Sản phẩm

Những món ngon làm từ nếp cúng rằm tháng 7

Trong văn hoá Việt Nam, xôi là những món truyền thống không thể thiếu trong những mâm cúng vào dịp lễ đặc biệt. Nhiều phật tử hay chọn mua nếp ngon để nấu xôi cúng rằm tháng 7. Có rất nhiều cách nấu xôi, chè khác nhau, mỗi cách đều mang một hương vị rất riêng khiến người ăn vô cùng yêu thích. Vậy nên chọn loại nếp nào để thành phẩm ngon và mềm dẻo nhất? Cách nấu xôi cúng rằm tháng 7 nào được nhiều người áp dụng? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé.

Nên chọn gạo nếp nào nấu xôi ngon nhất ?

Đối với món xôi, nếp ngon chính là linh hồn của món ăn, quyết định 70% độ ngon cho món xôi (chè) cúng rằm tháng 7. Khi nấu, nên chọn hạt gạo nếp có hạt màu trắng đục, căng bóng, chắc đều nhau. Tránh chọn loại gạo nếp có hạt màu quá trằng, vì những hạt nếp này bị xay xát quá kỹ, mất đi nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Trong nhiều loại nếp ngon hiện nay, nếp cái hoa vàng (hay còn gọi là nếp ả, nếp bắc) là loại lúa nếp  được cấy trồng vào vào vụ mùa (khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch) ở các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và khi trổ bông (trổ đòng đòng) thì phấn hoa có màu vàng (thay v sinh trưởng và kháng sâu bệnh tốt nên người trồng ít sử dụng thuốc bảo vì màu trắng như các giống lúa thông thường). Lúa nếp cái hoa vàng có sức sinh trưởng và kháng sâu bệnh tốt nên người trồng ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Hạt nếp tròn to, có vị ngọt nhẹ và thơm mùa lúa. Khi chín cho hạt dẻo, mềm, rất ngon. Phù hợp dùng để làm xôi, gói bánh chưng, nấu chè, xôi để cúng rằm tháng 7 hay vào các dịp đặc biệt.

Ngoài ra còn có Nếp cẩm Tây Bắc được trồng tại các cánh đồng khu vực các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam như Điện Biên, Sơn La,……Nếp cẩm Tây Bắc cho hạt to tròn có màu đen (đen huyền, lẫn ít hạt vàng) giàu chất dinh dưỡng, cơm dẻo, mềm, thơm ngon. Trong đó, lớp vỏ tím có hàm lượng hoạt chất anthocyanin rất tốt cho sức khoẻ. Phù hợp để nấu xôi lá cẩm, chè đậu đen... giúp mâm cúng rằm tháng 7 trở nên sinh động và ngon miệng hơn

Có nên cúng xôi cho rằm tháng 7 không?

Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, mọi người thường chuẩn bị những mâm cúng tổ tiên, gia đình, ông bà, và tiếp đó là mâm cúng cô hồn cho vong linh lang thang. Vì thế, mâm cúng trong rằm tháng 7 sẽ có đầy đủ mâm cúng: Chư Phật, thần linh, chúng sinh (cô hồn). Đối với mỗi mâm cúng, việc cúng xôi chè luôn có sự khác biệt.

Trong mâm cúng chư Phật, đồ cúng sẽ là đồ chay, xôi chè cũng sẽ được nấu theo cách chay hoàn toàn. Với mâm thần linh, ông bà, tổ tiên thì có thể lựa chọn giữa món chay và món mặn, xôi chè cũng có thể tự do lựa chọn cho mâm cúng. Còn đối với mâm cúng cô hồn (chúng sinh) thì nên cúng chay hoàn toàn. Theo quan niệm dân gian, cúng đồ mặn sẽ khơi gợi nên lòng tham lam, sân si, nóng giận. Đặc biệt, trong một mâm cúng rằm tháng 7 nên có đầy đủ: hương hoa đền, giấy tiền vàng bạc, đồ cúng chay/mặn, xôi chè, trà, rượu thuốc, cháo loãng và những lễ vật khác theo phong tục địa phương.

Mẹo nấu xôi ngon cho mâm cúng rằm tháng 7

Trước khi nấu xôi ngon, cần ngâm gạo nếp từ 1-2 tiếng để hạt xôi dẻo và thơm hơn. Tránh ngâm quá lâu, nếp sẽ bị chua và dễ bị nát khi nấu, làm mất vị ngon của xôi. Khi ngâm, nên bỏ thêm ít muối để khử mùi và tăng thêm vị đậm đà cho xôi. Ngoài ra, nên cho một ít dầu ăn hoặc mỡ vào và đảo đều, hạt xôi sẽ căng bóng và trông ngon miệng hơn.

Có thể nấu xôi bằng nhiều cách khác nhau, hiện tại, nồi cơm điện vẫn có thể nấu xôi ngon như ngoài hàng. Khi hấp nếp bằng nồi, nên rải nếp đều và dàn trải để nếp chín đều, trong lúc nấu, dùng đũa chọc 3-4 lỗ to để giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn. Còn khi nấu bằng nồi cơm điện, đối với nồi không có chế độ nấu xôi, khi nấu cho thật ít nước. Nồi chuyển sang chế đồ hâm thì mở nồi ra và xới nhẹ để nếp được trộn đều. Sau đó đóng nắp và đợi từ 5-7 phút thì mở nắp nồi ra cho ráo nước. Đặc biệt, khi nấu nên cho một ít muối để xôi ngon và đậm vị hơn.

Khi nấu xôi, chỉ nên đổ nước xăm xắp mặt nếp, không nên đổ quá nhiều xôi sẽ bị nhão. Còn khi hấp, sau khi đổ nước vào, nước sôi mới cho nếp vào hấp, sau đó giữ nhiệt ổn định để xôi mềm từ trong ra ngoài. Nấu xôi trong khoảng từ 30-40 phút, cứ 10 phút thì mở nắp ra một lần, lau khô hơi nước trên nắp, đảo đều gạo để xôi chín và ráo hơn.

Cách nấu món xôi từ nếp cái hoa vàng ngon

Món xôi nếp

Chuẩn bị: 500gr gạo nếp cái hoa vàng (hoặc nếp cẩm Tây Bắc), lá dứa, lá chuối, muối, bột ngọt, dầu ăn

Cách làm: Vo sạch gạo nếp cái hoa vàng (hoặc nếp cẩm Tây Bắc), cho thêm 1 muỗng cafe muối, ngâm gạo nếp tầm 1-2 tiếng. Sau đó, vớt nếp cái hoa vàng ra rổ để ráo, dùng lá chuối lót lên xửng hấp, lưu ý không lót kín xửng. Trộn gạo nếp với một muỗng canh dầu ăn, đổ gạo nếp lên lá chuối rồi cho thêm 1 lớp lá chuối lên trên. Trong quá trình hấp nếp thì dùng đũa trộn đều lên trong quá trình nấu, mỗi lần cách nhau 10 phút. Nấu trong vòng 40-45 phút đến khi hạt nếp trong, dẻo và mềm thì tắt bếp.

Riêng nấu xôi bằng nồi cơm điện thì sau khi ngâm, cho nước xăm xắp mặt nếp thêm cùng một chút muối và 1 muỗng canh dầu ăn, sử dụng nồi cơm điện có chế độ nấu xôi, cơm sẽ chín đều và ngon hơn.

Món xôi gấc

Chuẩn bị: 1 quả dừa xiêm, 1 quả gấc chín, 1 kg gạo nếp cái hoa vàng, rượu gạo, dầu ăn, muối, đường, bột ngọt

Cách làm: Vo sạch gạo nếp rồi ngâm gạo nếp như cách nấu xôi nếp. Pha 1/2 muỗng canh rượu trắng, 1/2 muỗng cafe muối và thịt gấc, để trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ để phần thịt gấc thêm đậm đà. Sau đó lấy nước từ quả dừa xiêm, phần thịt dừa nạo ra cho vào máy xay sinh tố. Cho phần nước dừa, xác dừa xay nhuyễn cho vào nồi đun sôi khoảng 20 phút, sau đó vắt lấy nước và hoà tan cùng 3 muỗng canh dầu ăn, tạo thành hỗn hợp nước cốt dừa. Tiếp đó cho phần gạo nếp cái hoa vàng đã ngâm với thịt gấc, nước cốt dừa cùng 1/2 muỗng cafe muối, trộn đều lên. Cho tất cả vào xửng hấp và nấu xôi như cách nấu món xôi nếp.

Món xôi đậu xanh

Chuẩn bị: 500gr nếp cái hoa vàng, 200gram đậu xanh tróc vỏ, 50gr bột nước cốt dừa, 250ml nước lọc, đường

Cách làm: Ngâm nếp như món xôi nếp cùng với đậu xanh tróc vỏ. Tiếp đó bắc nồi lên bếp, cho 250ml nước lọc vào nấu sôi với lửa lớn rồi cho thêm 50gr nước cốt dừa vào khuấy đều. Sau đó thêm 4 muỗng canh đường vào nồi, đảo đến khi đường tan. Cho nếp và đậu xanh  nấu cùng với nhau, trộn thêm nước cốt dừa và nấu chín. Nếp sau khi chín sẽ có mùi vị béo, bùi, ăn rất ngon, thích hợp để cúng tổ tiên, gia quy vào rằm tháng 7

Món xôi nếp cẩm

Chuẩn bị: 200gr nếp cẩm Tây Bắc, 100gr nếp cái hoa vàng, 200gr đậu xanh cà vỏ, 150gr dừa nạo, 10gr bột năng, muối, đường
Cách làm: Trộn gạo nếp cẩm Tây Bắc và nếp cái hoa vàng, vo sạch, đem ngâm nếp trong 1-2 tiếng với nước ấm. Đậu xanh rửa sạch và ngâm trong thau riêng, dừa nạo ngâm trong nước ấm tầm 15-30 phút. Sau đó nấu xôi như những cách nấu xôi phía trên. Tiếp đó cho đậu xanh vào nồi hấp chín, lấy đậu ra, cho vào một thìa cafe đường, 1 xíu muối đảo đều rồi dùng muỗng tán đều đậu xanh ra để tăng hương vị cho xôi nếp cẩm. Phần dừa nạo bạn bóp với 100ml nước nóng, sau đó vắt lấy nước cốt. Phần nước cốt dừa cho lên bếp, thêm 10gr bột năng, 1 muỗng cafe đừa, một chút muối, tắt bếp sau khi sôi. Sau khi nếp chín, hoà quyện cùng nước cốt dừa xôi sẽ có mùi vị béo, dẻo mềm thơm, tăng thêm màu sắc cho mâm cúng vào rằm tháng 7.

Mua nếp cái hoa vàng ngon ở đâu để nấu xôi cúng rằm tháng 7

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfoods

LIÊN HỆ MUA GẠO NẾP CÁI HOA VÀNG - NẾP CẨM TÂY BẮC 

Bài viết khác

Độ đạm trong nước mắm là gì? Độ đạm bao nhiêu mới là nước mắm ngon?

Độ đạm trong nước mắm là gì? Điều gì quyết định nước mắm ngon? Đánh giá nước mắm ngon hay dở qua độ đạm có chính xác? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé

Bản quyền thương hiệu logo Gạo Ông Cua đã được bảo hộ tại Việt Nam

Ngày 11/04/2023, logo đặc trưng của dòng gạo ST25 ngon nhất thế giới "GẠO ÔNG CUA" đã được Bộ Khoa học và Công nghệ Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bản quyền tại Việt Nam

Tìm hiểu về dòng nước mắm nhĩ cá cơm Nha Trang 584

Nước mắm nhĩ cá cơm 584 có gì đặc biệt, nước mắm 584 có bao nhiêu loại, ăn có ngon không? Cùng tìm hiểu về dòng nước mắm nhĩ cá cơm 584 nổi tiếng Nha Trang

Gạo Phương Nam đồng hành cùng mạnh Thường quân - Gạo Từ Thiện Ngon

Trong các chuyến đi từ thiện, nhiều mạnh thường quân đã lựa chọn đơn vị gạo Phương Nam để mua những túi gạo từ thiện gửi đến mọi người

Top 6 loại gạo lứt mềm cơm dễ ăn được ưa chuộng hiện nay

Phá tan suy nghĩ gạo lứt cứng cơm, khô cứng, khó ăn, dưới đây là top 6 loại gạo lứt mềm cơm, dễ ăn được nhiều người ưa chuộng trên thị trường hiện nay

Bột gạo lứt mè đen - Thức phẩm vàng cho sức khoẻ

Bột gạo lứt mè đen là sự kết hợp tuyệt vời giữa gạo lứt và mè đen đem đến nguồn dưỡng chất dồi dào cho người sử dụng. Vậy bột gạo lứt mè đen có đem lại công dụng gì?

Khám phá gạo ngon nhất thế giới Hom Mali của Thái Lan và Phka Rumdoul của Campuchia

Ngoài gạo ST25 của Việt Nam, gạo Hom Mali của Thái Lan và Phka Rumdoul của Campuchia là 2 dòng gạo thơm được vinh danh nhiều năm liền với danh hiệu Gạo Ngon nhất thế giớ

Những món quà ý nghĩa, thiết thực dịp 8/3 cho các chị em phụ nữ

Trong các dịp lễ đặc biệt dành riêng cho phụ nữ, ngày 8/3 là cơ hội để các đấng mày râu thể hiện tình cảm dành cho "phái đẹp". Vậy nên tặng món quà như thế nào mang nhiều ý nghĩa nhất?

Nhận diện các sản phẩm gạo Sóc Trăng chính hãng với tờ rơi Phương Nam

Cùng tìm hiểu các sản phẩm gạo Sóc Trăng chính hãng của kỹ sư Hồ Quang Cua do Phương Nam phân phối tại TP.Hồ Chí Minh

Tìm hiểu mã vạch và các mã số trên mã vạch chi tiết

Mã vạch là gì? Có bao nhiêu loại mã vạch? Mã vạch mang đến công dụng gì trong cuộc sống hàng ngày? Có thiết thực khi quét mã vạch trên sản phẩm không? Cùng tìm hiểu nhé