Sản phẩm

Kinh Vu Lan và Báo hiếu được nhiều người tìm trong lễ Vu Lan - P1

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ

Theo hoà thượng Thích Hải Ấn - phó trưởng Ban Văn hoá trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, viện trưởng học viện Phật giáo Việt Nam ở Huế đã chỉ ra được 4 ý nghĩa sâu sắc về ngày lễ Vu lan báo hiếu. 

Đầu tiên đây là một ngày lễ lớn của người dân Việt Nam nói chung và phật tử nói riêng. Với lịch sử hơn 2000 năm, dịp lễ này không chỉ là tín ngưỡng truyền thống đẹp của đạo Phật mà còn mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc ta.

Trong đó, Vu Lan mang ý nghĩa là sự báo hiếu. Mỗi năm, mọi thường thường dành ra một dịp đến ngày lễ Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ, giải thoát khỏi nghiệp do đời mang lại. Vì vậy, lễ Vu Lan báo hiếu là dịp để báo đáp ơn đức sinh thành dưỡng dục, cầu cho cha mẹ được sức khoẻ và an lành. 

Trong Phật giáo, ngày Vu Lan được xem là ngày cứu khổ - giải đảo huyền (nạn bị treo ngược) cho những sinh linh trên cuộc đời. Việc tụng kinh Vu Lan hay những bài sám Vu Lan cũng giúp cứu lấy cái nghiệp cảu cha mẹ, giúp mẹ cha tránh đi những tội lỗi trên dương gian, bớt đi những lo toan phiền muộn trong cuộc sống. 

Ý nghĩa thứ 3 là nét tri ân và báo ân cha mẹ: Trong quan niệm phật giáo, cuộc đời có 4 ân lớn là: Ân Cha mẹ, ân thầy tổ, ân quốc gia và ân chúng sinh. Do đó, lễ Vu Lan báo hiếu chính là dịp lễ để những người con Phật tử gửi lời cám ơn đến đấng sinh thành. Đến ngày rằm tháng 7, mọi người thường đến chùa tụng kinh Vu Lan báo hiếu, lễ Phật, phóng sinh, làm từ thiện đến với mọi người...

Đọc thêm:

Ý nghĩa cuối cùng của ngày lễ Vu Lan nhằm nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống hiện tại, sống hiếu thảo với cha mẹ, ông bà... không chỉ riêng vào mỗi lễ Vu Lan báo hiếu. 

Hiện nay, nét văn hoá ngày Vu lan báo hiếu đang lan toả khắp nơi và trở thành nét văn hoá độc đáo của dân tộc ta. Đây được xem là truyền thống chúng ta cần tiếp nối và được phổ biến rộng rãi để đem lại cuộc sống đầy biết ơn cho cuộc sống, mọi người. 

 

Nghi thức tụng kinh vu lan báo hiếu

(Thắp 3 cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm lớn bài Cúng Hương)

 

CÚNG HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính

Gởi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tánh làm lành

Cùng pháp giới chúng sanh

Cầu Phật từ gia hộ:

Tâm Bồ-đề kiên cố

Chí tu học vững bền

Xa bể khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ giác.

(Xá rồi đọc tiếp bài kỳ nguyện)

 

KỲ NGUYỆN

Nay là ngày chư Tăng mãn hạ, đem đức lành phổ hoá chúng sanh. Chúng con một dạ chí thành, cúng dường trì tụng Hồng danh đức Ngài. Nguyện khắp cả ba ngôi Tam Bảo, Đức Bổn sư Từ phụ Thích-ca, Lạc Bang Giáo chủ Di-đà, cùng là Bồ-tát, các vị Thánh Tăng. Hiệp ba cõi mười phương Tăng chúng, mong từ bi tiếp độ hương linh. Cửu huyền Thất tổ siêu thăng, mẹ cha hiện thế phước tăng thọ trường. Khắp chúng sanh rõ đường đạo đức, thoát muội mê chứng bậc quang minh. Ngưỡng mong đức cả oai linh, từ bi thương xót chứng minh hộ trì.

NAM MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM BẢO. (3 lần)

 (Đứng dậy cắm hương vào lư và đọc bài kệ tán thán Phật)

 

TÁN PHẬT

Đấng Pháp vương Vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại,

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận.

 

QUÁN TƯỞNG

Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời,

Trước bảo toạ thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.

(Xá 1 xá rồi xướng lạy)

 

ĐẢNH LỄ

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta-bà Giáo chủ Điều ngự Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Hộ Pháp chư Tôn Bồ-tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A-di-đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát, Đại Thế Chí Bồ-tát, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát. (1 lạy)

(Đứng hay ngồi tùy ý, vô chuông mõ và đồng tụng)

 

TÁN LƯ HƯƠNG

Lò hương vừa bén chiên đàn,

Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương

Hiện thành mây báu kiết tường,

Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiềng

Pháp thân toàn thể hiện tiền

Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho.

NAM MÔ HƯƠNG VÂN CÁI BỒ-TÁT MA-HA-TÁT. (3 lần)

 

CHÚ ĐẠI BI

NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ-TÁT. (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế thước bát ra da, bồ đề tát đoả bà da, ma ha tát đoả bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát toả.

Nam mô tất kiết lật đoả, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đoả, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra, hô lô hô lô, hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà đạ, ta bà ha. Tất đà dủ nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT. (3 lần)

 

KHAI KINH KỆ

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu.

Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu.

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng.

Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ-TÁT. (3 lần)

 

 

Phật nói KINH VU LAN BỒN

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, đời Tây Tấn

Việt dịch: Hoà thượng Thích Huệ Đăng

Ta từng nghe lời tạc như vầy:

Một thuở nọ Thế Tôn an trụ,

Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung,

Mục Liên mới đặng lục thông,

Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.

Công dưỡng dục thâm ân dốc trả,

Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền,

Làm con hiếu hạnh vi tiên,

Bèn dùng huệ nhãn dưới trên kiếm tầm

Thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỷ,

Không uống ăn tiều tuỵ hình hài,

Mục Liên thấy vậy bi ai!

Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.

Lo phẩm vật đem dâng từ mẫu,

Đặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu,

Thấy cơm, mẹ rất lo âu,

Tay tả che đậy hữu hầu bốc ăn.

Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt,

Sợ chúng ma cướp giựt của bà,

Cơm đưa chưa đến miệng đà,

Hoá thành than lửa nuốt mà đặng đâu.

Thấy như vậy âu sầu thê thảm,

Mục Kiền Liên bi cảm xót thương,

Mau mau về đến giảng đường,

Bạch cùng Sư phụ tầm phương giải nàn.

Phật mới bảo rõ ràng căn cội.

Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu,

Dầu ông thần lực nhiệm mầu,

Một mình không thể ai cầu đặng đâu.

Lòng hiếu thảo của ông dầu lớn,

Tiếng vang đồn thấu đến cửu Thiên,

Cùng là các bậc Thần kỳ,

Tà ma ngoại đạo, bốn vì Thiên vương

Cộng ba cõi sáu phương tụ tập,

Cũng không phương cứu tế mẹ ngươi,

Muốn cho cứu đặng mạng người,

Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng.

Pháp cứu tế Ta toan giảng nói,

Cho mọi người thoát khỏi ách nàn

Bèn kêu Mục Thị đến gần,

Truyền cho Diệu pháp ân cần thiết thi.

Rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ,

Mười phương Tăng đều dự lễ này,

Phải toan sắm sửa chớ chầy,

Thức ăn trăm món, trái cây năm màu.

Lại phải sắm giường nằm nệm lót,

Cùng thau, bồn, đèn, đuốc, nhang, dầu,

Món ăn tinh sạch báu mầu,

Đựng trong bình bát vọng cầu kính dâng.

Chư Đại đức mười phương thọ thực

Trong bảy đời sẽ được siêu thăng,

Lại thêm cha mẹ hiện tiền,

Đặng nhờ phước đức tiêu khiên ách nàn.

Vì ngày ấy Thánh Tăng đều đủ,

Dầu ở đâu cũng tụ hội về,

Như người thiền định sơn khê,

Tránh điều phiền não chăm về Thiền-na.

Hoặc người đặng bốn toà đạo quả,

Công tu hành nguyện thoả vô sanh,

Hoặc người thọ hạ kinh hành,

Chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng.

Hoặc người đặng Lục thông tấn phát,

Và những hàng Duyên Giác, Thanh Văn,

Hoặc chư Bồ-tát mười phương,

Hiện hình làm sãi ở gần chúng sanh.

Đều trì giới rất thanh, rất tịnh,

Đạo đức dày chánh định chơn tâm,

Tất cả các bậc Thánh, phàm,

Đồng lòng thọ lãnh bát cơm lục hoà.

Người nào có sắm ra vật thực,

Đặng cúng dường Tự tứ Tăng thời,

Hiện tiền phụ mẫu của người,

Bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn.

Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi,

Cảnh thanh nhàn hưởng thọ tự nhiên,

Như còn cha mẹ hiện tiền,

Nhờ đó cũng đặng bá niên thọ trường;

Như cha mẹ bảy đời quá vãng,

Sẽ hoá sanh về cõi Thiên cung,

Người thời tuấn tú hình dung,

Hào quang chiếu sáng khắp cùng châu thân,

Phật dạy bảo mười phương Tăng chúng,

Phải tuân theo thể thức sau này:

Trước khi thọ thực đàn chay,

Phải cầu chú nguyện cho người tín gia.

Cầu thất thế mẹ cha thí chủ,

Định tâm thần quán đủ đừng quên,

Cho xong định ý hành thiền,

Mới dùng phẩm vật đàn tiền hiến dâng.

Khi thọ dụng, nên an vật thực,

Trước Phật đài hoặc tự tháp trung,

Chư Tăng chú nguyện viên dung,

Sau rồi tự tiện thọ dùng bữa trưa.

Pháp cứu tế Phật vừa nói dứt,

Mục Liên cùng Bồ-tát chư Tăng

Đồng nhau tỏ dạ vui mừng,

Mục Liên cũng hết khóc than rầu buồn.

Mục Liên mẫu cũng trong ngày ấy,

Kiếp khổ về ngạ quỷ được tan,

Mục Liên bạch với Phật rằng:

Mẹ con nhờ sức Thánh Tăng khỏi nàn.

Lại cũng nhờ oai thần Tam Bảo,

Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra.

Như sau đệ tử xuất gia,

Vu Lan Bồn pháp dùng mà độ sanh.

Độ cha mẹ còn đương tại thế,

Hoặc bảy đời có thể đặng không?

Phật rằng: Lời hỏi rất thông,

Ta vừa muốn nói con liền hỏi theo.

Thiện nam tử, Tỳ-kheo nam nữ,

Cùng Quốc vương, Thái tử, Đại thần,

Tam công, Tể tướng, Bá quan,

Cùng hàng lê thứ vạn dân cõi trần.

Như chí muốn đền ơn cha mẹ,

Hiện tại cùng thất thế tình thâm.

Đến Rằm tháng Bảy mỗi năm,

Sau khi kiết hạ chư Tăng tựu về.

Chính ngày ấy Phật Đà hoan hỷ,

Phải sắm sanh bá vị cơm canh,

Đựng trong bình bát tinh anh,

Chờ giờ Tự tứ chúng Tăng cúng dường.

Đặng cầu nguyện song đường trường thọ,

Chẳng ốm đau cũng chẳng khổ chi,

Cùng cầu thất thế đồng thì,

Lìa nơi ngạ quỷ sanh về nhơn thiên,

Đặng hưởng phước nhân duyên vui đẹp,

Lại xa lìa nạn khổ cực thân,

Môn sanh Phật tử ân cần,

Hạnh tu hiếu thuận phải cần phải chuyên.

Thường cầu nguyện thung huyên an hảo

Cùng bảy đời phụ mẫu siêu sanh,

Ngày Rằm tháng Bảy mỗi năm,

Vì lòng hiếu thảo ân thâm phải đền.

Lễ cứu tế chí thành sắp đặt,

Ngõ cúng dường chư Phật, chư Tăng,

Ấy là báo đáp thù ân,

Sanh thành dưỡng dục song thân buổi đầu,

Đệ tử Phật lo âu gìn giữ,

Mới phải là Thích tử Thiền môn.

Vừa nghe dứt Pháp Lan Bồn,

Môn sanh tứ chúng thảy đồng hỷ hoan.

Mục Liên với bốn ban Phật tử,

Nguyện một lòng tín sự phụng hành.

Trước là trả nghĩa sanh thành,

Sau là cứu vớt, chúng sanh muôn loài.

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ-TÁT. (3 lần)

Tìm hiểu thêm:

Kinh Vu Lan báo hiếu 

Phật nói về kinh báo hiếu Cha Mẹ

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717
  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717
  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebookhttps://www.facebook.com/phuongnamfood

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

Bài viết khác

Tết Đoan Ngọ Là Gì?

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ có tên Tiếng Anh là Dumpling Festival và được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 theo lịch âm. Đây là ngày Tết cổ truyền tại các quốc gia khu vực Đông Á. Một số quốc gia nổi bật ở Châu Á như Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc...

Hoa Đậu Biếc Là Gì? Những Công Dụng Mang Lại Từ Hoa Đậu Biếc

Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, loài cây này có tên khoa học là Clitoria ternatea, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Cây có nguồn gốc từ vùng Caribe, miền Trung Mỹ và Mexico. Sau đó được trồng nhiều ở Ấn Độ để ứng dụng vào Y học cổ truyền và các nước Đông Nam Á.

Tìm Hiểu Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tểt

Tết cổ truyền là nét văn hóa nổi bật trong phong tục tập quán của người Việt.. Mỗi dịp Tết đến cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ, có một thứ không bao giờ được thiếu trên bàn thờ gia tiên đó là mâm ngũ quả ngày Tết

Gợi ý những món quà ý nghĩa tri ân thầy cô nhân dịp 20/11

Ngày 20/11 là ngày gì? Ngày nhà giáo Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Vào ngày này, nên chọn quà tặng thầy cô ngày 20/11 món quà nào ý nghĩa?

Nét Văn Hóa Ẩm Thực Ngày Tết Giữa Các Vùng Miền Tại Việt Nam

Sự khác biệt này góp phần làm ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Dù ẩm thực có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau, cách chế biến cũng có thể không giống nhau, song đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước

Các bài văn khấn cúng giao thừa, 3 mồng Tết Nguyên Đán

Vào đêm giao thừa, nên đọc bài văn khấn cúng giao thừa nào? Trong 3 mồng Tết nên đọc bài khấn nào để đón tổ tiên về ăn Tết?

Những điều thú vị về vùng đất Sóc trăng và niềm tự hào của người dân nơi đây

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là nơi giao thoa giữa 3 nền văn hoá Khmer - Kinh - Hoa, Sóc Trăng có gì khiến người dân nơi đây tự hào đến thế?

Những lễ hội ở Sóc Trăng độc đáo mà bạn không thể bỏ qua

Là nơi pha trộn giữa nhiều nền văn hoá khác nhau, Sóc Trăng ngoài nổi tiếng với gạo ST25 còn có điều gì thu hút? Lễ hội ở Sóc Trăng có gì đặc biệt không? Lễ hội đua ghe ngo là gì?

Top các loại đặc sản Sóc Trăng ai đi cũng nhớ

Vùng đất Sóc Trăng có điều gì đặc biệt khiến nơi này có nhiều đặc sản độc đáo và phong phú như thế? Đặc sản Sóc Trăng sẽ có gì? Nên mua gì khi có dịp về Sóc Trăng, cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.

Không khí ngày tết trung thu ở Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới

Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, ở nhiều đất nước Châu Á đều cùng chờ đón ngày tết trung thu theo nhiều cách khác nhau. Nếu không khí Trung Thu ở Việt nam là ấm cúng, vậy những nước khác đón tết Trung thu như thế nào?