Sản phẩm

Ngày Vía Thần Tài Là Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Cách Cúng Ngày Vía Thần Tài

Trong phong tục tín ngưỡng của người Việt ta thì thần tài là vị thần mang đến tiền bạc và của cải cho gia chủ, do vậy nhiều gia đình đặc biệt là những gia đình kinh doanh buôn bán đều lập bàn thờ, thờ cúng thần tài mỗi ngày. Đặc biệt đến ngày vía Thần Tài thì họ sửa soạn mâm cỗ rất thịnh soạn để cầu cúng nhằm cầu tài lộc, may mắn cả năm. Vậy ngày vía Thần Tài là ngày gì? Ngày vía Thần Tài 2023 là ngày nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng gạo Phương Nam để có câu trả lời nhé!

Vía Thần Tài là gì?

Vía Thần Tài là ngày cúng Thần Tài để tạ ơn ông đã mang lại tài lộc cho gia chủ trong một năm vừa qua và cầu mong may mắn, tài lộc cho năm mới. Ngày vía Thần Tài được chọn vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch (tức mùng 10 Tết Nguyên đán) hàng năm.

Vào ngày vía Thần Tài, nhiều cửa hàng, xí nghiệp, cơ sở buôn bán, người kinh doanh buôn bán sẽ khai trương, mở hàng, bán mì xưa, có nơi còn tổ chức múa lân có ông địa tại cơ sở kinh doanh, nhiều người còn đốt vàng mã.

Trong dịp vía Thần Tài này, nhiều người dân còn tấp nập, đổ xô đi mua vàng vào ngày vía Thần Tài, món cá lóc nướng hay còn gọi là cá lóc vía Thần Tài là món ăn được người dân miền Nam ưa chuộng để cúng Thần Tài trong dịp này, dịp này nhiều người dân ưa chuộng ăn món cá lóc nướng.

Nguồn gốc của ngày vía Thần Tài

Theo một điển tích của Trung Quốc, được ghi chép trong "Sưu thần ký, có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có.

Một hôm, vào ngày mồng 1 Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó về sau, nhà Âu Minh lại nghèo. Người ta đồn rằng, Như Nguyệt chính là thần Tài và lập bàn thờ để thờ.

Một câu chuyện khác, theo truyền thuyết từ xưa, Thần Tài là vị thần sống trên trời, trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán.

May thay, khi Thần Tài đi lang thang ăn xin thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng. Được một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi.

Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn. Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua. May mắn thay, Thần Tài tìm lại được đúng quần áo của mình. Sau khi mặc quần áo, đội mũ nón, thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.

Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Dù chỉ là những câu chuyện truyền miệng, tuy nhiên với những người làm kinh doanh, buôn bán rất coi trọng thờ thần tài, đặc biệt là ngày Vía Thần Tài. Vì vậy, vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người Việt thường đi mua vàng với mục đích cầu tài lộc.

Theo những người mua vàng cho biết tập tục này đã xuất hiện rất lâu trong tín ngưỡng người Việt. Người ta cho rằng vàng là biểu tượng của sự phú quý, tài lộc, mang nhiều may mắn cho ai sở hữu nó.

Chính vì thế mà vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, sau khi cúng Thần Tài, người người, nhà nhà, nhất là những người có công việc kinh doanh buôn bán đều đổ xô đi mua vàng với mong ước một năm mua may bán đắt, phát tài, phát lộc. Bên cạnh đó, ngày này còn là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài đã mang lại tài lộc cho

 gia chủ trong một năm vừa qua. Ngoài ra, người dân mua vàng ngày vía Thần Tài với mong muốn được "đổi vía" - khi có vía của vị Thần Tài lộc sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an. Cho nên bên cạnh việc mua vàng, người dân còn làm mâm cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm để cầu làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Cách cúng ngày vía Thần Tài

Mâm cúng Thần Tài gồm những gì?

Ngày vía Thần Tài cần cúng các lễ vật như:

Bộ tam sên, gồm 3 món: Thịt heo (luộc hoặc quay) 300g, trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) 3 quả và tôm hoặc cua luộc (3 con).

Cá lóc nướng: Cá lóc nướng trui, để nguyên con.

Việc cúng cá lóc nướng trui nguyên con như thế nhằm tưởng nhớ đến cha ông đã từng thiếu thốn trong giai đoạn khai hoang, chẳng màn chuyện ăn cá nguyên con còn vảy. Chỉ quan tâm đến nuôi dưỡng bản thân và đảm bảo được công việc.

Mâm ngũ quả: Gồm các loại quả như cam, táo, xoài, dưa hấu, thanh long,...

Lọ hoa tươi: 1 lọ với những hoa có màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly,...).

Giấy tiền vàng mã: 1 bộ.

Thuốc lá: Cả gói và có 2 điếu thuốc thò đầu ra.

Gạo và muối hột: Mỗi thứ 1 dĩa

Khay vàng giấy: 1 khay 2 bát hương: 2 cây đèn nhỏ, 1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.

Giờ tốt để cúng vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài năm 2022 sẽ rơi vào ngày 10/2/2022 Dương Lịch.

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng Thần Tài nên diễn ra vào buổi sáng hoặc trưa, giờ tốt nhất là vào lúc: 7h - 9h (Mậu Thìn) 11h - 13h (Canh Ngọ) Ngoài ra, gia chủ có thể dâng lễ cúng Thần Tài vào lúc 15h - 17h (Nhâm Thân).

Văn khấn cúng trong ngày vía Thần Tài

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!

Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần

Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền

Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần

Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là:... Ngụ tại:... Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):... Kinh doanh...

Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.

Con cầu xin các ngài phù hộ cho:...

Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty...) ngày càng phát triển.

Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Khấn xong niệm 3 lần: Nam mô măn đô, múc đô NAUM, tố rô tố rô, tỳ huê sồ háp!

Những điều kiêng kị trong ngày vía Thần Tài

Không đặt bàn thờ Thần Tài gần những nơi không sạch sẽ và thiếu sự tôn kính. Những nơi như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, lối đi lại hay nơi phơi đồ…. tuyệt đối không đặt bàn thờ Thần Tài.

Khi cúng Thần Tài, bạn không nên dùng đèn điện, đèn nháy vì theo quan điểm dân gian, dùng loại bóng đèn này có thể sinh ra trường khí không tốt. Thay vào đó, bạn nên dùng đèn dầu hoặc nến ở bàn thờ Thần Tài.

Không đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ: Đông Bắc, hướng Tây Nam

Tránh các trang phục xuề xòa, luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng. Gia chủ nên mặc quần áo nghiêm túc, chỉnh tề khi cúng vía Thần Tài.

Vào ngày cùng Thần Tài này hạn chế không gây cãi lộn đánh nhau, không nói bậy, chửi tục.

Tuyệt đối không đem lộc cúng vía Thần Tài cho người ngoài. Nhiều gia đình có thói quen sau khi thắp hương cúng lễ xong xuôi sẽ chia sẻ lộc, tán lộc cho nhiều người kể cả người ngoài. Tuy nhiên đây là một trong những điều tối kỵ trong ngày vía Thần Tài. Nhiều người quan niệm rằng, nếu mang lộc trong ngày vía Thần Tài đem chia cho người ngoài, tức không phải người thân của mình thì lộc may mắn, lộc làm ăn sẽ đi hết ra ngoài.

Bên cạnh đó, để giữ nguyên tài lộc cho gia đình, sau khi cúng lễ xong gia chủ cất muối gạo đi, còn nước thì hắt từ ngoài vào trong mình, ngụ ý lộc tài chỉ vào nhà chứ không ra ngoài. .

Nên sử dụng hoa quả tươi, có nụ, có hương thơm, không sử dụng hoa quả giả cúng ngày vía Thần Tài.

Ngoài ra, bàn thờ thần tài, đồ thờ cúng phong thủy khác phải được vệ sinh lau dọn thường xuyên chứ đừng chờ đến dịp thờ cúng mới lau.

Mua vàng vào ngày vía Thần Tài để cầu may mắn

Ngày này, ngày vía Thần Tài không còn đơn thuần là ngày để tạ ơn và tưởng nhớ đến vị Thần Tài, mà còn là ngày với mong muốn được “đổi vía” – khi có vía của vị Thần tài lộc sẽ đem đến cho gia chủ một năm mới đến thật sung túc và bình an.

Cũng theo truyền thống văn hóa trong dân gian, vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, mọi nhà sẽ rộn ràng đi sắm đồ lễ cúng với mong muốn lấy vía Thần Tài để cầu làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ. Một trong những thói quen tồn tại bấy lâu này của người dân Việt mỗi khi đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch chính là đi mua vàng để thể hiện mong muốn được “buôn may bán đắt”.

Việc mua vàng trong ngày này đã gần như trở thành phong tục không thể thiếu và cũng có thể dễ dàng hiểu bởi lẽ vàng chính là biểu tượng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Trên hết người ta còn cho rằng khi mùa vàng và cất trữ vàng vào két sắt, hoặc ví hoặc những nơi mang theo người sẽ mang đến điều may mắn, tài lộc sung túc cả năm tới gia chủ.

 Nguồn: Gạo Phương Nam

 

Bài viết khác

Tết Âm Lịch 2025 là ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025

Tết Âm Lịch 2025 bắt đầu từ ngày nào, lịch nghỉ Tết 2025 cụ thể ra sao, và ý nghĩa của Tết đối với người Việt là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé

Tìm hiểu về cúng dường trong Phật Giáo - nét đẹp văn hoá Tôn Giáo

Cúng dường là một hoạt động văn hoá lâu đời ở nhiều đất nước tôn giáo. Vậy cúng dường cụ thể là gì? Cúng dường có phải để đem đem đến phước lành, gieo duyên tốt? Có những loại cúng dường nào? Cùng tìm hiểu nhé

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?