Gạo ST25 vẫn đang âm thầm nâng tầm thương hiệu

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Gạo ST25 vẫn đang âm thầm nâng tầm thương hiệu
Ngày đăng: 21/10/2020 11:52 PM

    Kỹ sư Hồ Quang Cua "Cha đẻ" của Gạo ST25 khẳng định tiếp tục tạo sự khác biệt vượt trội của giống lúa thơm ST xứng danh gạo Việt đẳng cấp trong phân khúc thị trường gạo ngon thế giới.

    Kỹ sư Hồ Quang Cua tại ruộng lúa ST25 của ông

    Kỹ sư Hồ Quang Cua tại ruộng lúa ST25 của ông

    Cơ hội vàng nâng tầm thương hiệu gạo Việt Nam vươn ra thế giới đây chính là thành tích của kỹ sư Hồ Quang Cua "cha đẻ" bộ giống lúa ST nổi tiếng cùng với các cộng sự là cán bộ nghiên cứu nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng - TS Trần Tấn Phương, thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương; sau khi đã thành công và đoạt giải nhất cuộc thi gạo ngon nhất thế giới tại Hội chợ thương mại thế giới lần thứ 11 năm 2019 tổ chức tại Philippines bằng chính giống lúa ST25 (mang đến hạt Gạo ST25 - Gạo ngon nhất thế giới).

    Vì niềm đam mê mà Kỹ sư Hồ Quang Cua vẫn quyết tâm và nghiên cứu không ngừng nghỉ

    Thấm thoắt đã 7 năm, kể từ khi Kỹ sư Hồ Quang Cua cựu Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng đã nghỉ hưu với công việc công chức gắn bó đã hơn 40 năm. Mọi người xung quang cứ ngỡ rằng: Ông Cua sẽ được an hưởng tuổi về hưu, nhưng vì niềm đam mê mà ông vẫn cứ miệt mài, thôi thúc ông bước tiếp trên những cánh đồng lúa vàng ươm trĩu nặng, giống như hạt gạo là người bạn thân đồng hàng cùng ông trong suốt những năm qua.

    Thực dễ dàng để có thể tìm ra ông Cua, ông lúc nào cũng quanh quẩn bên cánh đồng lúa sau vườn. Có những ngày ông ở trại thực nghiệm, đi thăm đồng hoặc đi tham dự hội thảo cùng với nông trò chuyện, bàn cách thức trồng lúa thơm sao cho trúng mùa như ý. Năm nay, ông nói thời gian giãn cách, lánh dịch bệnh (Covid-19) cũng là lúc ông bớt dự hội họp để chuyên tâm nhiều hơn cho việc nhân giống lúa mới ST24, ST25 đáp ứng cho kịp nhu cầu đang tăng cao.

    Ông lúc nào cũng quanh quẩn bên cánh đồng lúa sau vườn

    Ông lúc nào cũng quanh quẩn bên cánh đồng lúa Sóc Trăng sau vườn

    Trên cánh đồng thực nghiệm nằm kề vườn nhà, ông thuê đất thêm mở rộng diện tích canh tác, làm giống hai vụ. Với vốn kiến thức nông nghiệp học tập trường lớp bài bản và trải nghiệm hơn 35 năm làm cán bộ nông nghiệp, giờ đây ông như một "siêu nông dân" lão luyện, giỏi nghề. Mấy mùa mưa nắng, cánh đồng lúa tại trại nghiên cứu giống của ông, mùa vụ nào lúa cũng đẹp như mơ.

    Hành trình phát triển Giống lúa ST25 - Ngon nhất thế giới 2019

    Sóc Trăng vùng đất lâu đời đã tạo ra những giống lúa thơm, ngon, nổi tiếng và mọi người đều biết đến.

    Ông Cua kể: "Theo thông tin từ các sách cũ ghi chép, từ những năm 1914 Gạo Bãi Xào - một địa danh thuộc tỉnh Sóc Trăng đã vang danh khi xuất bán qua thị trường Hồng Kông và châu Âu. Nơi đây chúng tôi đặt trạm nghiên cứu. Với truyền thống đó, từ trước khi tái lập tỉnh Sóc Trăng (1992) tôi đã hợp tác với Trung tâm lúa Đại học Cần Thơ trồng khảo nghiệm và trồng so sánh các loại giống lúa thơm ngon.

    Kết quả giống lúa Khao Dawk Mali 105 được chọn và phát triển từ 1992 và phát triển dần lên 7.000 ha vào năm 1997. Cây lúa thơm phù hợp ở vùng đất phèn mặn huyện Vĩnh Châu nên năng suất cao hơn hẳn cây lúa mùa “Ba-lê” được chọn từ thời Nam kỳ còn là thuộc địa Pháp. Từ đó diện tích vùng lúa thơm tăng rất nhanh cho đến sau nầy.

    Năm 1998, ông Cua chọn được 2 giống lúa mới và xin ý kiến UBND tỉnh lấy tên tỉnh Sóc Trăng viết tắt là ST đặt tên là ST1 và ST2. Đến năm 2002, theo sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Hội đồng khoa học Bộ NN-PTNT chỉ đạo xét công nhận đặc cách giống lúa ST3 là “giống quốc gia”. Việc đặt tên giống là do tác giả (Bộ NN-PTNT không có quy định, miễn là không trùng tên với giống có trước).

    Ông Cua dẫn chuyện: Lúc đầu chỉ có mình tôi đơn độc trong việc chọn giống và đặt tên. Đến năm 2000 khi đã có kết quả đầu tay ST3 tôi thành lập nhóm nghiên cứu có sự tham gia của thạc sĩ Ông Tài Thuận và thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, sau này có thêm thạc sĩ Trần Tấn Phương (từ 2002).

    “Xuyên suốt hơn hai thập kỷ cần mẫn tìm hiểu, về gạo thơm của các nước lân cận. Đầu tiên là Thái Lan từ điểm xuất phát của họ (năm 1959 bình tuyển được lúa mùa Khao Dawk Mali 105) đến các biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý giống trên qui mô cả nước, xây dựng thương hiệu và kiểm soát chất lượng…và sau nầy là Campuchia. Từ đây về sau chúng tôi chú ý nhiều đến chất lượng và thị trường, tổ chức lai tạo ra các giống mới, và không ngừng học tập kinh nghiệm từ thực tiễn. Trong đó chú trọng đến tính bền vững của phẩm chất theo thời gian tồn trữ”, ông Cua kể.

     

    Sau nầy lần lượt các giống lúa ST ra đời được ba lần công nhận đặc cách (đó là vào năm 2014 với 3 giống lúa: ST5, ST20, ST Đỏ. Đến đầu năm 2019 công nhận giống lúa ST24, sau khi giống đoạt Top 3 Gạo ngon nhất thế giới tại Macau năm 2017 và cuối năm 2019 với giống ST25 sau khi đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới tại Philippines (12/11/2019).

    Cánh đồng lúa thơm Sóc Trăng ST25 

    Cánh đồng lúa thơm Sóc Trăng ST25 

    Giống ST25 có nhiều ưu điểm hơn như: Năng suất cao và ổn định hơn, kháng bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, kháng mạnh bệnh bạc lá, chống chịu với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, canh tác được nhiều vụ trong năm… Điểm khác biệt độc đáo về phẩm chất gạo có mùi thơm giữa mùi thơm dứa và mùi thơm cốm của gạo Tám Xoan Bắc bộ.

    Chặng đường dài từ khi chọn tạo giống để đi tới thành công

    Trải qua một chặng đường dài đi tới thành công trong việc chọn tạo giống, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua tâm niệm: Dấu mốc khởi đầu từ Quyết định số 133 của Bộ NNPTNT vào năm 2000 về thành lập Ban điều hành giống và sau đó đến (19/6/2015), trong đó có nội dung “Tập trung nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm có giá bán cao từ 800 USD/tấn”… Đó là tầm nhìn xa “Việt Nam phải có một kênh gạo riêng, gạo cao cấp song song với phát triển sản lượng lúa”.

    Nhóm nghiên cứu của kĩ sư Hồ Quang Cua cho rằng điều đó như là “sứ mệnh” để nhóm nghiên cứu giống của ông thực hiện nhiệm vụ đó và thực tiễn đã chứng minh quá trình nghiên cứu, cải tiến và lai tạo nâng cao phẩm chất lần thứ hai đạt thành tựu như hôm nay.

    Hạt gạo Việt ST25 được vinh danh đứng đầu thế giới đã khẳng định vị thế chất lượng hàng đầu của các loại gạo ngon. Trong đó ghi nhận sự đóng góp công lao rất lớn của kĩ sư Hồ Quang Cua.

    Vào đầu tháng 12/2019, tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ vinh danh, trao tặng bằng khen cho Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua và nhóm tác giả nghiên cứu giống lúa ST25. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trao tặng bằng khen cho kĩ sư Hồ Quang Cua và nhóm tác giả nghiên cứu sản xuất giống lúa ST25 đạt thành tích cao nhất giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019.

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kỳ vọng giống lúa thơm ST25 tiếp tục giữ vững danh tiếng gạo ngon thế giới, xây dựng thương hiệu gạo và hướng tới phát triển vùng lúa thơm đặc sản, nâng cao giá trị để giúp nông dân trồng lúa có thu nhập cao hơn, điều đó mới thật sự có ý nghĩa.

    "Năm 1978, ông Hồ Quang Cua tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt Trường Đại học Cần Thơ. Ông ra trường trở về quê làm cán bộ nông nghiệp tại Phòng NN-PTNT huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Năm 1997, ông giữ chức Phó giám đốc Sở NN-PTTN tỉnh Sóc Trăng. Với những đóng góp cho ngành Nông nghiệp, kĩ sư Hồ Quang Cua và nhóm nghiên cứu của ông đã nhận được 7 Huân chương Lao động của Chủ tịch nước, 2 giải thưởng Bông lúa vàng của Bộ NN-PTNT, đạt hạng Nhất trong tất cả các cuộc thi trong nước, được Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO) chứng nhận thành tựu. Về giải thưởng cá nhân, kĩ sư Hồ Quang Cua 2 lần vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề cử là đại biểu dự Vinh quang Việt Nam (năm 2014 và 2017). Năm 2011, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và năm 2012 được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động."

    Nguồn: Gạo Phương Nam

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline