Sản phẩm

Bông cải xanh là gì? Những lợi ích của bông cải xanh mang cho sức khỏe

Các loại rau củ quả luôn mang đến những dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại thực phẩm này đa phần đều bị các trẻ em “ xa lánh”. Trong số các loại rau củ có nhiều lợi ích thì không thể không nhắc đến bông cải xanh. Đây được xem là loài thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của chúng ta đặc biệt là trong vấn đề điều trị bệnh cảm. Bài viết hôm nay gạo Phương Nam sẽ giới thiệu đến các bạn lợi ích mà bông cải xanh mang lại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Bông cải xanh là gì?

Bông cải xanh (hoặc súp lơ xanh, cải bông xanh, Broccoli) là một loại cây thuộc loài Cải bắp dại, có hoa lớn ở đầu, thường được dùng như rau. Bông cải xanh thường được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp, nhưng cũng có thể được ăn sống như là rau sống trong những đĩa đồ nguội khai vị.

Bông cải xanh là món ăn ưa thích, tuy nhiên khi chế biến bông cải xanh ở nhiệt độ cao, nhiều nghiên cứu đã cho thấy những thành phần vitamin đặc biệt là nhóm chất có tác dụng ngăn ngừa ung thư bị giảm.

Lý do là  nhiệt độ cao sẽ làm mất hoạt tính của các enzyme và chất ESP, làm mất cân bằng của sulforaphane. Hơn nữa, lượng sulforaphane có đính thêm Sulphur trong bông cải xanh rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 20 % tổng số sulphoraphanes và rất dễ bị vô hiệu hóa. Các thành phần còn lại không có đủ nguyên tố Sulphur hữu ích, nên không có khả năng kháng bệnh.

Thành phần dinh dưỡng từ bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau rất giàu dinh dưỡng có đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh có 90% là nước, 7% carbohydrates, 3% protein và hầu như là không có chất béo.

Theo các nhà khoa học, các loại rau họ cải như bông cải xanh là nguồn cung cấp sulforaphane, glucosinolate, phenolics và vitamin chống oxy hóa. Ngoài ra, loại rau củ này còn chứa các vitamin C, A, E, K và khoáng chất gồm selen, kẽm, sắt. Những chất dinh dưỡng này chịu trách nhiệm cho các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm và tăng cường miễn dịch.

Trong 91 grams bông cải tươi chứa:

  • Calo: 31
  • Nước: 89%
  • Đạm: 2.5 grams
  • Carbohydrates: 6 grams
  • Đường: 1.5 grams
  • Chất xơ: 2.4 grams
  • Chất béo: 0.4 grams
  • Vitamin C: 135% RDI
  • Vitamin A: 11% RDI
  • Vitamin K: 116% RDI
  • Vitamin B9 (Folate): 14% RDI
  • Kali: 8% RDI
  • Photpho: 6% RDI
  • Selen: 3% RDI

Những lợi ích của "Bông cải xanh" mang lại cho sức khỏe

Ngăn nhiễm trùng mũi

Quercetin là một loại flavonoid có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng làm giảm tải lượng virus bằng cách ức chế sự phát triển của chúng trong các tế bào biểu mô đường thở và ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giúp giảm biểu hiện của các cytokine gây viêm và cải thiện chức năng của phổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bông cải xanh là một nguồn quercetin phong phú giúp điều trị nhiễm trùng mũi. Ngoài ra, việc bổ sung thực phẩm này cũng có thể làm giảm các hạt hoặc bộ gene của virus xâm nhập vào tế bào người bệnh tại thời điểm lây nhiễm.

Giàu vitamin C

Trong 100 g bông cải xanh có chứa khoảng 89 mg vitamin C. Các chuyên gia y tế cho biết, vitamin C có thể hỗ trợ đề kháng, tăng cường hấp thu chất sắt và là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vitamin C cùng với vitamin E, A và K và beta carotene có tác dụng bảo vệ ở cấp độ tế bào và giảm nguy cơ cảm lạnh cũng như các bệnh khác.

Giảm các triệu chứng cúm

Dù đã có vaccine và thuốc kháng virus cúm nhưng sự đột biến của chúng và nguy cơ kháng thuốc là nguyên nhân khiến bệnh vẫn phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh lý này cũng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Do đó, việc duy trì khả năng miễn dịch tốt quanh năm là điều cần thiết.

Theo các nhà khoa học, món bông cải xanh hấp hoặc nấu chín đều có thể giúp giảm các triệu chứng cúm chỉ trong vài ngày. Nguồn sulforaphane trong loại rau củ này có thể làm giảm viêm mũi và ngăn chặn sự nhân lên của virus. Ngoài ra, hàm lượng glucoraphanin trong bông cải xanh cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh mạn tính và nhiễm trùng.

Cải thiện triệu chứng viêm xương khớp

Một nghiên cứu của Anh cho thấy bông cải xanh có chứa một hợp chất gọi là Sulforaphane có thể giúp chống lại viêm xương khớp (osteoarthritis) - sulforaphane có thể chặn các enzyme phá hủy sụn bằng cách chặn một phân tử gây viêm.

Chống oxy hóa

Bông cải xanh vẫn được biết đến là có thành phần chống ung thư, ngoài ra chính nó còn giúp cải thiện hệ miễn dịch ở người già và làm chậm quá trình lão hóa. Sulforaphane có khả năng hoạt hóa những gene và enzyme chống oxy hóa trong tế bào miễn dịch. Những thành phần này sẽ ngăn các gốc tự do hủy hoại tế bào. Tiến trình chuyển hóa trong cơ thể sinh ra các sản phẩm phụ là gốc tự do, nếu không ngăn ngừa hoạt động của gốc tự do này có thể gây tổn hại mô dẫn tới bệnh tật và sự lão hoá.

Bệnh tim mạch vành

Nghiên cứu thành phần hóa học trong bông cải xanh tại trường Đại Học Y Khoa Warwick đã phát hiện hợp chất sulforaphane đã làm cho cơ thể tăng cường hình thành các enzyme bảo vệ các mạch máu, giảm các loại phân tử gây tổn hại tế bào. Chất sulforaphane có trong bông cải xanh có thể chống lại sự phát triển bệnh mạch máu do tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu trên động vật của trường Đại Học Connecticut cho thấy, những động vật ăn bông cải xanh cải thiện được chức năng tim và ít bị tổn thương về cơ tim hơn khi thiếu oxy. Các nhà nghiên cứu cho rằng những lợi ích của bông cải xanh chính là việc nó bổ sung các chất mà giúp tăng cường các protein bảo vệ tim có tên là thioredoxin. Một chế độ ăn nhiều bông cải xanh sẽ mang lại lợi ích cho tim mạch.

Đau bao tử

Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, thành phần sulforaphane trong bông cải xanh và mầm của nó có thể tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) đây là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn tác nhân gây ung thư ở đây.  Khi nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học tại Đại Học Johns Hopkins phát hiện thấy, sulforaphane tiêu diệt được cả vi khuẩn HP vẫn kháng lại kháng sinh thông thường. Hóa chất này có thể tìm và diệt vi khuẩn nằm ngoài lẫn nằm trong tế bào. Điều này rất quan trọng vì thông thường, HP hay nằm trong các tế bào lót của niêm mạc dạ dày, khiến bệnh khó lành. Hàm lượng sulforaphane được dùng trong thí nghiệm có thể nhận thấy được bằng cách ăn bông cải xanh hay mầm của nó.

Ung thư

Khi không nấu chín, loại thực phẩm này chứa một lượng nhỏ chất có khả năng bảo vệ DNA trước sự tấn công của các enzyme oxy hóa - tác nhân gây ung thư. Đây là thành quả nghiên cứu mới nhất của Đại Học Illinois. Khi nhai, các tế bào bông cải xanh bị đứt gãy và giải phóng một loại enzyme đặc biệt. Nhờ enzyme này, một chất hóa học gọi là sulphoraphanes được hình thành. Một số phân tử hợp chất mới này được gắn thêm một nguyên tử sulphur, có tác dụng hoạt động cơ chế đối kháng các độc tố sinh ung thư. Bên cạnh đó, trong bông cải xanh còn có thêm protein ESP với nhiệm vụ tạo ra sự cân bằng cho các sulphoraphane kém sulphur.

  • Ung thư dạ dày

Tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) đây là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn tác nhân gây ung thư ở đây.

  • Ung thư da

Bảo vệ làn da của bạn chống lại các tác động của tia cực tím - bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa ung thư da, không ăn nó mặc dù, nhưng bằng cách áp dụng nó trực tiếp lên da. Một bài viết trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học phát hiện ra rằng các tác hại của bức xạ tia UV (tia cực tím) có thể được giảm đáng kể với việc bôi tại chỗ chiết xuất bông cải xanh.

  • Ung thư bàng quang

Các nghiên cứu tại Đại Học Ohio State và Đại Học Harvard cho biết: một nhóm chất từ bông cải xanh có khả năng ngăn ngừa và làm chậm phát triển của bệnh ung thư bàng quang. Nghiên cứu cho biết những người ăn từ 2 bữa bông cải xanh mỗi tuần có tỷ lệ mắc ung thư bàng quang thấp hơn 44% so với những người ăn không quá 1 bữa/tuần.  

Hợp chất này có tên là glucosinolate từ mầm bông cải xanh. Trong quá trình thái nhỏ, nhai và tiêu hóa, chất này sẽ chuyển thành chất isothiocyanate, có vai trò ngăn ngừa ung thư. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, isothiocyanate ngăn chặn phát triển của các tế bào ung thư bàng quang

Những lưu ý cần thiết khi sử dụng bông cải xanh

Đối với hầu hết mọi người, bông cải xanh là một lựa chọn lành mạnh. Tuy nhiên, những người có vấn đề về tuyến giáp nên giảm thiểu lượng rau họ cải. Nguyên nhân do những loại rau này có thể cản trở sự hấp thụ i-ốt, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp.

Bông cải xanh là một loại thực phẩm giàu chất xơ nhưng cũng có thể gây đầy hơi và chướng bụng, nhất là với những người mắc bệnh viêm ruột (IBD), bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.

Ngoài ra, những người đang dùng thuốc làm loãng máu (như warfarin) cần chú ý ăn có chừng mực. Bởi các loại thực phẩm giàu vitamin K như bông cải xanh sẽ có tác dụng đông máu.

Bài viết khác

Tìm hiểu và phân biệt các loại gạo lứt và tên gọi của chúng trên thị trường

Ngày nay, thị trường gạo lứt đang phát triển với nhiều sản phẩm và tên gọi khác nhau khiến nhiều người khó lòng phân biệt và lựa chọn. Qua đây, cùng tìm hiểu và phân biệt các loại gạo lứt nhé

Giữa gạo lứt đen và gạo lứt đỏ, cái nào là lựa chọn tốt hơn?

Trong thế giới gạo lứt, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen là 2 loại gạo phổ biến và được rất nhiều người lựa chọn khi ăn. Vậy giữa gạo lứt đen và gạo lứt đỏ, nên chọn loại gạo lứt nào?

Gạo Nương Tím Tây Bắc là gì? Gạo Nương Tím Có Phải Gạo Lứt Không?

Hiện nay, gạo nương tím Tây Bắc được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm và tìm hiểu sử dụng trong bữa ăn gia đình. Vậy gạo nương tím là gì? Gạo nương tím có phải gạo lứt không? Cùng tìm hiểu nhé

Giá lúa gạo hôm nay ngày 08/9/2023: Giá gạo trong nước tăng 200đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 07/9/2023: Điều chỉnh giảm với gạo xuất khẩu

Theo thông tin cập nhập từ Bộ Công Thương, Giá lúa gạo hôm nay  ngày 07/09/2023 tại thị trường nội địa điều chỉnh trái chiều với mặt hàng gạo. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu giảm 10 USD/tấn.

So sánh gạo lứt đỏ và gạo lứt trắng, loại nào tốt hơn?

Gạo lứt đỏ và gạo lứt trắng loại nào tốt hơn? Gạo lứt đỏ hay gạo lứt trắng có gì khác nhau? Loại nào ăn ngon hơn? Gạo lứt đỏ là gì? Gạo lứt trắng là gì? Cùng tìm hiểu nhé

Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/8/2023: Giá lúa gạo đồng loạt tăng từ 300 - 500 đồng/kg

Theo thông tin cập nhập từ Bộ Công Thương, Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/8/2023 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng trở lại với mức giá tăng khoảng 300 - 500 đồng/kg. Tương tự, giá gạo xuất khẩu cũng tăng 5 USD/tấn.

Cách Nấu Gạo Mầm Cho Cơm Thơm Ngon Và Dinh Dưỡng

Gạo mầm được xem như một loại thực phẩm có nhiều tác dụng tốt đến đối với sức khoẻ con người. Tuy có nhiều tác dụng có lợi nhưng không được biết đến thông dụng như gạo lứt hay gạo trắng. Vậy nên việc sử dụng gạo mầm đúng cách và cách nấu gạo mầm ngon là thắc mắc của nhiều người. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu gạo mầm ngon.

Top 3 ngôi chùa được nhiều Mạnh Thường Quân làm từ thiện nhiều nhất

Trong những chuyến làm từ thiện, ngoài gửi những phần quà đến người khó khăn thì chùa là nơi được nhiều người lựa chọn làm từ thiện nhất. Vì sao mọi người hay làm từ thiện tại chùa? Cùng tìm hiểu thêm về top 3 ngôi chùa được nhiều Mạnh Thường Quân làm từ thiện nhé

Gạo đen Briêt Đắk Lắk được cấp giấy chứng nhận hữu cơ

Là thành phần chính cho sản phẩm bún gạo lứt tím, gạo đen Briêt Đắk Lắk đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng