Bánh Tét là gì? Cùng tìm hiểu cách làm bánh Tét ngon cho dịp Tết Nguyên Đán

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Bánh Tét là gì? Cùng tìm hiểu cách làm bánh Tét ngon cho dịp Tết Nguyên Đán
Ngày đăng: 20/12/2023 02:12 PM

    Trong nét văn hoá Việt Nam, ngoài hình ảnh bánh chưng, bánh dày mang đậm màu sắc ngày Tết thì ở miền Nam, bánh Tét cũng là một món ăn quen thuộc và thường thấy mỗi khi Tết đến xuân về. Vậy bánh Tét mang ý nghĩa gì? Bánh Tét là gì và đóng vai trò gì trong mâm cỗ ngày Tết? Cạnh đó, cùng tìm hiểu thêm cách làm bánh Tét tại nhà đơn giản cho dịp Tết thêm phần ý nghĩa.

    Hình ảnh bánh tét trong văn hoá dân gian

    Bánh Tét là gì?

    Bánh tét, một biểu tượng ẩm thực truyền thống của Miền Nam Việt Nam, là chiếc bánh trụ dài được bọc trong lá chuối và làm từ gạo nếp thơm ngon. Bánh tét thường có hai loại nhân: nhân mặn gồm đậu xanh và thịt mỡ, cũng như nhân ngọt từ chuối

    Tên "bánh tét" xuất phát từ cách ăn độc đáo của nó. Bánh được gói thành hình trụ bằng lá chuối, sau đó được quấn chặt bằng dây lạc tre để giữ hình dạng. Trong lúc ăn, người ta thường mở bánh ra và sử dụng chính dây lạc đó để cắt bánh, được gọi là "tét bánh," từ đó tên gọi "bánh tét" ra đời. Mặc dù tên gọi phổ biến nhất là "bánh tét," nhưng còn một tên gọi khác là "bánh Đòn."

    Do đó, khi bạn nghe đến "bánh Đòn," hãy liên tưởng ngay đến hình ảnh của chiếc bánh tét truyền thống, đặc biệt trong dịp Tết

    Bánh Tét là gì

    Nguồn gốc bánh Tét trong văn hoá Tết Nam Bộ

    Nếu Tết miền Bắc có hình ảnh bánh chưng xanh gắn liền với tích "bánh chung bánh dày" thì bánh Tét ở miền Nam cũng phần nào mang hơi thở dân gian như bánh chưng. Nếu phần lớn miền Bắc mọi người sẽ cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng được nấu và những ngày trước Tết thì trong miền Nam, cả nhà sẽ cùng thức chờ nồi bánh Tét bên đốm lửa hồng.

    Cả nhà cùng gói bánh tét vào cuối năm

    Các chuyên gia nghiên cứu văn hóa đưa ra giả thuyết rằng, bánh Tét thường dùng tại miền Nam Việt Nam trong ngày Tết có thể là kết quả của quá trình giao lưu văn hóa giữa người Việt và người Chăm, hoặc có thể là sự kế thừa từ những giá trị của thế hệ tiền nhân.

    Khi người Việt mở rộng vùng đất ở miền Nam, họ tiếp thu yếu tố tín ngưỡng từ văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng thờ thần lúa. Điều này dẫn đến việc tạo ra bánh tét như chúng ta biết ngày nay.

    Trong truyền thống của miền Nam, có một câu chuyện về nguồn gốc và ý nghĩa của bánh tét. Theo đó, trong một cuộc chiến với quân Thanh, vua Quang Trung nhận được một loại bánh hình trụ gói trong lá chuối từ một quân lính. 

    Khi vua thưởng thức, ông cảm thấy rất ngon và hỏi về loại bánh này. Quân lính giải thích rằng đó là loại bánh thường được người vợ gói để cho chồng mang theo khi đi xa, mỗi lần ăn lại làm họ nhớ đến gia đình và quê nhà.

    Bánh tét ​​​​​.

    Vua Quang Trung bị cảm động bởi câu chuyện này và quyết định lệnh mọi người gói và ăn loại bánh này vào dịp Tết, đặt cho nó tên là bánh Tết. Câu chuyện này được coi là nguồn gốc của bánh Tét trong nền văn hóa ngày Tết của Việt Nam.

    Ngoài ra, cách làm bánh Tét cũng đơn giản để mọi người có thể cùng nhau làm. Ngoài tên gọi bánh đòn, bánh Tết, vì đặc trưng của vùng miền, bánh Tết cũng được đọc trại thành "bánh Tét" và trở nên quen thuộc như ngày nay.

    Cách làm bánh tét ngon, đơn giản tại nhà cho mâm cỗ Tết

    Trong thời đại ngày nay, khi mọi người đều dành nhiều thời gian cho công việc và đời sống cá nhân, việc mua bánh tét gói sẵn trở thành một lựa chọn phổ biến. Bánh tét mua từ cửa hàng thường có hình thức bắt mắt và hương vị thơm ngon, tuy nhiên, việc đảm bảo chất lượng nguyên liệu sử dụng cũng là mối lo ngại của nhiều người.

    Tuy nhiên, cách làm bánh tét không hề khó như bạn nghĩ, chỉ cần một chút khéo léo là bạn có thể tạo ra những chiếc bánh đều tay, xanh mướt và bắt mắt. Việc tự làm bánh tét tại nhà không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh mà còn mang đến không khí đón Tết tràn ngập niềm vui và ấm áp cho gia đình trong những ngày cuối năm

    Bánh tét ngon

    Nguyên liệu để làm bánh Tét

    Nguyên liệu làm bánh Tét

    Cách làm bánh Tét

    Chuẩn bị nếp cái hoa vàng

    Bước đầu tiên, vo sơ gạo nếp cái hoa vàng và đặt vào một bát lớn ngâm trong nước khoảng 8 tiếng để gạo nở mềm. Sau đó, dùng rổ để vớt gạo nếp, để cho nước dư chảy đi và rắc đều 4g muối vào. Đây là một mẹo đơn giản giúp gạo nếp thấm vị hơn, từ đó làm cho bánh tét khi nấu chín có hương vị đậm đà hơn.

    NGâm nếp cái hoa vàng

    Chuẩn bị đậu xanh

    Sau đó, hãy làm sạch vỏ của đậu xanh và đặt vào một bát lớn ngâm trong nước khoảng 4 tiếng để đậu xanh nở mềm. Sau thời gian đó, dùng rổ để vớt đậu xanh, để cho nước dư chảy đi và thêm 4g muối vào, sau đó xóc đều.

    Ngâm mềm đậu xanh

    Chuẩn bị Lá chuối và dây buộc

    Tiếp theo, đặt lạt tre vào nước ngâm trong khoảng 8 tiếng để làm cho chúng mềm. Sau đó, hãy xé lạt tre thành những sợi dài, có chiều ngang khoảng 0,5cm.

    Sau khi ngâm lạt tre trong nước để chúng mềm và dễ gói hơn, bạn tiến hành rửa sạch lá chuối. Tước bỏ phần sống lưng lá và chia lá chuối thành những miếng dài khoảng 60cm, cuộn lại thành cuộn nhỏ. Lưu ý, cần nhẹ nhàng để tránh làm rách lá chuối.

    Bắc một nồi nước, thêm 1 muỗng cà phê muối, đun sôi. Cho lá chuối vào nước, chần sơ qua và vớt ra ngay. Quá trình này giúp lá chuối trở nên mềm mại, làm cho việc gói bánh tét trở nên dễ dàng hơn

    Sơ chế lá chuối gói bánh tét

    Một lưu ý trong cách làm bánh Tét ngon, nên sử dụng những lá chuối tươi và xanh, loại bỏ kỹ lá vàng, khi rửa sạch nên phơi nắng để lá chuối khô hẳn tránh tình trạng bị mốc. Tiếp đó mới luộc để lá chuối xanh hơn.

    Chuẩn bị thịt heo ba chỉ

    Tiếp theo, hãy rửa sạch và cắt thịt ba chỉ thành những miếng dài (khoảng 10 – 12cm) với chiều ngang khoảng 2cm.

    Để làm nhân thịt cho bánh tét, bạn đặt thịt vào một tô lớn, thêm 4g hạt nêm và 1g hạt tiêu, sau đó trộn đều và ướp trong khoảng 30 phút.

    Ướp gia vị thịt heo

    Cách gói bánh tét

    Tiếp theo, bạn bàn lá chuối lên một bề mặt phẳng như mâm, khay hoặc mặt bàn sạch. Xếp 2 miếng lá chuối cạnh nhau, giữ nguyên hình tàu lá chuối ban đầu khi chưa rọc, và xếp thêm 1 miếng vào giữa.

    Sau đó, đặt 200g gạo nếp vào giữa lá chuối và phân phối một lớp mỏng gạo theo chiều ngang. Tiếp theo, thêm 100g đậu xanh. Chú ý rằng, lớp đậu xanh phải ít hơn lớp gạo và nằm gọn bên trong lớp gạo trắng.

    Tiếp theo, đặt 1 miếng thịt ba chỉ lên trên đậu xanh để tạo thành nhân, sau đó thêm 1 lớp đậu xanh (100g) và 1 lớp gạo nếp (200g). Quan trọng nhất là phải chú ý để gạo phủ đều lên toàn bộ phần nhân đậu xanh và thịt.

    Cách làm bánh tét

    Sau đó, gói lớp lá chuối ở giữa để giữ hình dáng của lớp gạo, tiếp theo sử dụng 2 lớp lá chuối bên ngoài để cuộn chặt lại. Gấp mép ở cả hai bên để tạo thành một chiếc bánh hoàn chỉnh. Trong quá trình cuộn lá chuối và gấp mép, hãy chắc chắn thực hiện chặt tay để đảm bảo bánh chặt và có hình dáng đẹp.

    Cách làm bánh Tét

    Cuối cùng, sử dụng lạt để buộc cố định bánh theo chiều dọc và chiều ngang để hoàn thành quá trình gói bánh tét

    Buộc lạt cố định bánh tét

    Cách nấu bánh Tét

    Tiếp theo, đặt lá chuối vào đáy của một nồi lớn, sau đó từ từ đặt các chiếc bánh tét (theo chiều dọc) vào nồi. Hãy đảm bảo rằng bánh tét được xếp gọn. Đổ nước sao cho nước ngập phủ hoàn toàn bánh, sau đó bắt đầu quá trình luộc trong vòng 8 tiếng liên tục để bánh chín mềm.

    Cách nấu bánh tét

    Để đảm bảo bánh chín đều, khi nước trong nồi đã sôi, hãy giảm lửa xuống và tiếp tục luộc bánh với lửa vừa. Sau khi hoàn thành thời gian luộc, vớt bánh ra khỏi nước, để ráo nước và nguội dần.

    Có thể bạn quan tâm
    » Nên chọn loại nếp gói bánh Tét nào? 
    » Cách gói bánh chưng truyền thống bằng lá chuối
    » Nét văn hoá ẩm thực ngày Tết 

    Những mẹo nhỏ trong cách làm bánh Tét ngon

    Để bánh tét sau khi luộc trở nên mềm, dẻo và có màu xanh bắt mắt, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản như sau:

    Khi đã nấu được 1.5-2 tiếng, hãy vớt bánh ra khỏi nước, đặt ngược đầu bánh và tiếp tục luộc để đảm bảo bánh chín đều.

    Khi đã nấu được ½ thời gian, hãy vớt bánh ra ngoài và rửa qua với nước lạnh. Sau đó, thay nước mới trong nồi và đặt bánh vào tiếp tục quá trình luộc.

    Hãy chú ý châm nước thường xuyên để đảm bảo nồi nước không bị cạn trong suốt quá trình nấu.

    Sau khi bánh tét đã luộc chín, hãy vớt ra và rửa lại bằng nước lạnh. Sử dụng tay lăn tròn nhẹ nhàng để làm cho bánh trở nên đẹp mắt.

    Ngoài ra, có thể thêm nhân trứng muối, lạp xưởng vào trong bánh Tét để tăng hương vị. Có thể sử dụng thêm lá dứa, lá cẩm, gấc, hoa đậu biếc để tạo thêm nhiều màu sắc bắt mắt cho bánh Tét ngày Tết. 

    Bánh Tét ngũ sắc

    Thông tin tham khảo từ thầy Hoàng Linh – Giảng viên Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) hướng dẫn

    Một số câu hỏi thường gặp về cách làm bánh Tét

    Làm sao để bánh tét có màu xanh

    Để tăng thêm màu xanh cho bánh, có thể sử dụng thêm lá dứa khi ngâm nếp để bánh có thêm màu xanh tự nhiên

    Ngâm nếp vào lá dứa

    Lá dong có sử dụng để gói bánh tét được không?

    Được, có thể sử dụng lá dong để gói bánh Tét. Tuy nhiên, phần lớn mọi người hay sử dụng lá dong để gói bánh chưng và lá chuối để gói bánh tét

    Lá dong

    Nên chọn lá chuối nào để gói bánh Tét?

    Theo kinh nghiệm từ những người chuyên bán lá chuối gói bánh, dù chuối có nhiều loại, nhưng chỉ lá từ cây chuối sứ và chuối hột hay chuối chát mới thích hợp để sử dụng trong việc gói bánh. Điều này là do lá của các loại chuối khác thường bị giòn và dễ rách, khiến cho nước dễ thấm vào trong quá trình nấu. Kết quả là, khi ăn bánh, thường có vị hơi chát và màu sắc của bánh trở nên không đẹp mắt.

    Lá chuối gói bánh Tét

    Bánh tét nấu mấy tiếng?

    Nếu sử dụng nồi nhôm trên bếp củi, thời gian luộc sẽ dao động từ 6 đến 8 đến 10 tiếng, phụ thuộc vào số lượng và kích thước bánh mà gia đình bạn đang gói.

    Khi sử dụng nồi cơm điện để luộc 1-2 cặp bánh tét cùng một lúc, quá trình này mất khoảng 4-5 tiếng.

    Nếu bạn chọn nồi áp suất, thời gian cũng sẽ dao động trong khoảng 4-5 tiếng, tùy thuộc vào dung tích của nồi. Trong quá trình luộc, bạn sẽ cần mở nắp nồi để thêm nước và lật bánh.

    Với nồi điện công nghiệp có dung tích lớn, khi luộc một lượng bánh lớn, thời gian trung bình có thể kéo dài từ 6-10 tiếng

    Luộc bánh tét

    Cách làm bánh tét mau chín?

    Một số gia đình đã thử nghiệm việc thêm nước cốt chanh vào nước luộc bánh hoặc ngâm gạo với nước tro để tạo môi trường kiềm, giúp bánh nhanh chín và mềm mại hơn. Một phương pháp phổ biến khác là hòa tan baking soda vào nước luộc bánh để làm cho bánh nhanh nhừ hơn.

    Cách nấu bánh tét mau chín

    Gạo nếp nào gói bánh tét ngon nhất?

    Nếp cái hoa vàng, do hạt tròn mẩy, đều nhau và có mùi rất thơm đặc trưng của đồng lúa chín nên sẽ cho bánh có mùi thơm hơn. Đặc biệt, cơm nếp khi chín có độ mềm dẻo nhất định, giúp bánh Tét thêm phần thơm ngon và hấp dẫn

    Nếp ngon nấu bánh tét

    Ngoài ra, để tăng thêm màu sắc cho bánh Tét, nhiều gia đình có thể sử dụng thêm nếp cẩm Tây Bắc cho những đòn bánh Tét Tết.

    Cách báo quản bánh Tét

    Nếu sử dụng trong thời gian ngắn, có thể để bánh Tét ở nhiệt độ phòng từ 3-5 ngày. Khi ăn xong nên bọc lại phần chưa sử dụng thật kỹ và để nơi khô ráo, thoáng mát

    Nếu sử đụng trong thời gian lâu, cần để bánh trong ngăn đông tủ lạnh gia đình, khi ăn chỉ cần hấp lại hoặc đem chiên, bánh sẽ nóng và mềm ngon trở lại.

    Bảo quản bánh tét

    Hy vọng qua những thông tin chia sẻ, bạn có thể tìm được cách làm bánh Tét ngon cho gia đình vào dịp Tết Nguyên Đán. Ngày nay, việc gói bánh Tét ngày Tết đang dần ít đi do thời gian, công việc bận rộn khiến phong tục này đang dần ít đi. 

    Tuy nhiên, hình ảnh cả gia đình cùng quây quần bên bếp lửa đỏ hồng, những đứa trẻ háo hức cùng phụ giúp chuẩn bị gói bánh đều là những ký ức rất đẹp của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Và những đòn bánh Tét thơm ngon, mềm dẻo trong những mâm cỗ ngày Tết đã dần trở thành một nét văn hoá truyền thống của dân tộc.

    Nguồn: Gạo Phương Nam

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline