Tìm hiểu bệnh tiểu đường với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 1)

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Tìm hiểu bệnh tiểu đường với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 1)
Ngày đăng: 27/09/2022 10:57 AM

    Bệnh tiểu đường là gì?  

    Song song với tiến bộ của y khoa thì rõ ràng mình có thể đẩy lùi được một số bệnh. Ví như các bệnh mà chừng 10, 20,.. năm về trước, nó là bệnh nan y nhưng bây giờ với các phương tiện chuẩn đoán, điều trị hiện nay thì nó không còn là bệnh nan y nữa.

    bệnh tiểu đường là gì

    Ngược lại cũng có một vài bệnh mà từ trước đến nay, nó đã nặng, bây giờ song song với đà phát triển của nền y học hiện đại mà bệnh vẫn không có nhẹ đi chút nào. Một trong những căn bệnh đó là căn bệnh tiểu đường.

    Sở dĩ bệnh tiểu đường nó còn nặng đến như vậy vì mức độ đánh giá về tính nguy hiểm của căn bệnh đó, nó chưa được đánh giá đúng mức. Thêm vào đó nữa là thông tin về bệnh này cho người dân, cho những người chưa bệnh vẫn chưa đầy đủ. Do đó, người ta vẫn chưa sợ về bệnh đó vì chưa biết rõ về nó. 

    Ở nhiều quốc gia, như bên nước Đức hiện nay, thậm chí nó làm tới biện pháp là: họ đưa hình ảnh của những bệnh nhân bị cưa chân, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não vì tiểu đường lên truyền hình. Lúc đầu, người ta phản đối vì cho là: vi phạm nhân quyền vì thấy những hình ảnh ghê gớm của một vài bệnh nhân nào đó. Nhưng sau đó với sự đồng ý của bệnh nhân thì người ta thấy đưa những hình ảnh đó lên để người dân sợ hơn về bệnh tiểu đường.

    Nhưng chuyện làm cho người dân, người chưa bệnh sợ bệnh tiểu đường bằng cách hâm dọa như thế cũng không phải là biện pháp tối ưu. Quan trọng hiện nay là làm sao cho người ta nhận thức nó và người ta đừng sợ nó. Ở đây có 2 nhóm đối tượng:

    Các nhóm người bệnh tiểu đường

    Trong phòng khám hiện nay với khoảng 70% bệnh nhân của tôi là bệnh nhân tiểu đường thì mỗi ngày tôi phải tiếp xúc với 2 nhóm bệnh nhân đó.

    Tại sao người mắc bệnh tiểu đường ngày càng nặng hơn?

    Nếu trước đây, khoảng 15 năm, ở nước Đức có khoảng 3.5 triệu người bị bệnh tiểu đường. Đất nước là đất nước có dân số tương đương với nước Việt Nam mình (khoảng 80 triệu dân). Ngay tức khắc, người ta tung ra ngay cái chương trình TẦM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG, phổ biến cho người dân các kiến thức về bệnh tiểu đường, phòng bệnh tiểu đường, cách săn sóc bệnh nhân khi bị bệnh tiểu đường. Ở nước Đức thì chắc chắn người ta không thể nói là thiếu thuốc được. Người ta cũng không thể nói ở Đức thì bệnh viện quá tải, người ta cũng không dám kết luận: ở Đức thì chỉ có những bác sỹ dỡ không thì cũng không được vì họ cũng có những bác sỹ có khả năng. Tất cả các biện pháp gọi là tầm soát cũng như là tìm cách phổ biến các tin tức cho người dân là hoàn toàn miễn phí vì hệ thống an sinh xã hội đã tiến bộ đến mức độ là: “nếu tôi mà xin tầm soát bệnh tiểu đường thì tôi không phải trả tiền, nếu tôi bị bệnh tiểu đường thì bảo hiểm sẽ trả hết”.

    Thế thì sau 15 năm liên tục như thế thì hiện nay ở Đức có bao nhiêu bệnh nhân tiểu đường? Ở Đức mới thống kê đến tháng 12/2008 thì có đến 9 triệu người bị bệnh tiểu đường. Nghĩa là tất cả những chương trình cố gắng đó trên thực tế là thất bại, nghĩa là đáng lẽ họ đã có đông hơn bệnh nhân tiểu đường (vì với cố gắng liên tục đó, sau 15 năm số người bệnh tiểu đường từ 3.5 triệu lên thành 9 triệu người). Mà 9 triệu người đó là bệnh nhân “đã được phát hiện” và theo đánh giá của họ thì số đó chỉ bằng 1/3 hoặc 1/3 số người “chưa được phát hiện”. Nói cách khác, họ có khoảng 18 triệu người bệnh tiểu đường trong 80 triệu dân. Đây là một con số khủng khiếp.

    Thế thì con số đó ở Việt Nam mình sẽ ra sao? Thấp hơn không?

    Theo thống kê, thông báo chính thức của Bộ Y Tế, cách nay hơn 1 năm, mình cũng có khoảng 2.5 triệu người bị bệnh tiểu đường trên 80 triệu dân. Con số đó không chính xác. Vì mình phải nhân 3 lần lên thì có khoảng 7.5 triệu người bệnh tiểu đường. Con số 7.5 triệu đó vẫn không chính xác.

    Khi tôi tổ chức tầm soát tiểu đường miễn phí cho 100 bệnh nhân của tôi thì tôi không bao giờ có tỉ lệ đó dưới 30% bị phát hiện là bệnh tiểu đường. Thế thì mình có 80 triệu dân thì không thể có dưới 20 triệu người bị bệnh tiểu đường. Và ngay trong cái phòng này thôi, một cách chủ quan bây giờ tôi đề nghị tất cả mình xét nghiệm máu thì tôi cũng không tin là ở trong ngày không có người bệnh tiểu đường. Và tôi tin là trong này chắc chắn có người đã bị bệnh tiểu đường và chắc chắn đáng lo hơn nữa là có những người được phát hiện bị bệnh tiểu đường mà không hề biết và không hề nghĩ đến là "mình đã bị bệnh tiểu đường”.

    Đọc thêm: Người Việt Nam chủ quan về bệnh tiểu đường như thế nào?

    Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

    Biến chứng của bệnh tiểu đường

    Điểm đáng lo kế tiếp nữa là vì bệnh tiểu đường hiện nay là đòn bẫy dẫn đến 02 căn bệnh khác nguy hiểm hơn:

    Như vậy người ta kiểm soát được bệnh tiểu đường, có nghĩa là người ta có thể giảm tỷ lệ tử vong của bệnh tim mạch, giảm tỉ lệ của bệnh ung thư. Vì thế bệnh tiểu đường là bệnh quan trọng. Quan trọng hơn nữa trong xứ mình là người ta đánh giá mới nhất của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), theo họ thì bệnh nào là bệnh ghê gớm nhất từ năm 2010 đến 2020 ở vùng Đông Nam Á. Không phải là do bệnh suy dinh dưỡng (vì không còn nghèo đói đến mức đó). Cũng không phải là bệnh bội nhiễm (ngay cả trường hợp bị bệnh HIV/AIDS đi nữa thì người ta vẫn đánh giá nó là không ghê gớm). Căn bệnh còn ghê hơn nữa là vì nó âm thầm, nó không lây lan mà nó phát tán ra, đó là bệnh tiểu đường.

    Các chuyên gia của WHO cũng không phải họ “nằm chiêm bao” mà nghĩ ra chuyện đó mà họ nhìn vào lối sống của người dân, đời sống căng thẳng, sống càng lúc càng xa rời thiên nhiên là đòn bẫy để bệnh tiểu đường chiếm thế thượng phong.

    Tiểu đường có thuốc đặc trị không?

    Câu hỏi là hiện nay đã có thuốc điều trị tiểu đường hay chưa? Cần phân biệt thuốc điều trị tiểu đường là thuốc gì? Thuốc để hạ đường huyết xuống hay thuốc để trị cho hết bệnh tiểu đường?

     thuốc để điều trị cho hết bệnh tiểu đường

    Mình chưa có thuốc để điều trị cho hết bệnh tiểu đường nhưng mình có rất nhiều thuốc để hạ đường huyết. Nếu so với 10 năm trước thì thuốc để hạ đường huyết ngày nay tốt hơn rất nhiều, tốt hơn xa so với hồi xưa. Người ta hiểu hơn về bệnh tiểu đường, hiểu sâu hơn nhiều.

    Thế thì ngày nay tỉ lệ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả có được cải thiện không?

    Câu trả lời: dứt khoát là KHÔNG. Vì số người mà mỗi năm bị cưa chân, mù mắt vẫn như cũ thôi. Như cũ là vì số người bị bệnh đông hơn và vì tỉ lệ hiệu quả không được cải thiện bao nhiêu dù là với thuốc tốt. Điều đó có nghĩa là: nếu điều trị bệnh tiểu đường mà chỉ đinh đinh “có viên thuốc hạ đường huyết là đủ rồi” thì quan điểm đó là hoàn toàn sai lầm.

    Hạ đường huyết không thì sẽ không ý nghĩa hết đối với điều trị bệnh tiểu đường vì người ta không thể hạ đường huyết hiệu quả mỗi ngày được. Khi mà nhịp sinh học của cơ thể dao động và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Con người không phải là cái máy để 7 giờ sáng thì huyết áp là như vầy, 8 giờ sáng là huyết áp như thế. Mà bữa nay lúc 7h sáng thì huyết áp có thể tốt thì 7h sáng ngày mai có thể là huyết áp xấu do một cảm xúc nào đó. Do đó ngay trong điều trị tiểu đường nếu tôi có một thứ thuốc tốt (hiện nay có những thứ thuốc rất xuất sắc), uống 01 viên vô, người ta có thể kiểm soát được đường huyết. Kiểm soát có nghĩa là hạ nó xuống, đừng để nó vọt lên cao nhưng người ta không thể ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT ĐƯỢC (vì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng mà nằm ngoài tầm tay của thầy thuốc).

    Tìm hiểu thêm: Đường huyết là gì? Đường huyết bao nhiêu là cao? Bao nhiêu là thấp? 

    Đó là vì lý do: mình không ổn định được đường huyết nên mới có biến chứng. Nói cách khác:

    Máy đo đường huyết tầm soát bệnh tiểu đường

    Người ta đứt mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù mắt, ngoài tự đầu chi,.. khi nào đường huyết dao động chứ không phải khi nào đường huyết tăng cao. Nếu mình có một lượng đường huyết của một người lớn tuổi (bị tiểu đường lâu ngày) lúc nào đo đường cũng ở mức ví dụ: 140 mg/dL, 150 mg/dL thì cứ yên tâm, không có sao hết vì đó là ngưỡng mới của người ta rồi. 

    Công trình nghiên cứu mới nhất của Mỹ gần đây nó khuyến cáo: các bác sỹ đừng tìm cách kéo đường huyết của người bị bệnh tiểu đường nhiều năm trở về trở về định mức bình thường (vì định mức bình thường của người ta đó đã là thấp rồi). Vậy thì đừng chữa bệnh nhân bằng cách cho uống thuốc thiệt mạnh để thử đường ra thấy 90 mg/dL là thấy hài lòng. SAI.

    Người ta chứng minh số bệnh nhân tiểu đường mà bị hạ đường huyết xuống quá thấp là số bệnh nhân dễ bị nhồi máu cơ tim chứ không phải là đường huyết là một con số trên giấy xét nghiệm ra được kết quả như vậy là bác sỹ hài lòng. Quan trọng là TỔNG TRẠNG NGƯỜI BỆNH. 

    Người bệnh sống khỏe, sống vui với ngưỡng đường 130 mg/dL thì đó mới là hình ảnh lý tưởng chứ không phải là bệnh nhân có trên tay một tờ giấy xét nghiệm “đường của tôi chỉ có 85 mg/dL) nhưng bệnh nhân mệt mỏi và cuối cùng bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

    Chính vì thế, viên thuốc hạ đường huyết không phải là giải pháp. Nó chỉ là phương tiện chứ chưa phải là giải pháp. Giải pháp là đòi hỏi phải có một cách điều trị toàn diện hơn, luôn cả tâm lý, luôn cả thể xác, dùng thuốc, hay không dùng thuốc và ngay cả vật lý trị liệu. Đó chính là mặt mạnh của ĐÔNG Y. Điểm đó Tây Y chưa giải quyết được. Nếu họ đi theo hướng tìm ra cái thuốc làm sao cho nó giống INSULIN thì Tây Y sẽ không thể giải quyết vấn đề đó mà có thể giải quyết nó bằng cách điều trị bệnh nhân như một tổng thể, như một cá biệt. Muốn như vậy thì phải áp dụng kiến thức của Đông Y hay Y học cổ truyền.

    Mình đang có lợi thế là đang có ĐÔNG Y. Mình có nhược điểm là không nắm vững Tây Y. Nếu những thầy thuốc Đông Y được trang bị những kiến thức để hiểu cho rõ cơ bản về bệnh tiểu đường thôi thì họ sẽ có lợi hơn anh bác sỹ Tây Y mà không biết Đông Y. Đó cũng là lý do tại sao mình phải học BỆNH TIỂU ĐƯỜNG. 

    Tuỵ tạng là gì?

    Trong cơ thể mình, mình biết có một cơ quan đó là TỤY TẠNG (Tụy tạng là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên. Tụy phóng thích các men tiêu hóa vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn và tiết ra hormone insulin và glucagon để điều chỉnh đường huyết (glucose). 

    Tuỵ tạng có sức ảnh hưởng rất lớn tới bệnh tiểu đường

    Tụy tạng tiết ra nhiều nội tiết tố. Có nội tiết tố làm cho đường lên cao (hay nói cách khác là nó giữ cho đường đừng xuống thấp), ví dụ như glucagon. (Hormon glucagon là một loại protein được sản xuất trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu quá thấp. Đây là một đối trọng của insulin). Có nội tiết tố khác nó phải hạ đường xuống để cho đường không vượt quá định mức 110-120 mg/dL, bằng cách nó huy động lượng đường trong máu mà nó thấy cao hơn cái đó thì INSULIN được tiết ra, kéo đường vào trong bắp thịt và sử dụng đường đó ra thành năng lượng, đốt cháy cái đường đó đi.

    Vòng đó mà cứ tiếp tục như thế một cách bình thường thì người đó không phải bị bệnh tiểu đường. Bây giờ có một trục trặc gì đó không biết mà đường trong máu cao nhưng tụy tạng không phản ứng. Lượng đường trong máu thì cao nhưng cơ thể người bệnh thì nhận được tín hiệu là thiếu năng lượng (bị vì không đốt cháy được đường). Khi đó cơ thể phản ứng sai lầm: LÔI CHẤT MỠ RA “XÀI”.

    Kết quả là thoái biến đó đưa đến trình trạng trong cơ thể tăng những chất như trilyceric, cholestrerol. Chất đó tăng lên trong khi cơ thể không cần nó thì nó sẽ bám đâu đó trên thành mạch máu nào mà yếu nhất. Từ một mạch máu nhỏ lúc đầu rồi lan rộng ra trở thành hiện tượng xơ vữa mạch máu. Tình trạng đó xảy ra ở các mạch máu nằm ở đáy mắt thì bị mù, xảy ra ở mạch máu nhỏ ở đầu ngón chân thì bị ngoại tử (ngón chân thâm đen, cuối cùng phải loại bỏ chi), mạch máu đó xảy ra ở thành tim thì bị nhồi máu cơ tim, xảy ra trên não, đứt mạch máu thì tai biến mạch máu não.

    Cái vòng lẩn quẩn đó thì người ta kết luận: người bị bệnh tiểu đường không có chết vì đường, ít khi lắm (trừ khi người đó ăn một lượng đường quá lớn mà không biết mình bị bệnh tiểu đường thì sẽ rơi vào tình trạng hôn mê, có thể mất mạng). Số bệnh nhân đó rất ít. Nhưng người ta chế vì hậu quả lâu dài của tình trạng xơ vữa mạch máu thì hầu như chắc chắn.

    Như vậy trong bệnh tiểu đường: phát ra là CHẤT ĐƯỜNG như hậu quả là do CHẤT BÉO. Mình trị bệnh tiểu đường mà chỉ tập trung vào chất đường không thôi, không để ý đến chất mỡ trong máu bệnh nhân thì đó là sai lầm nghiêm trọng về mặc cơ bản. Vì dù mình có ổn định được hay kéo được đường huyết nhiều ngày trong năm đi nữa thì bệnh nhân cũng có biến chứng cho hậu quả của chất mỡ trong máu, chứ không phải do chất đường.

    Viết lại phụ đề từ Video: Phan Thành Hiếu

    Kiến thức sức khoẻ từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng
    » Bệnh Cao Huyết Áp 
    » Bệnh Tiểu Đường.
    » Bệnh đau dạ dày.

    Anh Phan Thành Hiếu cùng bác sĩ Lương Lễ Hoàng

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline