Sản phẩm

Những điều thú vị về vùng đất Sóc trăng và niềm tự hào của người dân nơi đây

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu Nam Sông hậu, là vùng đất giao thoa giữa 3 nền giá trị tinh thần lớn là Kinh - Hoa - Khmer nên Sóc Trăng là nơi mang đậm nét di sản văn hoá của dân tộc. Ngoài ra, với sự phát triển của nền văn minh lúa nước, Sóc Trăng đang dần trở thành tỉnh có vùng lúa đặc sản lớn nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long

Lịch sử tỉnh Sóc Trăng

Đầu tiên, tên gọi Sóc Trăng bắt nguồn từ tiếng Khmer là "Srok Kh'leang". Srok (ស្រុក) tức là "xứ", "cõi" còn Kh'leang (ឃ្លាំង) mang ý nghĩa "kho", "chỗ chứa bạc". Và nghĩa của từ nó là kho chứa bạc của nhà vua, theo tiếng việt phiên âm là "Sốc-Kha-Lang" và phát triển thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng đổi thành Sông Trăng nên nơi này còn được gọi là Nguyệt Giang tỉnh.

Sóc Trăng tiền thân vốn là đất của Ba Thắc, vào nửa cuối thế kỉ 18 đã sáp nhật vào lãnh thổ xứ Đàng Trong của Việt Nam. Năm 1832, vua minh Mạng chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh, 3 tỉnh phía đông là: Gia Định, Biên Hoà, Định Tường. Còn 3 tỉnh miền Tây có: Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, lúc đó Sóc Trăng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đến năm 1835 thì nơi đây nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 3 huyện là Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây được xem là một điểm mốc lịch sử rất quan trọng đối với địa danh hành chính của tỉnh Sóc Trăng về sau.

Đến năm 1976, chính phủ Việt Nam quyết định cấp tỉnh và đưa Sóc Trăng lên tỉnh Sóc Trăng và dần dần điều chỉnh các địa giới hành chính tạo thành các huyện trong Sóc Trăng sau này. Tính đến năm 2019, đơn vị hành chính của tỉnh có 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện với 109 xã, phường, thị trấn gồm: Thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm, huyện Trần Đề, huyện Mỹ Xuyên, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Tú, huyện Châu Thành, huyện Kế Sách, huyện Long Phú và huyện Cù Lao Dung.

Con người vùng đất Sóc Trăng

Dân cư nơi đây chủ yếu là 3 dân tộc Hoa, Kinh và Khmer đã cùng chung khai phá xây dựng và bảo vệ nơi đây. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tinh thần dân tộc, yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm đã giúp người dân nơi đây được củng cố bền vững hơn. Ý chí dân tộc yêu nước của mọi người được thể hiện ngay từ buổi đầu khai phá, mở mang vùng đất mới, đến khi chiến tranh còn tham gia các cuộc vận động yêu nước, vận động chính trị để giành độc lập cho dân tộc. Ngoài ra, con người nơi đây hiện hữu và tạo nên mảnh đất kết tinh văn hoá truyền thống của ông cha ta, thể hiện qua lối sống hàng ngày, tín ngưỡng, sinh hoạt nơi đây.

Văn hoá Sóc Trăng

Là mái nhà chung các anh em dân tộc khắp nơi, nổi bật là dân tộc Khmer, Sóc Trăng được biết đến là vùng đất đẹp, giàu bản sắc văn hoá giao thoa lâu đời. Nhất là những lễ hội ở Sóc Trăng rất đa dạng, phong phúc, diễn ra quanh năm và thể hiện nổi bật tín ngưỡng tốt đẹp của người dân sinh sống ở đây. Điển hình có thể kể đến lễ hội đua ghe ngo, lễ hội Oóc-Om-Bok (cúng trăng), lễ hội thả đèn, lễ hội Chol Chnăm Thmây, lễ hội cúng Phước Biển... Ngoài ra còn là tỉnh có hơn 200 ngôi chùa của cả 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, nổi tiếng có thể kể đến chùa Dơi (chùa Mã Tộc, Mahatup), Chùa Đất Sét (Bửu Sơn tự), Chùa Khléang, chùa Chén Kiểu (chùa Salon), chùa La Hán, chùa Bốn Mặt (chùa Barai), chùa Quan Âm linh ứng, Chùa Khánh Sơn, chùa Hương Sơn, chùa Đại Giác... Ngoài ra còn còn có đền thờ, đình, miếu, nhà thờ, thánh thất…

Đọc thêm:
» Top các loại đặc sản Sóc Trăng ai đi cũng nhớ
» Những lễ hội ở Sóc Trăng độc đáo, thú vị

Không chỉ có nhiều lễ hội làm phong phú đời sống tinh thần người dân nơi đây, Sóc Trăng còn là nơi có nhiều đặc sản thu hút những ai ghé đến nơi đây. Trong đó, không thể không kể đến hạt gạo thơm thượng hạng Sóc Trăng ST25, góp phần làm rạng danh hạt gạo Việt và đưa tỉnh Sóc Trăng vươn tầm với bạn bè khắp năm châu.

Tự hào hạt gạo Sóc Trăng

Hiện tại, gạo ST25 đang làm rạng danh hạt gạo Việt với bạn bè gần xa khi đạt giải nhất cuộc thi Gạo ngon thế giới năm 2019 và làm thay đổi cách nhìn của mọi người với nền văn minh lúa gạo Việt Nam. Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ 20, Sóc Trăng vốn chỉ là tỉnh nghèo của nền nông nghiệp truyền thống. Thầy bà con cực khổ "một nắng hai sương" với đồng lúa, kỹ sư HỒ Quang Cua đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và bắt tay vào việc lai tạo và nâng cấp giống lúa thơm ở Sóc Trăng. Với mục tiêu chọn tạo các giống lúa thơm không mang gen kháng rầy nâu; khai thác và lai chuyển khả năng chống chịu từ lúa hoang vào lúa trồng và lai tích hợp khả năng chống bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, chịu mặn và kháng rầy vào giống ST, gạo Sóc Trăng đã có những kết quả như sau:

Năm 2011: Giống lúa ST20 được bình chọn là giống gạo Ngon nhất trong Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ II tại Sóc Trăng

Năm 2012: Giống ST5 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xét tặng giải thường Bông lúa vàng Việt Nam.

Năm 2014: Lúa ST của nhóm kỹ sư Hồ Quang Cua được  Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Lương nông của Liên hiệp quốc (FAO) công nhận thành tựu việc lai tạo giống lúa có nguồn biến dị từ tia nguyên tử.

Năm 2015: Lúa ST20 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xét tặng giải thường Bông lúa vàng Việt Nam.

Năm 2016: Giống lúa ST19 đoạt giải nhất trong “Hội thi Gạo ngon - Lúa thơm Sóc Trăng” tại Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng .

Năm 2017: Gạo ST24 lọt vào top 3 Gạo ngon nhất thế giới, vinh danh tại Macao (Trung Quốc) và gạo hữu cơ ST24 đạt giải nhất tại Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ III tại Long An.

Năm 2019: Gạo ST25 vinh dự đạt giải nhất với danh hiệu GẠO NGON NHẤT THẾ GIỚI được tổ chức tại Manila, Philippines.

Năm 2020: Gạo ST25 đạt giải nhì cuộc thi GẠO NGON THẾ GIỚI càng khẳng định vị thế của hạt gạo Việt Nam. Cạnh đó, gạo ST25 còn đạt giải nhất cuộc thi GẠO NGON VIỆT NAM lần thứ II

 Đọc thêm:
» Gạo ST25 là gì? Xuất xứ từ đâu?.
» Hành trình nghiên cứu gạo ST25 ngon nhất thế giới.
» Nhóm tác giả của gạo ST25.

Có thể nói, gạo ST25 đã giúp tỉnh Sóc Trăng "đổi mình" trở thành tỉnh nông nghiệp hàng đầu của Việt nam, khẳng định thương hiệu "hạt ngọc" của tỉnh với thị trường trong nước và quốc tế, xứng danh là vùng lúa đặc sản lớn nhất nhì khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện gạo ngon nhất thế giới ST25 được sản xuất và đóng gói bao bì trực tiếp tại DNTN Hồ Quang Trí (196 đường Tỉnh 934 xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng), văn phòng giao dịch tại 25 đường Tỉnh 934, ấp Thạnh Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Có thể bạn quan tâm
» Tại sao Gạo ST25 lại được xem là gạo ngon nhất thế giới.
» Hướng dẫn cách nấu cơm từ gạo ST25 cho cơm mềm ngon, thơm dẻo
» Người tiêu dùng nói gì khi sử dụng gạo ST25 ngon nhất thế giới.

Gạo ST25 chính hãng nhà máy Sóc Trăng tại TP.HCM

Hiện nay, dựa vào danh tiếng cũng như chất lượng mà gạo ST25 mang lại thì sản phẩm này đang bị làm giả rất nhiều. Bao bì mẫu mã làm gần như là giống với sảm phẩm chính hãng, tuy nhiên về chất lượng thì giảm xuống đáng kể. Để khắc phục tình trạng “tiền mất tật mang” người tiêu dùng cần phải tìm nơi mua với giá cả hợp lý và chất lượng cũng được đảm bảo.

Giấy xác nhận được cung cấp từ DNTN Hồ Quang Trí - Chứng nhận phân phối sản phầm cho Gạo Phương Nam

Bạn có thể tìm mua ở các đại lý gạo lớn, kinh doanh lâu đời và có uy tín mà bạn biết. Ngoài ra sản phẩm cũng có bán tại các siêu thị, các cửa hàng thực phẩm. Điển hình là loại gạo ST25 - do công ty cổ phần lương thực Phương Nam cung cấp luôn cam kết cho người tiêu dùng các tiêu chí gạo sạch bao gồm: không đấu trộn, không sử dụng hóa chất tạo mùi, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo luôn luôn bán đúng giá niêm yết bằng hoặc thấp hơn giá thị trường bên ngoài.

Các sản phẩm gạo mà công ty cổ phần lương thực Phương Nam cung cấp trên thị trường hiện nay như dòng ST gồm Gạo ST25, Gạo ST24, Gạo ST25 lúa tôm, Gạo ST25 mầm, Gạo ST25 hữu cơ, gạo lứt ST đỏ, gạo lứt ST tím than...đều được canh tác theo đúng quy trình canh tác của từng giống lúa trên những cánh đồng tại đồng bằng sông Cửu Long. Các bước chế biến từ lúa thu hoạch sang gạo thành phẩm cũng được kiểm soát từng bước đảm bảo vệ sinh từ khâu tiếp nhận lúa tươi đến trữ, sấy khô, đánh bóng, tách màu, đóng gói.

"Gạo ST25 luôn luôn 100% Sạch - Chuẩn - Đúng Giá"

Quý khách có nhu cầu mua gạo ST25 chính hãng có thể mua hàng trực tiếp tại:

CHI NHÁNH GẠO ST25 (GẠO ÔNG CUA) CHÍNH HÃNG DNTN HỒ QUANG TRÍ TẠI TP.HCM

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

Đặt Hàng Online Mua Gạo ST25 Chính Hãng

 Tags: Gạo ST25Gạo ST25 Ông CuaGiá gạo ST25Hành trình lai tạo ST25Ai đã nghiên cứu ra gạo ST25

Bài viết khác

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3

Lễ hội Sóc Trăng - Tết Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Giống như Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam, người đồng bào Khmer nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung còn có một dịp mừng năm mới đặc sắc gọi là Tết Chôl Chnăm Thmây