Danh sách chùa từ thiện Gạo Phương Nam cùng mạnh thường quân cúng dường Phần 2

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Danh sách chùa từ thiện Gạo Phương Nam cùng mạnh thường quân cúng dường Phần 2
Ngày đăng: 10/06/2022 03:59 PM

    Trong mỗi dịp Vu Lan báo hiếu, ngoài việc báo hiếu ông bà, cha mẹ bằng những món quà ý nghĩa, những bữa cơm gia đình ấm cúng thì nhiều người lựa chọn cho mình những chuyến đi từ thiện đến nhiều người kém may mắn. Trong đó, phát gạo từ thiện là một trong những hoạt động mang tính nhân văn và là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Đồng hành với các mạnh thường quân, hãy cùng Gạo Phương Nam chung tay lan toả tình yêu thương nhằm chia sẻ bớt những khó khăn đến mọi người. 

     

    Chùa từ thiện khu vực quận 7 hay dùng Gạo Phương Nam 

     

    14) Niệm phật đường Viên Minh – Quận 7

    Đầu hẻm đường vào Chùa Viên Minh (Niệm Phật đường Viên Minh)

    Đầu hẻm đường vào Chùa Viên Minh (Niệm Phật đường Viên Minh)

    Quý phật tử có thể tìm đến cổng công ty thoát nước, ban quản lý đường thuỷ và mon theo đường hẻm để vào

    Quý phật tử có thể tìm đến cổng công ty thoát nước, ban quản lý đường thuỷ và mon theo đường hẻm để vào

     

     

    15) Tịnh thất Ngọc Quy – Quận 7

    Tịnh Xá Ngọc Quy - Quận 7


    Tịnh xá Ngọc Quy toạ lạc tại địa điểm 288/6 Đ. Lê Văn Lương, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi dừng chân quen thuộc của nhiều Phật tử quanh đây. Không chỉ có không gian yên bình, thoáng mát mà còn nơi an lành tu học chia sẻ các kiến thức giáo lý phật pháp và được nhiều sư thầy tận tâm chỉ dạy cho mọi phật tử đến chùa học tập. Không những thế, tịnh xá thường hay chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, chung tay với nhiều mạnh thường quân với Gạo Phương Nam lan toả yêu thương với mọi người.

     

    16) Chùa Giác Huệ - Q7

    Chùa Giác Huệ - Quận 7


    Toạ lạc tại địa chỉ số 5/8 đường Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, chùa Giác Huệ là một trong những ngôi chùa lớn tại Quận 7 được nhiều người dân thành phố, phật tử từ nhiều nơi thường xuyên lui tới cúng bái. Chùa được xây dựng năm 1972 do hòa thượng Thích Viên Giác kiến tạo, vùng đất xây chùa do nhiều Phật tử hiến cúng. Thuở sơ khai, chùa có kiến trúc đơn giản, được trùng tu lớn vào năm 1997 và nhiều năm gần đây. Cho đến hiện nay, chùa có kiến trúc khang trang và kiên cố, là Ban Địa Điện Phật Giáo quận 7.

    Chùa được xây dựng theo kiến trúc chùa cổ miền Bắc, được xây dựng bằng vật liệu hiện đại khá kiên cố và khang trang. Tòa Chánh điện gồm 2 tầng. Mái ngói được xây nhiều lớp, đầu mái vuốt công có gắn tượng rồng theo nghệ thuật chùa cổ Việt Nam. Tổng thể kiến trúc chùa Giác Huệ gồm tòa Chánh điện, khu giảng đường, khu nhà ở, nhà bếp, phòng khách…Khuôn viên sân chùa khá nhỏ.

    Trên con hẻm dẫn vào chùa, hai vách tường hẻm được gắn nhiều tranh in nội dung Phật giáo. Bước vào cổng tam quan chùa là tòa Chính điện đồ sộ. Bên trong Chính điện được trang trí trang nghiêm, các bao hàm, khám thờ được chạm khắc tính xảo. Trụ khám thờ được khắc câu đối bằng chữ Hán sơn vàng thể thiện sự tôn kính, uy nghiêm. Chính giữa điện tôn trí đức Phật Thích Ca thiền định. Hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Bàn trước thờ tượng Bồ tát Di Lặc và tượng Thất Phật Dược Sư. Đối diện với tượng đức Phật Thích Ca là tượng đức Phật A Di Đà, tượng Chuẩn Đề, tượng Bồ tát Quan Thế Âm, tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Ngoài ra chùa còn nhiều điện thờ khác đặt xung quanh tòa Chánh điện như điện thờ Đức Quan Thánh Đế, Tổ Sư Đạt Ma, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát…

    Đặc biệt, chùa có những lịch sinh hoạt như sau: Đạo tràng Bát Quan Trai Giới 2 kỳ/tháng, Đạo tràng Niệm Phật 4 kỳ/tháng, Cơm Từ thiện 2 kỳ/tháng. Trong thời gian trụ trì Hoà thượng Thích Viên Giác, Ngài với hạnh nguyện cứu khổ, thành lập trẻ mồ côi Long Hoa nuôi dạy nhiều trẻ em nghèo lang thang, cơ nhỡ. Hướng dẫn tăng ni, Phật tử hữu duyên làm việc thiện giúp đỡ những người nghèo khó, hỗ trợ về nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế... Vì thế, chùa Giác Huệ từ lâu là nơi dừng chân của những người vô gia cư, có hoàn cảnh kém may mắn, được nhiều mạnh thường quân cùng với Gạo Phương Nam ghé đến cúng đường hàng năm.

    Cổng chùa Giác Huệ - Quận 7

     

    17) Chùa Thiên Ân - Q.7

    Chùa Thiên Ân - Q7

    Chùa Thiên Ân nằm có địa chỉ 36/7B Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, Hồ Chí Minh, được thành lập năm 1958 do hòa thượng Thích Chánh Quang kiến tạo. Hiện nay chùa có kiến trúc xây dựng kiên cố, nghiêm trang, là nơi dừng chân của nhiều người và Phật tử khắp mọi nơi. Đây là một trong những ngôi chùa Gạo Phương Nam cùng nhiều mạnh thường quân lựa chọn cúng đường mỗi năm vào nhiều dịp lễ. 

    Cổng chùa Thiên Ân - Quận 7

     

    18) Long Hoa Cổ Tự - Q.7

    Long Hoa Cổ Tự - Q7


    Long Hoa Cổ Tự (hay còn gọi là chùa Long Hoa) là một địa điểm nổi tiếng trên địa bàn TP.HCM là nhà tình thương của hàng trăm em nhỏ mồ côi. Toạ lạc tại địa chỉ 1250/41 Huỳnh Tấn Phát, P.Phú Mỹ, Quận 7, chùa được thành lập vào năm 1902, do các tín đồ phật tử trong địa phương chung tay xây dựng. Chùa thành lập từ năm 1902. Trụ trì tiền nhiệm là Hòa thượng Thích Đức Long. Chùa có diện tích khuôn viên khá rộng, kiến trúc chùa xây dựng theo kiểu chùa cổ miền Bắc khá khang trang kiên cố nhưng vẫn giữ được nét nghệ thuật chùa cổ. Chùa được trùng tu vào năm 1957, 1996, 2000. Đợt đại trùng tu năm 2000 – 2003 trên diện tích 14.000m2 đã thay đổi ngôi chùa nhỏ ngày xưa trở thành ngôi chùa to lớn ngày nay. Ngôi chánh điện với bề ngang 20m, bề dọc 36m, chính giữa tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca cao 2,8m do nghệ nhân Minh Dung thực hiện. Trong điện Phật còn đặt tượng thờ Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Địa Tạng, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Di Lặc, tượng Đản sanh và Thập Bát La Hán. Chùa có đại hồng chung đúc năm 2002, nặng 1.200 kg.


    Không chỉ là mái nhà của nhiều trẻ em cơ nhỡ, ngôi chùa này từ xa xưa là  nơi che giấu các chiến sĩ Cách mạng hoạt động ở địa bàn Nhà Bè cũ (nay là quận 7) trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong thời gian Mỹ xâm lược miền Nam, trụ trì Chùa Long Hoa là hoà thượng Thích Đức Long, đây là người có công rất lớn trong việc giúp đỡ các chiến sĩ hoạt động Cách mạng ở địa bàn Nhà Bè cũ( nay là quận 7). Hoà Thượng Thích Đức Long là người rất nhiệt tình và hăng say, hết mình trong công tác Cách mạng.( Hoà thượng đã Tịch vào năm 1978). Trong thời gian này, Chùa là căn cứ bí mật thường xuyên, là trung tâm liên lạc quan trọng của các đồng chí lanh đạo phong trào chống Mỹ ở địa bàn Nhà Bè. Để che mắt bọn Mỹ Ngụy, đồng thời có thể giúp cho các đồng chí của ta có thể an toàn trong những cuộc càn quét của chúng, Hoà thượng Thích Đức Long cùng các đồng chí đã tiến hành đào trong khuôn viên Chùa hai cái hầm để làm nơi ẩn nấp của cán bộ.  Chùa Long Hoa ngày nay vẫn còn lưu lại dấu tích của một thời chiến đấu oanh liệt của quân dân Nhà Bè, nơi đây đã từng là điểm dừng chân an toàn cho biết bao đồng chí du kích của ta trong thời gian Mỹ – Ngụy đàn áp dã man phong trào Cach mạng của nhân dân miền Nam. Vì vậy nơi đây xứng đáng được công nhận là Di tích lịch sử, để góp phần giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ biết được sự chiến đấu gian khổ của các thế hệ đi trước ở địa bàn Nhà Bè trước đây.


    Trong khuôn viên Long Hoa cổ tự, có Cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi Long Hoa do cố Trưởng lão, HT.Thích Viên Giác thành lập. Hiện cơ sở này do HT.Thích Lãng Huỳnh, Trưởng BTS Phật giáo Q.7 đứng ra phụ trách, sau khi Trưởng lão HT.Thích Viên Giác viên tịch. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết cơ sở hiện đang chăm lo cho 80 em nam từ 5 đến 17 tuổi, với bốn mục tiêu chính là: Giáo dục văn hóa và đạo đức; giáo dục nghề nghiệp; chăm lo đời sống; và chăm sóc sức khỏe. Nhà chùa còn tạo điều kiện cho các em học tập ở các bậc cao đẳng, đại học tại các trường trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, tại đây còn có một thư viện do Singapore tài trợ để phục vụ cho việc học tập của các em. Các trẻ em ở đây đều có hoàn cảnh bố mẹ mất, hoặc gia đình khó khăn nên dù khó khăn đến mấy, chùa cũng chăm lo để tất cả các em đều được học hành. Tại cơ sở có các cô (các em ở đây gọi thân thương là má) tự nguyện chăm sóc từ việc nấu ăn, giặt giũ đến tắm rửa…

    Tính đến nay, đã có hàng ngàn đứa trẻ được Cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi Long Hoa cưu mang, nuôi dưỡng và trưởng thành. Nhiều em nay đã lập gia đình, đi làm, thu nhập ổn định. Không ít em không quên công ơn xưa của chùa đã quay về phụ giúp, dạy dỗ, chỉ bảo cho lứa trẻ đến sau. Theo sư thầy Thích Lãng Huỳnh, từ trước đến nay, nguồn thu chính để lo cho các em là từ sự hỗ trợ của Phật tử, người dân và các nhà hảo tâm. Họ đến ủng hộ gạo, lương thực thực phẩm, tiền mặt để giúp các em có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên Cơ sở Long Hoa luôn luôn cần những người đồng hành, tiếp tục hỗ trợ vì còn rất nhiều khó khăn trong hoạt động và chi phí sinh hoạt nuôi dạy các em tại chùa. Có thể nói, Long Hoa cổ tự là một trong những địa chỉ quen thuộc của nhiều mạnh thường quân cúng dường hỗ trợ hàng năm cùng với Gạo Phương Nam.

     

    Cổng chùa Long hoa Cổ tự quận 7

     

    Chùa từ thiện khu vực quận 2 hay dùng Gạo Phương Nam 


    19) Pháp viện Minh Đăng Quang

    Pháp Viện Minh Đăng Quang - Q2


    Toạ lạc tại địa chỉ 505 đường Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM, Pháp viện Minh Đăng Quang  là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ. Trải qua 45 năm hiện hữu, Pháp viện Minh Đăng Quang như một đóa hoa trang nghiêm, một không gian tĩnh lặng, trợ duyên cho khách hành hương chiêm bái về sự an tịnh tâm hồn. Pháp viện Minh Đăng Quang do Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, đệ nhất Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất Sĩ sáng lập năm 1968, tọa lạc trên diện tích 45.000m2. Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944 tại Nam bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Nơi đây, ngoài chức năng như một ngôi chùa, còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, Phật tử nên được gọi là pháp viện.

    Ban đầu, nơi đây chỉ là ngôi chánh điện nhỏ và một số âm cốc bằng tre nhưng đến năm 2009, Pháp viện được khởi công đại trùng tu với nhiều hạng mục. Hiện nay, đây là một quần thể kiến trúc độc đáo và rộng lớn nằm ngay ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Đây còn là ngôi chùa được Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã xác lập 4 kỷ lục gồm: 

    Hiện nay, diện tích Pháp Viện là 37.490m2 ở mặt tiền xa lộ Hà Nội. Bên cánh hữu là đại lộ Đông Tây và mặt sau pháp viện là đường Lương Định Của. Không chỉ nổi tiếng ở nước ta, Pháp viện Minh Đăng Quang còn vang danh thế giới, là nơi giao lưu với Phật giáo quốc tế trong giai đoạn toàn cầu hoá. Khu chánh điện trung tâm có chiều ngang 40m, dài 70m và cao 3 tầng. Trong đó, tầng trên là ngôi chánh điện hình bát giác truyền thống với đường kính lên tới 32m thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bốn góc của quần thể kiến trúc Pháp viện Minh Đăng Quang chính là 4 ngôi tháp. Tháp bên trái là tháp Ca - diếp thờ 7 Đức Phật quá khứ và Lịch Đại Tổ Sư. Bên phải là tháp Xá - lợi - phất. Hai tháp ở phía sau là nơi thờ linh cốt của chư tăng và Phật tử. Xung quanh khuôn viên pháp viện là những biệt thất tịnh tu của chư tăng, thư viện, khu tăng đường và khu sinh hoạt của Phật tử.  Với lối kiến trúc hài hoà mang đậm văn hóa Phật giáo cùng không gian thanh tịnh càng làm cho Pháp viện Minh Đăng Quang trở nên tôn nghiêm hơn.

    Hiện nay, Pháp viện Minh Đăng Quang là nơi dừng chân của nhiều Phật tử, mạnh thường quân cúng dường hàng năm với Gạo Phương Nam.

    Pháp viện Minh Đăng Quang

     

    20) Chùa Minh Đức

    Chùa Minh Đức  Q2


    Toạ lạc tại số 19 Nguyễn Tuyển, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh. Chùa Minh Đức được mọi người đánh giá nơi đây rất yên tĩnh, thoáng mát, có bếp ăn từ thiện và có nhà tang lễ miễn phí 24/7 cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, vào các dịp rằm, lễ, chùa thường hay tổ chức những bữa cơm từ thiện đến với mọi người. Đây được xem là nơi dừng chân quen thuộc của nhiều người vô gia cư, những người kém may mắn, hỗ trợ dịch vụ mai táng đến với nhiều gia đình nghèo. Vì thế, nhiều mạnh thường quân cùng Gạo Phương Nam mỗi năm thường gửi những túi gạo từ thiện đóng túi, gạo cúng dường đến với chùa, nhằm san sẻ những bữa cơm yêu thương đến với nhiều người hơn. 

    Chùa Minh Đức

     

    Chùa từ thiện khu vực Thủ Đức hay dùng Gạo Phương Nam 


    21) Chùa Nguyên Phước

    Chùa Nguyên Phước - Thủ Đức


    Nằm ở số 80/3/1, đường số 42, phường Bình Trưng Đông, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, chùa Nguyên Phước tiền thân là Thái Nguyên tự được thành lập năm 1852, do Hòa thượng Thích Từ Lâm khai sơn. Chùa được thay đổi bảng hiệu vào năm 2014. Trải qua bao thăng trầm với nhiều đời trụ trì, chùa được trùng tu, chùa Nguyên Phước trở thành ngôi già lam trang nghiêm như hiện nay. Vào mỗi dịp lễ lớn, rằm hay dịp tết, chùa thường hay tổ chức các hoạt động từ thiện đến những người có hoàn cảnh khó khăn. Cạnh đó, chùa cũng là nơi Gạo Phương Nam cùng với mạnh thường quân gửi gạo từ thiện đóng túi, cúng dường hàng năm.

    Chùa Nguyên Phước - Thủ Đức

     

    22) Tu Viện Vĩnh Đức 

    Tu Viện Vĩnh Đức - TP Thủ Đức


    Nằm ở số 57 Nguyễn Tuyển, Phường Bình Trưng Tây, Tp. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Tu viện là nơi quen thuộc của nhiều Phật tử gần xa. Tu viện có mang một không khí trang nghiêm, yên tĩnh và thanh bình, là nơi dừng chân để mọi người nương nhờ Đức Phật để tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu xin hạnh phúc cho gia đình. Sân tu viện có đài Quán Thế Âm, đài Di Lặc và tháp mộ Hoà thượng Thích Trí Hưng. Điện Phật được bài trí đơn giản, trang nghiêm. Chính giữa tôn trí đức Bổn sư Thích Ca thiền định trên tòa sen. Bàn kế trước thờ tượng Di Đà Tam Tôn và tượng Thái tử Đản sanh. Nhiều năm qua, Tu viện là nơi đón tiếp nhiều người muốn tìm đến sự an lạc trong tâm hồn qua những khoá tu ngắn hạn, thiền hành mỗi tuần. 

    Không những thế, nơi đây thường tổ chức những bữa cơm 0 đồng, những chuyến đi từ thiện đến nhiều người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Cùng lan toả những điều tốt đẹp, rất nhiều mạnh thường quân đã lựa chọn dùng gạo Phương Nam cúng dường, làm từ thiện tại đây đến người có hoàn cảnh kém may mắn.

     

     

    23) Tịnh Xá Ngọc Bình  

    Tịnh Xá Ngọc Bình - Thủ Đức


    Toạ lạc tại số 57 đường số 5, Phường Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Đầu năm 1965, trên đường thiên lý du phương, bước chân Trưởng lão Giác Thành lưu dấu đến khu vực Giồng Ông Tố, Ngã Ba Cát Lát, Sài Gòn, Gia Định. Mối sớm mai, hình ảnh vị khất sĩ, đầu trần chân không, trì bình khất thực, kết duyên bồ đề với cư dân bá tánh, đến trưa Ngài dùng cơm dưới gốc cây, hoặc khu vườn trống... chiều tối Ngài tạo thiền nhập định và qua đêm dưới gốc cây. Đời sống viễn ly thế tục, đức độ từ hoà, phong thái thong dong, thanh thoát của bậc chân tu đã cảm hoá hàng Phật tử tại gia quy ngưỡng. Nhân lành hội tụ, đất thơm nở hoa sen vàng, gia đình Bà Võ Thị Chim đã hiến cúng lô đất địa bộ số 627 tại Bình Trưng (Gia Định) cho Trưởng lão lập am cốc tu học, gọi là Tịnh Xá Ngọc Bình.

    Đại diện cho Trưởng lão là nhóm Phật tử: Bà Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Thô... đứng tên chủ sở hữu. Bà Võ Thị Chim nhờ em mình là ông Võ Văn Cò làm người đại diện trên giấy tờ. Đến năm 1968, Trưởng lão Giác Thành hỷ cúng Tịnh xá Ngọc Bình cho hoà thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên. Và từ đó đến năm 2020 đã trải qua các đời trụ trì như:
    Trưởng lão Giác Thành: Sáng lập và trụ trì (1965 - 1968). Từ 1968 đến 1974, Giáo đoàn IV hệ phái Khất Sĩ luân phiên công cử Tăng chúng về trụ trì như: Đại đức Giác Nghiêu, Đại Đức Minh Nhuần... Sư cụ Minh Hiển (1974 - 1991), Thượng toạ Minh Đạm (1991 - 2016), đến năm 2018, giáo đoàn IV công cử Đại Đức Minh Liên về trụ trì cho đến ngày nay. 

    Giữa Sài Gòn hoa lệ, tịnh xá Ngọc Bình ẩn mình trong một góc nhỏ, sáng kệ chiều kinh.. âm thầm làm tươi mát cuộc đời. Đặc biệt, tịnh xá là một nơi bé nhỏ bình yên có nhiều khoá tu học, thiền hành, nữ công gia chánh dành cho mọi người, PHật tử và là nơi nghỉ chân của nhiều người khó khăn, vô gia cư. Đây cũng là nơi quen thuộc của Gạo Phương Nam cùng nhiều mạnh thường quân gửi gạo từ thiện, gạo cúng dường và nhiều món quà ý nghĩa đến hàng năm.

     

    24) Chùa Thái Nguyên

    Chùa Thái Nguyên - Thủ Đức


    Chùa Thái Nguyên do Tổ Minh Tánh - Trí Huệ khai sơn tại Giồng Ông Tố (*) ở làng Bình Trưng, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định vào năm Đinh Hợi (1827), cách nay gần 200 năm với diện tích đất 6.000m2. Ngày nay, chùa Thái Nguyên, tọa lạc ở số 165 đường Nguyễn Thị Định, phường Bình Trưng Tây, quận 2, TP.HCM, diện tích chỉ còn 3.000m2.

    Hòa thượng Minh Tánh - Trí Huệ thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 38 là người của môn phong Tổ đình Phước Tưởng, một ngôi chùa cổ xây dựng vào năm 1741, được xây dựng lại vào năm 1985, hiện nay tọa lạc ở đường 102, khu phố 7, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP.HCM, do Thiền sư Linh Quang - Phật Chiếu (1736-1788), đời thứ 35 Thiền phái Lâm Tế khai sơn. Thuở ban đầu, chùa Thái Nguyên chỉ là một thảo am nhỏ được xây dựng trên thế đất gò cao với tên gọi là am Phước Trưng. Đến năm 1885, Tổ Hải Hội - Chánh Niệm, vị Tổ thứ hai của chùa Phước Trưng đã cùng các đệ tử trùng tu  lại ngôi chùa được khang trang hơn gồm chánh điện, nhà tổ, nhà khách, nhà trù đều lợp ngói âm dương, và đổi tên là chùa Thái Ngươn.

    Năm 1970, chùa Thái Ngươn được trùng tu phần chánh điện và thêm một lần nữa đổi tên thành chùa Thái Nguyên. Chùa Thái Ngươn lại một lần nữa đổi tên là chùa Thái Nguyên vào thời gian Thượng tọa Nhựt Thu - Thiện Đức (1938 - ….) trụ trì (1963-1972). Các đời trụ trì của chùa có thể kể đến: HT Thích Hải Hội, HT Thích Thanh Lương, HT Thích Trừng Nhơn, HT Thích Thanh Sơn, HT Thích Trừng Bình, Yết ma Thích Quảng Tu, Giáo Thọ Thích Tâm Minh, TT Thích Thiện Đức, HT Thích Lệ Tâm; hiện nay là Đại đức Thích Trung Phú trụ trì. Chùa được trùng tu gần đây vào năm 2001. Các bàn thờ đều tôn trí trang nghiêm nhiều tượng Phật được sơn son thếp vàng, đèn điện chiếu sáng trông thật hoành tráng và nghệ thuật. Có một bàn thờ, thờ 10 long vị và 4 pháp tướng chư vị hòa thượng trụ trì. Ở hai phía lối vào chánh điện, mỗi bên có 3 trang thờ tượng các vị La Hán cao lớn, khoác pháp phục màu nâu. Mỗi trang thờ 3 vị, một vị ngồi giữa, hai vị đứng hai bên, hoặc một vị đứng giữa, hai vị ngồi hai bên.

    Theo tài liệu “Lược sử Chư vị Tổ sư Khai sơn - Trùng tu chùa Thái Nguyên”.  Trong khuôn viên vườn tháp chùa Thái Nguyên có 6 ngôi mộ tháp của các vị: 1/ HT Thanh Lương - Huệ Quảng, 2/ HT Trùng Nhơn - Phước Đức, 3/ HT Viên Thạnh - Thanh Sơn, 4/ HT Trừng Vinh - Quảng Tu, 5/ HT Tâm Minh - Thiện Xuân, 6/ HT Không Tâm - Thiện Ngộ. Riêng mộ HT khai sơn Minh Tánh - Trí Huệ cũng chôn trong khuôn viên chùa nhưng ngôi mộ đã bị thất lạc! Các mộ tháp đều được trùng tu vào năm 2003. 

    Đặc biệt, chùa Thái Nguyên còn lưu giữ: - một số cốt Phật bằng gỗ thời nhà Nguyễn, - một chuông cổ thời HT Vĩnh Hòa, -  nguyên bản “BẰNG CẤP” do Trường kỳ chùa Thái Ngươn, tỉnh Gia Định, quận Thủ Đức, tổng An Bình, làng Bình Trưng được Hương thân Thôn trưởng Hương làng ký ngày 9 tháng 4 năm 1941, -  và mộc bản “CHIÊN ĐÀN LÂM” chúc thọ giới đàn do Chư sơn Thiền đức tỉnh Phú Yên tặng chùa Thái Ngươn năm 1941. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa Thái Nguyên có ngôi Miễu Bà Chúa Thai Sanh xây dựng vào năm 1900, do HT Thanh Lương - Huệ Quảng làm đơn xin xây dựng  vào ngày 20 tháng 2 năm Canh Tý (1900) được đệ tử Tăng Thị Xừ, pháp danh Trừng Truyền tự Diệu Phước phụng cúng. Miễu được trùng tu năm 1970. Lần trùng tu gần đây vào năm 2001. Tại Miễu Bà Chúa Thai Sanh hiện nay có thờ Bài vị Phật tử Tăng Thị Xừ.

    Ngày nay, chùa Thái Nguyên không chỉ là một ngôi chùa cổ với nhiều Phật tử mà còn là một nơi rộng rãi, thoáng mát, nhiều hoa cảnh, nơi dừng chân cho nhữn ngày mỏi mệt, phù hợp đón tiếp nhiều khách thập phương đến chiêm ngưỡng. NGoài ra, ở đây còn là chùa còn là nơi quen thuộc của nhiều tổ chức từ thiện, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn. Đây là một trong những chùa lớn ở Thủ Đức được nhiều mạnh thường quân lựa chọn dùng gạo từ thiện đóng túi - gạo cúng dường tại Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam.

     

    Trên đây là một vài thông tin về danh sách các chùa từ thiện tại khu vực Thủ Đức, Q2, Q7 được nhiều mạnh thường quân cùng Gạo Phương Nam lựa chọn để cùng san sẻ và lan toả yêu thương. 

     

    Mua gạo từ thiện ở đâu tại TPHCM?

    Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM (hay còn gọi là Gạo Phương Nam) cùng lan toả tình yêu thương với những chính sách, ưu đãi riêng hỗ trợ với mức giá rẻ nhất, bình ổn nhất cho những khách hàng mua số lượng lớn gạo từ thiện. Ngoài ra hỗ thợ thêm các chi phí vận chuyển, khiêng vác tận nơi,... cùng nhau đồng hành lan toả yêu thương đến với cộng đồng, tạo nên những điều tốt đẹp đến với mọi người.

    Mua gạo từ thiện - gạo cúng dường ở đâu tại TPHCM

    Gạo Phương Nam cam kết chuyên cung cấp số lượng gạo sạch đầy đủ, mức giá niêm yết rõ ràng, xuất giấy tờ, hoá đơn cụ thể theo yêu cầu. Gạo được đóng túi bao bì cẩn thận, nguồn gốc rõ ràng, không trộn lẫn nhiều loại gạo khác nhau, xuất gạo với số lượng lớn và nhanh chóng. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn và trao gửi nó đến những người kém may mắn.

    Quý khách có nhu cầu có thể mua hàng tại:

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
    Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

    Liên hệ đặt hàng:

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline