Sản phẩm

Các bài văn khấn cúng giao thừa, 3 mồng Tết Nguyên Đán

Tìm hiểu về lễ cúng Giao Thừa

Ngày xưa, người ta tin rằng, cứ mỗi năm Ngọc Hoàng Thượng Đế cửa một vị quan Hành Khiển để coi sóc việc nhân gian trong năm đó.

Giai đoạn giao thừa (0 giờ) đêm 30 tháng Chạp là lúc quan Hành khiển cũ bàn giao việc cho quan Hành Khiển mới. Người ta cho rằng trên không trung quan lại, quân lính đi lại vội vàng. Cho nên mới phải bày một lễ khô ngoài trời để đưa tiễn quan cũ và đón chào quan mới. Lễ Cúng này được gọi là lễ Cúng Giao Thừa. Lễ vật đa số gồm trái cây, đồ ăn nấu sẵn như xôi chè... 

Theo truyền thuyết, có 12 vị quan Hành Khiển trông coi dân gian, các vị cùng thay phiên nhau lần lượt 12 năm một lần bắt đầu từ năm Tý.

  • Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh Chi Thần, Lý Tào Phán Quan
  • Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập Lục Phương Hành Binh Chi Thần, Khúc Tào Phán Quan
  • Năm Dần: Nguỵ Vương hành khiển, Mộc Tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
  • Năm Mão: Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan.
  • Năm Thìn: Sở Vương hành khiển, Hoả Tinh chi thần, Biễu Tào phán quan.
  • Năm Tỵ: Ngô Vương hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.
  • Năm Ngọ: Tần Vương hành khiển, Thiên Hao chi thần, Nhân Tào phán quan
  • Năm Mùi: Tống Vương hành khiển, Ngũ Đạo chi thần, Lâm Tào phán quan.
  • Năm Thân: Tề Vương hành khiển, Ngũ Miếu chi thần, Tống Tào phán quan
  • Năm Dậu: Lỗ Vương hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan
  • Năm Tuất: Việt Vương hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan
  • Năm Hợi: Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn Tào phán quan
Đọc thêm:
» Tết Nguyên Đán là gì? Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?
» Mọi người thường làm gì vào ngày Tết âm lịch.
» Cúng Ông Táo và những điều nên biết trong ngày cúng Ông Táo 

Bài văn khấn cúng đêm Giao Thừa

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ......... ngày......., tháng........, năm......., tức là ngày...... tháng.......... năm ........, tại phường (xã).......... thành phố (huyện)............................. tỉnh..............

Tín chủ là.................................................. cùng với vợ (chồng) là................................ đồng toàn gia con cháu kính cẩn sắm sanh lễ vật........................................................................ thành tâm dâng lên quan cựu Hành Khiển Nguỵ Vương và Đức Cựu Tiêu Phán Quan, cùng quan Tân Hành Khiển Trịnh Vương và Đức Liễu Tào Phán Quan.

Kính xin quý vị đại vương soi xét:

Năm mới đã qua, giao thừa vừa tới,

Đón mừng năm mới, một lễ kính dâng,

Tiễn quan năm cũ, đón quan năm mới.

Quan cũ về trời, lưu phức lưu ân.

Quan mới xuống thay, ban tài ban lộc.

Tân xuân ngày hội, tín chủ chúng con,

Nhớ đức cao sâu, sắm sanh lễ vật,

Hương đèn, hoa quả, trầu nước, xôi gà,

Lễ bạc lòng thành, dâng lên trước án,

Kính xin ban phước, năm mới hanh thông, 

Ngày đêm đều tốt, vạn sự bình an,

Gia đình thịnh vượng. Cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Bài số 2

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy đức Đương lai hạ sinh Di Lặc tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Triệu Vương Hành khiển, Tam Thập Lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Ngụy Vương hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Nhâm Dần và Quý Mão

Chúng con là... sinh năm..., hành canh... tuổi, cư ngụ tại số nhà..., ấp/khu phố..., xã/phường..., quận/huyện/ thành phố.., tỉnh/thành phố...

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái Tuế, ngài Tân niên đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Bài văn khấn cúng trong 3 ngày Tết âm lịch

Văn khấn (cúng) ngày mồng 1 Tết

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ......... ngày......., tháng........, năm......., tức là ngày...... tháng.......... năm ........, tại phường (xã).......... thành phố (huyện)............................. tỉnh..............

Tín chủ là................................................................................

Hiện cư ngụ tại............................................................................

Đứng trước bàn thờ gia tiên kính cẩn thưa:

Xuân sang năm mới

Tết đến ngày đầu

Hương nước cao trầu

Cơm rau đồ nguội

Gọi là một lễ

Kính dâng tôn linh

Thiết nghĩ tôn thần

Ân đức rộng lớn

Cúi xin Giáng Lâm

Chứng giám lòng thành

XIn mời cùng cả

Chư vị tiên linh

Sẽ nhâm niệm tình

Gọi lòng thành kính

Cẩn cáo.

Văn khấn (cúng) ngày mồng 2 Tết

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ......... ngày......., tháng........, năm......., tức là ngày...... tháng.......... năm ........, tại phường (xã).......... thành phố (huyện)............................. tỉnh..............

Tín chủ là................................................................................

Kính cẩn thưa trình:

Rằng nay tết đã

Ngày đến thứ hai

Lễ bạc tâm thành

Hương đèn vàng mã

Trầu cau cơm lạnh

Khẩn khoản gọi là

Kính mong chứng giám

Cầu xin thưởng lãm

Lễ bạc lòng thành

Kính mong hâm hưởng

Hộ trì gia chủ

Thoát ách thoát tai

Đầu năm chí cuối

Bán buôn xởi lởi

Nghề nghiệp hanh thông

Sở cầu như ý.

Cẩn cáo.

Văn khấn (cúng) ngày mồng 3 Tết

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ......... ngày......., tháng........, năm......., tức là ngày...... tháng.......... năm ........, tại phường (xã).......... thành phố (huyện)............................. tỉnh..............

Tín chủ là................................................................................

Kính cẩn trình lên:

Rằng nay tết đã.

Đến ngày thứ ba.

Trầu nước hương hoa.

Lạp đèn ngô pháo.

Phụng theo yêm thấu.

Quá tục dương gian.

Cũng soạn cỗ bàn.

Cơm rau thịt cá.

Cùng lại bánh chưng.

Dâng thêm cỗ bánh.

Kính xin mời hết.

Trong ba bữa tết.

Khẩn khoản gọi là.

Vàng biếu quý bà.

Ít nhiều tuỳ dạ.

Lễ thành cẩn cụ.

Sẽ thẩm lòng cho.

Dầu đói dầu no.

Xin đừng từ chối.

Kính mời hâm hưởng!

Cẩn cáo.

Văn khấn (cúng) lễ tiễn đưa năm mới

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, năm thứ......... ngày......., tháng........, năm......., tức là ngày...... tháng.......... năm ........, tại phường (xã).......... thành phố (huyện)............................. tỉnh..............

Tín chủ là................................................................................

Hiện ở tại.................................................................................

Kính cẩn trình rằng:

Thành tâm sắm sửa hương hoa quả phẩm.

Bày đặt linh sảng xin chứng tình ngay,

Tết có 3 ngày.

Lễ theo đã mãn.

Kim ngân các hạng.

Của ít lòng nhiều.

Nào có bao nhiêu.

Kính đưa chư vị.

Gọi là một lễ.

Thượng hạ đều phân.

Kẻ xa người gần.

Như làm phần mộ

Nhớ ơn tiên tổ.

Bảo hộ cháu con.

Trai gái vuông tròn.

Đời đời khương cát.

Cẩn cáo.

Có thể nói, Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ hội rất lớn và cực kỳ quan trọng trong đời sống văn hoá của người Việt Nam. Lễ cúng giao thừa cũng là một nghi lễ không thể thiếu trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Bên cạnh những mâm lễ cúng đầy trang trọng của gia đạo, bài văn khấn cúng giao thừa hay 3 mồng Tết đóng một vai trò không nhỏ trong việc chỉnh chu các nghi lễ trong ngày Tết

Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm những tham khảo mới cho những bài văn khấn, cúng đêm giao thừa hay 3 mồng Tết nguyên Đán.

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

Bài viết khác

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3

Lễ hội Sóc Trăng - Tết Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Giống như Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam, người đồng bào Khmer nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung còn có một dịp mừng năm mới đặc sắc gọi là Tết Chôl Chnăm Thmây