GẠO MẦM CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh khó chữa, hầu như người bệnh phải sống chung với nó và đặc biệt người bị đái tháo đường rất hạn chế trong việc ăn uống, giảm các chất tinh bột, đường nhằm duy trì chỉ số đường huyết ổn định tránh bị thất thường nếu không gây những biến chứng nguy hiểm. Vậy gạo mầm có thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường? Vì sao gạo mầm lại có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh tiểu đường?
-
Vì sao gạo mầm lại tốt cho người bệnh tiểu đường
Lý do đầu tiên gạo mầm được biết đến vì có chứa hoạt chất Gaba chứa nhiều trong gạo mầm hỗ trợ bệnh tiểu đường.
Gạo mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 6 – 10 lần so với các loại gạo lứt. Đặc biệt, trong đó có chứa nhiều chất Gaba (gamma aminobutyric acid).
Gạo mầm là loại gạo còn nguyên phôi, đem cho nảy mầm trong điều kiện thích hợp, để kích hoạt các enzyme có lợi trong gạo, tạo nhiều chất dinh dưỡng, nhất là chất Gaba.
Thành phần dưỡng chất có trong 1kg gạo mầm được ước tính như sau:
- Carbohydrates: 700 – 800g
- Protein: 70 – 110g
- Lipid: 20 – 30g
- Chất xơ: 4 – 6g
- Gaba (Gamma aminobutyric acid): 120 – 200mg
- Inositol: 100 – 170mg
- Calcium: 50 – 80mg
- Vitamin B1: 3 – 7mg
- Vitamin E: 3 – 6mg
- Chỉ số đường huyết GI (%) 58 ± 4.3 (so với Glucose)
Đối với bệnh nhân tiểu đường, hoạt chất Gaba có vai trò cân bằng huyết áp; hạ đường huyết; giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa mỡ máu; chống nguy cơ béo phì và các biến chứng khác
-
Những tác dụng của gạo mầm đối với người bệnh tiểu đường
-
Có tác dụng ổn định đường huyết
Theo nghiên cứu của Trung tâm dinh dưỡng TPHCM năm 2012 cho kết quả, chỉ số đường huyết trong gạo mầm tăng chậm hơn và cũng giảm chậm hơn so với glucose chuẩn (ước tính trung bình chỉ bằng 58% so với glucose chuẩn).
Do vậy, sau khi ăn cơm từ gạo mầm, người bệnh sẽ không bị tăng đường huyết và huyết áp đột ngột. Nhờ tác động kép, vừa giúp tối ưu hóa hoạt động của insulin đối với quá trình hấp thu glucose từ thức ăn, vừa làm giảm cholesterol xấu.
-
Có tác dụng tốt với hệ thần kinh
Chất gaba trong gạo giúp làm giảm sự hoạt động của các neuron thần kinh và ức chế sự lan truyền của các tế bào dẫn truyền. Gaba cùng với hoạt chất inositol sẽ làm giảm căng thẳng và bất an đến thần kinh trung ương.
Nhờ đó, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh trầm cảm; bệnh mất trí nhớ; giúp ngủ ngon và sâu giấc; giảm căng thẳng và các biến chứng về thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường.
-
Chống bệnh loãng xương
Trong gạo mầm có lượng calci cao hơn 1,5 lần so với gạo lứt, và ở dạng dễ hấp thu cho cơ thể. Chính vì vậy, tránh được các biến chứng xương khớp, loãng xương, đau nhức do tiểu đường, béo phì.
-
Chống béo phì, giảm cân
Chất gaba trong gạo mầm có tác dụng ức chế sự thèm ăn của bệnh nhân tiểu đường, giúp duy trì được cân nặng, tránh tình trạng béo phì.
-
Ngăn ngữa lão hóa da và tế bào
Trong gạo mầm có chứa chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa lão hóa da và các tế bào trong cơ thể. Hỗ trợ tăng sức đề kháng, phục hồi tổn thương bên trong do tiểu đường gây ra. Gaba trong gạo mầm kích thích tiến trình tổng hợp nội tiết tố tăng trưởng (HGH) theo cơ chế sinh học, vì thế sẽ giúp ngăn chặn lão hóa da và tế bào hiệu quả.
-
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong gạo mầm có chứa lượng chất xơ cao, kích thích quá trình tiêu hóa, chống táo bón, nhất là người cao tuổi có hệ tiêu hóa kém.
-
Một số lưu ý khi dùng gạo mầm để tốt cho người bệnh tiểu đường
Để dùng và bảo quản gạo hiệu quả, bệnh nhân bị tiểu đường cần lưu ý một số điều sau:
- Bảo quản gạo nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm.
- Chỉ nên dùng gạo trong vòng 4 tháng.
- Không vo gạo quá lâu vì điều này có thể làm trôi bớt các dưỡng chất.
- Gạo mầm, gạo lứt tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, tuy nhiên bạn chỉ nên dùng bổ sung khoảng 3 – 4 lần/ tuần là phù hợp.
- Nên chọn mua gạo tại các địa chỉ bán hàng uy tín, tin cậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Lựa chọn gạo dành cho bệnh nhân tiểu đường rất quan trọng. Chọn đúng gạo, ăn đúng cách sẽ hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Bên cạnh gạo, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng khác để đáp ứng nhu cầu, giúp cơ thể khỏe mạnh.