, đậu nành, yến mạch.

    Vitamin B1

    Vitamin B2 là Riboflavin giúp phòng chống viêm loét miệng, lưỡi, bảo vệ tế bào thần kinh, phòng chống các bệnh phát ban, đỏ giác mạc mắt... Có nhiều trong trứng, sữa bò, bánh mì, ức gà, cá hồi, quả hạnh, nội tạng, thịt lợn, ngũ cốc, rau chân vịt

    Vitamin B5 hay có tên Axit Pantothenic là loại vitamin tan trong nước, làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng đề kháng trong cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B5 có thể kể đến trứng, thịt, cá, pho mát, bắp cải, bông cải xanh, ngũ cốc.

    Vitamin B6 (Pyridoxine) có nhiều trong đậu đỏ, đậu nành, thịt bò, thịt gà, ngũ cốc nguyên cám, chuối sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây ra xơ vữa động mạch, ngăn sỏi thận và giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

    Vitamin B6

    Vitamin B7 hay còn gọi là Biotin, Vitamin H được biết đến với việc hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc, chân tay tê cứng, vảy đỏ quanh mắt mũi, miệng và tốt cho tim mạch. Vitamin B7 được tìm thấy có nhiều trong trứng, bắp cải, khoai lang, khoai tây, chuối, các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm.

    Vitamin B9 hay Folate có tác dụng tương tự với axit folic được sử dụng trong nhiều tình trạng hỗ trợ bệnh thần kinh, tiểu đường, bệnh tim, mất trí nhớ và tăng quá trình trao đổi chất của tế bào, giảm nguy cơ phát triển các tế bào ung thư, nguy cơ đột quỵ. Vitamin B9 được tìm thấy nhiều trong ngũ cốc, bột mì, mì ống, các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, đậu bắp, rau diếp, măng tây, chuối, chanh, đậu, men, nấm, gan, thận bò, nước cam, cà chua...

    Vitamin B9

    Vitamin B12 (Cobalamin) có tác dụng cho quá trình trao đổi chất, giúp hệ thần kinh và não bộ hoạt động trơn tru, hiệu quả. Vitamin B12 được tìm thấy số lượng lớn trong các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, phong phú nhất là gan, cá  mòi, nghêu, thịt bò, các sản phẩm từ sữa, phô mai...

    Vitamin B12

    Vitamin C (sinh tố C)

    Hay còn gọi là Axit Ascorbic là loại vitamin quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Thường được nhiều người sử dụng để bổ sung chất đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy tổng hợp collagen, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống cảm lạnh, nếp nhăn, ung thư và làm da hồng hào. Vitamin C được tìm thấy nhiều nhất trong cam, chanh, ổi, rau quả tươi, sữa, dâu tây, rau muống, rau ngót...

    Vitamin C

    Vitamin D

    vitamin D thuộc nhóm Secosteroid tan trong chất béo, giúp bảo vệ tim mạch, ổn định mạch máu, tăng cường khả năng hấp thu canxi và photphat ở đường ruột, bảo vệ và làm cứng cáp xương khớp. Từ xưa trong dân gian, mọi người thường bảo nhau vitamin D thường có nhiều trong ánh năng mặt trời buổi sáng, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, hải sản, cá, tôm, đậu nành...

    Vitamin D

    Vitamin E

    Là dòng vitamin tan trong dầu, vitamin E có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hoá, tăng collagen, giảm nếp nhắn, tăng sức đề kháng và thường áp dụng trong công nghệ làm đẹp. Vitamin E sẽ có nhiều trong đậu phộng, dầu nành, hạnh nhân, dầu hướng dương, dầu oliu, các sản phẩm từ sữa…

    Vitamin E

    Vitamin K

    Là một dưỡng chất quan trọng đến sự đông máu, giảm nguy cơ chảy máu không kiểm soát, giảm tai biến mạch máu não, giảm đau tim và được tìm thấy nhiều trong rau xanh (bông cải, rau cải, bắp cải...) dầu thực vật (dầu đậu nành), trái cây (kiwi, nho, bơ,...)

    Đặc biệt, ngoài ra có những loại thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin tổng hợp cùng nhiều khoáng chất như dầu gan cá, cải xoăn, dâu tây, chuối, cam, mật ong, hạnh nhân, cải bó xôi, ngao, sò, hạnh nhân, cá mòi, ớt chuông...

    Vitamin K

    Thừa hay thiếu vitamin gây ảnh hưởng như thế nào?

    Tuy vitamin rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên mọi thứ nên có liều lượng và cần sử dụng đủ. Việc thừa hay thiếu bất kỳ loại vitamin nào cũng gây đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khoẻ.

    Vitamin A

    Khi thiếu vitamin A sẽ cảm thấy sợ ảnh sáng, dễ mỏi mắt, sức đề kháng cảm cúm kém, dễ rụng tóc, dễ mắc bệnh về viêm kết mạc và liên quan đến thị giác

    Còn khi thừa vitamin A sẽ dễ gây ngộ độc và làm tăng áp lực đến nội sọ dẫn đến tình trạng nôn nhiều, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, rối loạn thần kinh. Đặc biệt khi phụ nữ có thai sử dụng quá liều lượng cho phép dễ gây quái thai.

    Vitamin B

    Việc thiếu vitamin B sẽ khiến chân tay dễ nóng, da đổ nhiều dầu, ăn cơm xong hay gặp tình trạng mờ mắt, hay bị chuột rút, vết thương lâu lành, chán ăn, trí nhớ kém, hô hấp kém, tinh thần dễ mất tập trung. ở phụ nữ có thai sẽ khiến tình trạng buồn nôn tăng cao

    Khi thừa vitamin B dễ gây viêm đa dây thần kinh, giảm tiết prolactin (hormone tạo sữa ở phụ nữ có thai), giảm trí nhớ, dễ ngộ độc, chóng mặt, dị ứng cơ thể, tê chân tay, mất cảm giác, tăng hồng cầu quá mức, gây nôn nao, nổi mề đay...

    Vitamin C

    Khi cơ thể không đủ lượng vitamin C, cơ thể dễ chảy máu cam, miệng khô, lưỡi khô, chảy máu răng, khả năng thích nghi kém, dễ bệnh cảm vặt, viêm lợi, cơ thể dễ bầm tím, rong kinh ở phụ nữ...

    Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây viêm loét dạ dày, tiêu chảy, giảm thời gian đông máu, sỏi thận, mất ngủ, kích động. Nếu dùng đường tiêm liều cao có thể gây tán huyết làm giảm thời gian đông máu.

    Ảnh hưởng của việc thừa thiếu vitamin đối với cơ thể

    Vitamin D

    Khi cơ thể không cung cấp đủ vitamin D sẽ thường xuyên ốm hay nhiễm bệnh, dễ nhiễm trùng, thường xuyên mệt mỏi, đau nhức xương khớp, trầm cảm, đau cơ, ra nhiều mồ hôi, ngủ không sâu, xương khớp yếu ớt, hay rụng tóc...

    Còn trường hợp dư thừa vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc do thừa vitamin D, tăng canxi huyết và gây đau đầu, chóng mặt, chán ăn, chuột rút, táo bón, đau cơ, đau xương, tổn thương thận, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, viêm giác mạc...

    Vitamin E

    Thiếu vitamin E sẽ khiến tứ chi mỏi mệt thường xuyên, dễ ra mồ hôi, da nứt nẻ, tóc chẻ, thần kinh căng thẳng, đau bụng nhiều trong quá trình kinh nguyệt...

    Khi dư thừa vitamin E có thể làm loãng máu dẫn đến mất máu, gây nguy cơ tử vong, cản trở quá trình đông máu, tăng nguy cơ đột quỵ do chảy máu trong não.

    Ảnh hưởng của việc thừa thiếu vitamin trong cơ thể

    Khoáng chất hay chất khoáng là gì?

    Chất khoáng hay khoáng chất là những yếu tố vô cơ có trong đất và nước, được các loại thực vật hấp thụ hoặc động vật tiêu thụ và tồn tại bên trong các loại thực phẩm động thực vật. Cạnh đó, mọi người thường nghe nhiều các khoáng chất trong cuộc sống hàng ngày như canxi, kali, natri, iot, kẽm,... Khoáng chất cũng giống như vitamin, chỉ tồn tại một hàm lượng rất ít trong cơ thể nhưng rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người.

    Khoáng chất có trong cơ thể con người

    Trong các loại khoáng chất tốt cho cơ thể, có thể kể đến:

    Sắt: Cần thiết cho quá trình tạo nên tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, hay đau đầu chóng mặt

    Kẽm: Giúp kích thích hoạt động các enzyme, bảo vệ vị giác, khứu giác, tác động đến sự tổng hợp DNA, hỗ trợ miễn dịch

    Selen: được cấu thành của men glutathione peroxidase có ảnh hưởng đến các thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển cảu bạch cầu. Thiếu hụt selen sẽ gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn ngặn rối loạn chuyển hoá trong hệ tiêu hoá

    Kali: Một khoáng chất cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, tham gia vào việc cân bằng các chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali rối loạn dễ gây rối loạn nhịp tim.

    Natri: Kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.

    Clorua: Một khoáng chất đặc biệt trong cơ thể, là thành phần của dịch dạ dày. Khi kết hợp với Natri sẽ giúp cơ thể được cân bằng lượng chất lỏng

    Magie: Rất tốt cho chức năng của hệ tiêu hoá, nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Ngoài ra còn hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, điều hoà huyết áp, duy trì sự chắc khoẻ của xương.

    Vitamin và khoáng chất quan trọng ra sao?

    Mỗi ngày, cơ thể con người đều phải sản xuất các tế bào mới cho từng bộ phận để phát triển và duy trì sức khoẻ. Như máu đỏ giàu đinh dưỡng sẽ mang oxi cùng các chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong toàn cơ thể để nuôi dưỡng chúng. Nhưng để cơ chế diễn ra trơn tru thì cần sự trợ giúp của các loại vitamin, khoáng chất cùng các thành phần khác có trong chế độ ăn uống mà cơ thể không thể sản xuất đủ liều lượng. Vitamin và khoáng chất được coi là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Chúng làm xương cứng cáp, chữa lành các vết thương, tăng cường hệ thống miễn dịch của con người. Cạnh đó, vitamin cùng khoáng chất giúp cơ thể dễ dàng chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và làm giảm tổn thương các tế bào.

    Vitamin và khoáng chất đối với cơ thể con người

    Tuy đóng vai trò quan trọng nhưng vitamin và khoáng chất chỉ được coi là vi chất dinh dưỡng vì cơ thể con người cần một lượng rất nhỏ. Cạnh đó, việc thừa hay thiếu vitamin, khoáng chất sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Cần phải dung nạp đầy đủ tất cả các vi chất dinh dưỡng mới tạo nên một cơ thể khoẻ mạnh. Chẳng hạn, một người muốn xương chắc khoẻ cần bổ sung canxi, vitamin D, Vitamin K, Magie, phốt pho..., ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thì phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt, canxi, axit folic sớm trong quá trình mang thai.

    Để cân bằng lượng vitamin và khoáng chất trong cơ thể hiệu quả, nên có một chế độ ăn phù hợp để giữ cơ thể khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống. Một bữa ăn lành mạnh được nhiều nhà khoa học chỉ ra nên chứa nhiều loại đồ ăn như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng, hạn chế thịt đỏ, chất béo lành mạnh...

    Sự khác biệt giữa Vitamin và khoáng chất

    Sự khác biệt giữa khoáng chất và vitamin

    Mặc dù đều giống nhau ở việc là vi chất dinh dưỡng, bổ sung cho cơ thể hoạt động nhưng thực tế, cả 2 có sự khác biệt với nhau rất lớn. Vitamin là chất hữu cơ có thể bị phân huỷ bởi nhiệt, không khí hoặc axit. Còn khoáng chất là chất vô cơ nên cấu trúc hoá học được giữ nguyên. Đơn giản hơn là khoáng chất có trong đất hay nước dễ dàng đi vào cơ thể thông qua việc tiêu thụ thực phẩm từ động thực vật, ngay cả trong chất lỏng mà con người sử dụng. Còn việc chuyển vitamin từ thực phẩm và các nguồn khác vào cơ thể sẽ phức tạp hơn do cần phải chế biến thức ăn, bảo quản và phải kỹ càng để không làm mất đi hoạt tính của vitamin.

    Mặt khác, vitamin và khoáng chất lại có sự tương tác với nhau. Chẳng hạn như vitamin C giúp quá trình hấp thụ sắt diễn ra nhanh và hiệu quả, vitamin D cho phép cơ thể nhận canxi từ nguồn thực phẩm qua đường tiêu hoá thay vì lấy canxi từ trong xương. Tuy nhiên, sự tương tác này đôi khi cũng có cản trở giữa các chất với nhau. Như vitamin C sẽ ngăn chẳn cơ thể hấp thụ đồng khoáng chất, khoáng chất mangan nhiều sẽ làm tình trạng thiếu sắt trầm trọng hơn.

    Vì thế, để cơ thể khoẻ mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu thấy các dấu hiệu lạ do thừa thiếu vitamin, khoáng chất cần phải ngăn chặn ngay lập tức hoặc tham khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ hay những chuyên gia uy tín.

    Yến sào đông trùng hạ thảo

    Kiến thức sức khoẻ về các bệnh thời đại
    » Bệnh đau dạ dày
    » Bệnh tiểu đường
    » Bệnh cao huyết áp 

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

     

    (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline