Sản phẩm

Khám phá những điều thú vị về phong tục giật cô hồn ở nước ta

Trong tháng 7 âm lịch hàng năm, cúng cô hồn là một trong những phong tục truyền thống của người Việt nhằm xua đi xui xẻo, mang lại bình an cho gia đình. Vì thế, việc cúng cô hồn trong tháng 7 rất được coi trọng. Đi kèm chung với việc bày những mâm cúng cô hồn thì phong tục giựt cô hồn cũng là một tục lệ được rất nhiều người quan tâm. Vậy giật cô hồn là gì? Giật cô hồn có đem lại điều tốt lành cho gia đình. Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé.

Khi cúng cô hồn, cần chú ý điều gì?

Ngày nay, cúng cô hồn hiện đang trở thành một hoạt động tâm linh phổ biến của người Việt khi đến tháng 7 âm lịch, được truyền qua từ nhiều thế hệ khác nhau. Lễ cúng này nhằm mục đích bố thí, cúng dường cho những vong linh vất vưởng, không thân nhân, không tên không tuổi lang thang ngoài đường, giúp họ được ăn no, được nhớ đến. Tuy nhiên, trong thời điểm cúng cô hồn, cần lưu ý những điều sau:

  • Đặt mâm cúng cô hồn trước nhà, ở ngoài trời hoặc góc đường, tuyệt không đặt mâm cúng ở trong nhà
  • Những nơi kinh doanh cúng cô hồn nên đặt trước cửa hàng nơi đang buôn bán
  • Sau khi cúng xong, nên đốt giấy tiền vàng bạc và lấy dĩa gạo muối rải xa xa ra nhiều hướng, vừa niệm: “A di đà Phật, điều lành đem tới, điều dữ đem đi. A di đà Phật.”
  • Nên cúng cô hồn sau 12h trưa, tầm chiều tối. Thời gian lý tưởng vào khoảng giờ Dậu (5-7 giờ tối)
  • Không nên để trẻ con chơi đùa gần mâm cúng để tránh tình trạng hất đổ lễ vật, cô hồn sẽ tức giận và quấy phá gia chủ
  • Tránh để phụ nữ có thai, người già, bé nhỏ lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị trêu chọc và quấy rối
  • Không nên ăn vụng đồ cúng trong mâm cúng, giữ chó mèo hay động vật tránh xa mâm đồ cúng trong thời gian làm lễ
  • Khi cúng, gia chủ nên ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần áo cộc
  • Tránh đứng trước mâm cúng vì sẽ chắn đường cô hồn vào nhận lễ
  • Khi mâm cúng còn dư lễ vật nên đem ra ngoài đường, hoặc đem cho những người khuất thực hay ăn mày

Bài cúng cô hồn tháng 7 thông dụng

Trước khi đọc bài khấn cúng cô hồn, gia chủ nên đứng giữa mâm cúng, chắp tay đưa lên ngang trán và bắt đầu đọc bài cúng cô hồn. Trước khi khấn, cần vái lạy 3 cái. Sau khi bài cúng kết thúc, lạy thêm 4 lạy và vái thêm 3 vái.

Sau nghi lễ cúng cô hồn, khi đọc xong bài cúng và nhang đã cháy hết, nhất định không được quên câu: “Bây giờ nhận hưởng xong rồi, dắt nhau già trẻ về nơi âm phần” sau đó rải gạo, muối ra đường, trước cửa nhà và đốt vàng mã để đuổi vong đi.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Tạng vương Bồ Tát Đức mục Kiều Liên Tôn giả

Kính lạy: Ngài Bản cảnh Thành hoàng

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa Ngài Bản gia Táo quân và tất cả Cùng các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm.………………

Tín chủ con là:..………………….…………..Ngụ tại số nhà.…………., phố………….., phường…………., quận…………..., thành phố (tỉnh).…………

Thành tâm kính xin: Nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa địa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng, đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời: cơm canh, cháo bỏng, trầu cau, gạo muối, quả thực, hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đỏ xanh.

Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người đều khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, điều lành đưa tới, điều dữ mang đi.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Bài cúng cô hồn 2

Kính Lễ Mười Phương Tam Bảo Chứng Minh

Hôm nay ngày … Tháng …Năm …(Âm lịch)

Con tên là: … … … … tuổi … … … … …

Ngụ tại số nhà:……………, Đường:…………….…, Phường (xã)………………, Quận (huyện):………………….…, Tỉnh (TP):……………………………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn… về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo màu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

● Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều)

 Nam Mô Tát Phạ Đát Tha, Nga Đà Phạ Lộ Chỉ Đế, Án Tám Bạt Ra, Tám Bạt Ra Hồng (7 Lần).

● Chân ngôn Cam lồ thủy:  (biến nước uống cho nhiều).

 Nam Mô Tô Rô Bà Da, Đát Tha Nga Đa Da, Đát Điệt Tha. Án Tô Rô, Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Bát Ra Tô Rô, Ta Hà Ha. (7 lần).

 Chân ngôn cúng dường: Án Nga Nga Nẵng Tam Bà Phạt Phiệt Nhựt Ra Hồng Á (7 lần).

Tìm hiểu thêm:

Giật cô hồn là gì?

Đi kèm với phong tục cúng cô hồn, giựt cô hồn cũng được xem là một nét văn hoá thường thấy của người Việt Nam. Giật cô hồn chính là hành động giật các lễ vật, đồ cúng cô hồn với ý nghĩa giật đi những điều không may mắn, xui xẻo của gia chủ. Mâm cúng cô hồn thường sẽ có nhiều loại bánh kẹo, đồ ăn, tiền mặt, trái cây,... nhiều gia đình có điều kiện kinh tế, lễ vật sẽ càng có nhiều giá trị hơn.

Ngày xưa, giật cô hồn thường là trò chơi của trẻ em. Người ta thường quan niệm, cô hồn rất thích trẻ con, không chấp nhặt với trẻ nhỏ, chính vì thế khi chứng kiến đám trẻ hào hứng, vui vẻ sẽ không phản ứng quá nhiều. Vì vậy, phong tục giật cô hồn ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn, nhà nào khi cúng xong mà được mọi người giật hết lễ vật được xem là một điều may mắn, đặc biệt trong thời gian cúng lễ mà có người chầu chực ngoài cửa được xem là điều tốt.

Tục giật cô hồn bắt nguồn từ đâu và ý nghĩa của việc giật cô hồn

Từ xa xưa, trong dân gian lan truyền việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là sẽ giúp đỡ cho những linh hồn lang thang, đói khát, không tên không tuổi, khuất mày khuất mặt có ngày được nhớ đến và ăn uống đủ đầy. Nên mọi người tin rằng, nếu mâm cúng cô hồn có người giật đi sẽ giúp gia chủ đem đi những điều xui xẻo, điều không tốt sẽ bị người khác giật đi. Đặc biệt, mâm cúng bị mọi người lấy hết sạch, nhiều người giành giật gia chủ sẽ gặp nhiều chuyện thuận lợi, may mắn hơn trong cuộc sống. Vì thế, từ quan niệm này, tục giật cô hồn ra đời và phổ biến cho đến ngày nay.

Hiện nay, ở nhiều nơi khác nhau, việc cúng cô hồn và giật rất linh đình và đông vui, có nơi còn lên đến vài trăm người. Phong tục cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh rất được coi trọng trong tháng 7 âm lịch hàng năm. TUy nhiên, khi cúng cô hồn cần phải thực hiện cẩn thận, cần chú ý thực hiện đúng để tránh rước vong vào nhà. Trong không khí "âm u, ảm đạm" của tháng cô hồn thì việc giật cô hồn như một làn gió làm bầu không khí trở nên nhộp nhịp và sôi động hơn. Nhất là với trẻ em, giật cô hồn sẽ giúp các em có thêm đồ ăn vặt và mang lại nhiềm vui cho nhiều đứa trẻ.

Những lưu ý khi giật cô hồn

  • Nên bắt đầu giật khi gia chủ đã làm lễ xong
  • Nếu người khác đã lấy rồi không nên cướp hay giành giật lại, nếu đồ mình bị cướp nên bỏ lễ vật đó luôn
  • Tránh chen lấn xô đẩy với nhau trong quá trình lấy đồ cúng
  • Không nói tục, nói bậy trước mâm cúng của gia chủ

Thông qua bài viết trên, hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có những cái nhìn rõ nét hơn về phong tục giật cô hồn của người dân nước ta. Đây không chỉ là một nét văn hoá dân gian của người Việt mà còn là một dịp quan trọng để thể hiện tình thương, lòng từ bi đến với mọi người. Như quan niệm "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" sẽ giúp gia đình bạn tránh được những điều không tốt trong quá trình thực hiện cúng cô hồn.

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

Bài viết khác

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 và ngày 1/5 được xem là 2 ngày lễ lớn trong năm được rất nhiều người quan tâm. Vậy ngày 30/4 và ngày 1/5 là ngày gì? Nguồn gốc từ đâu? Cùng tìm hiểu nhé

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3

Lễ hội Sóc Trăng - Tết Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Giống như Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam, người đồng bào Khmer nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung còn có một dịp mừng năm mới đặc sắc gọi là Tết Chôl Chnăm Thmây