Sản phẩm

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Ngày Tết tại Việt Nam không chỉ là lễ hội truyền thống, mà còn là khoảnh khắc tuyệt vời để nhìn lại quãng đường đã qua, tưởng nhớ về quá khứ và đón chào những cơ hội mới. Mọi ngóc ngách của đất nước đều trang trí lung linh, từ làng quê nhỏ tới thành phố sôi động. Đèn lồng treo đều đặn, bánh chưng xanh tươi, và tiếng cười, âm nhạc bắt đầu lan tỏa khắp nơi, làm cho mỗi góc phố trở nên sôi động và hạnh phúc

Cạnh đó, theo chiều dài ngàn năm văn hoá của dân tộc ta, có nhiều phong tục ngày Tết Việt Nam được lan truyền qua nhiều thế hệ để giúp dip đầu năm mới thêm phần toàn vẹn. Tuy nhiên, có nhiều phong tục được truyền miệng qua nhiều đời nhưng nhiều người chưa rõ ý nghĩa về nó. Cùng Gạo Phương Nam tìm hiểu, lý giải những câu hỏi vì sao trong các phong tục truyền thống của Tết Việt.

» Tết Nguyên Đán bắt đầu từ đâu và ý nghĩa của ngày Tết Việt 

Những câu hỏi về phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao mọi người lại kiêng kị quét nhà (dọn rác) vào ngày Tết?

Đây là một phong tục ngày Tết Việt Nam khá là mâu thuẫn với phong tục đòi hỏi sự sạch sẽ tuyệt đối trong toàn bộ ngôi nhà. Được lấy cảm hứng từ một truyền thuyết cũ của Trung Quốc được thuật lại trong “Sưu Thần Ký”.

Xưa kia ở Trung Quốc có một người buôn bán nghèo nhưng lương thiện tên Âu Minh, một vị thần thương hại anh ta nên đã quyết định ban cho anh ta danh dự và sự giàu có. Vị thần đã gửi một người mang đến hạnh phúc cho anh ta dưới hình dáng một người giúp việc. Người này đã giúp người buôn bán này trở nên rất giàu có.

Một ngày Tết, trong cơn tức giận, Âu Minh mất hết kiểm soát đã đánh người giúp việc của mình một cách nặng nề. Cô ấy biến vào trong đống rác và người buôn bán, trong khi quét rác ra khỏi nhà, đồng thời vứt hết của cải và tất cả những gì may mắn mà anh ta có được.

Vì vậy để tưởng nhớ đến truyền thuyết này, người An Nam đã cẩn thận thu gom rác trong một đống mà họ chất thành đống sau cánh cửa của họ và cũng không quét ở bên ngoài nhà trong suốt mấy ngày Tết. Qua thời gian dài, việc kiêng kị quét nhà, đổ rác trở thành một nét phong tục ngày Tết Việt Nam của nhiều gia đình.

Vì sao người An Nam lại đặt cây mía dài gần bàn thờ tổ tiên?

Tương truyền, những cây mía này dùng để làm cỗ cho tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Vì sao chúng ta hay đốt pháo vào ngày Tết?

Trong phong tục ngày Tết Việt Nam, tiếng pháo nổ mang ý nghĩa vui mừng, hân hoan cho mọi người An Nam. Vì vậy chúng tôi đốt pháo vào mỗi dịp lễ hội.

Tuy nhiên chắc chắn rằng phong tục này cũng mang tính chất mê tín dị đoan, nó được ghi nhận trong "Kinh sở tuế thời ký” (lịch của nước Kinh sở) mà những linh hồn quỷ dữ trên núi thích hiện thân trong cơ thể con người. Chúng gây ra những căn bệnh hiểm nghèo và thường là cái chết, nhưng những linh hồn quỷ dữ này lại sợ tiếng pháo nổ. Do đó chỉ cần đốt pháo là đủ để chúng cao chạy xa bay.

Cách giải thích này do một học giả người An Nam đưa ra cho chúng tôi nhưng chúng tôi muốn chỉ ra rằng vấn đề này còn rất nhiều tranh cãi

Vì sao bánh chưng lại là món ăn gắn liền trong phong tục ngày Tết Việt Nam?

Chúng ta biết bánh chưng là gì. Bánh có màu xanh nhạt và hình vuông, là một loại bánh to gồm gạo nếp, nhân đậu và thịt ba chỉ gói trong lá chuối.

Đây là món ăn truyền thống của ngày Tết vì người An Nam một mặt rất sành ăn, mặt khác bánh này vô cùng bổ dưỡng lại có thể để được vài ngày. Thực tế theo phong tục ngày Tết Việt Nam trước đây, Tết là thời điểm để mọi người cùng nghỉ xả hơi, thư giãn nên chợ vẫn đóng cửa suốt Tết, nói chung là từ ba đến bảy ngày.

Vì vậy, họ phải để dự trữ và mỗi gia đình lo chuẩn bị trước nhiều bánh chưng. Chúng ta có thể quan sát thấy trong tất cả các bếp ăn của người An Nam vào những ngày trước Tết, những đám lửa lớn được duy trì cả đêm lẫn ngày, trên đó có những chiếc nôi lớn chứa một loại bột nếp mà sẽ cung cấp một loại thực phẩm quý giá.

Hình ảnh những nồi bánh chưng bốc khói nghi ngút, ở dưới là bếp củi đỏ hồng, xung quanh mọi người cùng quây quần cười nói trở thành một nét đẹp tượng trưng của phong tục ngày Tết Việt Nam.

 Ý nghĩa, nguồn gốc ra đời của bánh chưng 

Vì sao hoa đào là hoa đặc trưng của ngày Tết?

Cành đào có ý nghĩa tưởng niệm. Người ta kể rằng do mê tín nên có phong tục từ xa xưa là gắn một lá bùa lên cành đào để xua đuổi tà ma. Qua nhiều thời kỳ, lá bùa đã biến mất nhưng công dụng của cành đào vẫn còn. Nó được bảo quản dễ dàng hơn, cành đào được trang trí rất đẹp và hoa của nó có màu đỏ hồng, màu của hạnh phúc.

Trong nét phong tục ngày Tết của Việt Nam, cành đào thường được sử dụng phổ biến ở miền Bắc và những nơi có khí hậu lạnh, Cành đào đỏ thắm giữa không gian rực rỡ cũng dần trở thành một nét báo hiệu Tết của người Việt sắp đến gần.

Vì sao ngày xưa người An Nam lại chọn hoa thuỷ tiên để trang trí ngày Tết?

Hoa thủy tiên, loài hoa này với hương thơm tinh tế còn quý hơn trong mắt người An Nam. Người ta đã gọi nó một cách thơ mộng là “đĩa bạc chén vàng". Quả thật, những đài hoa màu trắng tinh khôi lật úp lại một cách duyên dáng theo hình chiếc đĩa, trong khi những cánh hoa màu vàng cuộn lại và ráp thành hình chiếc cốc.

 Củ thủy tiên thường được nhập khẩu từ Phúc Kiến. Người An Nam chăm sóc những bông hoa này một cách trân quý, một số nhà làm vườn tài giỏi đã cắt tỉa củ bằng kỹ năng và sự kiên nhẫn, cố gắng làm cho chúng nở đúng vào ngày Tết. Thành công đặc biệt này là dấu hiệu báo trước sự thịnh vượng.

Việc sử dụng rộng rãi hoa thủy tiên có nguồn gốc từ một huyền thoại. Xưa kia ở Trung Quốc, một người cha sắp chết đã để cho bốn người con của mình chia sẻ tài sản. Tài sản của người cha bị ba người anh lớn độc chiếm, gây bất lợi cho người em út. Một hôm người này đang than thở trước mảnh đất của mình thì một thần hiện ra và nói với anh ta: "Đừng lo lắng, con của ta. Mảnh đất này chứa củ của một loại cây rất hiếm.

Khi Tết đến gần, những bông hoa đẹp sẽ xuất hiện. Hãy bán chúng đi và con sẽ giàu có. Làm theo lời, người em út đã bán những bông hoa trong vườn của mình, loại hoa sau nổi tiếng khắp đất nước Trung Hoa và anh ta trở nên cực kỳ giàu có.

Có thể hiểu đơn giản trong truyền thuyết này, biểu tượng của loài hoa thủy tiên trong con mắt của tất cả người dân An Nam là tượng trưng cho sự thành đạt và giàu có.

Tuy nhiên, qua thời gian, hoa thuỷ tiên phần lớn chỉ được sử dụng nhiều ở khu vực miền Bắc.  Còn về các loài hoa đặc trưng ngày Tết, mọi người sẽ chọn những cành đào, cành mai những bó bông vạn thọ, bông cúc để tô điểm cho ngôi nhà.

Vì sao mọi người đi lễ chùa hay hái lá đa vào ngày Tết?

Trong phong tục ngày Tết Việt Nam, đi chùa hái lộc là một nét đẹp văn hoá đã kéo dài hàng ngàn năm nay. Không giống như trước đây, lộc chùa có thể là một phong bao lì xì, một cành hoa hay một trái tắc, một loại hoa quả nào đó…. Riêng Têt xưa của người An Nam, tết đi chùa hái lộc thường hay hái lá đa. Bởi vì chữ “lộc” có nghĩa là “của cải, tài sản, thịnh vượng về vật chất” (một trong ngũ phúc), là từ đồng âm của từ “lộc” có nghĩa là “chối nụ”.

 Ngoài ra, từ “đa” có nghĩa là cây đa, là từ đồng âm của chữ “đa” có nghĩa là “nhiều”. Sự đồng âm kép này dường như tượng trưng cho những tâm hồn mê tín dị đoan. Người ta tin rằng bằng cách hái lá đa, họ sẽ gặt hái được nhiều của cải và thịnh vượng trong năm tới

Vì sao ngày xưa mọi người thường hay dựng cây nêu trước nhà khi Tết đến?

Cây nêu (hay gọi là cây năm mới), là một cây tre dài vài mét, được trang trí bằng một chùm lá, trên đó người ta treo một chiếc còng tròn bằng tre có móc nhiều con cá nhỏ, chuông nhỏ và khánh bằng đất sét nung. Mọi người sẽ buộc một túm lá, các thỏi vàng bằng giấy, trầu cau, cành thơm hoặc xương rồng. Có nơi còn treo một cái lồng đèn trên ngọn cây.

Cây nếu (hay cây năm mới) sẽ có một nhiệm vụ thiết yếu, đó là hướng dẫn tổ tiên trở về nhà ăn tết với người sống bằng chiếc lồng đền treo trên cây. Những âm thanh phát ra từ các đồ vật treo trên cây nêu trước gió sẽ giúp xua đuổi tà ma.

Tuy nhiên hiện nay, phong tục ngày Tết Việt Nam treo cây nêu khi Tết đến chỉ còn xuất hiện ở những vùng quê và dần mất đi ở những thành phố lớn.

Tết Việt có gì? 
» Nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền 
» Mâm cỗ ngày Tết Việt có gì? 
» Những món quà biếu Tết ý nghĩa cho mọi người 

Nguồn: Gạo Phương Nam

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

 (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/G2Md3VCV5raHxw7n9)

Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/4wQXPiTFPki3E1Qu7)

TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức (Q9 cũ), TP. HCM (Hướng dẫn đường đi: https://maps.app.goo.gl/HuBUJYhnfKieeyqY8 ) 

Email: nongsansachphuongnam@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

Bài viết khác

Tết Âm Lịch 2025 là ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025

Tết Âm Lịch 2025 bắt đầu từ ngày nào, lịch nghỉ Tết 2025 cụ thể ra sao, và ý nghĩa của Tết đối với người Việt là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Tìm hiểu về cúng dường trong Phật Giáo - nét đẹp văn hoá Tôn Giáo

Cúng dường là một hoạt động văn hoá lâu đời ở nhiều đất nước tôn giáo. Vậy cúng dường cụ thể là gì? Cúng dường có phải để đem đem đến phước lành, gieo duyên tốt? Có những loại cúng dường nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3