Một vài khái niệm về gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo có thành phần dinh dưỡng cao, trong quá sản xuất các doanh nghiệp đã bóc bỏ vỏ trấu bên ngoài của hạt lúa, và vẫn giữ nguyên vẹn lớp cám mỏng bao bọc phía bên ngoài hạt gạo. Ngoài tên gọi là gạo lứt người ta còn có tên gọi khác gạo rằn, gạo lật.
Hiện nay có 4 loại gạo lứt chính gồm: Gạo lứt ST đỏ, Gạo lứt tím than, Gạo lứt nếp và Gạo lứt tẻ
Gạo lứt ST đỏ: Gạo lứt đỏ có màu nâu đỏ hoặc đỏ hồng, được trồng bằng phương pháp hữu cơ và không sử dụng thuốc trừ sâu. Gạo lứt đỏ thường được dùng trong chế độ ăn kiêng và ăn chay vì có hàm lượng dinh dưỡng và cung cấp năng lượng vừa phải.
Gạo lứt tím than: So với các loại gạo lứt khác, gạo lứt tím than chiếm hàm lượng Anthocyanin rất cao (khoảng 0,4%) trong sắc tố màu tím, đây là chất chốn Oxy – hóa mạnh, trung hòa các tác nhân gây ung thư do phóng xạ, hóa chất, kháng viêm, giảm Acid uric trong máu. Không chỉ có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý mãn tính.
Gạo lứt nếp: Gạo lứt nếp thực chất là gạo nếp chỉ mới được bỏ vỏ trấu. Khác với gạo lứt thông thường, gạo lứt nếp chứa hàm lượng tinh bột và năng lượng cao. Hơn nữa gạo lứt nếp có độ dẻo và thơm nhất định, thích hợp với những người gầy yếu và ăn uống kém.
>>> Xem thêm: Nếp bắc (nếp cái hoa vàng)
Gạo lứt tẻ: Gạo lứt tẻ là gạo còn nguyên cám của gạo tẻ (gạo trắng thông thường). Với những người không có nhu cầu giảm hoặc giảm cân có thể sử dụng gạo lứt tẻ để gia tăng giá trị dinh dưỡng và bồi bổ sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Thay vì sử dụng gạo trắng thông thường mỗi ngày, thì thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt rất là giàu các Vitamin và những nguyên tố hóa học cần thiết cho cơ thể.
Sau đây Gạo Phương Nam mời các bạn tham khảo thêm thông tin về thành phần, giá trị dinh dưỡng của gạo lứt (trong khẩu phần ăn của 100g gạo lứt) dưới đây:
Năng lượng: 370kcal
Carbohydrate: 77,24g (trong đó có đường 0,85g, chất xơ 3,5g)
Chất béo: 2,92g
Chất đạm: 7,94g
Vitamin: Vitamin B1 (0,401mg), vitamin B2 (0,093mg), vitamin B3 (5,091mg), vitamin B5 (1,493mg), vitamin B6 (0,509mg), vitamin B9 (20μg)
Khoáng chất: Canxi (23mg), sắt (1,47mg), magie (143mg), mangan (3,743mg), phốt pho (333mg), kali (223mg), natri (7mg), kẽm (2,02mg)
Nước: 10,37g
Hướng dẫn cách nấu cơm gạo lứt
Vo gạo thật nhanh để tránh mất màu sắc của gạo lứt
Với tỷ lệ nấu: cứ 1 chén gạo lứt thì nấu với 2 chén nước (tỷ lệ 1:2)
So với thời gian nấu thì gạo lứt nấu lâu hơn gạo thông thường vì thế nên nấu 1 lần ăn cho cả ngày thì sẽ thuận tiện hơn.
Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của loại gạo này gồm có: tinh bột, chất đạm, chất xơ, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… và giàu vitamin như B1, B2, B3, B6,...
Như các bạn đã biết gạo lứt sẽ nấu lâu hơn gấp đôi thời gian so với các loại gạo thông thường.
Tác dụng của cơm gạo lứt khi sử dụng
Từ những thông tin về thành phần dinh dưỡng trên, có thể thấy gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vậy ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì?
Rất thích hợp cho những sau khi ốm họ cần được bồi bổ để có thể phục hồi được sức khỏe một cách nhanh chóng do người ốm thường mất rất nhiều sức, nên cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
Giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp, bảo vệ hệ tim mạch.
Cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, hấp thụ kém giúp tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Ổn định đường huyết trong cơ thể, giúp hỗ trợ phòng và điều trị các biến chứng bệnh tiểu đường.
Bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa xương.
Giúp cho cơ thể duy trì vóc dáng, làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân.
Giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn và cải thiện chức năng gan.
Ăn gạo lứt hàng ngày có tốt không?
Sau khi biết về những công dụng tuyệt vời của gạo lứt đối với sức khỏe, chắc hẳn không ít người sẽ ăn gạo lứt thường xuyên hơn. Vậy ăn gạo lứt nhiều có tốt không?
Trên thực tế, bạn có thể ăn gạo lứt hàng ngày nhưng không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 150 - 200g gạo lứt. Bởi vì nếu ăn quá nhiều gạo lứt sẽ làm phản tác dụng, nhất là khi người dùng mua phải gạo lứt kém chất lượng. Ngoài ra, hạt gạo lứt khá cứng, nếu người ăn không nhai kỹ còn có thể dẫn đến chứng khó tiêu.
Những điều cần lưu ý khi ăn gạo lứt
Để thu được hiệu quả tối ưu từ việc sử dụng gạo lứt, người dùng cần lưu ý những điều sau đây:
Chỉ mua gạo lứt ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải gạo lứt kém chất lượng, bị ngâm tẩm hóa chất.
Trước khi nấu, bạn có thể ngâm gạo lứt và phải vo sạch. Tuy nhiên, để không làm mất chất dinh dưỡng, bạn không nên ngâm gạo quá lâu hoặc vo gạo quá kỹ.
Chú ý: Cần phải nhai thật kỹ khi sử dụng ăn gạo lứt
Đối với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính… nên hạn chế ăn cơm gạo lứt.
Mặc dù gạo lứt có thành phần dinh dưỡng rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn không nên thay thế hoàn toàn bữa ăn hằng ngày bằng gạo lứt thay cho gạo trắng và các nhóm thực phẩm khác như thịt, cá, rau củ, trái cây…
>>> Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn cách hấp cơm độ dưỡng Ms Slim bằng nồi điện
Cơm độ dưỡng Ms Slim (cơm gạo lứt tím than) dành cho người ăn kiêng
Hành trình tìm hiểu và nghiên cứu lai tạo giống lúa thơm ST25 mới
Địa điểm bán Gạo lứt - Gạo dành cho người ăn kiêng
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM
Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
LIÊN HỆ MUA GẠO LỨT TÍM THAN _ GẠO LỨT ST ĐỎ
Hotline: 0909 34 99 88 (Zalo) - 0902 58 7171 (Zalo) - 093 110 9395 (Zalo)
Điện thoại: (028) 3526 0188
Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
Đặt Hàng Online: https://gaophuongnam.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/phuongnamfood/