Trong mỗi dịp Vu Lan báo hiếu, ngoài việc báo hiếu ông bà, cha mẹ bằng những món quà ý nghĩa, những bữa cơm gia đình ấm cúng thì nhiều người lựa chọn cho mình những chuyến đi từ thiện đến nhiều người kém may mắn. Trong đó, phát gạo từ thiện là một trong những hoạt động mang tính nhân văn và là truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Đồng hành với các mạnh thường quân, hãy cùng Gạo Phương Nam chung tay lan toả tình yêu thương nhằm chia sẻ bớt những khó khăn đến mọi người.
Danh sách những ngôi chùa từ thiện ở khu vực Thủ Đức
1) Ni Viện Phước Long - Q.9
Toạ lạc tại địa chỉ 172 Nam Hòa, Phước Long A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ni Viện Phước Long được thành lập vào năm 1966 bởi Sư Cô Thích nữ Huệ Tài và hiện đang được dẫn dắt bởi trụ trì: Ni Trưởng Thích Nữ Nguyên Thuận.
Trong khuôn viên Ni Viện được thành lập một nhà trẻ Kiều Đàm nuôi dạy các cháu nhỏ từ độ tuổi 2-5 tuổi với đầy đủ các lớp từ mầm chồi lá. Hầu hết các cô giáo đều là ni cô trong chùa nhưng hiện tại việc nuôi dạy đã có các cô giáo chuyên môn đảm nhiệm, được đào tạo qua nghiệm vụ và nuôi dạy theo chương trình của Sở Giáo dục - đào tạo. Nhà trẻ chỉ nhận nuôi dạy các bé nhà nghèo, học phí cực kỳ thấp hoặc miễn phí. Do đó, việc thiếu kinh phí thường hay diễn ra, vì thế, việc duy trì phần lớn đều do các mạnh thường quân hoặc vay tiền các phật tử bù đắp vào.
Bên cạnh đó, Ni Viện Phước Long còn kết hợp với Hội chữ thập đỏ quận 9 khám từ thiện mỗi tháng 1 lần cho mọi người trong chùa. Đặc biệt, Ni viện cũng mời được lương y Võ Khai Nghiệp - Giáo sư khoa Y học cổ truyền ĐH Y Dược mở phòng khám từ thiện chuyên châm cứu, trị huyệt các bệnh vật lý khác tại chùa. Vì vậy, phòng khám từ thiện chuyên điều trị nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến xương khớp, nhức mỏi... khám vào các buổi sáng trong tuần. Tuy quy mô nhỏ nhưng phòng khám vẫn được Ni viện trang bị rất đầy đủ để phục vụ cho nhiều công tác chữa trị khác nhau.
Có thể nói, với tấm lòng từ bi, Ni Viện Phước Long mong muốn phục vụ nhiều hơn như những bữa cơm từ thiện, những chương trình dạy học cho các bé, những buổi khám bệnh miễn phí cho bà con nghèo. Cùng chung tay san sẻ với Ni Viện Phước Long, Gạo Phương Nam đã cùng mạnh thường quân gửi tặng gạo từ thiện hàng năm, hỗ trợ thêm nhiều mảnh đời kém may mắn.
- Địa chỉ: 172 đường Nam Hòa, phường Phước Long A, quận 9, TPHCM.
- Số điện thoại: 02837313196 - 090 846 40 20 (Cô Đạo)
- Hệ phái: Bắc Tông
- Năm thành lập: 1966
- Năm trùng tu: 1996
- Người sáng lập: Sư cô Thích nữ Huệ Tài
2) Chùa Phước Tường – Q9
Nằm ở địa chỉ 13/32B Lã Xuân Oai, Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Chùa Phước Tường được xem là một trong những ngôi chùa cổ ở đất Sài Gòn này. Chùa PHước Tường được thiền sư Linh Quang - Phật Chiếu (1736 - 1788) đời thứ 35 thiền phái Lâm Tế khai sơn. Được biết, Thiền sư Linh Quang là đệ tử Hoà thượng Thành Nhạc - Ấn Sơn, pháp tôn của Hoà thượng Nguyên Thiều - Thọ Tông. Chùa được khai sơn vào năm 1741 ở gần chợ Nhỏ (Tăng Nhơn Phú). Sau khi Tổ khai sơn tịch, đệ tử là Tổ Thuận – Đức Ấn kế thế, rồi tiếp tục sư đệ là Tổ Chơn – Phước Quang từ chùa Phước Hưng đến thay. Hòa thượng Phước Quang có 2 đệ tử là Thiền sư Tiên Hiền – Từ Minh (Diệu Minh). Đến năm 1834 (Giáp Ngọ) đời Minh Mạng, chùa được chuyển về địa điểm hiện tại bởi trụ trì đời thứ tư Từ Minh. Đầu thế kỷ thứ 20, trụ trì chùa là Thích Hóa Thông. Đại sư là một tu sĩ có khí chất của một hào kiệt, tham gia phong trào Thiên Địa Hội (1913-1916) nên bị bắt tù đầy, hy sinh. Chùa Phước Tường do không có trụ trì bị suy sụp. Mãi đến 5, 6 năm sau, bổn đạo mới thỉnh Hòa thượng Thích Pháp Ấn về trụ trì. Hòa thượng Thích Pháp Ấn là đệ tử của Hòa thượng Minh Phương – Chơn Hương ở chùa Linh Nguyên (Đức Hòa) đã trùng tu chùa Phước Tường năm 1930. Sau khi Hòa thượng Thích Pháp Ấn tịch, đệ tử Hồng Diệp – Bửu Ngọc kế thế ngài đã trùng tu chùa Phước Tường năm 1950, xây dựng một số công trình phụ năm 1990. Trụ trì chùa Phứơc Tường hiện nay là Thượng toạ Thích Nhựt An, đệ tử Hòa thượng Thích Bửu Ngọc.
Khuôn viên chùa khá rộng, diện tích khoảng 3 ha. Xung quanh chùa có nhiều cây cao tạo bóng râm cho mọi người, mặt hướng về phía Tây. Cổng chùa được thiết kế kiểu cổng Tam Quan, tổng thể kiến trúc có hình chữ L ngược làm say đắm nhiều người đặt chân đến đây. Giống như những ngôi chùa cổ Nam Bộ khác, chùa được bày trí theo kiểu "Tiền Phật Hậu Tổ". Đến năm 1993, chùa Phước Tường là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào ngày 27/7 và công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định VH/QĐ 43 ngày 7/1/1993.
Với lịch sử hơn 300 năm, ngôi chùa này dần dần trở thành chỗ dựa của rất nhiều Phật tử về vật chất lẫn tinh thần. Vào những ngày mà sự náo nức của đô thị làm chúng ta mệt mỏi, chùa Phước Tường sẽ là nơi mang đi những ưu phiền của tâm hồn, một nơi tinh thần được nương tựa. Vào những ngày rằm, chùa có tổ chức những phần cơm chay, cơm thiện nguyện chia đến nhiều Phật tử. Có thể nói, chùa Phước Tường là một nơi làm từ thiện mà Gạo Phương Nam cùng nhiều mạnh thường quân thường hay ghé đến trong các chuyến đi thiện nguyện.
- Địa chỉ: 13/32B Lã Xuân Oai, Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hệ phái: Bắc Tông
- Năm thành lập: 1741
- Người sáng lập: Thiền sư Linh Quang - Phật Chiếu
- Chủ trì hiện tại: Thượng toạ Thích Nhật An
3) Tu Viện Quảng Đức – Thủ Đức
Tu Viện Quảng Đức trực thuộc số 33 đường Đặng Văn Bi, phường Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh thuộc hội Phật Giáo Việt Nam, được hoà thượng Thích Quảng Liên thành lập vào năm 1966. Rằm tháng tám Đinh Mùi (18/09/1967) Đức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết chủ lễ đặt viên đá xây cất Đại Hùng Bửu Điện. Rằm tháng giêng năm Canh Tuất (20/02/1970) Thượng Tọa Quảng Liên viện chủ, kiêm trưởng ban kiến thiết khởi công xây cất Đại Hùng Bửu Điện theo họa đồ của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện suốt 18 tháng tiếp tục kiến thiết, nhờ sự ủng hộ của chư Hòa Thượng, Thượng Tọa và Phật tử bốn phương, Đại Hùng Bửu Điện Tu viện Quảng Đức hoàn thành ngày rằm tháng bảy năm Tân Hợi (04/09/1971). Lễ khánh thành được tổ chức vào ngày rằm tháng tám năm Tân Hợi, Phật Lịch 2515 (03/10/1971).
Tu Viện tuy không có khuôn viên chốn thiền môn lớn nhưng lại có một bài trí hết sức tinh tế với gam màu trắng và sáng, tạo cảm giác yên bình và nhẹ nhàng khi đến đây. Ở đây, nổi bật chính là những bức tượng bằng đá lớn nguyên khối được bài trí trang nghiêm. Án thờ chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca và đức Phật A Di Đà. Án thờ hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sân trước tu viện có nhiều tượng Phật lộ thiên như: vườn Lâm Tì Ni, tượng đức Phật chuyển pháp luân, tượng đức Phật nhập niết bàn, tượng Bồ tát Quán Thế Âm.... Trong Tu Viện Quảng Đức có một Ban Từ Thiện xã hội, vì thế, đây là một địa điểm được nhiều mạnh thường quân lựa chọn khi tìm kiếm địa điểm từ thiện và cúng đường với Gạo Phương Nam.
- Địa chỉ: 33 đường Đặng Văn Bi, phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
- Hệ phái: Bắc Tông
- Năm thành lập: 1966 (năm Bính Ngọ, Phật lịch 2510)
- Người sáng lập: Hoà thượng Thích Quảng Liên
4) Chùa Huê Nghiêm – Thủ Đức
Nằm ở 204 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, TP.Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, chùa Huê Nghiêm Thủ Đức gọi là chùa Huê Nghiêm 1 để phân biệt với chùa Huê Nghiêm 2 ở phường Bình Khánh, quận 2 do Hoà thượng Thích Trí Quảng sáng lập năm 1975.
Ngôi chùa này được xem là ngôi chùa cổ nhất ở thành phố hiện nay, với hơn 300 năm lịch sử, là "chứng tích" cho đời sống tinh thần của nhiều "lưu dân" trong những buổi đầu đi mở cõi. Ban đầu, ngôi chùa chỉ là một am tranh được Tổ khai sơn dựng lên làm chỗ tu hành. Về sau bà Nguyễn Thị Hiên (1763 – 1821) pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm, đã hiến đất để xây lại ngôi chùa. Chư vị trụ trì tiền nhiệm của chùa là: HT Thiệt Thụy – Tánh Tường (đời thứ 35 Lâm Tế Chánh Tông), HT Tế Lý – Quảng Đức (đời thứ 36 Lâm Tế Chánh Tông), HT Liễu Xuân – Tiên Minh (đời thứ 37 Lâm Tế Chánh Tông), HT Đạt Lý – Huệ Lưu (đời thứ 38 Lâm Tế Chánh Tông), HT Từ Thông – Hồng Tín (đời thứ 40 Lâm Tế Gia Phổ), HT Lệ Phương – Thiện Bửu (đời thứ 42 Lâm Tế Gia Phổ), HT Hồng Phước – Trí Đức (đời thứ 40 Lâm Tế Gia Phổ), Trụ trì hiện nay là HT Nhật Lượng – Trí Độ (đời thứ 41 Lâm Tế Gia Phổ). Viện chủ là HT Nhật Nghiêm – Trí Quảng (đời thứ 41 Lâm Tế Gia Phổ).
Chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng kiến lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX do Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức. Kiến trúc chùa hiện nay được thay đổi ở những lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 và 2003 do các ngài Thiện Bửu, Trí Đức và Trí Độ tổ chức, với mái ngói chồng diêm, các đầu đao cong vút. Bờ nóc mái trang trí những hoa sen cách điệu.
Khuôn viên chùa khá rộng, có nhiều tháp cổ. Tam quan chùa và đài Quan Âm ở sân trước chùa được xây vào năm 1990. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Bàn thờ kế tiếp thờ Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền). Trước có tượng Thích Ca Đản sanh và bảy vị Phật Dược Sư. Bàn thờ hai bên thờ Bồ tát Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn và Bồ tát Di Lặc. Sau điện Phật, có bàn thờ linh vị chư Tổ và bàn thờ bà Nguyễn Thị Hiên cùng chư vị Phật tử quá cố. Hiện nay chùa còn khu vườn tháp với các ngôi tháp cổ của Tổ Thiệt Thoại, Tổ Tế Lý, Tổ Liễu Xuân, Tổ Huệ Lưu, Tổ Thiện Bửu, Tổ Trí Đức và tháp của các ngài kế tự, Tăng chúng.
Hàng năm, nơi đây đón tiếp rất nhiều Phật tử từ khắp nơi trên cả nước và thu hút rất nhiều khách du lịch. Mỗi tháng, nơi đây có 2 ngày chủ nhật dành cho Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa chuyên tu. Đặc biệt, chùa Huệ Nghiêm cũng là một trong những chùa từ thiện lớn được nhiều mạnh thường quân tìm đến để tặng gạo từ thiện hàng năm với Gạo Phương Nam.
- Địa chỉ: 204 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, TP.Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028 3896 3023
- Hệ phái: Bắc Tông
- Năm thành lập: 1721
- Người sáng lập: Thiền sư Thiệt Thuỵ - Tánh Tường
5) Ni Viện Vạn Hạnh - Thủ Đức
Toạ lạc tại địa chỉ 508 Tô Ngọc Vân, Tam Phú, TP.Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Ni viện Vạn Hạnh được đựơc Ni trưởng Pháp húy Đồng Chánh, tự Thông Nghĩa, hiệu Tịnh Giác xây dựng năm 1954. Đến nay, Ni viện trở thành "chuyến đò" Từ thệ quen thuộc đưa đón biết bao thế hệ Ni sinh của các trường Phật học trong thành phố và là chốn tu dưỡng tinh thần của nhiều Phật tử trong những ngày bận rộn.
Ngay từ khi mới thành lập, chùa đã được xây dựng kiên cố với tường gạch, mái lợp ngói âm dương xếp theo hình vảy cá. Trong thời gian trụ trì, Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Giác đã ba lần trùng tu lại ngôi chùa cho khang trang và bề thế hơn: Lần thứ I vào năm 1960 trùng tu lại tiền đường. Lần thứ II trùng tu lại phòng khách vào năm 1972. Lần thứ III, năm 1992 trùng tu lại Thiền đường. Năm 1995 ni sư Thích Nữ Giác Trung kế vị trụ trì ngôi Tam bảo cho đến ngày nay.
Kiến trúc hiện tại của chùa mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc Nam Bộ những năm đầu thập kỷ 1950. Phía trước là cổng tam quan, sau cổng là một khoảng sân rộng150 m2 được trải bằng sỏi và đá dăm, dọc theo lối vào chính điện là đài Quan Âm, đài Di Lặc. Nổi bậc là tháp Giác Hoa Bảo Đồng gồm 5 tầng cao khoảng 4m, nơi an trí linh cốt của Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Giác được xây dựng năm 1996.
Hàng năm, Ni viện Vạn Hạnh là địa điểm quen thuộc các lễ cúng lớn cho các ngày rằm, lễ Phật Đản, Vu Lan và là địa chỉ của nhiều mạnh thường quân từ thiện cùng Gạo Phương Nam.
- Địa chỉ: 508 Tô Ngọc Vân, Tam Phú, TP.Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm thành lập: 1954 (năm Giáp Ngọ)
- Hệ Phái: Lâm Tế chánh tông
- Người thành lập: Thích Nữ Tịnh Giác
- Chủ trì hiện tại: Ni Trưởng Thích nữ Giác Trung
6) Chùa Vạn Quang - Thủ Đức
Chùa Vạn Quang nằm ở địa chỉ 16 Đường Số 7, Phường Tam Phú, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh là một địa điểm quen thuộc của nhiều người dân xung quanh. Tuy chùa không “nổi” đình đám như nhiều ngôi chùa khác trong thành phố Thủ Đức nhưng đây là nơi dừng chân của rất nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm gửi gạo từ thiện với Phương Nam, cúng đường hàng năm.
Địa chỉ: 16 Đường Số 7, Phường Tam Phú, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
7) Ni Viện Long Nhiễu - Thủ Đức
Ni Viện Long Nhiễu (hay còn gọi là chùa Long Nhiễu) có vị thế tại 10/3, Phạm Văn Đồng, P. Linh Tây, TP.Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh và được xem là một trong những ngôi chùa có kiến trúc đặc sắc nhất ở TP.HCM.
Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ 19, năm 1890 do Thiền Sư Phật Chí Đức Hạnh khai sơn. Thưở sơ khai, chùa là một tịnh thất nhỏ có kiến trúc đơn giản. Chùa được trùng tu xây dựng lớn năm 1968, diện mạo chùa Long Nhiễu khi ấy khá khang trang và kiên cố. Trong những năm gần đây chùa được xây dựng mới hoàn toàn. Ngày nay đến với chùa Long Nhiễu quận Thủ Đức chúng ta có cảm giác như được ngắm nhìn một cung điện nguy nga thế kỷ 15. Chủ trì đương nhiệm hiện nay là Ni trưởng Thích nữ Đạt Lý.
Ni Viện Long Nhiễu (Chùa Long Nhiễu) là một công trình kiến trúc đặc sắc, đồ sộ được xây dựng theo kiểu chùa cổ Miền Bắc. Mái chùa có nhiều tầng, dầu mái vuốt công hình đầu dao, đỉnh mái và sóng mái được chạm trổ hoạc tiết trang trí bắt mắt. Mái được lợp ngói vảy màu đỏ nâu truyền thống. Chùa được xây dựng bằng vật liệu hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được dấu ấn phong cách chùa cổ Việt Nam qua từng chi tiết chạm khắc công phu. Cả tường rào cũng được thiết kế theo lối tường thành cổ vô cùng đẹp, chính điện được các bao lam, khám thờ được điêu khắc tinh xảo, nhiều hoành phi khắc chữ Hán theo phong cách cổ xưa.
Bên trong Ni Viện, chính điện được bày trí nghiêm trang, chính giữa tôn trí Phật Thích Ca thiền định. Phía sau là Bàn thờ Tổ Sư Đạt Ma. Ngoài ra chùa còn thờ phụng nhiều tượng Phật khác như Phật Di Lặc, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát. Khuôn viên chùa Long Nhiễu hiện nay phần lớn các kiến trúc xây dựng như tòa Chính điện, Trai đường, nhà khách, nhà ở chư Ni, giảng đường, khu trường học…vì thế khoảng sân chùa khá nhỏ.
Chùa có mở những khoá tu, lớp học sơ cấp về Phật giáo. Nội dung xuyên suốt khoá tu học là: sám hối sáu căn, toạ thiền, thiền hành, thọ trai chánh niệm, chỉ tịnh, nghe pháp thoại... Khóa tu thiền theo Tông chỉ Thiền phái Trúc Lâm với mục tiêu giúp cho Phật tử mọi giới, những người bận rộn, giúp mọi người giải tỏa được những áp lực trong công việc và những căng thẳng trong cuộc sống thường nhật thông qua việc tọa thiền để giúp thân tâm thu về một mối và quay về với miền tâm thức tĩnh lặng, tìm lại sự an lạc từ nơi thân tâm của mình.
Ngoài ra, vào những ngày rằm, dịp lễ Vu Lan báo hiếu, lễ Phật Đản… Ni viện hay tổ chức các bữa ăn thiện nguyện đến nhiều người kém may mắn. Vì thế, chùa Long Nhiễu được rất nhiều người hảo tâm gửi tặng gạo từ thiện Phương Nam hàng năm, cúng đường trong các dịp lễ Phật Đản, Vu Lan báo hiếu...
- Địa chỉ: 10/3, Phạm Văn Đồng, P. Linh Tây, TP.Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
- Năm thành lập: 1890
- Năm trùng tu: 1968, 2010
- Hệ phái: Bắc Tông
- Người thành lập: Thiền sư Phật Chí - Đức Hạnh
- Chủ trì hiện tại: Ni trưởng Thích Nữ Đạt Lý
- Các ngày lễ lớn, kỵ giỗ trong năm: hàng tháng có tổ chức lễ phóng sanh: 7/7 âm lịch giỗ SB Thích nữ Đạt Trung
8) Chùa Pháp Trí - Thủ Đức
Toạ lạc tại địa chỉ 52/7 Truông Tre, Linh Xuân, TP. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, chùa Pháp Trí tiền thân là biệt thự Trúc Lâm của một Phật tử Sài Gòn, Ni trưởng Thích Nữ Đạt Nhiển từ Long Thành được vị Phật tử thỉnh về tu niệm và cúng hiến biệt thự để xây chùa với danh hiệu tu viện Liễu Ái vào năm 1971. Sau năm 1975, tu viện đổi tên thành Chùa Pháp Trí.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Bàn trước đặt thờ tượng Di Đà Tam Tôn. Ở sân chùa có bộ tượng đức Phật chuyển pháp luân. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Đạt Niệm, Chánh đại diện Phật giáo Thủ Đức. Chùa đặt Văn phòng Ban Đại diện Phật giáo quận Thủ Đức, là điểm dừng chân của nhiều Phật tử, chư tăng xung quanh TP.Thủ Đức.
Đặc biệt, Hoà thượng Thích Đạt Niệm ngoài việc là trụ trì chùa Pháp Trí, người còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm UNESCO Nghiên cứu ứng dụng Phật học Việt Nam, Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, thành viên Tư Hữu Tâm Thi và Chủ tịch Hội đồng sáng lập hội viên xây dựng Nhà tình thương và bảo trợ người già chùa Pháp Trí. Đây là việc làm tốt đẹp mà chùa cùng với nhiều nhà hảo tâm thành lập nhằm giúp đỡ những người cao tuổi không có nhà, không nơi nương tựa. Ngoài ra, Hoà thượng còn đi vận động quyên góp, tặng quà cho người nghèo trong quận Thủ Đức vào các dịp lễ, Tết, tặng các căn nhà tình thương ở Bến Tre, Nam Định, quảng Bình... Vào các dịp lũ ở miền Trung, Người cùng với nhiều mạnh thường quân vận động đi cứu trợ, chia sẻ với đồng bào. Vì thế, từ lâu nơi đây không chỉ là địa điểm dừng chân của nhiều Phật tử gần xa mà là nơi nghỉ ngơi của nhiều người vô gia cư. Đây cũng được xem là một trong những ngôi chùa được mạnh thường quân cúng đường với Gạo Phương Nam.
- Địa chỉ: 52/7 Truông Tre, Linh Xuân, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hệ phái: Bắc Tông
- Người thành lập: Ni trưởng Thích Nữ Đạt Nhiển (bà mẹ Việt Nam anh hùng 1971 - 1975)
- Năm thành lập: 1971 - Tu viện Liễu Ái
- Năm trùng tu: 1979, 1983, 1993
- Chủ trì hiện tại: Thượng toạ Thích Đạt Niệm
- Các ngày kỵ giỗ trong năm: 19/1 Âm lịch giỗ NT Thích nữ Đạt Nhiễn, 3-5 Âm lịch giỗ bà mẹ Việt Nam anh hùng Cẩm Huê, 29/11 Âm lịch giỗ tổ
9) Chùa Giác Hạnh - Thủ Đức
Nằm ở 16 Hữu Nghị, Bình Thọ, TP.Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, chùa Giác Hạnh được thành lập vào năm 1971, do một nhóm Phật tử ở Làng Đại học phát tâm xây dựng. Trải qua 3 đời trụ trì, chùa phát triển và được trùng tu vào tháng 3/2022 và là nơi dừng chân của nhiều Phật tử. Vào các dịp lễ, dịp rằm, chùa Giác Hạnh tổ chức những bữa ăn thiện nguyện giúp đỡ những người khó khăn và tổ chức nhiều hoạt động phát cơm từ thiện đến mọi người. Vì thế, đây là địa điểm của nhiều mạnh thường quân và Gạo Phương Nam gửi tặng gạo từ thiện nhằm san sẻ giúp đỡ khó khăn.
- Địa chỉ: 16 Hữu Nghị, Bình Thọ, TP.Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Năm thành lập: 1971
- Năm trùng tu: 2022
- Người thành lập: Một nhóm Phật tử ở Làng Đại học phát tâm xây dựng
- Chủ trì hiện tại: Ni sư Thích nữ Như Hiển
10) Tịnh Thất Thanh Minh - Thủ Đức
Tịnh thất nằm trên Đường số 4, Phường Linh Trung, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức từ thiện đến với những người có hoàn cảnh kém may mắn. Ở đây cũng là nơi thờ tự Phật pháp, tuy nhiên khá nhỏ và ít người lễ Phật, chủ yếu là những mạnh quân đến hỗ trợ, cúng đường. Hàng tháng, tịnh thất đều có những hoạt động giúp đỡ người khó khăn, những bữa cơm từ thiện đến người vô gia cư. Không những thế, tịnh thất Thanh Minh còn tổ chức những chương trình giúp đỡ học sinh nghèo, hỗ trợ quần áo, sách vở, những bữa cơm, xe đạp... đến nhiều mầm non tương lai đất nước. Vì thế, tịnh thất là một trong những địa chỉ hàng đầu được Gạo Phương Nam và nhiều nhà hảo tâm lựa chọn gửi tặng gạo từ thiện và những món quà ý nghĩa nhằm san sẻ chi phí đến với Tịnh thất.
- Địa chỉ: 11/1 Đường số 4, Phường Linh Trung, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0981 696 277 - 0906 833 243
- Email: caivanchienbt@gmail.com
- Người thành lập: Ông Nguyễn văn Hiệp - Chi hội phó chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Thủ Đức TPHCM
11) Chùa Thanh Sơn - Thủ Đức
An cư tại địa chỉ 1111 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, chùa Thanh Sơn được thành lập từ rất lâu, năm 1800 do Cư sĩ Bùi Văn Thọ và Đoàn Thị Thanh cúng đất và hoà thượng Thích Pháp Ấn khai sơn. Cố Hoà Thượng Thượng Huệ Hạ Văn - viện chủ chùa Thanh Sơn. Năm 1938, sau 5 tháng công quả tu học và được Hoà Thượng Thượng Huệ Hạ Quang thế phát xuất gia (Hoà Thượng Huệ Hạ Quang là trưởng tử sư Tổ đình Phước Tường Hoà Thượng Thượng Như Hạ Quới). Năm 1963, sau khi Hoà Thượng Thích Huệ Hạ Quang viên tịch Ngài đảm nhiệm trụ trì chùa Thanh Sơn cho đến ngày viên tịch (2/9/2010). Trụ thế 83 tuổi, 63 Hạ lạp.
Chùa được trùng tu sửa chữa lớn vào các năm 1924, 1937 và năm 1960. Chùa ngụ tại một ngọn đồi cao, trên nền đất đá đỏ bazan, xung quanh có nhiều cây cao và một khoảng rừng rộng phía sau chùa. cao, trên nền đất đá đỏ bazan, xung quanh có nhiều cây cao và một khoảng rừng rộng phía sau chùa. Phía sau chùa là phần nối liền trường bắn Long Bình, vườn điều quốc gia và suối tiên. Hiện nay có thêm công viên lịch sử quốc gia. Dưới chùa là phần nghĩa trang được các gia chủ xây dựng khá đẹp với phần mái xây kiên cố và xung quanh ốp đá granite.
Bước qua cổng tam quan là một dãy bậc thang cao dẫn lên nhà Chính điện được xây dựng theo kiến trúc nhà ba gian hai mái cổ Nam bộ. Phía trước có tượng Quan Thế Âm đặt lộ thiên. Bên trong Chính điện được bày trí trang nghiêm, chính giữa tôn trí Phật Thích Ca, xung quanh thờ nhiều tượng phật khác như Địa Tạng Vương Bồ Tát, Quan Thế Âm, tượng Tiêu Diện, Phật Di Lạc. Trong Chính điện còn có nhiều hoành phi khắc chũa Hán được điêu khắc công phu. Trong khuôn viên san chùa được bố trí nhiều kiến trúc điện thợ, tượng Phật lộ thiên, các Bảo tháp bằng đá được chạm trổ tinh xảo.
Nhìn tổng quang khuôn viên chùa mang nét đẹp hoang sơ, kì vĩ đó là nét đẹp cuốn hút như muốn giữ chân những tín đồ Phật giáo hành hương đến đây. Hiện nay, chùa là một nơi quen thuộc của Gạo Phương Nam và nhiều mạnh thường quân trong các chuyến đi thiện nguyện san sẻ, lan toả yêu thương đến mọi người.
Địa chỉ: 1111 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028 3732 6567
Hệ phái: Bắc Tông
Các Sư Tổ, Chư vị trụ trì tiền nhiệm : Tổ Pháp Ấn, Tổ Giác Nguyên, Tổ Đức Lâm, HT Thích Như Quới, HT Thích Huệ Hạ Quang (1924-1963), TT Thích Huệ Văn (1928-2010)
Năm thành lập: 1800
Năm trùng tu: 1924, 1937, 1960
Người thành lập: Cư Sĩ Bùi Văn Thọ và Đoàn Thị Thanh cúng đất, Hoà thượng Thích Pháp Ấn khai sơn
Trụ trì hiện tại: Đại Đức Thích Lệ Đức
Các ngày kỵ giỗ trong năm : 20-1 ÂL giỗ Thầy Tổ
12) Chùa Hội Sơn - Thủ Đức
Nằm ở vị trí 1A1 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, chùa nằm trên một ngọn đồi nhỏ cao 15m so với mặt biển và thuộc hệ phái Bắc Tông. Theo nhiều ghi chép, chùa Hội Sơn ban đầu được một vị thiền sư có tên là Long Khánh xây dựng vào cuối thế kỷ 18, vì thế chùa còn có tên là chùa Khánh Long. Thiền sư Khánh Long là người vùng Thuận Quảng đi theo chúa Nguyễn vào Nam.
Chùa nằm trên ngọn đồi, bên một dòng sông, là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng mà Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia Định thành thông chí như sau: Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó. Trên núi có chùa Hội Sơn là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành… Ngôi chùa đã trải qua 11 đời trụ trì : Tổ khai sơn Khánh Long, tổ Đức Hội, tổ Chân Truyền, tổ Huệ Tấn, tổ Đạt Biên, tổ Như Quới, tổ Hồng Đạo, Ni sư Thích Nữ Như Thanh, Sư cô Thích Nữ Như Tiên, Đại đức Thích Nhật Phát, và hiện nay là Đại đức Thích Thiện Hảo.
Chùa Hội Sơn đã được trùng tu và xây dựng thêm nhiều lần, đặc biệt là các năm 1863, thiền sư Chân Truyền đã cho trùng tu lại chính điện; năm 1933, Tri huyện Nguyễn Minh Giác cho xây dựng tăng đường và nhà túc; năm 1938 Ni sư Thích Nữ Như Thanh và đệ tử là Thích Nữ Như Tiên tiếp tục cho trùng tu chính điện, xây nhà trù; năm 1984 đại đức Thích Nhật Phát cho thay vì kèo và mái ngói chính điện; các năm 1991, 1993, 2000 Đại đức Thích Thiện Hảo tiếp tục trùng tu giảng đường, xây tường rào, cảnh quan thiên nhiên…
Chùa Hội Sơn còn có di chỉ khảo cổ học. Di chỉ chùa Hội Sơn chưa được khai quật. Di chỉ nằm trên diện tích khoảng 18.000 m2 , trên một vùng phù sa cổ trong đó có một lớp đá ong dày 4m , được phủ lên bởi một lớp đất mỏng. Do tác động của quá trình bóc mòn , rửa trôi nên các hiện vật của di chỉ đã lộ ra , nhờ đó mà di chỉ được phát hiện. Một số hiện vật của di chỉ, đó là : “ nhiều mảnh gốm và 89 công cụ đá , một hòn bi đất có đường kính 17mm , một quả dọi hình chóp cụt có đường kính ở đáy 35mm , cao 9 mm với một lỗ xuyên suốt ở giữa có đường kính 4mm. Trong số các công cụ đá có 23 rìu vai, 14 đá mài ( polissoirs) 7 chiếc đục bằng đá , 21 mảnh đá trong đó có vài mảnh có hình dáng tương tự đầu mũi tên, một mẫu vòng tay hình dĩa ( anneau-disque) có đường kính 10cm, ở giữa là một lỗ xuyên suốt có đường kính 5,7mm ”. Hiện nay nhà truyền thống quận Thủ Đức đang trưng bày một số hiện vật mới sưu tầm được ở di chỉ Hội Sơn. Đáng chú ý là hai chiếc rìu có vai. Di chỉ chùa Hội Sơn thuộc nền văn hóa Đồng Nai, có niên đại khoảng 3500 – 4000 năm, ở vào thời đại kim khí. Di tích chùa Hội Sơn vừa có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, về lịch sử và danh lam thắng cảnh. Di tích Chùa Hội Sơn đã được Bộ Văn hóa ký quyết định số 43-VH/QĐ ngày 07/01/1993 công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Tuy nhiên, vào lúc 21h30 đêm 17 tháng 7 năm 2012, chùa bị mất điện. Gần một tiếng sau thì nghe nhiều người báo ngôi chánh điện phát hỏa, do chùa nằm trên đồi cao, lại mất điện nên việc chữa cháy tại chỗ khó khăn. Toàn bộ chánh điện rộng hơn 300 m2 bằng gỗ bị lửa nhanh chóng lan trên diện rộng. Cảnh sát chữa cháy dập tắt ngọn lửa, tuy không có thiệt hại về người, nhưng toàn bộ ngôi chánh điện bị đổ, hơn 30 tượng phật lâu đời, 15 bàn thờ, hàng trăm bộ kinh kệ, hòm tiền công đức, nhiều vật dụng thờ cúng... bị thiêu rụi, chuông bằng đồng bị cháy vỡ đôi. Kinh kệ trong chánh điện bị thiêu rụi toàn bộ. tượng phật bi thiêu rụi thành than, các bức tượng trong chùa chủ yếu bằng gỗ, chỉ số ít bằng đá nên dễ dàng bị thiêu rụi. Nhiều tượng phật gỗ hàng trăm tuổi, chuông đồng, kinh kệ... trong chánh điện bị tiêu hủy. Hiện tại, chùa Hội Sơn Phước Long đang trong quá trình xây dựng lại, mở rộng và phục hồi.
Hiện nay, chùa Hội Sơn được xem là nơi lưu giữ nhiều pho tượng cổ và hiện vật quý, là một thắng cảnh nổi tiếng thường xuyên đón tiếp nhiều Phật tử, học sinh sinh viên đến cúng bái, tu đường. Bên cạnh đó, đây là một trong những ngôi chùa tại TPHCM được mạnh thường quân cúng đường với Gạo Phương Nam.
Địa chỉ: 1A1 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Năm thành lập: Đầu thế kỉ 17 đến nửa thế kỉ 21
Hệ phái: Bắc Tông
Người thành lập: Thiền sư Long Khánh (Khánh Long)
Năm trùng tu: 1938, 1863, 1933, 1984, 1991, 1993, 2000, 2012...
Chủ trì hiện tại: Đại đức Thích Thiện Hảo
13) Chùa Vạn Đức – Thủ Đức
Chùa Vạn Đức hiện toạ lạc tại số 502 trên đường Tô Ngọc Vân, thuộc khu phố 5, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một trong hai ngôi chùa lớn của Thành phố Thủ Đức. Chùa Vạn Đức là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo có quy mô lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại. Chùa do Hoà thượng Thích Trí Tịnh khai sơn vào năm 1954 (Giáp Ngọ). Hoà Thượng thuộc dòng Lâm Tế gia phổ đời thứ 41, là đệ tử của Hoà thượng thượng Thiện hạ Quang – Khai sơn Chùa Vạn Linh, Núi Cấm, An Giang. Hoà Thượng nguyên là chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN. Ngày 28/02/Giáp Ngọ (2014), Hòa thượng đã an nhiên thị tịch. Hiện nay, Hòa thượng Thích Hoằng Tri là người tiếp nối trụ trì chùa Vạn Đức.
Chùa có nguồn gốc từ một ngôi nhà xưa của một gia đình phong lưu, mọi người thường gọi là gia đình cô Ba Hộ (Thế tục Nguyễn Thị Tánh – Pháp danh Diệu Tuyết) hiến cúng sửa lại làm Chùa được gọi là “cải gia vi tự”. Sau một thời gian được trùng tu và sửa chữa, Chùa Vạn Đức được hình thành từ đây, đến nay đã hơn sáu mươi năm, trải qua bao thăng trầm biến đổi. Chùa ngày càng phát triển đúng với lời huyền ký của Hoà thượng Vạn Linh. Chính nơi đây là trú xứ của một vị Cao Tăng: Hoà thượng Thích Trí Tịnh. Ngài đã cống hiến một sự nghiệp vĩ đại cho Phật giáo nước nhà. Chùa Vạn Đức sẽ mãi mãi là mái nhà che chở những người con Phật trên lộ trình đi đến giác ngộ giải thoát.
Trải qua nhiều lần sửa chữa, năm 2004, nhà chùa bắt đầu đại trùng tu chánh điện cùng nhà Tổ. Sau hai năm, khu chánh điện hoàn thành, có chiều cao từ nóc xuống là 43,5 m và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa “Có chánh điện cao nhất Việt Nam”. Chánh điện dù cao nhưng chỉ có hai tầng, tầng trệt là giảng đường còn phía trên là nội điện, nơi diễn ra các hoạt động Phật pháp chính của chùa. Chánh điện chùa có kết cấu như một ngôi tháp cao lớn với chín tầng, trên đỉnh là đài hoa sen, loài hoa gắn liền với Phật giáo. Phần mái lợp ngói lưu ly màu xanh, trên các đầu đao có gắn hoa văn hình bông sen cách điệu.
Khu nội điện thờ Phật với không gian rộng rãi, phía trên trần cao hơn gần 40 m. Nơi đây tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật. Đặc biệt, trung tâm nội điện là bức phù điêu nổi hình cây bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập “Bức phù điêu cây bồ đề đắp nổi lớn nhất nước”. Phần trần nội điện được trang trí những bức phù điêu cảnh trời xanh, mây trắng. Trần ở độ cao gần 40 m, khiến khách tham quan có cảm giác như đang ngắm nhìn cả bầu trời bao la. Xung quanh nội điện có nhiều ô cửa sổ trông như những đám mây trắng, mỗi ô lại treo một bức tranh đức Phật. Cạnh cửa sổ là những ô cửa thông gió có hình chữ “Phật”. Bên ngoài, mỗi góc chánh điện lại được bài trí các tượng Phật, Quan thế âm, thần Hộ Pháp, rồng… Hình ảnh hoa sen cách điệu được trang trí ở rất nhiều nơi trong chùa. Cuối năm 2017, chùa xây dựng thêm bức tượng Phật cao khoảng 15 m, bằng đá nguyên khối ở ngay trước chánh điện. Đối diện tượng có đài Liên hoa, bên trong tôn trí tượng Quan Thế Âm Bồ tát. Hiện nay, Chùa Vạn Đức là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo đầy tự hào ở Việt Nam.
Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam hiện đã xác lập chùa Vạn Đức có 2 kỷ lục tính đến 2014 là:
- Chánh điện cao nhất Việt Nam
- Bức phù điêu cây bồ đề đắp nổi lớn nhất Việt Nam
Một thời gian dài, chùa Vạn Đức là nơi dừng chân quen thuộc của rất nhiều du khách, phật tử và nhiều người ghé thăm. Vào dịp Tết Nguyên Đán và Đại Lễ Vu Lan, chùa Vạn Đức thường hay tổ chức các hoạt động phát quà từ thiện và thu hút rất nhiều mạnh thường quân với Gạo Phương Nam cùng chung tay san sẻ gửi những phần quà nhỏ bé, ý nghĩa đến nhiều mảnh đời khó khăn.
Địa chỉ: 502 Tô Ngọc Vân, P. Tam Phú, Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại: 028 3896 2388
Email: chuavanduc@gmail.com
Năm thành lập: 1954 (Giáp Ngọ)
Người thành lập: Hoà thượng Thích Trí Tịnh Khai
Trụ trì hiện tại: Hoà thượng Thích Hoằng Tri
Trên đây là một vài thông tin về danh sách các chùa từ thiện tại khu vực Thủ Đức được nhiều mạnh thường quân cùng Gạo Phương Nam lựa chọn để cùng san sẻ và lan toả yêu thương.
Mua gạo từ thiện ở đâu tại TPHCM?
Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, Chung tay cùng với các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu, CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM (hay còn gọi là Gạo Phương Nam) cùng lan toả tình yêu thương với những chính sách, ưu đãi riêng hỗ trợ với mức giá rẻ nhất, bình ổn nhất cho những khách hàng mua số lượng lớn gạo từ thiện. Ngoài ra hỗ thợ thêm các chi phí vận chuyển, khiêng vác tận nơi,... cùng nhau đồng hành lan toả yêu thương đến với cộng đồng, tạo nên những điều tốt đẹp đến với mọi người.
Gạo Phương Nam cam kết chuyên cung cấp số lượng gạo sạch đầy đủ, mức giá niêm yết rõ ràng, xuất giấy tờ, hoá đơn cụ thể theo yêu cầu. Gạo được đóng túi bao bì cẩn thận, nguồn gốc rõ ràng, không trộn lẫn nhiều loại gạo khác nhau, xuất gạo với số lượng lớn và nhanh chóng. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn và trao gửi nó đến những người kém may mắn.
Quý khách có nhu cầu có thể mua hàng tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM
Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Liên hệ đặt hàng:
Hotline: 0909 34 99 88 (Zalo) - 0902 58 7171 (Zalo)
Điện thoại: (028) 3526 0188
Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
Website: https://gaophuongnam.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood/