Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Ngày lễ Phật Đản là gì?

Ngày lễ Phật Đản (đại lễ Phật Đản hay lễ Phật Đản) còn có tên gọi khác là Đại lễ Vesak, là ngày kỉ niệm 3 sự kiến lớn trong đạo Phật được biết đến là Phật đản sinh, Phật thành đạo và ngày Phật niết bàn. Tuỳ vào hai trường phái riêng là Nam Tông hay Bắc Tông sẽ có quan niệm tổ chức vào hai ngày khác nhau.

Đại lễ Phật Đản là ngày kỉ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỉ thứ VII trước công nguyên theo hình hài của một nhân vật lịch sử. Theo Đại đức Thích Minh Phú, trụ trì chùa Tường Nguyên toạ lạc tại TP.HCM cho biết, Phật Đản còn là ngày mà Đức Phật hiện diện nơi trần thế.

Hình: Đại đức Thích Minh Phú 

Ở trường phái Bắc Tông (phần lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam) tổ chức đại lễ vào ngày 8/4 âm lịch. Còn trường phái Nam Tông sẽ tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch (15/4 âm lịch). Tuy nhiên, tại đại hội Phật giáo thế giới tổ chức ngày lễ này lần đầu tiên tại Tích Lan vào năm 1950, 26 giáo đoàn Phật giáo các nước thành viên đã thống nhất chọn ngày rằm tháng 4  âm lịch hàng năm làm ngày Phật Đản quốc tế.

Đại đức Thích Minh Phú chia sẻ thêm, từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hoá tâm linh thế giới. Đây là ngày mà 3 đại lễ lớn trong Phật giáo hợp lại thành Lễ Tam hợp và gọi với cái tên Vesak (Lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Vì thế, ở nước ta, hiện nay một số tự viện đã tổ chức ngày lễ Phật đản theo Phật Đản quốc tế nhưng cũng có một số nơi tổ chức dịp lễ lớn này theo truyền thống xưa, tức ngày 8/4 âm lịch.

Thượng toạ Thích Tâm Hải - Uỷ viên hường trực Ban Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cho biết, Đức Phật đản sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak (hay Vaiśākha) theo lịch pháp Ấn Độ cổ đại, tương đương với tháng rằm tháng tư âm lịch. Do vậy, đại lễ Phật Đản thường tổ chức trong 1 tuần, kể cả ở Việt Nam, bắt đầu từ ngày mùng 8/4 đến ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm.

Hình: Thượng toạ Thích Tâm Hải 

Thượng tọa Thích Tâm Hải dẫn lời Tổng Thư ký Liên hiệp quốc António Guterres trong Thông điệp nhân Ngày Vesak năm 2021: “Khi tôn vinh sự kiện Đản sinh, Thành đạo và Nhập diệt của Đức Phật, tất cả chúng ta cũng đồng thời được truyền cảm hứng từ những lời dạy của Ngài”, điều đó không phải chỉ dành cho giới Phật tử mà cho tất cả nhân loại.

“Trong thời điểm sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng và sự độ lượng ngày một thu hẹp lại, thông điệp của Đức Phật về bất bạo động và phụng sự tha nhân trở nên thích ứng hơn bao giờ hết”, Thượng tọa Thích Tâm Hải trích thông điệp của Tổng Thư ký Liên hiệp António Guterres phát đi trong Ngày Vesak năm 2019.

Mọi người thường làm gì vào ngày lễ Phật Đản

Trong đạo Phật, đại lễ Phật Đản là ngày rất quan trọng, đặc biệt với những người theo tôn giáo. Đây còn được xem là ngày nghỉ lễ ở một số quốc gia thờ đạo Phật như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nepal, Campuchia, Malaysia...

Vào dịp lễ này, các phật tử thường đến chùa, thực hiện các việc nhằm mục đích vinh danh tam bảo là Phật Pháp và Tăng. Các hình thức diễn ra có thể kể đến như tặng hoa, dâng hương, đọc kinh, nghe thuyết giảng,... đồng thời cũng thực hiện những chuyến đi từ thiện, tặng quà hay phóng sinh nhằm mục đích tạo niềm vui với triết lý hiến dâng sự sống cho muôn loại

Tại một số nước Châu Á, vào ngày Phật Đản, mọi người thường cưu mang lẫn nhau, không để ai bị đói vì nhà nào cũng thường đặt một mâm cơm ở trước cửa và ai cũng được mời ăn. Các phật tử thường ăn chay vào ngày này, người bán hàng ở chợ phần lớn cũng bán đồ chay và hạn chế việc sát sinh trong ngày này...

Ngoài ra, ngoài cử hành các nghi lễ, hoạt động như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật... để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau thì Giáo hội Phật giáo  Việt Nam từ trung ương tới địa phương chỉ đạo tới tăng, ni, Phật tử các địa phương thể hiện sự chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, những người già cả, neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. Các cơ sở tự viện trong tăng cường tổ chức các khóa tu mùa hè, tạo không gian văn hóa lành mạnh cho các đối tượng sinh hoạt những ngày hè bổ ích.  

Thông qua các sinh hoạt chung còn là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, cá nhân an lạc

Ý nghĩa ngày lễ Phật Đản

Như những ngày lễ khác, ngày lễ Phật Đản có một ý nghĩa rất đặc biệt, đặc biệt đối với đạo Phật khi mang lại niềm vui cho nhiều Phật tử. Những người có tâm sẽ dành ra những ngày riêng để làm việc tốt tích đức như từ thiện. Những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được giúp đỡ, chia sẻ niềm vui

Đặc biệt tại một số Quốc gia và ngày lễ Phật đản các hoạt động bán thịt và sát sinh hoặc bán rượu được nghiêm cấm. Điển hình như tại Sri Lanka các cửa hàng giát mổ sẽ được chính phủ nghiêm cấm và bắt buộc phải đóng cửa vào những ngày này.

Các loại động vật như chim, cá, thú hoang, côn trùng cũng được mọi người phóng sinh như là một sự giải thoát. Đây được cho là sự trả tự do cho các con vật bị cầm tù hoặc tra tấn. Trong những ngày này, các loại động vật sẽ hạn chế bị giết mổ nhất có thể và hầu hết sẽ được thả tự do.

Ở các quốc gia khác, người dân sẽ thực hiện các nghi thức của địa phương như ăn chay, niệm phật và làm nhiều điều tốt. Tại các Quốc gia như Ấn Độ hay Nepal mọi người sẽ mặc trang phục màu trắng và lên tịnh xá ăn chay, niệm phật. Còn hầu hết các quốc gia tại Châu Á đều có các lễ hội như thả đèn hoa đăng cầu nguyện, diễu hành xe hoa, thực hiện nghi lễ tụng niệm một cách trang trọng. Tại Hàn Quốc còn tổ chức lễ hội đèn hoa sen diễn ra tại Yeon Deung Hoe.

Thượng toạ Lý Hùng - Ủy viên hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết:

"Ý nghĩa lễ Phật Đản như một thông điệp gửi đến cho toàn thế giới và nhân loại để hiểu giá trị của cuộc sống, sống chân thật, mọi người nên biết yêu thương, quý trọng, giúp đỡ nhau để có cuộc sống hoan hỉ. Mong sao cho thế giới hòa bình, an vui, cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn thể nhân dân và nhân loại".

Hình: Thượng toạ Lý Hùng

Ngày lễ Phật Đản 2023 là ngày nào?

Theo dự kiến, ngày lễ Phật Đản trong năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 02/06/2023 dương lịch (tức ngày 15/4 âm lịch năm Quý Mão). Ngoài ra, những nơi tổ chức ngày Phật Đản vào mùng 8/4 âm lịch sẽ rơi vào ngày 26/05/2023 dương lịch.

Đây là một đại lễ có ý nghĩa nhân văn cao cả, đem lại những hành động đẹp và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cho tất cả mọi người. Chính vì thế Ngày lễ Phật đản rất được coi trọng trong Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung mang đậm màu sắc đời sống tâm linh của mọi người.

Nguồn: Gạo Phương Nam 

Gạo từ thiện là gạo mà các nhà hảo tâm, mạnh thường quân mua để ủng hộ cho những mảnh đời bất hạnh, gửi tặng những người kém may mắn, chùa chiềng... Thông thường gạo dành cho các hoạt động từ thiện sẽ có mức giá ưu đãi nhằm hỗ trợ hành trình lan toả yêu thương đến với nhiều người hơn. 

Hình: Công ty Cổ Phần lương thực Phương Nam giao hàng gạo cúng dường - gạo từ thiện cho chị Thuý 

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

Showroom Quận 9: 16 đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), Phường Phước Long B, Quận 9 (cũ), TP.Thủ Đức, TP.HCM

Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Liên hệ đặt hàng:

Bài viết khác

Tết Âm Lịch 2025 là ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025

Tết Âm Lịch 2025 bắt đầu từ ngày nào, lịch nghỉ Tết 2025 cụ thể ra sao, và ý nghĩa của Tết đối với người Việt là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Tìm hiểu về cúng dường trong Phật Giáo - nét đẹp văn hoá Tôn Giáo

Cúng dường là một hoạt động văn hoá lâu đời ở nhiều đất nước tôn giáo. Vậy cúng dường cụ thể là gì? Cúng dường có phải để đem đem đến phước lành, gieo duyên tốt? Có những loại cúng dường nào? Cùng tìm hiểu nhé

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3