Sản phẩm

Không khí ngày tết trung thu ở Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới

Tại Việt nam, tết trung thu là một ngày lễ truyền thống lớn của đất nước ta và được diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên, không chỉ ở riêng Việt Nam, có rất nhiều đất nước vào dịp này cũng tổ chức nhiều lễ hội khác nhau, mỗi quốc gia sẽ có những khác biệt về phong tục, văn hoá so với chúng ta ra sao?

Việt Nam đón tết trung thu như thế nào?

Vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm, khi mặt trăng tròn và sáng nhất, mọi người sẽ cùng nhau quây quần lại phá cỗ ngắm trăng. Vì ngày tết trung thu hay còn gọi là ngày tết thiếu nhi nên người lớn thường hay mua đồ chơi tặng cho con cháu, dẫn các bé nhỏ đi chơi trung thu ở những nơi tổ chức hoạt động đốt đèn. Vào đêm trăng rằm, người người nhà nhà sẽ tụ họp lại, cùng nhau ăn bánh trung thu, uống trà cùng những món ăn truyền thống trong dịp lễ này, ngắm trăng tròn trên bầu trời và cùng nhau chia sẻ những câu chuyện cho nhau nghe.

Bên cạnh đó, nhiều nơi còn tổ chức múa lân, múa rồng, múa sư tử trong tiếng trống ồn ào, náo nhiệt. Trẻ em cùng nhau đốt đèn đi quanh xóm, ngân nga hát những bài hát trung thu, tạo nên một bầu không khí trần ngập niềm vui, rộn ràng khắp xóm ngõ, phố phường.

Tìm hiểu thêm

Hàn Quốc đón tết trung thu như thế nào?

Ở xứ sở kim chi, tết trung thu được tổ chức cực kỳ long trọng và hoành tráng vào ngày rằm tháng 8. Ngày lễ này có tên gọi là Chuseok, nghĩa là đêm mùa thu, đem trăng rằm đẹp nhất trong năm. Ngày này ở Hàn Quốc còn được gọi là ngày hội mùa, mùa của sự thu hoạch. Thời điểm này, người Hàn sẽ sử dụng các thực phẩm mới gặt hái như rau củ quả, trái cây, bánh gạo, thịt, cá,... để chế biến thành nhiều món ăn dâng lên tổ tiên. Đặc biệt, ở Hàn Quốc, bánh trung thu có riêng tên gọi là Songpyeon, bánh này có hình tựa vầng trăng khuyết hay hình bán nguyệt, không phải hình tròn hay hình vuông như những chiếc bánh trung thu ở Việt Nam. Ở đây quan niệm rằng, trăng sẽ có lúc tròn, lúc khuyết như cuộc đời của mỗi chúng ta.

Cạnh đó, trong dịp lễ này, người dân nơi đây sẽ được nghỉ lễ dài ngày với 3 ngày lễ chính, con cháu dù xa xôi đều trở về với gia đình, cùng nhau viếng mộ tổ tiên, dành thời gian cho gia đình.

Trung Quốc đón tết trung thu như thế nào?

Không riêng gì các nước khác, tết trung thu ở Trung Quốc được tổ chức rất lớn và hoành tráng. Theo truyền thuyết, ngày tết này bắt nguồn từ thời Đường Huyền Tông, mọi người vào dịp này sẽ cùng nhau uống rượu, ngắm trăng nên tết trung thu ở Trung Quốc còn gọi là ngày tết ngắm trăng. Ngoài ra, người dân ở đây còn làm lễ tế trăng, thờ mặt trăng ở ngoài trời với rượu, trái cây, hoa cùng những món ăn ngon để cầu mong đem lại sự may mắn.

Vì đây cũng là một dịp tết lớn nên vào thời gian này, khắp nơi trên đường phố được treo rất nhiều câu đối hay câu đố vui, ghi trên đèn lồng treo trước cửa nhà. Mọi người tụ tập cùng nhau tập trung giải đố để cầu may, tổ chức múa lân, múa rồng, trẻ em đốt đèn khắp phố, tạo không khí vui vẻ, náo nhiệt trong dịp này. Cũng như ở nhiều nước khác, người Trung  Quốc cũng rất đề cao tình thân, quan trọng việc sum họp trong dịp lễ này, vì thế, mọi người thường cùng nhau ăn uống, trò truyện, ngắm trăng, uống rượu, tận hưởng niềm vui khi ở cạnh nhau. Trong mâm cỗ ngày Trung thu, bánh mooncake là loại bánh không thể thiếu trong nhiều mâm cỗ, bánh mang hình tròn, tượng trưng cho sự viên mãn, giống với bánh trung thu ở Việt Nam. Hơn hết, người dân đất nước này cũng tổ chức rước đèn lồng và chủ yếu là đèn lồng màu đỏ với quan niệm đem lại may mắn. Cùng với đó là thắp nến vào những chiếc đèn hình hoa sen thả trôi sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời với hy vọng những chiếc đèn sẽ mang những điều ước, tâm nguyện trở thành hiện thực

Singapore đón tết Trung thu như thế nào?

Vào ngày tết Trung thu, mọi người thường gửi nhau những lời chúc tốt lành, gửi tặng những chiếc bánh trung thu thơm ngon đến với người thân, gia đình, bạn bè... Đặc biệt, tết ở khu phố người Hoa tại Singapore rất vui nhộn và thường diễn ra vào tháng 8 hay tháng 9 hàng năm. Lúc này, khu phố China Town sẽ rực rõ với những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc, những món ăn ngày tết trung thu được bày bán khắp nơi. Một phần do du nhập nền văn hoá từ Trung Quốc nên người Singapore cũng đón chào ngày lễ này tương tự với người Hoa, ăn bánh trung thu, uống trà ngắm trăng, ăn bữa cơm đoàn viên cùng gia đình hay tổ chức những lễ hội múa lân, múa rồng.

Malaysia đón tết trung thu như thế nào?

Vào dịp lễ người, người Malay sẽ thường làm bánh trung thu và thắp đèn lồng khắp nơi đã đón mừng ngày tết ngày. Trong suốt mùa trung thu tại Malaysia, bánh trung thu sẽ được bày bán khắp nơi, cùng với các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hoá sôi động như múa lân, múa sư tử tạo nên không khí tưng bừng trên đường phố.

Nhật Bản đón tết Trung thu như thế nào?

Đây là một trong những dịp lễ lớn ở Nhật bản được du nhập từ 1000 năm về trước. Đối với người dân đất nước này, đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Tuy Nhật Bản đã không còn sử dụng lịch âm nhưng ngày tết trung thu hàng năm vẫn được tổ chức rầm rộ, 2 lần trong 1 năm. Đầu tiên là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi, diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch. Lần thứ 2 là Tết trăng khuyết diễn ra vào tháng 9 hay tháng 10 hàng năm. Trong ngày lễ này, người Nhật sẽ cùng nhau quây quần ngồi ngắm trăng tròn, thưởng thức món ăn truyền thống, uống rượu và ăn bánh Tsukimi dango - loại bánh nếp nhỏ và tròn tượng trưng cho mặt trăng trên trời.

Vào thời điểm gần ngày tết trung thu, trẻ em cũng được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng hình cá phép để tham gia vào lễ hội rước đèn, hoặc mọi người sẽ treo lên cây cột trước quanh nhà. Đèn lồng cá chép ở Nhật Bản còn tượng trưng cho lòng can đảm, hiện thân của các võ sĩ Samurai kiên cường, bền bỉ, đem đến sức mạnh và may mắn.

Thái Lan đón tết Trung thu như thế nào?

Ở Thái, tết trung thu còn được gọi là "lễ cầu trăng", tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm trung thu, mọi người bất kể già trẻ đều phải tham gia lễ cúng trăng. Tất cả ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tất và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt lành đến với gia đình. Ở trên bàn thờ sẽ bày trái đào và bánh trung thu, người Thái tin rằng như thế sẽ khiến Bát Tiên mang đào tới cung trăng chúc thọ Quan Âm, các vị tiên sẽ ban phước lành đến mọi người. Vì thế, bánh trung thu ở Thái Lan có hình dạng như trái đào. Cạnh đó, người Thái Lan sẽ cúng những quả bưởi vì họ quan niệm rằng, quả bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, tròn đầy, phù hợp với tinh thần ngày tết Trung thu.  

Lào đón tết trung thu như thế nào?

Ở đất nước này, tết trung thu còn gọi là "Nguyệt phúc tiết" (lễ hội trăng phước lành). Lúc này, người dân Lào sẽ cùng nhau ngắm trăng, ăn bánh trung thu, uống trà. Khi hoàng hôn buông xuống, các chàng trai, cô gái sẽ cùng nhau nhảy múa, ca hát thâu đêm, khiến không khí vào đêm trung thu ở Lào sôi động và rộn ràng. Thời gian diễn ra dịp lễ này là suốt 1 tuần trăng tròn vào đúng tháng 12 Phật lịch. Trung tâm lễ hội sẽ diễn ra tại Pha That Luang, bảo tháp linh thiêng và nổi tiếng bậc nhất tại Lào. Lúc này, mọi người sẽ thắp nến lung linh khắp ngôi đền, trang hoàng nó trở nên rực rỡ cùng nhiều hoạt động vui chơi, ăn uống. 

Hongkong và Macau đón tết trung thu như thế nào?

Vào ngày tết trung thu, ở Hồng Kông và Macau sẽ tổ chức nhiều chương trình giải trí, sự kiện náo nhiệt về đêm. Nổi bật là các hoạt động tại công viên Victoria, HongKong. Không khí lúc này sẽ rực rỡ, bừng sáng bởi nhiều chương trình sân khấu truyền thống, gian hàng trò chơi, coi bói, xem chỉ tay, câu đố về đèn lồng, đốt đèn, múa lân cùng nhiều sự kiện sôi nổi khác. Một điểm thu hút của ngày tết Trung thu tại đây là diễu hành của rồng lửa Tai Hang, dài 67m, làm từ rơm và được bao phủ bởi hàng chục nghìn que hương đốt cháy. Con rồng lửa Tai Hang sẽ tạo ra những cảnh khói lửa vô cùng đẹp mắt, độc đáo. Cuộc diễu hành đặc sắc này đã trở thành di sản văn hoá vật thể ở Hồng Kông, tạo một ấn tượng không thể nào quên đối với khách du lịch hay người dân nơi đây.

Cùng với phong tục múa rồng rực rỡ, đêm trung thu ở đất nước này chìm trong ánh sáng lung linh của nhiều chiếc đèn lồng đầy màu sắc, hình dáng. Tất cả kết hợp với nhau tạo nên nét quyến rũ không thể nào quên của dịp tết trung thu hàng năm.

Đài Loan đón tết Trung thu như thế nào?

Vào dịp lễ này, người Đài thường tụ tập cùng gia đình và bạn bè cùng nhau ăn đồ nướng. Theo quan niệm của người dân nơi đây, việc nướng thịt trong ngày tết trung thu tượng trưng cho sự sum họp, đầm ấm, niềm hạnh phúc khi cả nhà cùng nhau quây quần bên bếp than hồng, nướng thịt và cùng nhau thưởng thức những món ăn thơm ngon. Vào ngày tết Trung thu, cả Đài Loan sẽ ngập chìm trong không khí lễ hội vui tươi, nhộn nhịp cùng những âm thanh "xèo xèo" cùng mùi thơm từ món "thịt nướng sum vầy" ở khắp mọi nơi.

Philippines đón tết Trung thu như thế nào?

Vào ngày tết trung thu, ở khu phố người hoa tại thủ đô Manila, ngày tết sẽ diễn ra trong vòng 2 ngày với thật nhiều đèn lồng cùng nhiều biểu ngữ đón chờ. Người dân vào ngày này sẽ cùng nhau chơi trò Pua Tiong Chiu - một trò chơi xúc xắc có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Trò chơi bao gồm lăn 6 viên xúc xắc vào các bát lớn, người chiến thắng có số lớn nhất sẽ nhận được phần thưởng là bánh trung thu. Cạnh đó, người Philippines gốc hoa sẽ nướng bánh trung thu gửi tặng đến người thân, gia đình, bạn bè và gửi tặng cho hàng xóm. Bánh trung thu ở đây thường được gọi là hopia (bánh nướng ngon) với nhiều phiên bản như bánh nướng đậu xanh (Hopiang mungo), bánh nướng thịt heo (hopiang baboy), bánh nướng nhật bản (hopiang Hapon)...

Triều Tiên đón tết trung thu như thế nào?

Người dân nước này thường gọi tết trung thu là ngày "thu tịch tiết" (lễ hội đêm thu) với nhiều hoạt động giái trí lành mạnh. Họ sẽ cùng nhau ngắm trăng, chơi kéo co, ca múa hát cùng với nhau, những cô gái sẽ mặc những bộ trang phục thật xinh đẹp để tham gia lễ hội. Người dân nơi đây sẽ bày những chiếc bánh muffin thật ngon có hình bán nguyệt với lớp bột gạo bao phủ bên ngoài và bên trong chứa nhiều loại nhân rất ngon. Đối với người dân Triều Tiên, Tết trung thu còn có tên gọi là Tết Hangawi, trong đó "han" là lớn và "gawi" là rằm tháng 8 tức ngày 15/8 âm lịch nhân dịp mặt trăng tròn và sáng nhất. Ngày này, ngoài ca múa hát, họ còn tổ chức những buổi lễ cảm tạ tổ tiên vì mùa màng bội thu, chia sẻ các sản vật họ thu hoạch được đến với người thân, gia đình, bạn bè.

Qua bài viết trên, mọi người có thể thấy, không chỉ riêng ở Việt Nam mà các nước Châu Á xung quanh cũng tổ chức những trò chơi, lễ hội rất riêng đặc trưng cho ngày tết Trung Thu. Hầu hết, tất cả không khí dịp lễ hội này đều sôi động, ấm áp, sum vầy bên cạnh gia đình, người thân, bạn bè. Ngoài ra, cũng giống như Việt Nam, vào dịp rằm tháng 8, họ đều gửi tặng nhau những lời chúc tốt lành, những món quà ý nghĩa đến cho nhau nhằm gửi đến những điều bình an, hạnh phúc. 

Mua đông trùng hạ thảo chất lượng biếu tặng gia đình, người thân ở đâu?

Ngoài việc biếu tặng bánh trung thu vào ngày lễ lớn này, biếu tặng trà đông trùng hạ thảo cũng là một món quà không kém phần ý nghĩa gửi đến những người thương yêu. Đặc biệt, đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý trong việc bồi bổ sức khoẻ đã được nhiều nhà khoa học, bác sĩ kiểm định.

Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa DKM được nuôi trồng và sấy thăng hoa công nghệ cao tại Da Sar, Lâm Đồng sẽ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời dành đến những người thân yêu. Công ty cổ phần Lương thực Phương Nam (khách hàng hay gọi là gạo Phương Nam) là đại lý phân phối chính hãng của dòng đông trùng hạ thảo thương hiệu DKM, một trong những đơn vị tiên tiến hàng đầu trong việc nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo. Ngoài ra có các sản phẩm khác như đông trùng hạ thảo ngâm mật ong, đông trùng hạ thảo dâu tâyđông trùng hạ thảo actiso mật ong đựng trong hộp 100ml dễ dàng biếu tặng, gửi đến mọi người nhân dịp Tết Trung Thu - tết của tình thân. 

Quý khách có nhu cầu có thể mua hàng tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
  • Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Liên hệ đặt hàng:

Bài viết khác

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3

Lễ hội Sóc Trăng - Tết Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Giống như Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam, người đồng bào Khmer nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung còn có một dịp mừng năm mới đặc sắc gọi là Tết Chôl Chnăm Thmây