Sản phẩm

Tìm hiểu về cái nôi của nhiều y bác sĩ - Đại học Y khoa Minh Đức

Sự ra đời của đại học Y khoa Minh Đức

Người khai sáng ra Ðại Học Minh Ðức là linh mục Bửu Dưỡng. Xuất thân từ một gia đình quyền quí hoàng tộc sùng đạo Phật, người lại đi tu thành một linh mục công giáo khổ hạnh. Người mất mẹ từ thuở còn thơ trong cảnh một mẹ một con. Người đau buồn đi tìm Mẹ khắp nơi. Vào chùa cũng chẳng thấy. Có người mách bảo Mẹ ở trong nhà thờ. Thế là Người đi tu và tìm lại tình Yêu Thương cao cả nơi Ðức Mẹ. Là một bậc uyên thâm cả Nho Học và Tây Học, Người chủ trương hòa hợp "Ðông Tây, Kim Cổ, Ðạo Ðời" trong việc sáng lập Ðại Học Minh Ðức.

Chữ Minh Ðức ở ngay dòng đầu tiên trong sách Ðại Học (một pho sách trong bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh của Nho Giáo): "Ðại Học Chi Ðạo Tại Minh Minh Ðức, Tại Tân (thân) Dân, Tại Chỉ ư Chí Thiện". Cái đạo (hay con đường) của Ðại Học ở tại chỗ làm sáng cái ÐỨC SÁNG của mình (hay lương tâm của mình), làm mới mình ra mỗi ngày (tức là gắng làm và gắng học cho mình giỏi lên mãi mãi) rồi đi đúng nhịp với Chí Thiện. 

MINH MINH ÐỨC, làm sáng cái Ðức Sáng (Lương Tâm) của mình là bước đầu của người học Ðại Học. TÂN DÂN, làm mới mình lên mỗi ngày là bước thứ hai (dân có nghĩa là mình, chứ không phải là người dân khác). Kế tiếp là phải tiến bộ mãi cho đến chỗ CHÍ THIỆN, đến chỗ rất đúng (chữ Thiện theo nghĩa triết học là Ðúng)

"TẠI CHỈ Ư CHÍ THIỆN" không phải là đến chỗ chí thiện, đạt tới đỉnh vinh quang rồi dừng lại. Mình phải tìm đến chỗ Chí Thiện Rất Ðúng và phải giữ nhịp Rất Ðúng hoài hoài. Trong Kinh Dịch có viết "Thời Hành Tắc Hành, Thời Chỉ Tắc Chỉ, Ðộng Tĩnh Bất Thất Kỳ Thời, Thị Chỉ Dã". nghĩa là lúc phải đi thì đi, lúc phải ngừng thì ngừng, Ðộng hay Tĩnh đều không được mất cái THỜI của nó, nghĩa chữ CHỈ là như vậy. Cho nên "Chỉ ư Chí Thiện" không phải là ngừng ở chỗ Chí Thiện, mà là phải bước đi đúng nhịp với cái Chí Thiện, cái Rất Ðúng hoài hoài.

Trường đại học Y khoa Minh Đức

Ðại học Y Khoa Minh Ðức là một ngôi trường rất độc đáo của Việt Nam. Trường gồm 2 toà nhà nguy nga ở ngay trung tâm thủ đô Sài Gòn. Toà nhà 3 tầng phía trước dùng làm văn phòng, thư viện và giảng đường (đều trang bị máy lạnh) gọi là khu TRÍ TRI. Tòa nhà phía sau 5 tầng gọi là khu CÁCH VẬT dùng làm Cơ Thể Học Viện và các phòng thí nghiệm thực tập. Mặt tiền của trường xây dựng và trang trí theo lối kiến trúc cổ truyền. Hai cổng mái cong lợp ngói màu cánh gián, 2 bên với công trình điêu khắc Long Ly Qui Phượng. Cánh cổng lớn như cổng thành cổ bằng gỗ quí chạm trổ công phu. Cổng bên trái treo hai chữ nho: CHÍNH TÂM, cổng bên phải treo hai chữ nho: TU THÂN. Tường có hình THƯ BÚT đắp nổi, trên có mái ngói.

Tên của Ðại Học Y Khoa Minh Ðức ở ngay dòng đầu trong sách ÐẠI HỌC. Kiến trúc và cách sắp đặt trường sở Ðại Học Y Khoa Minh Ðức là gợi ý của chương đầu tiên trong sách ÐẠI HỌC của NHO GIÁO (tạm dịch như sau):

"Tiên Vương thuở xưa muốn làm sáng cái đức sáng của mình (MINH MINH ÐỨC) trong thiên hạ thì trước phải trị nước (TRỊ QUỐC). Muốn trị nước thì phải Tề Gia. Muốn Tề Gia thì phải Tu Thân. Muốn Tu Thân thì trước phải Chính Tâm. Muốn Chính Tâm thì phải Thành Ý. Muốn Thành Ý thì phải Hiểu Biết đến nơi đến chốn Trí Kỳ Tri.

Biết được đến nơi đến chốn tức TRÍ TRI là nhờ sự đào sâu nghiên cứu mọi việc, mọi vật tức là Cách Vật vậy. Vật có CÁCH được thì mới TRI được TRÍ (sự hiểu biết mới tới nơi), TRI có TRÍ thì Ý mới THÀNH. Ý có THÀNH thì TÂM mới CHÍNH, TÂM có CHÍNH thì THÂN mới TU được.

THÂN có TU thì GIA mới TỀ. GIA có TỀ thì nước mới TRỊ. Nước có TRỊ thì thiên hạ mới BÌNH.

Từ vua cho đến kẻ thứ dân, nhất thiết phải lấy sự TU THÂN làm GỐC, Gốc đã loạn thì Ngọn làm sao YÊN TRỊ được, chỗ dầy mà xử mỏng, chỗ mỏng mà xử dầy thì không bao giờ thành công." Lấy chữ CÁCH VẬT (đào sâu nghiên cứu) đặt tên cho khu các phòng thí nghiệm, lấy chữ TRÍ TRI (hiểu biết thông suốt) đặt tên cho khu thư viện và các giảng đường thì còn có sự ví von nào hàm ý hơn, thông thái hơn được nữa. Hai chữ "CHÍNH TÂM" và "TU THÂN" treo trên 2 cổng ra vào để nhắc nhở cái đạo TU TỀ TRỊ BÌNH cho những người đang học "ĐẠI NHÂN."

Trước sân trường là tượng HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG (bức tượng Lãn Ông to nhất và đẹp nhất Việt Nam) tọa lạc giữa hồ bán nguyệt có hòn non bộ tạo theo những thắng cảnh của Việt Nam như Chùa Non Nước, Vinh Hạ Long ... giữa những bông sen. Sau bức tượng là tấm phù điêu dài đắp nổi hình các tân khoa bác sĩ mặc quốc phục giơ tay thề trước lời tuyên thệ khắc trên một tấm đá cẩm thạch lớn. Tiếp nối là hình các bác sĩ Minh Đức săn sóc bệnh nhân và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Những sinh viên Y khoa Minh Đức

Trên thế giới có những trường nổi tiếng đã từng đào tạo nhiều vĩ nhân cho lịch sử, đa số là những trường quân sự như West Point của Hoa Kỳ, Saint Cyr của Pháp, Hoàng Phố của Trung Hoa. Trong đó có bác sĩ Lương Lễ Hoàng, vị bác sĩ tài hoa trong việc vận dụng đông y và tây y chữa bệnh cho mọi người. Qua đó, ông có lỗi diễn đạt dí dỏm, gần gũi cùng văn phong "y khoa ai đọc cũng hiểu" và là chuyên gia tư vấn sức khoẻ trong nhiều chương trình truyền hình y tế của các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình nổi tiếng.

Đọc thêm: 

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng 

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về Đông Trùng Hạ Thảo

ÐẠI HỌC Y KHOA MINH ÐỨC là trường y khoa độc nhất trên thế giới chú trọng việc trau dồi một tinh thần kỷ luật và đạo đức cho sinh viên. Tinh thần Ðại Học Y Khoa Minh Ðức đã ấn tượng trong tâm hồn họ, dù chỉ sống dưới mái trường Minh Ðức một niên khóa.

Bài viết khác

Tìm hiểu bệnh tiểu đường với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 3)

Những câu hỏi chưa được giải đáp cùng với bác sĩ Lương Lễ Hoàng và một vài giải pháp, thực phẩm cho căn bệnh "thời đại" mang tên bệnh tiểu đường

Tìm hiểu bệnh tiểu đường với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 2)

Sau khi tìm hiểu sơ qua về bệnh tiểu đường, các tác nhân gây nên cùng với bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến những căn bệnh nào? Cùng bác sĩ Lương Lễ hoàng tìm hiểu thêm những câu hỏi liên quan xung quanh về bệnh tiểu đường nhé.

Tìm hiểu bệnh tiểu đường với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 1)

Bệnh tiểu đường ngày nay đang dần trở thành một căn bệnh phổ biến ở nhiều người. Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường xuất phát từ đâu? Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh tiểu đường

Tìm hiểu về bệnh Cao Huyết Áp với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 2)

Sau khi tìm hiểu về bệnh cao huyết áp và những vấn đề xung quanh - liên quan đến bệnh. Hãy cùng bác sĩ Lương Lễ Hoàng trả lời những câu hỏi về bệnh cao huyết áp nhé.

Tìm hiểu về bệnh Cao Huyết Áp với bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Phần 1)

Hiện nay, bệnh cao huyết áp đang được xem là một trong những căn bệnh thời đại và rất nhiều người vướng phải. Vậy bệnh cao huyết áp là gì? Cùng tìm hiểu với bác sĩ Lương Lễ Hoàng nhé.

Vui khoẻ nhờ ăn ngon và ăn no với gạo mầm

Theo bác sĩ Lương Lễ Hoàng, việc ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mỗi người. Tuy nhiên, khoẻ hơn nhờ gạo mầm là chuyện có thật hay không? Khoẻ nhờ ăn no và vui nhờ ăn ngon

Vì sao gạo mầm lại có ích cho người bệnh đái tháo đường ?

Theo nhiều y bác sĩ, gạo mầm rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Trong gạo mầm có chứa rất nhiều hợp chất tốt cho sức khoẻ, tốt cho tim mạch và giúp ổn định đường huyết hiệu quả

Tìm hiểu lý do vì sao gạo mầm tốt cho sức khoẻ

Ngày nay, gạo mầm đang được quan tâm hơn vì mọi người dần ý thức được vấn đề sức khoẻ và lựa chọn thực phẩm sạch. Vậy gạo mầm có gì đặc biệt mà được nhiều y bác sĩ khuyên dùng đến thế

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về Đông Trùng Hạ Thảo

Từ xa xưa, đông trùng hạ thảo là một trong những “liều thuốc bổ” quý hiếm từ thiên nhiên chỉ dành cho vua chúa. Vậy đông trùng hạ thảo có tác dụng ra sao đến sức khoẻ mà nhiều bác sĩ khuyên dùng đến thế? Mua đông trùng hạ thảo chất lượng ở đâu?

MUA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO CHẤT LƯỢNG Ở ĐÂU?

Từ xa xưa, đông trùng hạ thảo được xem là thần dược của sức khoẻ. Thực hư đông trùng hạ thảo là gì? Đông trùng hạ thảo thật sự có tuyệt vời như mọi người nói không? Cùng tìm hiểu nhé.