Sản phẩm

Những bài cúng cô hồn cùng những bài văn khấn Vu Lan trong tháng 7 âm lịch

Thông thường, vào rằm tháng 7 âm lịch, có 2 dịp lễ lớn đối với hầu hết người dân Việt Nam là Lễ Vu Lan báo hiếu và tục lệ cúng cô hồn. Theo truyền thống, cúng rằm tháng 7 xuất phát từ truyền thuyết xưa, là thời điểm để các vong hồn trở về dương gian thăm gia đình hoặc được người trần cúng kiếng siêu thoát. Trong thời gian này, nhà nhà người người đều sửa soạn bày các mâm cúng cô hồn, cúng kiếng tổ tiên, bày những mâm cỗ hay bày tỏ tấm lòng biết ơn đến đáng sinh thành. Vậy bài cúng cô hồn, bài khấn lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ như nào chuẩn nhất? Cúng cô hồn liệu có liên quan gì đến lễ Vu Lan báo hiếu? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.

Lễ Vu Lan báo hiếu và ngày lễ Xá tội vong nhân có gì khác nhau?

Vào tháng 7 âm lịch, ngoài dịp cúng cô hồn còn có một lễ lớn khác trong đạo Phật là lễ Vu Lan, tuy nhiên, rất nhiều người thường lầm tưởng ngày lễ Vu Lan là ngày xá tội vong nhân và cho rằng đây chỉ là một tên gọi khác. Thực tế, đây là 2 lễ khác biệt nhau, tuy có nguồn gốc từ Phật giáo nhưng lại bắt nguồn từ hai điển tích hoàn toàn khác nhau.

Lễ Vu Lan, hay lễ "Vu Lan Bồn" là ngày báo hiếu cha mẹ, một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo, gắn liền với sự tích về đại đức Mục Kiền Liên, một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Câu chuyện của Mục Kiền Liên đã thể hiện sâu sắc ân đức của cha mẹ trong "tứ đại trọng ân" làm nên mùa Vu Lan Báo Hiếu mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Tìm hiểu thêm:

Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Ngày lễ Vu Lan là ngày nào và nên làm gì vào ngày lễ báo hiếu cha mẹ

Kinh Vu Lan báo hiếu

Trong khi đó, ngày lễ Xá tội vong nhân được xem là ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do trở về dương gian. Vào tháng 7 âm lịch, người Việt Nam thường thờ cúng tổ tiên, người thân, cạnh đó còn thờ cúng những vong hồn lang thang, không gia đình hay người thân trên cõi trần. Đây được xem là một tín ngưỡng từ dân gian mang đậm tính nhân đạo, "cứu giúp" những linh hồn không nơi nương tựa, đồng thời cũng giúp họ được nhớ về. Bên cạnh đó, những ngôi chùa sẽ lập đàn làm lễ cầu siêu cho nhiều vong linh trên dương gian, giúp họ được siêu thoát và có một cuộc đời mới. Ngày lễ Xá tội vong nhân đề cao sự ban phước cho nhiều cô hồn còn lảng vảng trên trần gian.  

Tìm hiểu thêm:

Thông tục cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch

Nguồn gốc tháng cô hồn

Bài văn khấn với cha mẹ nhân lễ Vu Lan

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ….. ngày….., tháng….., năm……, tức là ngày…… tháng…… năm 20….., tại phường (xã)……., thành phố (huyện)…….. tỉnh……..

Hôm nay là ngày…………………

Tại xã……………….. huyện…………………… tỉnh………………………

Nhân ngày rằm tháng Bảy

Cô tử (ai tử, cô ai tử) là…………………….

Nhớ đến cha mẹ,

Một lễ gọi là,

Tỏ lòng báo hiếu,

Trai bàn một cỗ.

Trầu nước kim ngân;

Minh y tiền chỉ.

Nhìn lên linh vị,

Giọt lệ tuôn rơi,

Trăng mờ mây toả,

Gió thổi lá bay,

Nghĩ đến tiên linh,

Ngậm ngùi thương nhớ.

Dâu bể bao lần sóng vỗ, vật đổi sao dời.

Cù lao mấy thuở dưỡng nuôi, ngậm ngùi tấc dạ.

Âm dương đôi đường cách biệt, than thở cùng ai.

Thế sự lắm phen chìm nổi, giọt ngắn giọt dài.

Nay nhân tết Trung nguyên vừa lại, tháng Bảy ngày rằm.

Gọi là một lễ kính dâng, xin hồn chứng giám.

Phục duy! Thượng hưởng!

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ….. ngày….., tháng….., năm……, tức là ngày…… tháng…… năm 20….., tại phường (xã)……., thành phố (huyện)…….. tỉnh……..

Than ôi!

Cù lao chín chữ, ơn tựa bể sâu,

Nay cha (mẹ) ra đi, xui lòng con quặn thắt trong dạ.

Công đức bấy lâu, khác nào tựa núi cao biển rộng.

Đau đớn nỗi trăng tà bóng xế, sân Lai nào ai múa ai ca.

Thảm thiết thay, tuyết phủ sương che, lễ Vu lan cũng vừa lại đến.

Lòng thành lễ bạc, bánh trái hương đèn,

Trai bàn một cỗ xin tỏ nỗi lòng,

Kính mong hâm hưởng.

Phục duy! Thượng hưởng!

Bài văn khấn tổ tiên nhân lễ Vu Lan

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ….. ngày….., tháng….., năm……, tức là ngày…… tháng…… năm 20….., tại phường (xã)……., thành phố (huyện)…….. tỉnh……..

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy âm lịch

Tôi tên là……………………………………… cùng với gia quyến

Ở tại………………………………………….

Sắm sanh lễ bạc thành kính dâng lên tiên tổ nhân ngày Vu Lan để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục chúng cháu nên người, nghĩ đến đức cù lao khôn báo. Cảm đến công cúc dục khó đền, gọi là một lễ, hương hoa, quả phẩm, trầu rượu, bạc vàng, tâm thành báo đáp.

Trước án khói hương nghi ngút, đèn sáng, hoa thơm cúi xin tiên tổ, chư vị hương linh, nội ngoại hai bên, rủ lòng thương xót, giáng về chứng giám, phù hộ chúng cháu, chính giáo hướng về, thoát khỏi bến mê, thân tâm an lạc, như ý sở cầu.

Cẩn cáo.

Bài khấn cô hồn trong dịp lễ Vu Lan

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ….. ngày….., tháng….., năm……, tức là ngày…… tháng…… năm 20….., tại phường (xã)……., thành phố (huyện)…….. tỉnh……..

Hôm nay là………………………………….

Tín chủ con là………………………….. cùng vợ là ……………………………….. và toàn thể gia quyến,

Kính lạy:

Đức Địa Tạng Vương Bồ tát,

Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Cùng các ngài Bản Cảnh Thần Hoàng.

Thần linh Thổ địa bản xứ, Ngũ tự gia thần.

Thành tâm kính xin: Nhân ngày lễ Vu lan, xá tội vong nhân, mười tám tầng địa ngục mở cửa cho các vong linh tội lỗi bấy lâu tâm thành sám hối, giảm bớt tội đồ, siêu sinh giải thoát. Lại xin được cầu xin cho các cô hồn các đãng, sút sảo tảo thương, không nơi nương tựa, vất vưởng dọc đường, đói rét cơ hàn, lang thang khắp chốn được phép trở về trước linh toạ để thụ hưởng các lễ vật do tín chủ chúng con kính mời. Lễ vật tuy ít, dầu chẳng bao nhiêu, cơm rau đạm bạc, gạo muối cháo hoa, tiền vàng tiền bạc, áo giấy các màu, bánh xôi, hoa quả, xin cứ tự nhiên, an tâm thụ hưởng, kính xin phù hộ, gia đạo yên vui, đời đời khương cát.

Cẩn cáo.

Hiện nay, vào mỗi dịp lễ, hình thức cúng kiếng, đọc những bài văn khấn đang trở thành những nét quen thuộc trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Ngày lễ Vu Lan hay ngày Xá tội Vong Nhân dần trở thành nếp tín ngưỡng truyền thống của người dân Việt. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những tham khảo về các bài văn khấn của dân tộc ta trong những buổi lễ cúng kiếng trong tháng 7 âm lịch.

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

Bài viết khác

Tết Âm Lịch 2025 là ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025

Tết Âm Lịch 2025 bắt đầu từ ngày nào, lịch nghỉ Tết 2025 cụ thể ra sao, và ý nghĩa của Tết đối với người Việt là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Tìm hiểu về cúng dường trong Phật Giáo - nét đẹp văn hoá Tôn Giáo

Cúng dường là một hoạt động văn hoá lâu đời ở nhiều đất nước tôn giáo. Vậy cúng dường cụ thể là gì? Cúng dường có phải để đem đem đến phước lành, gieo duyên tốt? Có những loại cúng dường nào? Cùng tìm hiểu nhé

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?