Sản phẩm

Cách Làm Bún Gạo Lứt Trộn Chay Thơm Ngon, Dinh Dưỡng

Bún gạo lứt trộn chay là món ăn đơn giản, thanh đạm và rất bổ dưỡng. Đặc biệt phù hợp với những ai đang muốn thay đổi khẩu vị hay theo đuổi lối sống lành mạnh. Món ăn này cung cấp nhiều chất xơ, vitamin từ rau củ và protein từ nấm, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Nguyên liệu chuẩn bị món "Bún gạo lứt trộn chay"

  • Bún gạo lứt: 50g

  • Nấm đông cô (hoặc nấm mèo): 50g

  • Hành lá: 2 cây

  • Gừng: 1 nhánh nhỏ

  • Dầu olive: 1 muỗng canh

  • Gia vị: Nước tương, dầu hào chay, đường, giấm lên men, tương ớt, nước lọc

Có thể bạn quan tâm:

Cách làm món "Bún gạo lứt trộn chay"

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Nấm đông cô: Ngâm nấm đông cô khô trong nước ấm khoảng 30 phút để nấm nhanh mềm. Sau khi nấm đã nở, rửa sạch và cắt nhỏ.

  • Hành lá và gừng: Hành lá và gừng rửa sạch, thái nhỏ. Gừng có thể băm nhuyễn để dễ phi thơm.

Bước 2: Luộc bún gạo lứt

  • Đun sôi 300ml nước, khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, cho 80g bún gạo lứt đã rửa sạch vào luộc. Thêm 1/2 muỗng canh dầu ăn để tránh bún bị dính.

  • Luộc bún trong khoảng 7-10 phút. Khi bún chín, vớt ra và ngâm ngay vào thau nước đá lạnh từ 3-5 phút để sợi bún săn chắc và không bị dính. Sau đó, vớt ra để ráo.

Bước 3: Pha nước trộn bún

  • Chuẩn bị một tô nhỏ và pha nước trộn bún theo tỉ lệ:

    • 2 muỗng canh nước tương

    • 1 muỗng cà phê đường

    • 2 muỗng cà phê giấm lên men

    • 1 muỗng canh dầu hào chay

    • 1 muỗng canh tương ớt

    • 2 muỗng canh nước lọc

  • Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi gia vị tan hoàn toàn.

 

Bước 4: Nấu nước sốt

  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu olive vào và đun nóng.

  • Phi thơm hành lá và gừng băm nhuyễn.

  • Cho nấm đông cô vào chảo và xào săn lại.

  • Đổ hỗn hợp nước trộn vừa pha vào chảo và đun lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp nước sốt sệt lại.

 

Bước 5: Trộn bún gạo lứt

  • Cho bún gạo lứt đã luộc vào chảo chứa nước sốt, đảo đều cho đến khi bún thấm đẫm gia vị.

  • Nếu muốn món ăn thêm phong phú, bạn có thể thêm dưa leo thái lát, rau sống hoặc hành lá thái nhỏ để tăng hương vị và tạo cảm giác tươi mát.

Bước 6: Thưởng thức ngay món "Bún Gạo Lứt Trộn" - Món ăn thanh đạm

  • Sau khi đã trộn đều, bạn có thể bày bún ra đĩa, rắc thêm ít vừng rang lên trên để tạo thêm vị bùi và độ giòn.

  • Món bún gạo lứt trộn chay không chỉ thơm ngon mà còn rất dễ ăn, phù hợp cho những bữa ăn nhẹ hoặc lành mạnh.

Chúc bạn thành công với món ăn thanh đạm, bổ dưỡng này!

Mời các bạn mua về dùng thử Bún Gạo Lứt Phương Nam ngay tại đây: https://gaophuongnam.vn/bun-gao-lut-tim

Bài viết khác

20+ Loại Mứt Tết Không Thể Thiếu Vào Dịp Tết Ất Tỵ 2025

Mứt Tết là một phần không thể thiếu trong phong tục Tết Nguyên Đán của người Việt. Những hộp mứt đủ màu sắc không chỉ là món quà biếu ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè mà còn thể hiện lòng hiếu khách qua việc bày biện trên bàn trà ngày Tết.

6+ Cách Làm Củ Kiệu Chua Ngọt Trắng Giòn Đơn Giản Tại Nhà

Củ kiệu muối chua là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, mang hương vị đặc trưng của những ngày đoàn tụ. Với công thức dưới đây, bạn sẽ dễ dàng thực hiện tại nhà để có hũ kiệu trắng giòn, vị chua ngọt hài hòa, an toàn và ngon miệng.

Cách làm mứt gừng truyền thống dẻo ngon, đơn giản cho ngày Tết

Mứt gừng là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam, mang đến hương vị cay nồng, ngọt dịu đầy hấp dẫn. Không chỉ là món ăn vặt lý tưởng để nhâm nhi cùng trà nóng trong tiết trời se lạnh, mứt gừng còn tượng trưng cho sự ấm áp và sum vầy ngày đầu xuân. Tuy nhiên, để làm ra món mứt gừng vừa dẻo mềm, vừa đậm đà hương vị không hề đơn giản như vẻ ngoài của nó. Hãy cùng khám phá cách chế biến mứt gừng đúng chuẩn, đảm bảo thơm ngon và an toàn ngay tại nhà!

Cách làm mứt dừa mềm dẻo với 5 hương vị đặc biệt cho ngày Tết

Mứt dừa không chỉ là món ăn truyền thống trong ngày Tết mà còn mang đậm hương vị của sự đoàn viên và ấm cúng. Những sợi mứt dẻo ngọt, béo thơm luôn gợi nhớ về không khí Tết xưa, khi cả gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị mâm cỗ.

Mâm ngũ quả ngày Tết 2025: Cách xếp 3 miền cực đẹp

Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? Tùy vào từng vùng miền, địa phương, gia chủ sẽ chọn lựa 5 loại trái cây với 5 sắc màu khác nhau để trưng bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc để ở ngoài phòng tiếp khách.

Cách Nấu Món Canh Khổ Qua Nhồi Thịt Không Bị Đắng Ngày Tết

Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Tên gọi “khổ qua” mang ý nghĩa tốt lành, gởi gửi hy vọng rằng những khó khăn trong năm cũ sẽ qua đi, nhường chỗ cho những điều may mắn và suôn sẻ trong năm mới. Món ăn này còn mang tính thanh mát, giãi nhiệt, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Hướng Dẫn Nấu Bún Gạo Lứt Với Ức Gà Thơm Ngon, Dinh Dưỡng

Bún gạo lứt nấu ức gà là món ăn thanh đạm, rất giàu dưỡng chất với sự kết hợp hoàn hảo giữa bún gạo lứt giàu chất xơ và ức gà ít béo nhưng giàu protein. Món ăn này không chỉ phù hợp với người ăn kiêng mà còn là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang muốn chăm sóc sức khỏe.

Cách Làm Bún Gạo Lứt Xào Nấm Rau Củ Cho Khẩu Phần 4 Người

Cách Làm Bún Gạo Lứt Xào Nấm Rau Củ món ăn tuyệt vời cho bữa sáng, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để bắt đầu ngày mới. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa bún gạo lứt dai ngon và các loại rau củ tươi xanh, đây là một món ăn vừa thanh đạm, vừa bổ dưỡng. Đặc biệt, cách chế biến món ăn này rất đơn giản và nhanh chóng, phù hợp cho những buổi sáng bận rộn.

Cách chế biến món xôi dừa dẻo thơm, hấp dẫn đơn giản ngay tại nhà

Nấu xôi dừa bằng nồi cơm điện không chỉ đơn giản mà còn giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Hãy cùng bước vào bếp với Gạo Phương Nam để thực hiện món xôi dừa ngon miệng cho bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng nhé.

Tất tần tật về món “Xôi gà - món ăn truyền thống đậm đà hương vị Việt Nam”

Xôi gà là một món ăn truyền thống của người Việt Nam, được yêu thích bởi hương vị đậm đà và sự phong phú trong cách chế biến.