Sản phẩm

Những món ăn quen thuộc thường thấy trong dịp Tết Trung Thu - ngày rằm tháng 8 âm lịch

Vào mỗi dịp tết trung thu (Rằm tháng 8) là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp, cùng nhau quây quần ngắm trăng, phá cỗ và thưởng thức những món ăn thơm ngon. Nhắc đến ẩm thực của dịp lễ này, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những chiếc bánh trung thu thơm phức, những món bánh dẻo ngọt ngào. Tuy nhiên, mâm cỗ trung thu không chỉ có riêng bánh trung thu, mà còn có nhiều món ăn khác đặc trung của dịp lễ này. Cùng tìm hiểu rõ hơn những món ăn thường thấy trong ngày tết trung thu nhé.

Bánh Trung Thu

Không thể không kể đến món bánh đặc trưng của dịp rằm tháng 8, đây được xem là món ăn quen thuộc và không thể thiếu vào mỗi dịp tết trung Thu. Dưới thời nhà Thanh bên Trung Hoa - một trong những triều đại giàu có và phát đạt nhất, dịp lễ Trung thu là trở thành là ngày lễ gia đình. Mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau làm bánh trung thu, nướng bánh theo ý thích của mỗi người sẽ có những loại bánh mặn, ngọt khác nhau. Có loại bánh chứa đến 4 quả trứng muối tượng trưng cho bốn pha trong mặt trăng. Bánh sẽ được khắc những chữ hay hình tượng gửi đến thông điệp hạnh phúc, thịnh vượng. Theo nhiều năm, bánh trung thu chính thức trở thành biểu tượng cho sự ấm cúng, đoàn viên. Chiếc bánh tròn trịa là hình ảnh của trăng tròn, nhiều loại nhân khác nhau, bánh dẻo và bánh nướng đa dạng, phù hợp cho sở thích của nhiều người khác nhau trong gia đình.

 

Những món ăn từ khoai môn

Theo quan niệm dân gian, khoai môn sẽ giúp diệt trừ những điềm xấu đến với gia chủ, đặc biệt ở những nhà nông, nhiều người tin rằng ăn khoai môn vào dịp Tết Trung Thu mang đến nhiều điều tốt đẹp, vụ mùa sẽ bội thu và có một năm tiếp theo thuận lợi. Đặc biệt, khoai môn thường được chế biến thành món canh, nấu chung với sườn heo hay đuôi heo. Món ăn này cũng khá phổ biến vào mỗi dịp tết Trung thu nhờ hương vị thơm ngon, dễ ăn mà thực hiện lại không quá phức tạp. Tuy nhiên, ngày nay các món ăn đặc trưng của rằm tháng 8 đang dần được phai mờ đi nhưng nhiều gia đình vẫn dùng món canh khoai môn như một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày trung thu.

Những món ăn từ cốm

Không biết bắt nguồn từ khi nào và ở đâu, cốm được xem là một món ăn đặc trưng của dịp Tết đoàn viên này. Một phần là do mùa thu hoạch tốt nhất của cốm rơi vào thời điểm này nên cốm được nhiều người ví là "món quà" mà trời đất đã gửi đến con người nhân dịp lễ Trung thu. Có người nói món ăn từ cốm bắt nguồn từ vùng đồng bằng Bắc bộ, có người lại cho rằng cốm vào dịp tết Trung thu sẽ phổ biến hơn ở miền Bắc và nổi danh không kém gì món bánh trung thu. Những món ăn từ cốm cũng được chế biến khá đa dạng và phong phú như: cốm xào, chả cốm, xôi cốm, bánh cốm... và tuỳ theo sở thích của mỗi gia đình mà món ăn này sẽ được làm theo nhiều cách khác nhau. Theo thời gian, cốm dần trở thành một món ăn quen thuộc trong những mâm cỗ của ngày tết Trung thu, mang ý nghĩa giản dị nhưng cũng rất ấm áp và gần gũi.

Những món ăn từ ngó sen

Trong các bữa cơm gia đình của người Việt, ngó sen là một nguyên liệu quen thuộc của nhiều gia đình, đặc biệt ở dưới miền Tây hay ở Huế. Tuy nhiên, ít ai biết ngó sen còn mang khá nhiều ý nghĩa đặc biệt trong dịp Tết Trung thu. Theo nhiều người, ngó sen biểu tượng cho sự thuận lợi, đầm ấm, niềm vui của gia đình. Dịp Trung thu cũng là mùa ngó sen thu hoạch ở một số nơi, vì thế, món ăn từ ngó sen trở nên phổ biến hơn vào dịp này. Ngó sen không chỉ dùng để làm món gỏi, mà còn có thể làm thành các món xào, ăn lẩu... làm cho mâm cỗ trung thu thêm phần phong phú và ngon miệng.

Chè trôi nước

Hình ảnh từng viên trôi nước tròn trịa là một món ăn tượng trưng cho hình ảnh đẹp của ánh trăng, ấm áp của hạnh phúc gia đình hay đầy đủ tròn đầy cho một mùa bội thu. Đồng thời, chén chè trôi nước cũng hàm chứa những mong mỏi về một mùa bội thu mới. Bánh trôi nước là một món ăn truyền thống trong nền văn hoá ẩm thực Việt Nam từ rất lâu và cũng chứa nhiều hàm ý sâu xa về sự viên mãn. Đến nay, dù có nhiều món ăn thay thế trong dịp lễ Trung thu, món chè trôi nước vẫn là một món ăn không thể thay thế trong các mâm cỗ rằm tháng 8 của nhiều người. Hơn hết, món chè trôi nước rất dễ làm với nhiều nguyên liệu cực kỳ đơn giản, chỉ cần bột nếp, đường, một chút gừng, mè, đậu xanh. Ngoài ra, gạo nếp cái hoa vàng khi đem ngâm trong nước, xay nhuyễn làm thành bột sẽ rất phù hợp làm thành những viên trôi nước mịn màng, trắng trẻo, mềm mại, khiến món chè trôi trở nên ngon miệng hơn.  

 

Trà

Vào dịp tết Trung Thu, ăn bánh uống trà ngắm trăng là một mặc định của nhiều người vào dịp lễ này. Trong nhiều lý giải, khi thưởng thức bánh trung thu, người Việt thường uống thêm trà để cảm nhận rõ hơn được vị ngọt trong bánh và tận hưởng mùi thơm của trà mang lại. Khi uống trà, nhiều người cho rằng họ cảm thấy được sự phức tạp và cầu kỳ của những người tạo ra bánh trung thu, những mùi vị thơm ngon hoà quyện đã đan xen vào bánh. Sự viên mãn của đêm trung thu là sự ngọt ngào của bánh và vị thơm từ trà, khi ăn một miếng bánh, nhấp một ngụm trà kèm theo, vị ngọt dịu của bánh sẽ được đọng lại và kéo dài lâu hơn. Một trong những loại trà phù hợp vào đêm trung thu có thể kể đến trà đông trùng hạ thảo. Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ, là món quà ý nghĩa gửi tặng mọi người mà còn là gia vị không thể thiếu trong mâm cỗ để giúp ngày trung thu trở nên đầy đủ hơn.

 

Tìm hiểu thêm

Qua nhiều món ăn trên, có thể nói, mâm cỗ ngày tết trung thu ngoài bánh với trà cũng còn rất nhiều món ăn phong phú, đa dạng mà lâu nay ít người để ý. Những món ăn này không chỉ làm cho ngày trung thu thêm trọn vẹn mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tâm linh trong đời sống người dân Việt Nam ta.

Mua đông trùng hạ thảo chất lượng biếu tặng gia đình, người thân ở đâu?

Ngoài việc biếu tặng bánh trung thu vào ngày lễ lớn này, biếu tặng trà đông trùng hạ thảo cũng là một món quà không kém phần ý nghĩa gửi đến những người thương yêu. Đặc biệt, đông trùng hạ thảo là một dược liệu quý trong việc bồi bổ sức khoẻ đã được nhiều nhà khoa học, bác sĩ kiểm định.

Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa DKM được nuôi trồng và sấy thăng hoa công nghệ cao tại Da Sar, Lâm Đồng sẽ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời dành đến những người thân yêu. Công ty cổ phần Lương thực Phương Nam (khách hàng hay gọi là gạo Phương Nam) là đại lý phân phối chính hãng của dòng đông trùng hạ thảo thương hiệu DKM, một trong những đơn vị tiên tiến hàng đầu trong việc nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo. Ngoài ra có các sản phẩm khác như đông trùng hạ thảo ngâm mật ong, đông trùng hạ thảo dâu tâyđông trùng hạ thảo actiso mật ong đựng trong hộp 100ml dễ dàng biếu tặng, gửi đến mọi người nhân dịp Tết Trung Thu - tết của tình thân.

 

Quý khách có nhu cầu có thể mua hàng tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717
  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717
  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0902 58 1717
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

  • Websitehttps://gaophuongnam.vn/dong-trung-ha-thao-cao-cap

  • Facebookhttps://www.facebook.com/Dongtrunghathao.DKMGroup

Bài viết khác

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3

Lễ hội Sóc Trăng - Tết Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Giống như Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam, người đồng bào Khmer nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung còn có một dịp mừng năm mới đặc sắc gọi là Tết Chôl Chnăm Thmây