Gạo lức muối mè có chửa được bệnh không?
Tại sao gạo lức mầm hay gạo mầm vibigaba có tác dụng tốt cho người tiểu đường, cao huyết áp, béo phì và chống loãng xương,…
GS.TS NGUYỄN LÂN DŨNG –Thứ Hai, 08/04/2013, 11:13 (GMT+7)
Mọi người đồn thổi ăn gạo lứt có thể chữa được nhiều bệnh. Xin cho biết dưới góc nhìn y học, gạo lứt có những công dụng gì?
Trần Văn Thụ, Gia Viễn, Ninh Bình
Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Theo Đông y, gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Gạo lứt có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, kiết lỵ, cầm mồ hôi.
Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lứt giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường, chống loãng xương tự nhiên.
Gạo lứt muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lứt và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lứt muối mè là đồ “thực dưỡng”, có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
Có thể ăn gạo lứt muối mè trong thời gian lâu dài được hay không?
Ngô Minh Nam, Tân An, Long An
Ai cũng biết, gạo lứt, muối mè có rất nhiều ưu điểm khi ăn và có tác dụng nhất định đối với một số bệnh (đặc biệt là những bệnh có căn nguyên từ việc ăn uống quá dư thừa, ăn uống xô bồ).
Mặt khác ai cũng biết rằng gạo lứt và muối mè chỉ thỏa mãn một số nhất định các nhu cầu về dinh dưỡng cũng như chỉ có tác dụng với một số bệnh tật, chứ không phải gạo lứt, muối mè có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu về dinh dưỡng, và gạo lứt, muối mè càng không thể chữa được bách bệnh. Chính vì thế mà trong khuyến cáo của mình, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên nên ăn đủ về lượng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng với khoảng 15 loại thực phẩm mỗi ngày.
Nói cách khác, ăn uống đa dạng và luôn luôn thay đổi là cách ăn đúng đắn và khoa học hơn cả. Chúng ta không phản bác việc ăn gạo lứt, muối mè, nhưng chúng ta phản bác việc quá khích, độc tôn chỉ ăn gạo lứt, muối mè mà không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn nào khác.
Trong vài trường hợp đối với bệnh nhân suy nhược cơ thể lâu ngày (thậm chí với cả người đang khỏe mạnh, bình thường), nếu chỉ ăn thuần gạo lứt muối mè lâu ngày, có thể gây nguy hại hoặc ít nhất cũng làm cho cơ thể suy nhược trầm trọng hơn vì thiếu những chất dinh dưỡng mà trong gạo lứt, muối mè không có.
Thực ra phương pháp Oshawa là một kiểu tiết thực đặc biệt, có tác dụng giải độc (nhờ các chất chống oxy hóa có trong gạo lứt, muối mè) và làm quân bình âm dương trong cơ thể, góp phần chữa các bệnh do mất cân bằng âm dương hay ăn uống quá nhiều, ăn uống xô bồ dẫn tới tình trạng tích độc trong cơ thể.
Đối với các bệnh do thiếu ăn, suy dinh dưỡng hoặc không phải do mất quân bình âm dương, không tích độc trong cơ thể, phương pháp ăn gạo lứt, muối mè là không thích hợp. Do vậy đối với người già yếu, suy nhược, thiếu dinh dưỡng, cần phải thận trọng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ăn này.
* Vì sao có cây rỗng ruột mà vẫn sống?
Lê Văn Nam, Tuy Hòa, Phú Yên
Do là chất dinh dưỡng mà cây cần chủ yếu dựa vào 2 tuyến vận chuyển: Một tuyến là phần chất gỗ từ dưới hướng lên phía trên, đưa nước và những chất vô cơ từ bộ rễ hút lên đưa tới các lá cây; một tuyến là hướng từ trên xuống dưới, đem những chất dinh dưỡng (chất hữu cơ) do lá chế tạo ra (nhờ tác dụng quang hợp) chuyển xuống bộ rễ.
Cả hai tuyến dẫn đó đều ở bên ven thân cây, cành cây, mà chỗ rỗng ruột ở thân cây chỉ là một phần ở giữa thân gỗ. Khi hai tuyến dẫn ở ven, bờ của thân cây không bị đứt đoạn toàn bộ thì cây vẫn sống và lớn lên, không chết …
* Vì sao gạo lức nguyên phôi nãy mầm lại tốt cho nhiều người bệnh, người bình thường?
Vừa qua anh Nguyễn Huy Hoàng đi hội thảo về chăm sóc sức khoẻ ” LIỆU PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH THỜI ĐẠI” do Bác sĩ Lương Lê Hoàng làm diễn giả.
Gạo mầm, hay gạo lức còn nguyên phôi nảy mầm trong điều kiện kiểm soát và giống lúa đã tạo ra sản phẩm gạo mầm Vibigaba giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng rất tốt cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phi, …đặc biệt tốt cho hệ thần kinh.
Nhờ mầm này chống mầm kia
Khi bước vào bóng hoàng hôn của cuộc đời, người cao tuổi khó tránh phải đối đầu với hai căn bệnh nghiêm trọng đó là cao huyết áp và tiểu đường. Hai căn bệnh này thường đi đôi để vừa liên tục đục khoét sức đề kháng mong manh trong cơ thể nhạy cảm của người cao tuổi, vừa chực chờ từng cơ hội thuận tiện với nhiều di chứng nghiêm trọng, từ tai biến mạch máu não bước qua thoái hóa võng mạc cho đến nhồi máu cơ tim!
Vấn đề lại không chỉ bấy nhiêu. Cho dù có may mắn được điều trị đúng bài bản với thuốc đặc hiệu, điểm then chốt để ngăn ngừa biến chứng của cao huyết áp và tiểu đường là làm sao để huyết áp và đường huyết ổn định. Theo nhiều công trình nghiên cứu chuyên khoa, chính tình trạng dao động đường huyết và huyết áp là đòn bẩy cho nhiều hậu quả đáng tiếc do thuyến tắt mạch máu như bại liệt, suy thận, mù mắt, hoại tử đầu chi …!
Nỗi khổ vẫn chưa dừng lại ở đó! Người cao tuổi thường phải kiêng khem, nhiều khi thái quá, nếu bệnh không ổn định. Cảm giác thèm ăn nhưng không được ăn no, nhất là ở người da vàng phải có chén cơm mới chắc bụng, cũng theo kết quả nghiên cứu hẳn hoi, là một trong các lý do khiến bệnh nhân mau rơi vào tình trạng trầm uất với triệu chứng báo động là mất ngủ. Do rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ, không lạ gì nếu đường huyết tăng cao buổi sáng cho dù nhịn ăn suốt đêm, nếu huyết áp trồi sụt thất thường nhiều lần trong ngày!
Câu hỏi thực tế cho người bệnh cao huyết áp và tiểu đường là làm sao có được chén cơm để ăn no, ăn ngon miệng mà
– Không bội tăng đường huyết?
– Huyết áp không dao động?
– Không sợ tăng cân?
– Không đầy bụng?
– Ngủ ngon mà không cần dùng thuốc an thần?
– Cung ứng cho cơ thể hoạt chất bảo vệ cấu trúc của tế bào thần kinh
Vấn đề tưởng chừng như phức tạp, tưởng chừng như người bệnh phải dựa lưng vào nhiều loại thuốc đặc hiệu để rồi đành chấp nhận trả giá quá đắt vì phản ứng phụ, nhưng ít ai ngờ là giải pháp rất gần trong tầm tay. Đó chính là hoạt chất GABA (gamma aminobutyric acid) trong hạt gạo vừa nẩy mầm với công năng “nhiều trong 1”:
– Ổn định đường huyết thông qua tác dụng kép, vừa tối ưu hóa hoạt tính của nội tiết tố insulin, vừa không tăng đường huyết sau bữa ăn do chỉ số đường huyết trong gạo nẩy mầm thấp hơn các loại gạo thông thường, kể cả gạo lức.
– Điều chỉnh biến dưỡng chất béo nhờ tác dụng ức chế phản ứng tổng hợp chất mỡ xấu như Triglyceride, LDL.
– Ngăn chận khuynh hướng béo phì và lão hóa tế bào vì GABA hưng phấn tiến trình tổng hợp nội tiết tố tăng trưởng (HGH) theo cơ chế sinh học, nghĩa là an toàn khi dùng dài lâu.
– Ngừa táo bón và đầy hơi thường gặp ở người cao tuổi nhờ dồi dào chất xơ.
– Chống loãng xương đồng thời trấn an hệ thần kinh giao cảm do chứa nhiều canxi ở dạng cơ thể dễ dung nạp.
– Thư giãn thần kinh để qua đó tạo giấc ngủ tự nhiên và yên bình nhờ tác dụng ức chế các dẫn truyền thần kinh thái quá đồng thời tái lập nhịp hài hòa trên trục tuyến yên – thần kinh – nội tiết
Uống thuốc, thậm chí thuốc đắng, để cầm chân căn bệnh tuy đúng là cần thiết nhưng chưa hay. Khéo hơn nhiều là khi chén cơm thường ngày nên thuốc. Hippocrates ắt hẳn có lý do chính đáng khi nhiều lần nhắc nhở “Hãy xem thực phẩm như thuốc, hãy dùng thực phẩm như dùng thuốc”. Nhờ mầm gạo chống mầm bệnh, nấu cơm với gạo nẩy mầm để vận dụng hoạt chất GABA chính là dẫn chứng điển hình.
BS. Lương Lễ Hoàng, Phòng Điều Trị Nội Khoa, Trung Tâm Oxy Cao Áp, Tp.HCM
(Nguồn: báo NTNN – ngày 18/02/2013)