1. Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt là gì? Vậy cách gọi nào là đúng?
Hiện nay, có bao nhiêu loại gạo lứt nào trên thị trường? Và công dụng của chúng đối với sức khỏe chúng ta như thế nào?
Hôm nay, Gạo Phương Nam sẽ giúp bạn trả lời tất cả các thắc mắc trong bài viết sau đây: Lúa thu hoạch trên ruộng được chế biến thành gạo lứt sau khi loại bỏ trấu. Sau khi bóc vỏ, một số mô bên ngoài như vỏ, lớp aleurone và mầm vẫn còn sót lại . Lớp mô bên ngoài nói trên giàu chất dinh dưỡng và nhiều vitamin , khoáng chất , chất xơ hơn gạo trắng nên gạo lứt luôn được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe [1] .
1.1 Cách đọc đúng chữ "Gạo Lứt" và "Gạo Lức" của hai miền
Trong ngôn ngữ phía miền Nam của tiếng Việt, thì chữ "Lứt" và "Lức" hai chứ đều đồng âm, đều được đọc là /lɨk/ nên gạo lứt còn được viết là "gạo lức".
Nhưng ngược lại, trong ngôn ngữ phía miền Bắc thì chữ "Lứt" đọc là (/lɨt/) và còn chữ "Lức" đọc là (/lɨk/), hai từ đều có cách đọc khác nhau, nên không thể thay thế. Hay chữ gạo "Nứt" do ngôn ngữ ảnh hưởng bởi khẩu hình miệng nên phát âm chữ "L" thường thay thế bằng chữ "N" cho dễ dàng phát âm và trao đổi.
1.2 Gạo lứt, Gạo lức, Gạo nứt là gì?
Từ thời ông cha ta, gạo lứt được xem là một trong những món ăn truyền thống và cám gạo trong gạo lứt là thành phần duy nhất mà gạo trắng không có. Hạt gạo lứt có ba thành phần bao gồm: lớp cám bên ngoài hạt gạo, phôi hạt gạo và lớp tinh bột bên trong.
Để tạo ra hạt gạo lứt đầy dinh dưỡng, đẹp đẽ và sáng bóng đến tay người tiêu dùng thì hạt lúa phải trải qua một quy trình xay xát lúa gạo tỉ mỉ và bài bản, tách bóc vỏ trấu bên ngoài của hạt lúa, nhưng vẫn giữ lại được lớp cám mỏng bên ngoài hạt gạo và được gọi là Gạo lứt.
Tuy lớp vỏ cám bên ngoài hạt gạo chỉ chiếm có 10% thành phần hạt, nhưng lại chiếm tới 65% những chất có giá trị dinh dưỡng, vitamin, chất xơ và các khoáng chất như magiê, mangan, phốt pho, glucid, glutten,... có bên trong lớp cám.
2. Thành phần dinh dưỡng có bên trong hạt gạo lứt
Lúa thu hoạch trên ruộng được chế biến thành gạo lứt sau khi loại bỏ trấu. Sau khi bóc vỏ, một số mô bên ngoài như vỏ, lớp aleurone và mầm vẫn còn sót lại . Lớp mô bên ngoài nói trên giàu chất dinh dưỡng và nhiều vitamin , khoáng chất , chất xơ hơn gạo trắng nên gạo lứt luôn được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe
Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trên 100 g (3,5 oz)
- Calo (Calories): 216
- Chất xơ (Fiber): 3,5 gram
- Cacbon (Carb): 44 gram
- Chất đạm (Protein): 5 gram
- Chất béo (Fatty acid): 1,8 gram
- Vitamin B3 (Niacin): 15% RDI
- Vitamin B1 (Thiamin): 12%
- Vitamin B5 (RDI Axit pantothenic): 6%
- Vitamin B6 (RDI Pyridoxine): 14%
- RDI Magiê: 21%
- RDI Kẽm: 8%
- RDI Sắt: 5%
- RDI Đồng: 10%
- RDI Photpho: 16%
- RDI Selen: 27%
- RDI Mangan: 88% RDI
Những thành phần dinh dưỡng có bên trong hạt gạo lứt
3. Gạo lứt có mấy loại? Cách phân loại gạo lứt
3.1 Phân loại Gạo Lứt theo tính chất
Ở mục phân loại gạo lứt theo tính chất thì gạo lứt được chia thành hai loại đó là gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp.
- Gạo lứt tẻ: Bao gồm các loại gạo lứt của gạo trắng thông thường (nghĩa là lúa của gạo trắng ta chỉ xay bỏ lớp vò trấu), gạo lứt Huyết Rồng, gạo lứt đỏ, gạo lứt tím, gạo lứt đen.
- Gạo lứt nếp: Gồm gạo nếp than, gạo lứt của giống Nếp cái hoa vàng, nếp ngỗng,… Gạo lứt nếp rất dẻo và mềm nên thường được sử dụng để nấu xôi, chè, làm bánh, nấu rượu nếp,...
3.2 Phân loại Gạo Lứt theo màu sắc
Gạo lứt thường có 3 màu chính là trắng ngà, đỏ và đen. Màu sắc của gạo do lớp vỏ cám bên ngoài quyết định. Cụ thể:
- Gạo lứt trắng
Đây là loại gạo được sản xuất nhiều nhất, thích hợp với nhiều đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng.
- Gạo lứt đỏ
Gạo lứt đỏ thường có màu nâu đỏ do thành phần gạo chứa nhiều chất sắt sinh học giúp bổ máu và phục hồi sức khỏe nhanh.
Mầm gạo lứt đỏ chứa chất GABA (Gama Amino Butyric Acid), đây là chất giúp giảm nhẹ bệnh mất trí nhớ, làm lành tổn thương ở gan và thận trong thời kỳ đầu, giảm bệnh cao huyết áp, tiểu đường... (Chất GABA sẽ tăng lên 10 lần cùng lúc với mầm gạo trở mình để mọc khi ngâm trong nước 22 tiếng đồng hồ trước khi nấu).
Gạo lứt đỏ chứa 10% chất đạm (protein), Vitamin A, Vitamin nhóm B, chất xơ, lipit,... ở lớp vỏ cám. Loại gạo này thích hợp cho những nhốm người ăn theo phương pháp thực dưỡng OHSAWA, và những người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người mắc bệnh tiểu đường, người cao huyết áp, người ăn chay,...
- Gạo lứt tím than
Gạo lứt tím than (gạo lứt đen) có chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe, đồng thời rất ít đường. Bên cạnh đó, gạo lứt tím than còn chứa nhiều vitamin thiết yếu như B1, B6, B12 với các tính năng đã được biết: Kháng viêm và an thần.
Mầm gạo: chứa Gaba có công dụng dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa stress, phục hồi trí nhớ trong trường hợp bệnh Parkinson, giúp lành các tổn thương ở gan và thận.
Lớp vỏ gạo lứt tím than cung cấp cellulose giúp nhuận trường, tiêu độc, ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch
4. 9+ lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe người sử dụng
Nhờ vào lớp cám mỏng bên ngoài hạt gạo đã giữ được nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các axit béo không bão hòa,... nên gạo lứt được chọn để hỗ trợ và điều trị các chứng bệnh thường mắc phải như thiếu vitamin, chảy máu mũi, khó tiêu, giảm cân, tiểu đường, điều hoà huyết áp, xơ vữa mạch máu, bệnh về tim mạch... Ngoài ra, nó cũng có vai trò như một chất kích thích sự thèm ăn, chất làm dịu, làm se vết thương hoặc làm thuốc bổ. Vì vậy, gạo lứt thường được sử dụng rộng rãi cho những bữa ăn hằng ngày.
4.1 Gạo lứt giúp giảm cholesterol xấu trong máu
Gạo lứt nguyên hạt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, làm giảm sự tích tụ các mảng bám động mạch và giảm nguy cơ bệnh tim và cholesterol máu cao.
Hơn nữa, tinh dầu trong gạo lứt cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL).
Ngoài ra, gạo lứt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Cụ thể hơn, chất xơ trong gạo lứt giúp giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch.
4.2 Gạo lứt giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mãn tính
Việc sử dụng gạo lứt để thay thế gạo trắng giúp tránh khỏi tình trạng lượng đường huyết trong máu thay đổi một cách đột biến, do trong gạo lứt có chỉ số lượng đường huyết thấp và được hấp thụ chậm.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần gạo lứt có chứa nhiều axit phytic, polyphenol, chất xơ và dầu, cũng như lượng tinh bột của gạo lứt chuyển hoá thành đường thấp hơn 23,7% so với gạo trắng thông thường. Nên gạo lứt mang nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và bệnh tăng đường huyết hơn gạo trắng thông thường.
4.3 Gạo lứt hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư
Gạo lứt chứa một lượng đáng kể các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và khả năng chống lại các tác nhân lây nhiễm. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh và lão hóa.
4.4 Gạo lứt giúp cải thiện cân nặng dễ dàng hơn
Gạo lứt giúp bạn cải thiện cân nặng một cách dễ dàng hơn bao giờ hết
Do trong thành phần gạo lứt có chứa chất mangan giúp cho quá trình trao đổi chất ổn định trong cơ thể và cải thiện hoạt tính enzyme oxy hóa giúp cho cải thiện cân nặng dễ dàng hơn (tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng năm 2008).
Các hàm lượng chất xơ của gạo lứt giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, vì nó làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn nhiều. Gạo lứt là sự bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn uống hàng ngày cho những người tìm kiếm hoạt động đều đặn của ruột.
4.5 Gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Hệ miễn dịch như một lá chắn, có vai trò then chốt giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng từ bên ngoài, giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, đặc biệt là trong bối cảnh các bệnh dịch và các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, gạo lứt được xem là một loại thực phẩm rất giàu vitamin, khoáng chất và hợp chất phenolic thiết yếu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, cũng như tăng cường khả năng chống lại các tác nhân lây nhiễm từ bên ngoài.
Ngoài ra, gạo lứt còn giúp ngăn ngừa thơn thương do các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh và lão hóa nhờ vào đặc tính chống oxy hoá.
4.6 Gạo lứt giúp tăng cường cho xương chắc khoẻ
Magie là một trong những thành phần vô cùng quan trọng có trong gạo lứt (226gram gạo lứt đã đủ cung cấp 21% nhu cầu magie hàng ngày) giúp cho xương và răng chắc khoẻ.
Ngoài ra, magie còn là chất cần thiết cho quá trình chuyển hoá vitamin D để cơ thể dễ dàng hấp thụ lượng canxi nhiều hơn, giúp hỗ trợ xương ngăn ngừa các bệnh như rạn xương, viêm khớp, loãng xương và nhất là tình trạng khử khoáng xương.
4.7 Lợi ích của gạo lứt đối với đường tiêu hoá
Hàm lương chất xơ bên trong gạo lứt không hoá tan giúp hỗ trợ đường tiêu hoá hoạt động tốt hơn, giúp chu chuyển đường ruột dễ dàng hơn. Ngoài ra, giúp giảm mắc các bệnh về táo bón, khó tiêu,... cũng như bệnh trĩ.
Đối với những người mắc bệnh celiac, thì gạo lứt có thể được xem là chế độ ăn dinh dưỡng không chứa chất protein gluten, giúp cải thiện được sức khoẻ, giảm cân và tăng năng lượng.
Ngoài ra, lớp lứt bên ngoài hạt gạo còn chứa một lượng lớn chất mangan, chất này giúp hỗ trợ đường ruột để tiêu hoá chất béo. Và tạo điều kiện.
Lưu ý: Khi ăn gạo lứt, người sử dụng nên uống nhiều nước lọc để chất xơ phát huy được hết tác dụng cho đường tiêu hoá.
4.8 Tác dụng của gạo lứt đối với hệ thần kinh
Lợi ích của gạo lứt đối với sức khoẻ hệ thần kinh của con người
Gạo lứt chứa rất nhiều vitamin thiết yếu và các khoáng chất cần thiết đối với hệ thần kinh con người, cũng như sức khoẻ người sử dụng. Trong đó, các vitamin và khoáng chất chủ yếu có trong gạo lứt như:
Thành phần Mangan có trong gạo lứt
Gạo lứt giúp cung cấp khoảng 80% mangan trong 1 chén gạo lứt. Mangan giúp hỗ trợ tổng hợp axit béo và các hormone cần thiết cho hệ thần kinh trong cơ thể.
Mangan cũng giúp cân bằng dưỡng chất canxi trong cơ thể, điều khiển hoạt động của hệ thần kinh
Ngoài ra, mangan còn có lợi cho hệ thống sinh sản của cơ thể.
Thành phần Vitamin B có trong gạo lứt
Vitamin B giúp cho não và hệ thống thần kinh trong cơ thể hoạt động tốt nhất thông qua việc tăng cường trao đổi chất trong não.
Thành phần Vitamin B có trong gạo lứt
Vitamin E: Phòng ngừa một số bệnh thần kinh do tổn thương oxy hóa gây ra. Có thể xem, khả năng chống oxy hóa của gạo lứt phải xếp vào hạng siêu sao
4.9 Lợi ích của gạo lứt đối với sức khoẻ của trẻ em
Gạo lứt cung cấp cho trẻ một lượng chất dinh dưỡng dồi dào giúp cơ thể bé khỏe mạnh, sức đề kháng cũng được tăng lên.
Ngoài ra, bên trong thành phần gạo lứt rất dồi dào Canxi và vitamin B để giúp cho cơ thể bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não, và giúp cho xương chắc khoẻ.
Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt giúp tăng cường quá trình tiêu hóa của bé tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng bệnh táo bón ở trẻ em.
Bạn có thể yên tâm xay gạo lứt để nấu cháo hoặc nấu bột cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi.
5. Những điều cần lưu ý khi ăn gạo lứt
5.1 Tác dụng phụ của gạo lứt
Thạch tín (asen) có tự nhiên trong đất và các thực phẩm như gạo, rau và các loại ngũ cốc khác có chứa asen. Gạo lứt chứa 80% asen vô cơ vì nó có lớp mầm, giữ lại một lượng asen vô cơ đáng kể. Vì vậy, nên ăn gạo lứt với số lượng ít hơn gạo trắng.
5.1 Nên ăn bao nhiêu gạo lứt mỗi ngày?
Người lớn khỏe mạnh nên ăn 1/2 cốc đến 1 cốc gạo lứt mỗi ngày.
5.3 7+ nhóm người không nên ăn gạo lứt
Gạo lứt mặc dù có nhiều lợi ích về dinh dưỡng cho người sử dụng, nhưng gạo lứt không phải là phù hợp cho tất cả mọi người. Có 7 nhóm người nên hạn chế ăn hoặc nên tránh xa gạo lứt là tốt nhất, bao gồm:
- Người có chức năng tiêu hóa kém.
- Tìm thấy hoạt chất chống ung thư từ thực vật
- Người thiếu hụt canxi hoặc sắt.
- Người mắc bệnh về gan.
- Phụ nữ có thai.
- Người lao động nặng, thanh thiếu niên trong tuổi dậy thì.
- Người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ.
6. Các thực phẩm, món ăn được chế biến từ gạo lứt
Gạo lứt ngày nay có rất nhiều cách chế biến như: Nấu thành cơm, được xay ra để làm bánh, làm bún, phở, cơm gạo lứt ăn liền với rong biển, các món cơm cuộn được làm từ gạo lứt và nếp lứt, gạo lứt sấy và rong biển…
Với Nếp than thì chúng ta có thể dùng để làm thành rượu gọi là rượu nếp than hay còn được gọi là rượu nếp cẩm, loại rượu này có giá trị dinh dưỡng rất cao và thưởng được sử dụng vào dịp tết cổ truyền của người Việt Nam.
7. Gạo Lứt Giá Bao Nhiêu 1kg?
Các sản phẩm Gạo lứt của Phương Nam có mức giá thành rất đa dạng, đáp ứng được cho mọi nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
Đặc biệt, có các sản phẩm giá từ tầm trung đến tầm cao cho khách hàng thoải mái lựa chọn.
Giá Gạo lứt của Phương Nam có mức giá dao động từ 40.000 đồng/kg đến 80.000 đồng/kg. Đây là giá cơ bản và có thể thay đổi tùy theo vùng miền, thị trường cụ thể, và điều kiện thị trường trong từng thời điểm khác nhau.
Bảng Giá Gạo Lứt Của Gạo Phương Nam
Giá Gạo Lứt Tím Than Sóc Trăng có mức giá dao động khoảng 40.000 đồng/1kg, đối với túi 2kg hút chân không thì sẽ có giá khoảng 80.000đồng/1kg.
Giá Gạo Lứt Đỏ Sóc Trăng có mức giá dao động khoảng 40.000 đồng/1kg, đối với túi 2kg hút chân không thì sẽ có giá khoảng 80.000đồng/1kg.
Giá Gạo Lứt Đỏ Điện Biên- Túi 1kg hút chân không có giá khoảng 40.000đồng/1kg
Giá Cơm Gạo Lứt Tím Ms Slim - Túi 135g có mức giá khoảng 120.000đ
Giá Bột Gạo Lứt Mè Đen- Túi 320g có mức giá khoảng 55.000đ
Giá Bún Gạo Lứt- Túi 500g có mức giá khoảng 55.000đ
8. Mua Gạo lứt ở đâu chính hãng, giá sỉ?
Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực nông sản lúa- gạo, Phương Nam là một công ty uy tín và được biết đến như một nhà cung cấp đáng tin cậy trong ngành. Công ty cung cấp một loạt các sản phẩm đa dạng từ gạo lứt đến các sản phẩm chế biến từ gạo như cơm Ms Slim, bột gạo lứt, bún gạo lứt và nhiều sản phẩm khác như
- Gạo lứt ST đỏ
- Gạo lứt ST tím than
- Gạo nếp than
- Nếp cẩm Tây Bắc
- Gạo lứt đỏ Điện Biên
8.1 Top 3+ Cửa hàng Gạo Lứt chính hãng giá sỉ tại TPHCM
Đúng vậy, để mua được gạo lứt đỏ chính hãng và đảm bảo chất lượng, việc chọn lựa cơ sở bán gạo uy tín là rất quan trọng. Các cơ sở có thương hiệu và uy tín thường cam kết về nguồn gốc sản phẩm cũng như chất lượng của gạo.
Trang chủ của Gạo Phương Nam là một lựa chọn tốt để mua gạo lứt. Bằng cách mua trực tiếp từ nhà sản xuất, bạn có thể đảm bảo được nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Hơn nữa, đôi khi họ cũng có các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua hàng trực tiếp tại 3 Cửa Hàng Gạo Lứt tại TPHCM như sau:
Cửa Hàng Gạo Lứt Quận 10: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
Cửa Hàng Gạo Lứt Quận 9: 16 đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), Khu Phố 5, Phường Phước Long B, TP.Thủ Đức (Quận 9 cũ)
Cửa Hàng Gạo Lứt Quận 3: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Ngoài ra, hệ thống 99+ đại lý phân phối của Phương Nam tại khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.
8.2 Thông Tin Đặt Hàng Mua Gạo Lứt Giá Sỉ
Hotline: 0909 34 99 88 (Zalo) - 0902 58 7171 (Zalo)
Website: https://gaophuongnam.vn/
Đặt hàng Online: https://gaophuongnam.vn/gao-lut