Danh sách chùa từ thiện Gạo Phương Nam cùng mạnh thường quân cúng dường Phần 4

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Danh sách chùa từ thiện Gạo Phương Nam cùng mạnh thường quân cúng dường Phần 4
Ngày đăng: 15/06/2022 04:27 PM

    Trong mỗi dịp Vu Lan báo hiếu, ngoài việc báo hiếu ông bà, cha mẹ bằng những món quà ý nghĩa, những bữa cơm gia đình ấm cúng thì nhiều người lựa chọn cho mình những chuyến đi từ thiện đến nhiều người kém may mắn. Trong đó, phát gạo từ thiện là một trong những hoạt động mang tính nhân văn và là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Đồng hành với các mạnh thường quân, hãy cùng Gạo Phương Nam chung tay lan toả tình yêu thương nhằm chia sẻ bớt những khó khăn đến mọi người. 

     

    Danh sách các chùa hay dùng gạo từ thiện của Gạo Phương Nam 

    33) Chùa Pháp Hoa

    Chùa Pháp Hoa - Quận 3


    Toạ lạc tại 870 Trường Sa, P14 ngay trung tâm quận 3, chùa Pháp Hoa là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng ở Sài Gòn. Chùa được thành lập vào năm 1928, hòa thượng Đạo Hạ Thanh đứng lên xây dựng. Thuở ban đầu, chùa được xây đơn giản. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của lịch sử, chùa được trùng tu, tôn tạo nhiều lần vào các năm 1932, 1965, 1990. Lần trùng tu gần nhất là vào năm 1993 và đại trùng tu năm 2004 để có diện mạo như ngày hôm nay. Năm 2015, chùa được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử, trở thành địa điểm du lịch TP.HCM được nhiều người yêu thích. 

    Kiến trúc của chùa Pháp Hoa hoàn toàn là kiến trúc Việt Nam. Các tượng Phật cũng do nghệ nhân nước ta tỉ mỉ làm ra và đến cả mái đao cũng được lấy cảm hứng từ Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội. Lối vào chùa: Lối vào chùa ngập tràn bóng cây cũng như hoa cỏ, mang lại cảm giác thanh bình và yên ả cho chốn dừng chân nơi miền đất Phật. Đi qua cổng là một khoảng sân nhỏ được trưng bày nhiều cây xanh, mang lại sự tươi mát cho chùa. Trong khu vực chính điện được chia thành nhiều gian khác nhau, mỗi gian thờ một vị phật, các pho tượng được chạm khắc bằng gỗ từ cây mít cho mùi thơm dễ chịu đến các Phật tử. Bên cạnh chính điện, chùa còn có 2 dãy nhà 3 tầng, đây là nơi lữu giữ sổ sách, hội họp, phòng nghỉ của các sư thầy, các vị tăng ni, phật tử trong chùa. Vì chùa Pháp Hoa được xây theo hệ phái Bắc tông nên chùa sẽ có đầy đủ: tam quan, sân chùa, chánh điện, hành lang. Do ở trung tâm nên chùa khá hạn chế về mặt diện tích, một toà chính điện 3 tầng được chia thành nhiều gian để thờ tụng Phật.

    Trong tiếng anh, chùa có tên là Lotus Temple, theo mọi người nói, hoa sen nở đẹp nhất khi về đêm. Chính vì thế, vào ban ngày, chùa Pháp Hoa như đoá sen nép mình giữa lòng thành phố thì đêm xuống, nó nở rộ với nhiều sắc màu hoa lệ, sáng bừng rực rỡ cả một không gian. Vừa có nét đẹp hiện đại, lại pha chút cổ kính, cổ điển nhưng không kém phần trang nghiêm, tĩnh lặng giữa nơi ồn ào, tất bật, năng động.

    Ngoài là nơi du lịch tâm linh nổi tiếng, chùa Pháp hoa là nơi tổ chức rất nhiều lễ hội liên quan đến Phật giáo, trong đó lễ Phật Đản là một đặc trưng, sự kiên quan trọng và lớn nhất ở chùa Pháp Hoa. Vào những dịp lễ, chùa thường treo rất nhiều lồng đèn, dọc theo kênh Nhiêu Lộc, thu hút rất nhiều du khách thập phương, tăng ni phật tử đến làm lễ cầu phúc, thả hoa đăng... Trên hết, đây cũng là nơi được rất nhiều phật tử, mạnh thường quân gửi đến những món quà ý nghĩa, gạo từ thiện, gạo cúng dường từ Gạo Phương Nam hàng năm đến với chùa.

    Chùa Pháp Hoa - Quận 3

     

    34) Chùa Chantarangsay - Q.3

    Chùa Chantarangsay - Q3

    Nằm ở số 164/235 đường Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, chùa Chanta Rangsey có nghĩa là Nguyệt Quang (ánh trăng) và được Đại đức Lâm Em xây dựng từ năm 1946. Ngài người dân tộc Khmer, quê ở Sóc Trăng, du học ở Campuchia, từng là Hiệu trưởng của trường Phật học ở Phnôm-pênh. Do thường về Sài Gòn thăm người thân, ngài thấy cần có một ngôi chùa Khmer cho sư sãi Nam tông tu học và giúp cho các sư sãi vãng lai có chỗ nghỉ ngơi hợp với giáo luật. Ban đầu, ngài chỉ cho lấp đầm lầy, dựng một căn nhà sàn để ở và tu hành. Năm 1949, ngôi chánh điện được xây dựng bằng bê tông, hoàn thành và làm lễ kết giới vào năm 1953. Các năm 1967 – 1969, chùa cho xây Sala, am, liêu, trường Pali và tháp. 

    Ngôi chùa này đã trải qua 7 lần trùng tu, diện tích ngày nay khoảng 4.500m. Cổng chùa được đúc bằng xi măng, chân đế có dạng hình hộp gồm bốn cột, chống mái bằng. Trên mỗi đỉnh cột có trang trí tượng cầy-no (biểu tượng cho sắc đẹp và sức mạnh). Trên mái bằng là ngọn tháp tứ giác có chín tầng, tầng trên cùng là bình nước Cam lồ. Trên mỗi góc của tháp có biểu tượng như đuôi rồng uốn cao, tượng trưng cho sự oai nghiêm và sức mạnh của Phật pháp. Ngôi chánh điện là công trình kiến trúc quy mô, đặc sắc nhất của chùa. Chánh điện gồm hai tầng, có bốn cổng ở hai mặt trước và sau, mặt hướng Đông. Giữa chánh điện tôn trí kim thân đức Phật, được xếp thành năm tầng từ thấp đến cao, từ lớn đến nhỏ, mỗi tầng là một tư thế tu hành của đức Phật. Chùa còn có một số công trình kiến trúc khác như: Sala (nhà tăng) gồm hai tầng, tầng trệt là nhà lễ, tầng trên là nhà giảng. Trong Sala, có bàn thờ đức Phật Thích Ca và các vị cố Hòa thượng trụ trì chùa. Tháp đựng cốt bốn cạnh đều nhau, gồm hai tầng. Tầng dưới đựng hài cốt của các Phật tử, tầng trên đặt hài cốt của các Hòa thượng. 

    Hằng năm, chùa tổ chức các ngày lễ sau: Lễ Miakha Bôchia (15 tháng giêng âm lịch); lễ Chôl Chnam Thmây (lễ vào năm mới) là tết cổ truyền của người Khmer, thường tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch. Lễ Đôn ta (lễ cúng ông bà) từ ngày 29 tháng 8 đến ngày 01 tháng 9 âm lịch. Lễ Ok Oom Bok (lễ cúng trăng) được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Lễ Visakha Bochia (lễ Phật đản) vào ngày 15 tháng 5 âm lịch. Lễ Chool Vossa (lễ nhập hạ) vào ngày 15 tháng 6 âm lịch. Lễ Chênh Vossa (lễ ra hạ) vào ngày 14 và 15 tháng 9 âm lịch. Lễ Kathăn Na Tean (lễ dâng y) sau ngày xuất hạ đến ngày 15 tháng 10 âm lịch. Ngoài những ngày lễ lớn, ngôi chùa mang một vẻ yên bình, an yên thu hút nhiều du khách thập phương, nhiều người vô gia cư, bán hàng rong dừng lại nghỉ ngơi và là nơi quen thuộc của Gạo Phương Nam cùng mạnh thường quân gửi gạo cúng dùng, gạo từ thiện đến với chùa Chantarangsay.

    Chùa Chantarangsay - Quận 3

     

    35) Chùa Vĩnh Nghiêm 

    Chùa Vĩnh Nghiêm - Q3


    Nằm ở số 399 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14 Quận 3 TPHCM, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa có kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Phật giáo Việt Nam và thu hút đuộc rất nhiều du khách thập phương, phật tử đến đây hàng năm. Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa theo Phật giáo Bắc Tông (hệ phái Đại Thừa). Chùa Vĩnh Nghiêm được lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, do hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm từ miền Bắc vào miền Nam truyền bá đạo Phật.Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hòa về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, với phần khuôn viên được cho là chính quyền VNCH cấp. Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v… Riêng quả Đại hồng chung có tên là “Chuông Hòa bình” thì do chùa Entsu-in (Viên Thông viện), huyện Fukushima thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến. Cùng với chùa Pháp Hoa, chùa Giác Lâm, chùa Xá Lợi, chùa Hoằng Pháp, chùa Vĩnh Nghiêm được xem là một trong những ngôi chùa đặc biệt ở Sài Gòn, một không gian thanh tịnh giữa những cao ốc hiện đại. 

    Chùa Vĩnh Nghiêm có một kiến trúc rất độc đáo mang nét giao thoa giữa cổ điển và hiện đại, người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…

    Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, khoảng 6.000 m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Ðây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp. Cổng Tam Quan được xây dựng khá bề thế và đồ sộ, với thiết kế hình mái đỏ uốn cong như những ngôi chùa truyền thống khác. Hai bên cổng chùa là hai câu đối được chạm trổ tinh tế, phía trên là dòng chữ “Chùa Vĩnh Nghiêm” đầy trang nghiêm. Tòa nhà trung tâm của chùa bao gồm một tầng trệt và một tầng lầu. Trong đó, tầng trệt bao gồm: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng, cao 3,2m và phần trong nằm dưới Phật điện, cao 4,2 m. Không gian của tầng trệt cũng được chia làm nhiều khu vực như: nhà thờ tổ, giảng đường, thư viện… Trước tòa trung tâm là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đồ sộ. Sân thượng bao gồm, Phật điện và Tháp Quan Thế Âm. Về cơ bản, chùa được xây dựng theo lối kiến trúc khá giống so với những ngôi chùa truyền thống của miền Bắc. Tháp Quan Âm nằm bên trái (từ cổng nhìn vào trong) Phật điện, gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa. Tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6 m. Ðỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu. Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam. Tháp Xá Lợi Cộng đồng xây phía sau, bên trái (từ cổng nhìn vào trong) Phật điện, có 4 tầng, cao 25 m dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu khá độc đáo. Có các cầu thang từ sân dẫn lên trên. Đây là nơi đặt di cốt của chư Phật tử quá vãng để thân nhân đến viếng. Tháp đá Vĩnh Nghiêm (vừa qua cổng, tháp ở bên phải) được khánh thành vào tháng 12 năm 2003, cao 14 m, là tháp thờ cố Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, một trong hai vị cao tăng có công sáng lập chùa. Đây được xem là ngôi tháp đá đầu tiên ở miền Nam, và cũng là ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam từ trước đến nay.

    Trong tâm thức của hàng Phật tử và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, chùa Vĩnh Nghiêm không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, và tổ chức hoạt động thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng, hình ảnh Chùa Vĩnh Nghiêm còn là điểm tựa tinh thần lớn đối với người dân Sài thành. Hàng năm chùa thường xuyên tổ chức các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng: Chùa Vĩnh Nghiêm nấu cơm từ thiện, mỗi ngày 500 suất cơm cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, người vô gia cư; đặc biệt trong đợt dịch bệnh COVID-19 bùng phát năm 2021, mỗi ngày, bếp ăn thiện nguyện chùa Vĩnh Nghiêm nấu khoảng 10.000 suất ăn hỗ trợ lực lượng y tế tại các bệnh viện điều trị Covid-19, lực lượng tuyến đầu và bệnh nhân, bà con đang cách ly y tế,… Tổ chức siêu thị 0 đồng, với các phần quà cho mọi người bao gồm: 10kg gạo, 1 thùng mì ăn liền, 1 chai dầu ăn, 1 chai nước tương. Chung tay với chùa Vĩnh Nghiêm, nhiều nhà hảo tâm đã tổ chức các hoạt động thiện nguyện đồng hành cùng Gạo Phương Nam gửi đến đây những bao gạo từ thiện đóng túi chất lượng, gạo cúng dường hàng năm, nhằm san sẻ những yêu thương đến nhiều mảnh đời kém may mắn.

    Cong-chua-vinh-nghiem-quan-3

     

    36) Chùa Phước Hải (Ngọc Hoàng)

    Chùa Phước Hải Q1


    Nằm ở vị thế 73 Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ linh thiêng nổi tiếng bậc nhất ở Sài Gòn. Hàng ngày Chùa Ngọc Hoàng đón lượng lớn du khách đến thăm quan và cầu tự. Nơi đây nổi tiếng với cầu Con, cầu tình duyên và cầu bình an. Chùa Ngọc Hoàng còn được gọi với cái tên khác là chùa Phước Hải. Chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng do một người ở Trung Quốc tên là Lưu Minh xây dựng. Chùa xây dựng vào đầu thế kỉ XXvới lối kiến trúc đậm chất Trung Hoa. Mãi đến năm 1982, ngôi chùa được giao cho hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản, chính thức thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1984, ngôi chùa được người ta đổi tên thành chùa Phước Hải Tự. Tuy nhiên, do ở chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng nên người dân vẫn luôn lấy cái tên Ngọc Hoàng để gọi cho đến ngày nay. 

    Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo. Chùa làm theo kiểu đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa được xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa hiện nay lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi. Khuôn viên của chùa rộng khoảng 2.300 m2. Phía trước chùa có ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ pháp. Cổng tam quan nổi bật với những đường nét uốn lượn hình sóng nước của hai con rồng theo tư thế “tranh châu”. Giữa sân chùa là khoảng không gian rất rộng có một bể cá to có đủ loại cá, phía bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa có nhiều con to quá cỡ. Chúng do những người đến hành hương cầu nguyện thả vào. Ai cầu tài lộc thì thả cá chép vàng hoặc cá chép đỏ; những người cầu sức khỏe, giải hạn thì thả cá trê; muốn cầu con cái thì thả rùa; còn để phóng sinh thì thả ba ba hoặc cá rô bí. 

    Lối vào chùa luôn tấp nập những vị sư và tín đồ chiêm bái trong sân chùa. Khi bước vào chính điện bạn được tận mắt chiêm ngắm tượng Ngọc Hoàng – người trụ trì Thiên Đàng theo tín ngưỡng Đạo giáo – bằng gỗ được điêu khắc công phu. Ngay phía trên tượng là hàng bao lam chạm khắc tinh tế không kém. Chùa gồm nhiều gian nhỏ và du khách có thể tuần tự thăm bái. Nếu có thời gian, hãy bước lên khu sân thượng để ngắm cảnh vật chung quanh cũng như những gì đang diễn ra trong sân chùa. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. …Nhìn chung, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp. Trong chánh điện, gian chính giữa thờ Ngọc Hoàng, hai bên thờ chư tiên và các vị thiên tướng… Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy [3], v.v… Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng. Phía trước bàn thắp nhang lễ Ngọc Hoàng luôn có một người đứng túc trực, người này sẽ nhận những lọ tinh dầu mà khách hành hương mua tại quầy bán nhang đèn trong chùa để rót vào ngọn đèn cúng dâng lên Ngọc Hoàng và chư thiên. Người đến cầu sẽ nói họ tên và điều mình muốn cầu khấn để người này vừa rót dầu cúng vào các ngọn đèn, vừa khấn nguyện cho gia chủ. Khấn nguyện xong người cầu sẽ bôi dầu vào đầu tóc hoặc bụng để xin ban phước lành.

    Chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn được mệnh danh là ngôi chùa cầu con linh thiêng nhất Việt Nam. Những đôi vợ chồng khó có con, hiếm muộn thường sẽ đến chùa cầu con ở đền thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Kim Hoa Thánh Mẫu chính là vị thần quản lí việc sinh nở ở nhân gian theo tín ngưỡng của dân gian. Chỉ cần thành tâm cầu khấn thì những ai khó mang thai sẽ được các bà mụ cứu độ dùng những phép tiên để được như ý. Đứng bên cạnh Kim Hoa Thánh Mẫu có một bà lão làm nhiệm vụ hướng dẫn khách đến khấn nguyện phải chuẩn bị những gì. Nếu có người đến bà sẽ lấy một sợi chỉ màu đỏ đeo vào tay khách rồi bảo họ cầu nguyện. Sau khi thực hiện các nghi thức, bà lão sẽ rót dầu vào đèn vừa rót vừa đọc tên, tuổi của người cầu khấn. 

    Ngoài cầu con, chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn còn là địa điểm cầu duyên nổi tiếng. Vì thế thu hút lượng lớn các bạn trẻ đến đây cầu nguyện “thoát ế”. Người dân quan niệm rằng, đến chùa thành tâm thắp hương, cầu khấn tên mình và tên người trong lòng mình muốn nên vợ thành chồng rồi sờ vào tượng ông Tơ bà Nguyệt, Thánh mẫu thì sẽ được họ se duyên.

    Bên cạnh cầu con cái và tình duyên, chùa Ngọc Hoàng còn nổi tiếng linh nghiệm trong việc cầu sức khỏe, bình an. Bạn có thể ghé thăm tượng Hoa Đà tiên sư để thành tâm cầu khấn.

    Hằng năm, vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch, chùa vẫn thường lệ tổ chức lễ vía Ngọc Hoàng. Đây là một ngày đại lễ, được cho là dịp ban phúc lành lớn. Vào dịp này, lượng khách viếng chùa rất đông, bạn có thể vừa đến cầu nguyện, vừa tham quan, tận hưởng không khí lễ hội tại đây.

    Đặc biệt, vào ngày 24/05/2016, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đã đến thăm chùa Ngọc Hoàng trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông. Có thể nói, sau khoảng thời gian dài, chùa Ngọc Hoàng Mai Thị Lựu hiện nay đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng gần sông Sài Gòn. Người dân thành phố và khách du lịch vẫn luôn biết đến ngôi chùa với sự linh thiêng, cầu con, cầu duyên và cầu bình an. Đây cũng là một địa chỉ thân quen của khá nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm gửi gạo từ thiện, gạo cúng dường hàng tháng của công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam.

    Tổng thống Obama ghé thăm chùa Ngọc Hoàng năm 2016

    Cổng chùa Phước Hải - Quận 1

     

    Mua gạo từ thiện - gạo cúng dường ở đâu tại TPHCM?


    Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM (hay còn gọi là Gạo Phương Nam) cùng lan toả tình yêu thương với những chính sách, ưu đãi riêng hỗ trợ với mức giá rẻ nhất, bình ổn nhất cho những khách hàng mua số lượng lớn gạo từ thiện. Ngoài ra hỗ thợ thêm các chi phí vận chuyển, khiêng vác tận nơi,... cùng nhau đồng hành lan toả yêu thương đến với cộng đồng, tạo nên những điều tốt đẹp đến với mọi người.

    Gạo Phương Nam cam kết chuyên cung cấp số lượng gạo sạch đầy đủ, mức giá niêm yết rõ ràng, xuất giấy tờ, hoá đơn cụ thể theo yêu cầu. Gạo được đóng túi bao bì cẩn thận, nguồn gốc rõ ràng, không trộn lẫn nhiều loại gạo khác nhau, xuất gạo với số lượng lớn và nhanh chóng. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn và trao gửi nó đến những người kém may mắn.

    Quý khách có nhu cầu có thể mua hàng tại:

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    Liên hệ đặt hàng:

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline