Anthocyanin – Hợp chất tự nhiên giàu lợi ích cho sức khỏe
Từ xa xưa, anthocyanin đã được sử dụng trong y học dân gian để hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan, huyết áp, thị lực và hệ tiêu hóa. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng hợp chất này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và phòng chống ung thư.
Với những đặc tính vượt trội, anthocyanin ngày càng được quan tâm trong lĩnh vực dinh dưỡng và y học, trở thành một trong những dưỡng chất quan trọng giúp nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy anthocyanin là gì?
Anthocyanin là gì?
Anthocyanin là một hợp chất màu hữu cơ thuộc nhóm flavonoid, được tìm thấy trong nhiều loại thực vật như rau củ, trái cây, hoa và thảo mộc có màu sắc từ đỏ, tím đến xanh đậm. Đây không chỉ là một sắc tố tự nhiên tạo nên màu sắc rực rỡ cho thực phẩm mà còn là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy những loại thực phẩm giàu anthocyanins các lá, thân, rễ, hoa và quả có màu đỏ, đỏ tía, xanh dương, đen và tím như:
Các loại gạo: Gạo lứt tím than, gạo lứt đỏ, cơm gạo lứt tím, gạo nếp than đen, trà gạo lứt tím, nếp cẩm Tây Bắc, cơm gạo lứt tím Ms Slim,...
Những thực phẩm giàu anthocyanin phổ biến bao gồm:
-
Các loại gạo: Gạo lứt tím than, gạo lứt đỏ, cơm gạo lứt tím, gạo nếp than đen, trà gạo lứt, nếp cẩm Tây Bắc, cơm gạo lứt tím Ms Slim,...
-
Rau củ quả: Củ dền, cà tím, bắp cải tím, khoai lang tím, khoai tây tím...
-
Trái cây: Nho, mận, việt quất, dâu tây, cherry, mâm xôi...
-
Thảo dược: Cây oải hương, rau quế tím...
Không chỉ đơn thuần là một sắc tố, anthocyanin còn được ứng dụng trong y học nhờ vào khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hỗ trợ tim mạch, cải thiện thị lực, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa lão hóa. Để hiểu rõ hơn về vai trò và lợi ích của anthocyanin đối với sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong các phần tiếp theo về "Vai trò và lợi ích của Anthocyanins trong cuộc sống con người" nhé!!!
Giá trị thành phần Anthocyanins có trong thực phẩm giàu anthocyanins
Giá trị Hàm lượng anthocyanin Anthocyanins có trong 100g Rau, củ, quả, gạo nếp, thực phẩm
Trái cây/Thực phẩm | Hàm lượng anthocyanin (mg/100g) |
---|---|
Cây nho đen | 190 – 270 mg |
Việt quất dại | 558 mg |
Quả mâm xôi | 317 – 589 mg |
Dâu rừng (dâu tằm) | 365 mg |
Cherry | 122 mg |
Mận Queen Garnet | 277 mg |
Nho đỏ (Redcurrant) | 80 – 420 mg |
Gạo nếp than đen | 60 mg |
Cơm gạo lứt tím | 126,5 mg |
Gạo lứt tím than | 130 mg |
Trà Lứt Tím | ... |
Gạo lứt ST đỏ | ... |
Đậu đen | 213 mg |
Ngô xanh (ngô) | 71 mg |
Ngô tím | 1.642 mg |
Lá ngô tím | >10.642 mg |
Nho Concord | 326 mg |
Nho Norton | 888 mg |
Bắp cải tím hữu cơ (tươi) | 150 mg |
Bắp cải đỏ (khô) | 1.442 mg |
Vai trò của anthocyanin trong đời sống
Anthocyanin trong thực vật
Anthocyanin được ứng dụng trong việc sản xuất hạt hoặc củ giống có màu (lúa, các loại đậu...). Dựa vào màu sắc, có thể đánh giá được chất lượng của nông sản phục vụ cho thu hoạch hoặc chế biến. Bên cạnh đó, màu sắc hấp dẫn của nông sản cũng có ý nghĩa trong việc thụ phấn hoặc phát tán hạt giống thông qua động vật hoặc côn trùng.
An toàn chất tạo màu trong công nghiệp thực phẩm
Trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm và đồ uống thì màu sắc thực phẩm có một ý nghĩa quan trọng để tạo nên sự bắt mắt và thu hút người tiêu dùng. Con người đang dần dần thay thế các loại màu tổng hợp bằng việc chiết xuất trực tiếp Anthocyanin từ nguồn gốc tự nhiên.
“Anthocyanins” với đặc tính dễ hoà tan trong nước và màu sắc tươi sáng như màu đỏ, màu tím, màu xanh,... nên có thể dễ dàng phối màu vào thực phẩm như tạo màu cho kẹo, bánh, nước giải khát,... không gây biến chứng, không gây độc và không gây đột biến gen cho con người khi sử dụng.
Vào những năm 2013, “Anthocyanins” đã được kiểm nghiệm mức độ an toàn từ Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), và họ kết luận rằng: “Anthocyanins được chiết xuất từ các loại rau củ quả và trái cây tự nhiên. Nhưng sau cuộc kiểm tra Anthocyanins không đạt đầy đủ đặc điểm và chỉ tiêu chất lượng từ các nghiên cứu về độc tính và an toàn”. Nên Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu Nên đã không chấp thuận sử dụng chúng làm phụ gia thực phẩm
Sau khoảng thời gian dài, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đã tiếp tục mở rộng lịch sử an toàn khi sử dụng chiết xuất vỏ nho đỏ và nho đen các chiết xuất cho thực phẩm màu được sản xuất ở Châu Âu, ban hội thẩm kết luận rằng các nguồn chiết xuất này là ngoại lệ đối với phán quyết và đã được chứng minh là “An toàn”
Tác dụng của Anthocyanin trong dinh dưỡng con người
Anthocyanin không độc hại và không gây đột biến gen nên được sử dụng rộng rãi trong khẩu phần ăn của con người như là thành phần thực phẩm chức năng. Ngoài việc tạo màu sắc đẹp, Anthocyanin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim phổi, chống lão hóa và bệnh xơ cứng động mạch, chống viêm.
Tác dụng của Anthocyanin trong y học
Tác dụng của Anthocyanin rất đa dạng nên được ứng dụng rộng rãi: do khả năng làm giảm tính thấm thành mạch và thành tế bào nên được sử dụng trong trường hợp chảy máu, hoặc có nguy cơ chảy máu; do có khả năng chống oxy hóa nên được sử dụng để chống lão hóa, hạn chế sự giảm sức đề kháng do sự suy giảm của hệ thống miễn dịch.
Nhờ có tác dụng chống tia phóng xạ nên có thể hỗ trợ cho cơ thể sống trong môi trường có những bức xạ điện từ. Với nhiều đặc tính quý báu anthocyanin còn được dùng để chống dị ứng, viêm loét do nguyên nhân nội sinh hay ngoại sinh, kháng nhiều vi khuẩn khó tiêu diệt.
Tăng chức năng chống độc của gan, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ và hoại tử mô gan. Điều hòa lượng cholesterol trong máu, tránh nguy cơ tắc nghẽn, xơ vữa động mạch, phục hồi trương lực của tim, điều hòa nhịp tim và huyết áp, điều hòa chuyển hóa canxi. Anthocyanin là các hợp chất glycosid có khả năng dập tắt các gốc tự do như: -OH, ROO - ..., các gốc này sinh ra trong tế bào, gây các ảnh hưởng nguy hại như biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư.
Anthocyanin đưa các chất chống oxy hóa như flavonoid vào cơ thể để bảo vệ tế bào, giúp ngăn ngừa các nguy cơ như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu, lão hóa tổn thương do bức xạ, thoái hóa gan...
Các dẫn xuất anthocyanin tạo được phản ứng với các ion kim loại mà chính các ion kim loại này là xúc tác cho nhiều phản ứng oxy hóa. Các dẫn xuất anthocyanin có tác dụng tái tạo tế bào võng mạc và giúp tăng thị lực vào ban đêm.
Vì vậy anthocyanin được dùng chủ yếu để đề phòng những biến cố của xơ vữa động mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, những trường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết...
Công dụng của anthocyanin đối với sức khỏe
1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Anthocyanin có khả năng giúp bảo vệ tim mạch bằng cách giảm viêm, hạ huyết áp và cải thiện chức năng mạch máu. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung anthocyanin thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Anthocyanin giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ khả năng chống viêm và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Chất này còn hỗ trợ quá trình sản xuất cytokine – một loại protein quan trọng giúp điều hòa phản ứng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.
3. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng anthocyanin có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Chất này có thể can thiệp vào quá trình hình thành khối u, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giảm nguy cơ di căn.
4. Cải thiện chức năng nhận thức, bảo vệ trí nhớ
Anthocyanin có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu anthocyanin có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson.
5. Bảo vệ mắt, tăng cường thị lực
Anthocyanin có tác dụng bảo vệ võng mạc và ngăn ngừa tổn thương do ánh sáng xanh, tia UV và các gốc tự do. Chất này cũng giúp cải thiện thị lực, tăng khả năng nhìn ban đêm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
6. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng và chuyển hóa đường trong máu
Anthocyanin giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Đồng thời, hợp chất này cũng có khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế tích tụ mỡ thừa.
7. Làm đẹp da, chống lão hóa
Là một chất chống oxy hóa mạnh, anthocyanin giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, giảm thiểu nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, anthocyanin còn hỗ trợ tăng cường độ đàn hồi của da, giúp da luôn căng mịn và tươi trẻ.