Sản phẩm

Tìm hiểu về ngày 30/4, 1/5 - cội nguồn lịch sử hào hùng của dân tộc

Ngày 30/4 là gì ý nghĩa của ngày thống nhất đất nước

Ngược dòng lịch sử hơn 45 năm về trước, ngày 30/4/1975 là một cột mốc huyền thoại trong quá trình dựng xây đất nước Việt Nam hào hùng.

Ngày 30/4 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chính thức khép lại cuộc chiến tranh tại Việt Nam và Quân đội Nhân dân việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn.

Hàng năm vào ngày này, hình ảnh chiếc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng sắt và tiến vào Dinh Độc Lập được nhắc lại như một minh chứng cho lịch sử vàng của ông cha ta.

Vào mốc thời gian từ 26/4 - 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh quyết chiến của quân và dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là điển hình về hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các binh chủng, quân chủng, sự kết hợp trên quy mô lớn giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng; đòn quyết chiến chiến lược táo bạo, kịp thời, chính xác, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước.

Vào ngày 30/4 cũng đánh dấu cho sự kiện Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mầu của chính thể Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Vì thế, ngày 30/4 được xem là ngày lễ toàn dân mang ý nghĩa lịch sử to lớn, vĩ đại, minh chứng cho sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước, dựng và giữ nước hàng ngàn năm của ông cha ta, kết thúc chiến tranh trên toàn lãnh thổ.

Hàng năm, cứ đến cuối tháng 4, mọi người đều nhắc nhở đến thế hệ con cháu về sự hi sinh của biết bao đồng bào dân tộc đã ngã xuống vì sự độc lập, tự do và phát triển như ngày nay. Đây không chỉ là dấu mốc giải cứu đất nước khỏi ách thống trị hơn một trăm năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân, mà chiến thắng năm 1975 còn cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cho nhiều quốc gia khác.

Lễ giổ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng tự hào của dân tộc Việt Nam 

Ngày 1/5 và ý nghĩa của ngày Quốc tế lao động

Ngày 1/5 là ngày lễ quốc tế lớn của tầng lớp nhân dân lao động và được gọi là ngày Quốc tế lao động. Ngày lễ này bắt nguồn từ thành phố công nghiệp lớn ở Chicago - Mỹ. Vào năm 1886, tại Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: "...từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của các công nhân sẽ là 8 tiếng 1 ngày".

Ngày 1/5 được lựa chọn bởi đây là ngày bắt đầu 1 năm kế toán tại hầu hết các nhà máy lớn xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày đó, các hợp đồng mới giữa chủ và thợ sẽ được ký kết và giữa 2 bên sẽ có những quyết định riêng.

Cũng trong ngày 1/5/1886, yêu cầu của công nhân không được đáp ứng đầy đủ nên giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tổ chức một cuộc bãi công nhằm tạo áp lực cho người chủ nhằm mục đích muốn họ thực hiện các yêu sách của mình. Cuộc bãi công đầu tiên diễn ra tại thành phố Chicago, khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ đã tổ chức cuộc biểu tình trên thành phố với biểu ngữ: "Từ hôm nay trở đi không một người thợ nào muốn làm việc quá 8 tiếng một ngày! Phải đáp ứng một ngày làm việc trong 8 tiếng, 8 tiêng nghỉ ngơi, 8 tiếng vui chơi!". Cuộc đấu tranh đã thu hút được rất nhiều người tham gia.

Tuy nhiên, hành động này đã liên tiếp bị đàn náp rất nặng nề bằng các hình thức như đuổi việc, tấn công bằng vũ lực... và tạo nên cuộc thảm sát Haymarket tại Chicago. Nhưng cuối cùng, cuộc đấu tranh của họ đã đem lại thắng lợi khi những yêu cầu của họ đã được chấp thuận.

Sau tất cả, ngày 1/5 đã chính thức được Quốc tế Cộng sản II chọn làm ngày kỉ niệm, biểu dương lực lượng và cuộc đánh tranh chung của tầng lớp vô sản ở các nước. Tuyên dương nhữung công lao đấu tranh quyết liệt của lực lượng lao động cho nền hoà bình, dân chủ, tiến bộ xã hội

Cạnh đó, tại Việt Nam, ngày 1/5 còn là dấu mốc kỉ niệm phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành lại độc lập - tự do - hạnh phúc - dân chủ cũng như các quyền lợi ngang nhau về kinh tế - xã hội. Ngoài ra còn mang ý nghĩa tạo động lực cho công nhân, nông dân trên toàn lãnh thổ, tinh thần đoàn kết cách mạng với công dân quốc tế.

Ngày 1/5/1946, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, ngày Quốc tế Lao động được tổ chức kỉ niệm mít tinh long trọng tại thủ đô Hà Nội với sự tham gia hơn 20 vạn nhân dân lao động.

Ngày sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, dân tộc độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 22c NV/CC vào ngày 18/2/1946 vê các ngày nghỉ lễ như Tết, kỉ niệm lịch sử, tôn giáo, trong đó có ngày 1/5 - ngày quốc tế Lao động sẽ trở thành ngày lễ chính thức và công nhân lao động khắp đất nước sẽ được nghỉ một ngày mà hưởng nguyên lương.

 

Nguồn: Gạo Phương Nam

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717
  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717
  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebookhttps://www.facebook.com/phuongnamfood

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

Bài viết khác

Lý giải những câu hỏi vì sao trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Vì sao trong Tết lại kiêng quét nhà? Vì sao chúng ta thường đốt pháo vào ngày Tết? Vì sao có tục đi chùa hái lộc?… Cùng Gạo Phương Nam lý giải những thắc mắc trong phong tục ngày Tết Việt Nam

Tìm hiểu những nét đặc trưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Trong văn hoá người Việt, Tết Âm Lịch là lễ hội lớn nhất của hầu hết người dân Việt Nam với nhiều lễ hội và hoạt động khác nhau. Vậy, tết Việt có những đặc trưng ngày Tết nào báo hiệu một năm mới sắp đến?

Tìm hiểu về các phong tục ngày Tết của Việt Nam

Khi nói về phong tục ngày Tết, tục thờ cúng là một trong những phong tục đã ăn sâu vào trong văn hoá người Việt hàng ngàn năm nay. Vậy vào dịp Tết có những phong tục nào? có những dịp lễ nào chỉ đặc trưng cho Tết?

Tìm hiểu về lễ hội Phật Đản ở Việt Nam

Lễ hội Phật Đản hay ngày lễ Phật Đản là một trong những nét văn hoá tâm linh rất lớn của nhiều Phật tử. Thường diễn ra vào giữa tháng 4 âm lịch. Vậy đại lễ Phật Đản là gì? Diễn ra vào ngày nào? Cùng tìm hiểu nhé

Tìm hiểu về cội nguồn các lễ hội dân gian ở Việt Nam

Lễ hội dân gian là gì? Lễ hội dân gian Việt Nam hình thành từ khi nào, có những đặc điểm gì và một quy trình của lễ hội dân gian Việt Nam thường sẽ có gì?

Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng mùng 10 tháng 3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày gì? Lễ giỗ tổ Hùng Vương bắt nguồn từ khi nào? Lễ hội Đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương diễn ra như thế nào?

Nước mắm - nét văn hoá nổi bật trong nền ẩm thực Việt Nam

Trong ẩm thực Việt Nam, nước mắm được xem là tinh hoa của ẩm thực. Vậy nước mắm ngon được đánh giá ra sao, nên mua loại nước mắm ngon nào cho bữa cơm gia đình?

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3

Lễ hội Sóc Trăng - Tết Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Giống như Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam, người đồng bào Khmer nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung còn có một dịp mừng năm mới đặc sắc gọi là Tết Chôl Chnăm Thmây

Ngày Vía Thần Tài Là Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Cách Cúng Ngày Vía Thần Tài