Sản phẩm

Top 9+ Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Việt Nam

Việt Nam đất nước mà khi nhắc đến những con người nơi đây có quyền tự hào về một nền văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú. Thật là thiếu xót khi nói về Việt Nam mà không kể đến được những món ăn mang hương vị ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Trong cái không khí xuân rộn ràng, hân hoan thì việc chia sẻ từng món ăn đặc trưng ngày tết là phong tục được truyền nối từ lâu. Mâm cỗ ẩm thực ngày Tết cổ truyền của người dân xứ An Nam không chỉ đơn thuần là những món ăn, đồ uống mà còn mang ý nghĩa tâm linh đậm nét truyền thống của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung.  Để đón chào năm mới các gia đình vào mỗi dịp Tết đến thường chuẩn bị các món ăn truyền thống không chỉ để thưởng thức mà còn để lấy may mắn, đây không được xem là mê tín dị đoan mà nó mang hơi hướng hạnh phúc để nhằm cầu mong một năm mới an yên cùng nhiều điều tốt lành. Trong bài viết hôm nay, gạo Phương Nam sẽ gửi đến các bạn top 10 món ăn truyền thống ngày Tết được yêu thích nhất. Hyax cùng chúng tôi tìm hiểu những món ăn đó là gì nhé!

1. Bánh chưng – Món ăn truyền thống ngày Tết của miền Bắc

Bánh chưng được xem như là một trong những món ăn gắn liền với những kỷ niệm của con dân người Việt Nam ta đặt biệt là ở miền Bắc. Mang hương vị ngọt bùi của nhân bên trong đã làm cho vị bánh thêm phần đặc biệt. Loại vật phẩm này còn được đem thờ cúng để tỏ lòng biết ơn tạo hóa đất trời đã ban lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho con người.

Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được. Để nấu được bánh ngon, vuông vắn thì bạn cần phải có chút kinh nghiệm và bàn tay khéo léo. Thường thì mỗi nhà vẫn tự gói bánh chưng trong mỗi dịp xuân về. Gói bánh chưng không chỉ là chế biến một món ăn trong dịp Tết mà đó còn là một dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Bên bếp lửa hồng, nồi bánh chưng đang sôi trên bếp, mỗi thành viên trong gia đình kể cho nhau nghe về những điều đã qua, những dự định tương lai và bao câu chuyện khác. Từ đó tình cảm gia đình thêm gắn kết, bền chặt hơn.

Nhắc đến bánh chưng người ta thường nhớ đến quá khứ của dân tộc ta mang ý nghĩa văn hóa và giá trị tinh thần to lớn. Cùng nhân dân ta trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử thì bánh chưng đến hôm nay vẫn giữ được những hương vị mà chính những con người Việt Nam ta mới cảm được. Bánh chưng có thể xem như là một hương vị Tết mà hầu như mỗi nhà, mỗi gia đình trên lãnh thổ nước ta đều có trên bàn thờ ông bà; xuất hiện trong những mâm cơm ngày Tết của nhân dân Việt Nam ta.

2. Bánh tét – món ăn truyền thống của miền Nam vào ngày Tết

Khi nói đến bánh chưng thì không thể nào quên đi được hương vị của bánh Tét ở miền Nam ta. Dường như, bánh chưng và bánh tết luôn gắn liền và đi đôi với nhau trong nền văn hóa ẩm thực. Có bánh chưng thì không thể thiếu đi những hương vị của bánh tét được, như thế sẽ không tròn vị của ngày Tết truyền thống.

Nguyên liệu gói bánh Tét không khác gì bánh chưng, nhưng bánh tét không mang hình vuông mà lại dài hình trụ. Bánh tét được gói bằng lá chuối chứ không phải lá dong như bánh chưng. Bánh thường đi theo đôi, theo cặp để khi bày bàn thờ cúng tổ tiên hay đem biếu tặng người thân mang ý nghĩa may mắn, tốt lành. Không chỉ nguyên liệu truyền thống là lá chuối, gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ mà tùy vào khẩu vị mỗi gia đình lại có những cách chế biến sáng tạo như bánh tét nhân chuối, nhân đậu đen, nhân thập cẩm…Tùy vào mỗi địa phương, mỗi phong tục và tùy thuộc vào nền văn hóa của từng vùng miền thì hương vị bánh Tét sẽ có được những cách chế biến riêng.

Mang trong mình được những ý nghĩa tốt đẹp, sự may mắn, gia dình sum họp cùng nhau trong đêm giao thừa thì hình ảnh bánh tét luôn không thể vắng mặt đối với mỗi người dân. Bữa cơm gia đình ngày Tết sẽ khó thật tròn vị nếu như thiếu đi những miếng bánh tét được người Mẹ, người Bà đơm ra trên những dĩa thức ăn. Đó là một nét đặc trưng riêng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam ta.

3. Thịt kho trứng

Đặc trưng của những ngày Tết không thể thiếu là món thịt kho trứng. Thịt lợn được lấy là phần ba chỉ ngon nhất, kho chung với trứng vịt hoặc trứng cút. Người Nam bộ coi món thịt kho này có ý nghĩa cho gia đình yên ấm, thịnh vượng, đó là món ăn giản dị, thân quen gắn bó với các thành viên trong gia đình. Bạn có thể dùng món thịt kho Tàu ăn chung với cơm trắng hay dưa giá đều rất ngon.

Với cách chế biến đặc biệt, thì có lẽ món thịt kho trứng ở đâu khó có thể qua được ở miền Nam. Những hương vị ấy chẳng thể lẫn đi đâu được khi mùi vị của nước cốt thật đậm đà khi được đi cùng với những quả trứng thơm ngon và những miếng thịt dai nhưng có được những hương vị khác biệt. Tại sao nói thịt kho trứng là một món ăn điển hình của người miền Nam? Đó là bởi vì món ăn này gắn liền với những đặc điểm, tính cách và có sau đó là những câu chuyện về nó đối với hương vị ngày Tết cổ truyền ở miền Nam.

4. Canh khổ qua dồn thịt

Khổ qua là một loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Đặc biệt khi có thêm thịt và nấm mèo càng làm tăng sự bổ dưỡng cho món ăn. Có lẽ vì vậy mà canh khổ qua là một sự lựa chọn tuyệt vời với nhiều gia đình trong mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Canh khổ qua là một món ăn thanh mát, giải nhiệt lại còn mang ý nghĩa bỏ qua những điều kém may mắn và đón chờ niềm vui đến. Món canh khổ qua đúng như tên gọi của nó có ý nghĩa là niềm hy vọng rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi. Vậy nên bạn đừng quên thêm món canh khổ qua dồn thịt vào menu ngày Tết của gia đình mình nhé!

5. Dưa kiệu, dưa hành

Bánh chưng bánh tét thì làm sao thiếu được món củ kiệu, dưa hành ăn kèm. Món ăn dân dã, thân thương đến nỗi chỉ cần nhìn thấy là cảm nhận được ngay năm mới sắp đến, mùa xuân ùa về. Vì vậy mà củ kiệu và dưa hành đã trở thành món ăn truyền thống luôn luôn xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Cái mùi thơm đặc trưng cùng vị giòn giòn, chua ngọt của củ kiệu làm ai nấy cũng phải mê đắm.

Câu ca xưa truyền bao đời nay về Tết Việt đó là “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Dưa hành là món ăn kèm luôn luôn có mặt trong mâm cỗ ngày Tết của người dân Việt. Dưa hành với bánh chưng xanh là một “cặp đôi” không thể chia rẽ trong ngày Tết ở miền Bắc, mang quan niệm ngũ hành tương khắc. Không chỉ với bánh chưng, món dưa hành còn thường được ăn kèm với nhiều món ngon khác, điển hình là thịt đông, thịt luộc, thịt kho tàu, … Hương vị thơm thơm và chua nhè nhẹ của món này sẽ giúp bạn ăn bớt ngấy, cải thiện hương vị ngày tết và giúp tiêu hóa hiệu quả.

6. Giò lụa

Giò lụa cũng là một món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết. Với ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, giò lụa là một phần không thể thiếu của ẩm thực ngày Tết Việt Nam. Món ăn thơm ngon, đậm đà với hương vị ngọt tươi của thịt heo có thể kết hợp ăn với cơm hay bánh mì đều ngon. Chả giò cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh và chỉ cần đem chiên sơ vài phút là có thể đãi khách bất cứ lúc nào. Bởi vì vậy, món chả giờ rất thích hợp dùng trong những ngày Tết, thường được nhiều gia đình lựa chọn.

Với hương vị riêng biệt, được chế biến qua nhiều công đoạn để có thể có được những mùi vị mang đậm đà bản sắc. Và đặc biệt hơn cả là trong những ngày Tết thì chúng ta không thể không nếm thử một lần mùi vị đặc biệt này để có thể có được những nhận xét và thấm được vị ngon của món giò lụa. Mỗi nơi, mỗi quốc gia đều sẽ có cho mình được những nét văn hóa riêng, những hương vị đặc trưng riêng. Và Việt Nam cũng thế, không biết rằng món giò lụa này xuất hiện từ bao giờ nhưng chỉ biết đến ngày hôm nay, món ăn này là một món không thể thiếu, đều xuất hiện trong những ngày giỗ..., đặc biệt là trong những ngày TẾT. Là một hương vị và là một mùi vị không thể thiếu khi không khí tết đến, xứng đáng là một món ăn làm nên được những nét riêng của người dân nước ta.

7. Xôi gấc – xôi đậu xanh

Mỗi món ăn trong ngày Tết đều mang cho mình được những nét riêng, những ý nghĩa riêng. Xôi gấc và xôi đậu xanh cũng không ngoại lệ. Mùi vị của đậu xanh sau khi được nấu chín sẽ thật hài hòa với nhau khi mà hòa quyện cùng với những hạt nếp bé nhỏ để tạo nên được hương vị xôi đậu xanh thật khác biệt. Cung với bánh chưng và bánh tét, thì xôi gấc và xôi đậu xanh mang cho mình được những ý nghĩa tốt đẹp trong hương vị ngày Tết. Đây cũng là một món ăn được rất nhiều gia đình sử dụng và chế biến trong những món ăn ngày Tết.

Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có một đĩa xôi gấc.

Xôi gấc được nấu từ gạo nếp trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường. Món xôi gấc có hương vị thơm ngon mà lại rất bổ dưỡng với hàm lượng vitamin A cao.

Những hạt đậu xanh, sau khi được tách vỏ thì sẽ được nấu lên theo một nhiệt độ và một mức lửa nhất định để giữ được những hương vị bùi bùi của nó. Mới nghĩ đến thôi chắc có lẽ mọi người cũng rất muốn thưởng thức đúng không? Sau khi được làm chín thì những hạt đậu đó sẽ cùng những hạt nếp ngày Tết tạo nên được nồi xôi đậu xanh thơm lừng, đậm đà hương vị ngày Tết, mang cho mình những ý nghĩa của mâm cơm gia đình.

8. Lạp xưởng

Lạp xưởng được xem là một trong những món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ. Lạp xưởng phổ biến nhất là làm từ thịt, có hai loại: lạp xưởng tươi và lạp xưởng khô. Ngoài ra còn có lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá,… Để có món lạp xưởng thơm ngon, bạn có thể đem luộc, chiên hoặc nướng,…

Lạp xưởng làm từ thịt nạc và thịt mỡ xay, trộn với rượu rồi cho vào ruột lợn khô và lên men tự nhiên đến khi ra thành phẩm. Ngày nay, món Tết này được người dân biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt bò, thịt gà, tôm, cá… Món ăn tưởng chừng như dân dã, bình dị này, nhưng lại được người dân lựa chọn thành món ăn ngày Tết có mặt mâm cỗ cúng kiến ông bà. Không chỉ bởi vị ngon bắt miệng, còn là vì lạp xưởng hình dáng giống như sâu tiền và màu đỏ tượng trưng cho mong muốn may mắn, lộc tài đầu xuân.

9. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn là món ăn rất thân thuộc với người dân Nam Bộ. Đây là món ăn được đông đảo người dân lựa chọn trong các dịp sum họp và đoàn viên của các thành viên trong nhà, nhất là các dịp lễ, Tết.Gỏi cuốn là món ăn vô cùng thú vị vì có sự kết hợp rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau. Chất đạm từ thịt, tôm; chất xơ từ các loại rau cuốn như giá, hẹ, rau sống, dưa leo…; tinh bột từ bánh tráng, bún và cuối cùng chấm cùng một loại nước chấm đậm vị như nước mắm chua ngọt, mắm nêm, tương ngọt… Nếu đang phân lựa chọn món ăn vặt dịp tết ngon, thì gỏi cuốn sẽ là sự lựa chọn rất đáng để bạn cân nhắc.

10. Gà luộc

Gà luộc là một món gần như hiện hữu trong mỗi dịp Giao thừa đón chào đầu năm năm mới. Gà luộc cúng Giao thừa thể hiện ý nghĩa đủ đầy, thuận lợi và may mắn cho một năm mới. Khi cúng cần đặt cả con gà lên bàn thờ tổ tiên đến lúc bày ra mâm tiệc thì gà sẽ được chặt thành từng miếng đều đặn và xếp lên đĩa thêm một chút lá chanh. Khi ăn chấm muối tiêu, canh ớt vừa thơm vừa ngon khó cưỡng.

Có thể nói hình ảnh con gà luộc được mỗi gia đình Việt Nam cúng lên  bàn thờ ông bà nhà tổ tiên là hiển nhiên. Bởi những chú gà là một trong những con vật được xuất hiện khá sớm và có thời gian gắn bó với cuộc sống con người ở nước ta. Đặc biệt khi đĩa gà luộc xuất hiện trong mâm cơm đãi khách sẽ thật nổi bật nhờ màu vàng ươm, căng bóng, thịt mềm mà da vẫn dai. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.

Hy vọng với bài viết top 10 món ăn không thể thiếu trong ngày Tết ở Việt Nam sẽ giúp mọi người có thêm gợi ý thú vị cho thực đơn ngày Tết, hiểu rõ hơn về nét văn hóa, ẩm thực trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Chính những điều này đã tạo nên được bức tranh tổng thể về những nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn hóa ẩm thực Việt Nam ngày Tết nói riêng.

Vì Tết là dịp đoàn viên, sum vầy với những người thân trong nhà với những bữa tiệc đầy ắp thức ăn, việc nạp vào cơ thể quá nhiều chất đạm hay dầu mỡ sẽ gây ra mất cân bằng dinh dưỡng và có hại cho sức khỏe. Bạn và gia đình cần đảm bảo chế độ ăn, nguồn thực phẩm lành mạnh, khoa học, nhất là với những người đang mắc những bệnh lý nguy hiểm. Nếu đang có những băn khoăn và thắc mắc về các loại gạo hỗ trợ sức khỏe cũng như lên thực đơn bữa cơm gia đình phù hợp với tình hình sức khỏe trong dịp Tết này, Quý khách có thể liên hệ với công ty cổ phần Gạo Phương Nam chúng tôi để biết thêm thông tin về các sản phẩm gạo phù hợp với tình trạng sức khỏe các thành viên trong gia đình

Gạo Phương Nam chúng tôi  xin kính chúc quý khách hàng một năm mới an khang, hạnh phúc, nhiều sức khoẻ, và hài lòng với một năm cũ đã qua!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebookhttps://www.facebook.com/phuongnamfood

Nguồn: Gạo Phương Nam

Bài viết khác