Sản phẩm

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Hoa Cúc Vàng

Ở nước ta có vô vàn loài hoa vô cùng xinh đẹp. Tuy nhiên kể đến độ nổi bật thì hoa cúc đã quá quen thuộc và rất phổ biến và vào dịp lễ nào thì ngoài đường cũng rợp sắc hoa cúc rực rỡ. Loài hoa này được người dân ưa chuộng và nó còn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa khác nữa. Do đó chẳng thể nào mà bỏ qua một loài hoa xinh đẹp, ngát hương và mang lại nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Gạo Phương Nam sẽ giải đáp hoa cúc vàng mang những ý nghĩa gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 

Nguồn gốc của hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng là loài cây thân thảo nhỏ, thân nhiều đốt và mềm xốp dễ gãy, có ống nhựa mủ màu trắng. Lá cúc mọc so le nhau, xanh đậm và tựa như lông chim. Hoa cúc vàng thường mọc trên đỉnh thân và đỉnh cành. Hoa cúc vàng có nhiều loài khác nhau, đơn tính hoặc lưỡng tính, hoa một vòng hoặc nhiều vòng xếp với nhau. Một thân hoa có thể mọc đơn hoặc phân nhánh tạo nhiều bông, nụ cúc vàng xung quanh cuống chính. Hoa có màu vàng đặc trưng rực rỡ như nắng, Hoa cúc vàng có nhiều kích thước khác nhau, song phổ biến vẫn là cúc vàng đại đóa và cúc vàng nhỏ.

Theo sự tích của nước Trung Quốc thì loài cúc vàng có nguồn gốc từ nước này, tìm thấy từ thế kỉ XV TCN, sau đó được nhân rộng ra nhiều nước trên thế giới. Hoa cúc có sức sống mãnh liệt, màu sắc rực rỡ ai cũng cũng say mê và đặc biệt chúng tự biết tỏa ra năng lượng tích cực khiến vạn vật xung quanh trở nên vui vẻ hơn.

Có giả thiết khác lại cho rằng cúc vàng bắt nguồn từ nước Nhật Bản khi được thuần hóa từ hoa cúc dại, có mặt từ 5000 năm. 

Dù giả thiết nào thì giờ đây ở nước Việt Nam ta cũng đã xuất hiện hoa cúc vàng ở khắp mọi nơi và không thể phủ nhận sự xinh đẹp của loài hoa này. Các cánh hoa cúc nhỏ xinh xếp chồng lên nhau tạo ra bông hoa yêu kiều, màu vàng ấm áp và rực rỡ như nắng mai. Mùi hương hoa cúc dễ chịu, cành lá xanh tươi, cách chăm sóc cũng hết sức đơn giản nên hầu hết ai cũng yêu thích.

Hoa cúc vàng được xếp vào hàng tứ quý của phong thủy Việt Nam như “Tùng - Cúc - Trúc - Mai” hay “Mai - Lan - Cúc - Trúc”. Hoa cúc vàng mang theo sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, thích nghi với đa dạng thời tiết nên phổ biến trên nhiều lãnh thổ. Không chỉ thế, cúc vàng được trồng quanh năm tại Việt Nam.

Ý nghĩa của hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng mang đến khởi đầu tài lộc, may mắn 

Màu vàng được coi là màu sắc mang lại sự may mắn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, các dịp đặc biệt như khai trương. Màu vàng tượng trưng cho sắc màu của tiền tài ánh kim, với lời cầu mong về một kết quả bội thu suôn sẻ. Hoa cúc vàng mang đến sức sống, rực rỡ và thu hút những điều may mắn, an khang thịnh vượng cho gia chủ. 

Tượng trưng cho sự trường thọ và tấm lòng hiếu thảo 

Được dân gian kể lại sự tích hoa cúc, rằng hoa cúc sinh là nhờ sự thông minh và hiếu thảo của cô bé, khao khát thêm tuổi thọ cho mẹ nên đã xé những cánh hoa vàng thành nhiều cánh nhỏ. Những lớp cánh hoa nhỏ xếp khít vào nhau như lời cầu chúc và khát mong sự trường thọ, sống lâu trăm tuổi. Và hoa cúc vàng cũng là biểu tượng của lòng hiếu thảo của người con người cháu đối với bề trên sinh thành nuôi dưỡng. 

Hoa cúc vàng còn được chưng trong các dịp đặc biệt như ngày giỗ, lễ Tết hay đám tang, với lòng thành tâm phân ưu, kính yêu và tôn trọng với người đã khuất.

Tượng trưng cho sự quây quần, sum họp 

Hoa cúc vàng mang đến sự trọn vẹn, ấm áp, tạo không khí gắn kết sum vầy mỗi dịp đặc biệt của các thế hệ thành viên trong gia đình. Hoa cúc vàng làm cho không gian gia đình bừng sáng, kéo gần cách xa và tạo ra không khí đầm ấm, hạnh phúc cho mọi người sát kề bên nhau. 

Tượng trưng cho lòng chung thủy sắt son 

Một đặc trưng riêng biệt của hoa cúc ấy là dù có héo hon thì lá và hoa vẫn vẹn nguyên trên cành, không hề rơi rụng. “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (Lá chẳng lìa cành, hoa chẳng rơi đất” là để chỉ sự vững vàng và sắt son của loài hoa này. Chung thủy đến ngay cả khi héo mòn, úa tàn, đó là sức sống bất diệt của tình yêu bền vững, hôn nhân bền chặt. 

Là hình ảnh ẩn dụ cho quân tử kiên trung 

“Tùng - Cúc - Trúc - Mai” - tứ quý tượng trưng cho phẩm cách của bậc quân tử. Và một trong bốn hình ảnh ấy là đóa cúc. Mang dáng hình mảnh khảnh nhưng “trong nhu có cương”, ấy là hình ảnh người quân tử trước hoàn cảnh nào cũng không nao núng hay chịu khuất phục. Hoa cúc vàng tượng trưng cho sự cứng cáp, dẻo dai, kiên cường, bất khuất.

Đại diện cho đế vương, sự quyền quý cao sang và giàu có 

Hoa cúc được xem là biểu tượng cho đế vương, sự cao sang quyền quý và sự giàu có khó ai bì kịp bắt nguồn từ cuộc sống của những gia đình quý tộc, nổi tiếng, có thân thích với Nhật Hoàng. Thật vậy, chỉ những gia đình này mới sở hữu con ấn có khắc hình hoa cúc. 

Loài hoa này đại diện cho sức mạnh, quyền uy và vị thế không ai bì kịp cũng như sự cao sang, giàu có họ sở hữu.Ngoài ra, hoa cúc vàng biểu tượng cho quyền lực cũng xuất phát từ việc màu vàng từ xưa đến nay đều là màu của sự quyền lực, cao sang, quyền quý. Màu vàng được dùng cho lăng tẩm cung điện cũng như trang phục của vua, hoàng hậu, các quý phi theo văn hóa phương Đông cũng như vua, hoàng hậu, quý tộc theo văn hóa phương Tây.

Ứng dụng của hoa cúc vàng trong đời sống

Làm đẹp cho không gian sống 

Với màu vàng tươi tắn, hoa cúc mang đến cho không gian sống vẻ tươi sáng. Bên cạnh đó, hương hoa còn giúp thanh lọc không khí, giúp gia chủ thư giãn và xóa tan căng thẳng.

Làm dược liệu 

Không thể phủ nhận được tính dược mà hoa cúc vàng chứa đựng. Hoa cúc vàng mang nhiều tinh dầu, vitamin A, vitamin B1, ứng dụng nhiều trong điều chế thuốc. Một trong những ứng dụng thường thấy nhất là trà hoa cúc - loại trà vừa giải nhiệt, lại mát gan và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

Các loại hoa cúc vàng phổ biến hiện nay

Hiện nay, có vô số các chủng loại và giống hoa cúc vàng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân ra làm 2 loại cúc chính gồm cúc vàng bông to và cúc vàng bông nhỏ. 

Cúc vàng bông to khi nở có dạng hình cầu, không thấy phần nhụy, mùi thơm thoang thoảng, thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Một số loại cúc vàng bông to điển hình là cúc vạn thọ, cúc đại đóa. Cúc vạn thọ khi nở như một trái bóng vàng, với những cánh hoa xếp sát bên nhau.Trong khi đó, cúc đại đóa - loài hoa quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam - khác biệt hơn chút với những cánh hoa được tách ra, nở hướng ra ngoài, tạo nên đài hoa kiêu kỳ. Người Việt thường dùng cúc đại đóa để lên bàn thờ vì loài hoa này rất lâu tàn.

Cúc vàng bông nhỏ có cánh hoa dài hơn, thon hơn và khi nở sẽ xòe rộng ra, lộ phần nhụy. Một số loại cúc vàng bông nhỏ điển hình là cúc chi, cúc đồng điền, cúc sao băng, cúc mặt trời … Những bông cúc này trưng một mình hoặc kết hợp với các loại hoa khác đều đẹp.

Một số lưu ý khi chọn mua hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng thường được dùng trong những dịp nào? 

Với nhiều ý nghĩa tuyệt vời, hoa cúc vàng được sử dụng trong nhiều dịp trong năm. Gồm:

- Trang trí lễ tết: với ý nghĩa cầu mong may mắn, đem lại cảm giác ấm áp, đoàn viên cho cả gia đình. Những dịp này, bạn nên chọn loại cúc bông to như cúc đại đóa hoặc cúc vạn thọ hoặc một số loại cúc bông nhỏ như cúc mặt trời, cúc đồng tiền …

- Tặng hoa 8/3, 20/11: Nhờ ý nghĩa thể hiện niềm hân hoan, kính mến tới ai đó cũng như thể hiện lòng hiếu thảo với mẹ và lòng chung thủy sắc son lứa đôi, cúc vàng cũng được sử dụng để tặng vào 8/3 cũng như 20/11 cho mẹ, thầy cô cũng như cho nửa kia của bạn. Một số loại thường dùng là cúc đồng tiền, cúc sao băng, cúc mặt trời ...

- Lãng hoa khai trương, chúc mừng: Với ý nghĩa đem lại may mắn tài lộc, nhiều người lựa chọn hoa cúc vàng làm lẵng hoa khai trương, chúc mừng như một lời chúc đến người quen. Hoa dùng cho dịp này thường loại cúc bông nhỏ như cúc đồng tiền, cúc mặt trời ...

- Cúng rằm, bày trên bàn thờ tổ tiên, thắp hương, viêng tang: Hoa dùng cho dịp này thường là cúc đại đóa hoặc cúc vạn thọ. 

Mẹo chọn mua hoa cúc vàng tươi, đẹp 

Cúc vàng ngày càng trở thành loại hoa quen thuộc để trưng và mua tặng người thân, bạn bè và thầy cô giáo. Dưới đây là vài lưu ý bạn cần phải chú ý để có được lọ hoa, bó hoa và lẵng hoa hoàn hảo:

- Gốc cây còn nhiều lá, hoa sẽ để được lâu hơn.

- Lá xanh tươi từ gốc đến ngọn, không sâu bệnh.

- Chọn những bông cúc có lớp cánh xếp khít nhau, nở xòe tròn đều, không méo mó và không có cánh bị dập nát.

- Nên chọn những bông hoa có phần nhịu hoa chưa nở hết vì như vậy hoa sẽ lâu tàn, trưng được lâu hơn.

- Khi chọn mua hoa chậu thì chọn những cây có sức sống, không được gãy cành hoặc gãy nụ. Nên chú ý từng chi tiết này để tránh bị mất lòng người được tặng.

Nguồn: Gạo Phương Nam

Bài viết khác

Ngày 8/3 là ngày gì? Tìm hiểu về ngày dành riêng cho phụ nữ 8/3 và các lời chúc hay 8/3

Ngày 8/3 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8/3 và tìm hiểu các lời chúc hay dành cho những người phụ nữ nhân dịp 8/3

Lễ hội Sóc Trăng - Tết Chôl Chnăm Thmây mừng năm mới của người Khmer

Giống như Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam, người đồng bào Khmer nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung còn có một dịp mừng năm mới đặc sắc gọi là Tết Chôl Chnăm Thmây

Ngày Vía Thần Tài Là Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Cách Cúng Ngày Vía Thần Tài

Lễ Cúng Khai Trương Đầu Năm Có Ý Nghĩa Gì? Và Cúng Khai Trương Thế Nào Đúng Cách?

Lễ cúng khai trương đầu năm có ý nghĩa gì? Cúng khai trương đầu năm đúng cách

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 chính thức của Nhà Nước

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 của người lao động với 7 ngày từ ngày 20/1/2023 đến hết ngày 26/1/2023. Theo văn bản 8056/VPCP-KGVX ngày 1/12/2022, xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc đề xuất nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023

Cúng Ngọc Hoàng là gì? Ý nghĩa của ngày cúng Ngọc Hoàng

Cứ đến Tết nguyên đán, mỗi gia đình đều sẽ thực hiện những lễ cúng để cầu mong một năm mới bình an, cúng vía Ngọc Hoàng cũng là một trong số đó. Ngày mùng 9 Tết được coi là ngày cúng vía trời (hay cúng vía Ngọc Hoàng Thượng Đế).

Tìm hiểu về tập tục cúng Ông Táo của người dân Việt Nam vào dịp Tết âm lịch

Tục cúng ông Táo bắt nguồn từ đâu và nên cúng gì vào ngày này? Khi cúng ông Táo, nên đọc bài văn khấn như thế nào cho đúng ? Có những điều gì kiêng kị trong quá trình cúng ông Táo không?

Cúng Ông Táo Nét Đẹp Văn Hóa Của Người Việt

Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công ông Táo về trời để bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình của một năm vừa qua. Đây là những vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi, ghi chép những việc diễn ra trong năm và đến ngày 23 tháng Chạp.

Cây kim tiền: Nguồn gốc, Ý nghĩa phong thuỷ, Cách chăm sóc, Mua ở đâu

Tết Đoan Ngọ Là Gì?

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ có tên Tiếng Anh là Dumpling Festival và được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 theo lịch âm. Đây là ngày Tết cổ truyền tại các quốc gia khu vực Đông Á. Một số quốc gia nổi bật ở Châu Á như Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc...