Vào ngày lễ Vu Lan báo hiếu, theo truyền thống ngàn xưa, đây là dịp để con cái bày tỏ tấm lòng cám ơn đối với cha mẹ. Có rất nhiều hoạt động trong ngày Vu Lan như đi chùa, mua quà tặng cha mẹ, đi từ thiện... Một trong những hoạt động thường thấy ở dịp lễ Vu Lan là tụng kinh hồi hướng cho đấng sinh thành, tích thêm phúc đức, giúp cho cha mẹ nhận thêm được nhiều điều tốt lành trong cuộc sống. Vậy kinh Vu Lan báo hiếu bắt nguồn từ đâu? Kinh Vu Lan là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Sự tích vào ngày Vu Lan báo hiếu
Từ rất lâu, lễ Vu Lan dần trở thành một ngày lễ lớn và mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong phật giáo và hầu hết người dân Việt Nam. Diễn ra vào 15/7 âm lịch hàng năm, đây là dịp để những người con bày tỏ sự biết ơn, tình cảm đến với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Thế nhưng để nói về nguồn gốc ra đời của ngày lễ này phải tìm hiểu trong kinh Vu Lan, câu chuyện về Đại Đức mục Kiền Liên.
Theo ghi chép, Mục Kiền Liên là đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, trong quá trình tu tập mà được lên cõi Niết Bàn. Nhớ tới người mẹ Thanh Đề của mình, ngài đã dùng phép thần thông soi tỏ 6 cõi để tìm mẹ. Không ngờ, kết quả lại rất đau lòng, ngài thấy mẹ mình bị đày thành Ngạ Quỷ (quỷ đói), đi lang thang khắp nơi, đói khát cực khổ.
Trong lòng thương cảm, Mục Kiền Liên dùng phép thần thông mang cơm tới cho mẹ, nhưng cơm vừa đưa vào miệng thì biến thành lửa nóng. Ngài thấy vậy liền quay trở về cầu xin Đức Phật chỉ cách cứu mẹ, Phật liền dạy rằng dù thần thông quảng đại đến đâu thì cũng không thể đủ sức để cứu mẹ.
Tuy nhiên, Phật tổ chỉ rằng chỉ có một cách là hợp lực chư tăng 10 phương mới có thể cứu được mẹ của Mục Kiền Liên cùng những người khác được siêu độ, thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Chính vì thế, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, Mục Kiền Liên liền bày lễ cúng các vị Hiền Thánh tăng, thỉnh các vị chúng tăng từ xa tới cùng cầu nguyện cho cha mẹ cùng những người khổ hạnh khác. Từ đó, mẹ ngài được siêu thoát khỏi chốn địa ngục.
Về sau, xuất phát từ sự tích này mà ngày rằm tháng 7 âm lịch trở thành ngày Vu Lan báo hiếu, con cái bày lễ cúng, tụng kinh tích đức cho cha mẹ và cầu bình an.
Ý nghĩa Kinh Vu Lan báo hiếu
Trong bài kinh thuộc Đại thừa có ghi lại tích ngày lễ Vu Lan và lời khuyên của Đức Phật đối với mọi người. Tụng bài kinh Vu Lan để thành tâm tưởng nhớ công đức cha mẹ và cầu nguyện cho cha mẹ được siêu độ. Nếu chúng ta cúng dường đầy đủ để tập hợp đủ sức mạnh chú nguyện thì người còn sống hưởng phúc, tăng tuổi thọ còn cha mẹ quá cố thì được tăng thiện nghiệp, đang ở cõi súc sinh, ngạ quỷ thì sẽ siêu thoát, tái sinh vào những kiếp thuận cảnh.
Trong bài kinh ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa nhân văn, đại từ bị theo đúng tinh thần Phật Giáo. Tuy nội dung không đề cập nhiều về tha lực nhưng trong đó thể hiện rõ lên ý nghĩa tự giác giác tha, giải thoát. Đó là con cái tích phúc giúp cha mẹ, đây là cảnh giới cao nhất cho lòng hiếu thuận đối với ba mẹ của mình.
Mỗi người sống trên cuộc đời đều tồn tại lại nghiệp cho đời, nghiệp là do mình tạo ra cũng do mình nhận lấy. Vì thế, vào các ngày lễ Vu Lan, con cái đọc kinh báo hiếu nhằm giúp cha mẹ giảm bớt nghiệp và giúp cha mẹ được hưởng nhiều điều tốt đẹp nhất.
Trong bài kinh Vu Lan báo hiếu chứa rất nhiều tâm tư, nguyện vọng gánh đỡ nghiệp của cha mẹ, một lòng vì cha mẹ mà nhờ sự giúp đỡ của chúng tăng. Đặc biệt, trong dịp lễ Vu Lan còn thể hiện sự hiếu đạo cùng tình thương vô điều kiện giữa con cái với cha mẹ. Khi bản thân có định lực, có lòng từ bi và tuệ lực lớn lao, có tâm muốn hoàn thành đạo hiếu và muốn phát thiện tâm tới tất thảy chúng sinh thì có thể khơi dậy khả năng tự giác ngộ của người mà ta muốn cứu giúp, từ đó cởi bỏ ác nghiệp.
Vì thế, nên tụng kinh báo hiếu vào ngày lễ Vu Lan ít nhất một lần vào dịp rằm tháng 7, để tấm lòng hướng đến cha mẹ, trọn phận làm con, trọn đạo nghĩa làm người.
Những bài kinh vu Lan báo hiếu cha mẹ
Vu Lan Bồn Kinh
(Đại chúng quỳ hoặc ngồi để tụng)
Nam mô Vu-lan Hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Phật thuyết Vu Lan Bồn kinh:
(Tây Tần Tam-Tạng Pháp-sư Trúc-Pháp-Hộ dịch)
Văn như thị: Nhất thời Phật tại Xá-Vệ quốc, Kỳ-thọ Cấp-Cô-Độc viên. Đại Mục-Kiền-Liên, thỉ đắc lục-thông, dục độ phụ mẫu, báo nhũ bộ chi ân; tức dĩ đạo nhãn quán thị thế-gian: Kiến kỳ vong mẫu sanh ngạ quỉ trung, bất kiến ẩm thực, bì cốt liên lập.
Mục-Liên bi ai, tức dĩ bát thạnh phạn, vãng hướng kỳ mẫu. Mẫu đắc bát phạn, tiện dĩ tả thủ chướng bát, hữu thủ chủy thực, thực vị nhập khẩu, hóa thành hỏa thán, toại bất đắc thực. Mục-Liên đại khiếu, bi hào thế khấp, trì hoàn bạch Phật, cụ trần như thử.
Phật ngôn: “Nhữ mẫu tội căn thâm kết, phi nhữ nhất nhân lực sở nại hà! Nhữ tuy hiếu thuận, thanh động thiên địa, thiên thần, địa kỳ, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ, tứ thiên vương thần, diệc bất năng nại hà! Đương tu thập phương chúng Tăng oai thần chi lực, nãi đắc giải thoát. Ngô kim đương thuyết cứu tế chi pháp, linh nhất thiết nạn giai ly ưu khổ”.
Phật cáo Mục-Liên: “Thập phương chúng Tăng, thất nguyệt thập ngũ nhật, Tăng tự-tứ thời, đương vị thất thế phụ mẫu, cập hiện tại phụ mẫu, ách nạn trung giả, cụ phạn bách vị, ngũ quả, cấp quán bồn khí, hương du, đính chúc, sàng phu ngọa cụ, tận thế cam mỹ, dĩ trước bồn trung, cúng dường thập phương đại đức chúng Tăng.
Đương thử chi nhật, nhất thiết Thánh chúng, hoặc tại sơn gian thiền định, hoặc đắc tứ đạo quả, hoặc tại thọ hạ kinh hành, hoặc lục-thông tự tại giáo hóa Thanh Văn, Duyên Giác, hoặc thập địa Bồ-Tát đại nhân, quyền hiện Tỷ-kheo tại đại chúng trung, giai đồng nhất tâm thọ bát-hòa-la phạn. Cụ thanh-tịnh giới Thánh chúng chi đạo, kỳ đức uông dương.
Kỳ hữu cúng dường thử đẳng tự-tứ Tăng giả, hiện thế phụ mẫu, lục thân quyến thuộc, đắc xuất tam đồ chi khổ, ứng thời giải thoát y thực tự nhiên. Nhược phụ mẫu hiện tại giả, phước lạc bách niên, nhược thất thế phụ mẫu sanh Thiên, tự tại hóa sanh, nhập thiên hoa quang.
Thời, Phật sắc thập phương chúng Tăng, giai tiên vị thí chủ gia chú nguyện, nguyện thất thế phụ mẫu, hành thiền định ý, nhiên hậu thọ thực. Sơ thọ thực thời, tiên an tại Phật tiền, tháp tự trung Phật tiền, chúng tăng chú nguyện cánh tiện tự thọ thực”.
Thời Mục-Liên Tỳ-kheo cập đại Bồ-Tát chúng, giai đại hoan hỉ, Mục-Liên bi đề khấp thanh, thích nhiên trừ diệt.
Thời Mục-Liên mẫu, tức ư thị nhật, đắc thoát nhất kiếp ngạ quỉ chi khổ.
Mục-Liên phục bạch Phật ngôn: “Đệ tử sở sanh mẫu đắc mông Tam-Bảo công đức chi lực, chúng Tăng oai-thần chi lực cố; nhược vị lai thế, nhất thiết Phật đệ tử, diệc ưng phụng Vu-Lan bồn, cứu độ hiện tại phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu khả vị nhĩ phủ?”
Phật ngôn: “Đại thiện khoái vấn! Ngã chánh dục thuyết, nhữ kim phục vấn.
Thiện nam tử! Nhược Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Quốc vương, Thái tử, Đại thần, Tể-tướng, Tam công, Bách quan, Vạn dân, Thứ nhân hành từ hiếu giả, giai ưng tiên vị sở sanh hiện tại phụ mẫu, quá khứ thất thế phụ mẫu, ư thất nguyệt thập ngũ nhật, Phật hoan hỉ nhật, Tăng tự-tứ nhật, dĩ bách vị phạn thực, an Vu-Lan bồn trung, thí thập phương tự-tứ Tăng.
Nguyện sử hiện tại phụ mẫu, thọ mạng bách niên vô bệnh, vô nhất thiết khổ não chi hoạn, nãi chí thất thế phụ mẫu ly ngạ quỉ khổ, sanh Nhân Thiên trung, phước lạc vô cực.
Thị Phật đệ tử tu hiếu thuận giả, ưng niệm niệm trung thường ức phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu, niên niên thất nguyệt thập ngũ nhật, thường dĩ hiếu từ, ức sở sanh phụ mẫu, vị tác Vu-Lan bồn, thí Phật cập Tăng, dĩ báo phụ mẫu trưởng dưỡng từ ái chi ân, nhược nhất thiết Phật đệ tử ưng đương phụng trì thị pháp”.
Thời Mục-Liên Tỳ-Kheo, tứ bối đệ tử hoan hỉ phụng hành.
Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ-tát (3 lần)
Kinh Vu Lan báo hiếu cha mẹ
(Niêm hương bạch Phật, trì chú, lạy Phật)
(Khai chuông mõ, tán hoặc xướng bài “cúng hương”)
Nguyện thử diệu hương vân
Biến mãn thập phương giới
Cúng dường nhất thiết Phật
Tôn Pháp chư Bồ tát
Vô biên Thanh Văn chúng
Cập nhất thiết Thánh Hiền
Duyên khởi quang minh đài
Quá ư vô biên giới
Vô biên Phật độ trung
Thọ dụng tác Phật sự
Phổ huân chư chúng-sanh
Giai phát Bồ-đề tâm
Viễn ly chư vọng-nghiệp
Viên thành Vô thượng đạo.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát (3 lần)
(Đại chúng cùng tụng)
Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
(Xướng hoặc Tán 4 câu sau)
Phật thân sung mãn ư pháp giới
Phổ hiện nhất thiết quần sanh tiền
Tùy duyên phú cảm mỵ bất châu
Nhi hằng xử thử bồ-đề tọa.
Nam mô Thập phương thường trú Tam Bảo(3 lần)
(Đại chúng lạy 3 lạy rồi quỳ xuống, tiếp theo chủ sám xướng)
Khể thủ Tam giới Tôn
Quy mạng thập phương Phật
Ngã kim phát hoằng nguyện
Trì tụng Vu lan – Báo ân kinh
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tất phát bồ-đề tâm
Tận thử nhất báo thân
Đồng sanh Cực Lạc Quốc.
(Đại chúng cùng tụng)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca mưu ni Phật(3 lần)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa!
Ngoài đọc kinh trong mùa Vu Lan báo hiếu, mọi người còn hay đi chùa nhằm cầu bình an, cúng kiếng trong nhà, dành thời gian cho cha mẹ, mua tặng cha mẹ những món quà, đi làm từ thiện…
Nếu bạn đang tìm những món quà từ thiện ý nghĩa gửi đến cho mọi người hay một món quà thiết thực dành cho cha mẹ, bạn có thể gửi tặng “gạo”.
Nếu bạn đang tìm những món quà từ thiện ý nghĩa gửi đến cho mọi người hay một món quà thiết thực dành cho cha mẹ, bạn có thể gửi tặng “gạo”. Trong văn hoá người Việt, lúa gạo là nguồn thực phẩm chính trong các mâm cơm gia đình. Vì thế, gạo tạo nên những bữa cơm gia đình ấm cúng bên nhau, là món quà nhỏ nhưng lại ẩn chứa nhiều giá trị lớn đến với mọi người.
Tìm hiểu thêm
- Lễ Vu Lan báo hiếu là gì và ý nghĩa ngày lễ Vu Lan
- Nên làm gì trong ngày Đại lễ Vu Lan
- Phật nói Kinh Báo hiếu cha mẹ
- Phật nói Kinh Vu Lan Bồn
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM
- Quận 3: Kho – Cửa hàng: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
- Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717
- Quận 10: Showroom – Bán lẻ: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
- Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717
- TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng: Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
- Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
- Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood
(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)