Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh dị ứng - Phần 1

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh dị ứng - Phần 1
Ngày đăng: 24/02/2023 05:00 PM

    Dị ứng là sao? 

    Nếu nói dị ứng là bị ngứa là đúng nhưng chưa toàn diện, tại vì có những loại dị ứng không ngứa. Dị ứng chính là một phản ứng dị thường, một lối đáp ứng của cơ thể mà bất, do đó người ta gọi đó là dị ứng.

    Bệnh dị ứng

    (Hình: bệnh dị ứng)

    Cơ thể một ngày sẽ phải tiếp xúc với đủ loại kích ứng: ăn uống, hóa chất, tinh thần ghi nhận một cái gì đó,.. Tất cả những cái đó thì cơ thể điều phải phản ứng. Khi đến kích ứng thì người ta sẽ coi nó là một loại kháng nguyên (là phân tử kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể), một nguyên nhân nào đó nhập vô. Cơ thể luôn luôn tạo ra một cái chất ăn khớp với nó gọi là kháng thể

    + Nếu phản ứng đó xảy ra êm xuôi thì chuyện gì cũng tốt.  

    + Nếu trong phản ứng xảy ra lại có một kháng thể mà không ăn khớp với kháng nguyên đó thì khi đó sẽ xảy ra một phản ứng trục trặc. Cái trục trặc đó đến cuối cùng thì nó cũng xong nhưng trong lúc nó đương gắn vô với nhau mà không được thì sẽ xảy ra một số chất phụ. Chất phụ này có thể làm cho mình ngứa, mình bị viêm, bị đau, bị mất ngủ. Tùy theo cái dạng mà khi đó mình có một cái phản ứng bất thường, một phản ứng dị thường.  

    Một phản ứng mà trong đó không hoàn toàn êm xuôi thì đó là hiện tượng dị ứng. 

    Và vì lý dó đó mà hiện tượng dị ứng nó vô cùng phức tạp. Nó có thể là tâm lý, thể xác, nội tiết, thần kinh. Như vậy rút lại: Dị ứng là một phản ứng “trật giuột” của cơ thể. Ví dụ như một người bình thường ăn một miếng thịt bò, thì miếng thịt bò ấy bình thường đã ăn cả nghìn lần, nhưng lần này trong cơ thể lại xảy ra một phản ứng trục trặc, mình ăn miếng thịt bò vào, để biến dưỡng cái đó thì cơ thể lại tạo ra một cái chất “trật” đi, và cái chất trật đó sẽ làm cho mình bị ngứa, bị sưng phù. 

    Trên cơ bản, dị ứng là một phản ứng phòng vệ của cơ thể. Nó được xem là bệnh thời đại vì cho đến thời đại này mới nặng như vậy. Khi dị ứng, có nghĩa là hệ miễn dịch của mình nó đã trục trặc cái gì đó rồi, ngay cả yếu tố tâm lý cũng vậy. Do vậy, nếu một người bị dị ứng ngày càng nhiều thì sức đề kháng của người đó suy giảm

    Sức đề kháng suy giảm nó có nhiều dạng. Ví dụ: như một người sống trong một môi trường độc hại, ngày nào cơ thể cũng tạo ra một chất để trung hòa cái độc chất đó

    Các trường hợp của dị ứng

    Các trường hợp phản ứng

     + Trường hợp 1: Không phản ứng. Cái độc chất đó nó không phải có một chất hay một kiểu, mà nó biến đổi liên tục trên cái môi trường ô nhiễm đó thì cơ thể cũng phải làm việc điên cuồng để tạo ra một chất trung hòa độc chất đó. 

    Cuối cùng thì cơ thể sẽ đi qua giai đoạn là cơ thể cảm thấy mệt quá, quyết định không làm gì nữa hết, cơ thể tê liệt, thì khi đó cái nguy cơ bội nhiễm nó lên, bởi cơ thể không phản ứng. 

    + Trường hợp 2: Phản ứng hăng quá.  Có khi chưa có chất gì độc thì nó đã vội vàng phản ứng rồi. 

    + Trường hợp 3: Phản ứng nhưng nó tạo ra một hỗn hợp. Phản ứng nhưng nó lại tạo ra một hỗn hợp, thì cái kháng nguyên vào nó đụng với kháng thể tạo ra một chất độc còn ác hơn là cái kháng nguyên lúc đầu nữa. 

    Cả 03 trường hợp trên cho thấy dị ứng đều là bất lợi. Do đó, người ta dựa trên cái dị ứng để đánh giá một cách gián tiếp là cơ thể của mình còn khỏe hay không

    Các yếu tố dễ gây dị ứng 

    Một người nếu còn khỏe, sức đề kháng còn tốt, người đó không thể dị ứng. Cái dị ứng xảy ra là do cái yếu tố di truyền, cơ thể thiếu mất một gen nào đó, thì chuyện này xem như khó mà điều trị. Nhưng có những người trước đây không hề dị ứng với món gì, nhưng đến một gia đoạn nào đó thì lại dị ứng với ngay cái món mà mình đã ăn. Đó là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của mình nó suy kiệt rồi. Như vậy, dị ứng dù xuất hiện với dạng nào đều cho thấy khả năng đề kháng của mình bị suy giảm ngay cả trong yếu tố tâm lý. 

    Nếu một người mà tinh thần minh mẫn, không THAM – SÂN - SI, thì họ sẽ ít xảy ra cái hiện tượng “thấy mặt hỏng ưa”, bởi vì cái tâm của họ nó thanh thản hơn. Ngược lại, một người sống mà căng thẳng, stress, THAM – SÂN - SI quá thì mới có cái hiện tượng là “vừa thấy mặt là hong ưa”. Điều này cũng phản ánh một điều là ngay cả sức đề kháng về tâm lý cũng không hề tốt như là ta mong muốn. 

    Một người bị dị ứng thì có nhiều cái yếu tố ở phía sau, có thể ảnh hưởng, làm cho cái khả năng dị ứng nó nổi bật hơn. Một trong những yếu tố mình phải lưu ý đó chính là yếu tố tâm lý

    Ví dụ như có những người vì giận cái gì đó, vì lo cái gì đó, từ đó xuất phát ra việc người ta dễ bị bệnh ngoài da. Như vậy, khi chữa cho một bệnh nhân dị ứng như chàm (eczema) chẳng hạn, trong khi lúc nhỏ không bị mà bây giờ mới bị, thì mình phải tìm cho được cái nguyên nhân núp ở phía sau chứ không phải dó là một cái cơ tạng dị ứng, mà là một phản ứng có thể do tâm lý, do nội tiết tố. 

    Dị ứng ở phụ nữ

    Ví dụ có rất nhiều phụ nữ dễ bị dị ứng trong giai đoạn mãn kinh vì khi đó nội tiết tố thay đổi. Cũng như con trai thì giai đoạn dậy thì sẽ dễ bị dị ứng. Một loại dị ứng biểu hiện rõ ràng nhất với con trai tuổi dậy thì là mụn. Mụn trên thực tế là chất nhày thay vì được bày tiết ra, nó lại bày tiết quá nhiều nên động lại trong cái tuyến bã để nó hình thành nên cái mụn. Tùy theo cái kích thước, cái độ sâu mà nó hình thành mụn trứng cá, mụn đầu đinh, mụn bọc, mụn nang,… Như vậy mụn với một cô, một cậu đang tuổi dậy thì là một hình thức dị ứng có liên quan đến nội tiết tố. Như vậy để điều trị mụn mà gởi bệnh nhân đi da liễu là sai mất rồi. Như vậy, phải để ý rằng da là tấm gương phản chiếu của nội tạng chứ không phải da có vấn đề là các bệnh về da. Và khi điều trị mụn cho một đứa trẻ dậy thì, người ta phải quan tâm đến yếu tố tâm lý của nó thì mới điều trị được

    Nếu dùng thuốc tetracyclin, tiền sinh tố A ở liều cao để giải quyết cái mụn là sai. Tại vì phía sau đó là cái nội tiết tố, là cái tâm lý của đứa trẻ mới lớn, yếu tố thứ 3 nữa là dẫn truyền thần kinh. Phản ứng của hệ miễn dịch sở dĩ nó sai lệch là do cơ thể ra lệnh sai lệch. Như vậy, cái vai trò của thần kinh sẽ rất quan trọng, bằng chứng là khi người ta điều trị bệnh nhân bằng các sinh tố hay khoáng tố cần thiết cho dẫn truyền thần kinh thì nhiều dấu hiệu dị ứng sẽ thuyên giảm rõ rệt chứ không phải cái nào cũng điều trị bằng thuốc chống dị ứng.

    Thuốc chống dị ứng là một giải pháp hạ sách. Chẳng hạn như trong Đông y điều trị bằng “phương pháp Khu phong”. Không bao giờ thấy một liệu pháp chỉ có Khu phong thôi. Nếu đã Khu phong thì phải Trừ thấp, Khu phong thì phải Tán hàn,… chứ không hề có liệu pháp nào chỉ có Khu phong không. Và Đông y cũng nhận ra cái chuyện là để giải quyết yếu tố dị ứng mà chỉ dùng thuốc chống dị ứng là một việc rất hời hợt và phiến diện. 

    Khi người ta chuẩn đoán dị ứng thì người ta có nhiều cách. Bệnh nhân chỉ bị ngứa ở ngoài da thì không đủ để nói người ta dị ứng, đó có thể chỉ là cái bệnh ngoài da. Như vậy để xác minh cái đó thì người ta phải làm xét nghiệm

    Vậy trong xét nghiệm, điều nào là quan trọng nhất để biết được là mình có bị dị ứng hay không?

    Trong công thức máu, có nhiều loại bạch cầu: 

    +  Bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái toan (basophil) và bạch cầu ái kiềm (eosinophil). 

    + Bạch cầu đơn nhân (monoxit).

    + Bạch cầu lympho (lymphocyte). 

    (Hình: các loại bạch cầu)

    (Hình: các loại bạch cầu)

    Cần lưu ý các trường hợp sau: 

    Cái bạch cầu ái kiềm nó tăng lên khi nào mình bị dị ứng.

    Cái bạch cầu ái toan nó tăng lên người ta bị ký sinh trùng (bịnh sán chó)

    Cái đơn cầu nó tăng lên trong các bệnh như bệnh lau

    Cái tâng cầu (lympho) nó tăng lên khi người ta bị các bệnh về huyết học hay bệnh về hạch

     Như vậy trong trường hợp dị ứng vì ký sinh trùng như sán chó thì bạch cầu ái toan tăng, nhưng nói chung, khi bị dị ứng thì bạch cầu ái kiềm tăng.

    Xét nghiệm nào phản ánh gián tiếp tình trạng dị ứng?

    + Vận tốc lắng máu là một trong những tiêu chí phản ánh gián tiếp tình trạng dị ứng mà mình sẽ dùng nó như một tiêu chí để theo dõi cái hiệu năng của cái liệu pháp của mình. Khi dùng thuốc điều trị dị ứng thì sau 10 ngày, 20 ngày vận tốc lắng máu phải giảm thì mới chứng minh được thuốc mình dùng có hiệu quả. 

    + Số lượng bạch cầu ái kiềm giảm xuống cũng là dấu hiệu cho thấy điều trị hiệu quả. 

    Men GGT (Gamma Glutamyl Transferase): là một trong 3 loại men gan (GGT, SGOT và SGPT), xuất hiện trong mỗi tế báo gan. GGT rất nhạy cảm với sự thay đổi ứ mật vì vậy nó là enzyme cực kì quan trọng để chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. Men GGT thường tăng trong tình trạng dị ứng

    Như vậy dùng ba tiêu chí là vận tốc lắng máu, số lượng bạch cầu ái kiềm và men GGT làm xét nghiệm để biết rằng cái kết quả điều trị của người bệnh có hiệu quả hay không. Cũng như khi điều trị bệnh nhân tốt hết, thấy ba cái chỉ số này trở lại bình thường hết thì điều này cho thấy cái tiên lượng của bệnh nhân tốt, rất ít khi bị tái phát. 

    Dấu hiệu nào cho thấy bị dị ứng vì thực phẩm? 

    Một người bị dị ứng về thực phẩm thì không thể thuyên giảm khi thay đổi môi trường sinh hoạt. Cũng như khi dị ứng với một loại thực phẩm mà người bệnh vẫn tiếp tục tiếp xúc với loại thực phẩm đó thì nếu có giải độc cũng không bớt. Thêm nữa là dù mình có uống thuốc chống dị ứng rồi mà vẫn ăn cái món đó thì bệnh nó vẫn trở lại. 

    Dị ứng vì các loại thực phẩm

    Như vậy, để biết dị ứng vì thực phẩm thì nhìn vào cái tiêu chí là nó liên quan đến bửa ăn, cứ hễ ăn vào một phát thì nó liên quan đến dấu hiệu. Đừng ăn món bị dị ứng thì tự động nó cũng đã bớt rồi. 

    Ở nhiều nước khác, các nước mà hiện nay người ta khá hơn mình về cấu trúc của nền kinh tế, thì người ta cấp cho bệnh nhân một quyển nhật ký, để bệnh nhân ăn món nào thấy bị nổi mề đay thì ghi lại, tầm vài lần như vậy thì người ta sẽ có được một danh sách các món ăn mà nên kiêng kỵ, để bệnh nhân biết và tránh nó đi nếu có cơ tạng dị ứng. 

    Dấu hiệu nào cho thấy dị ứng vì tiếp xúc với hóa chất? 

    Ở Việt Nam, tiếp xúc với hoá chất gây dị ứng là một bệnh phổ biến hiện nay, vì mình sử dụng sơn rất là bừa bãi, không có phương tiện bảo hộ lao động. Do đó, cái chuyện tiếp xúc với hóa chất mà mình không ngờ đâu. Có nhiều người dị ứng chỉ vì thuốc sơn móng tay thôi, nhưng không biết và đi chữa khắp nơi nhưng không hết. Một loại dị ứng với hóa chất nữa cũng dễ xảy ra là khi mình giặt ra giường niệm bằng một loại nước xả, nhưng lại xả nước không sạch cũng dễ gây dị ứng. Rất nhiều người phải tốn một khoản tiền đi da liễu điều trị nhưng không biết rằng cái giải pháp vô cùng đơn giản là chỉ cần thay loại nước xả mới là được. 

    Với phụ nữ thì đừng bao giờ quên, mỹ phẩm là cái nguồn sinh dị ứng. Cái chất phụ da trong mỹ phẩm đã được người ta trộn nhiều lắm, đến cả nhà sản xuất cũng không biết được là nó có gây dị ứng hay không, tại vì người ta không có cái mô hình nghiên cứu để biết được cái đó có độc hay không độc. Các chất riêng biệt thì người ta có rồi, nhưng khi trộn vào chung với nhau trong mỹ phẩm thì chưa có nhà nghiên cứu nào có đủ khả năng để làm cho chúng nó không gây dị ứng. Vì vậy, rất nhiều mỹ phẩm có khả năng sinh dị ứng là do phản ứng tương tác giữa các chất phụ da mà mình không thể kiểm soát được.

    Mỹ phẩm là một trong những tác nhân gây dị ứng

    Cách tốt nhất để phòng tránh dị ứng do hóa chất là mình quan sát xem nếu mình bỏ cái chất đó ra thì có bớt hay không, mình tách ra mà nó bớt thì mình dùng trở lại nó sẽ tăng. 

    Bên cạnh đó thì còn có dấu hiệu tăng khi tiếp xúc với kháng nguyên và giảm khi tiếp xúc với kháng nguyên. Và nếu thầy thuốc nghi là một chất nào đó gây dị ứng, pha loãng chất đó ra thiệt loãng và tiêm vào dưới da thì ngay tức khắc da có phản ứng nổi đỏ dương tính. 

    Có những đứa nhỏ sinh ra nó bị suyễn, đến khi nó trưởng thành, tới tuổi dậy thì nó hết. Có những cô gái bị suyễn, đến khi lập gia đình lại hết. Nhưng có những người xưa nay chưa từng bị dị ứng, bỗng nhiên một lúc nào đó lớn tuổi rồi mà lại dị ứng. Trong hai trường hợp đó thì trường hợp thứ hai sẽ có tiên lượng xấu hơn. Dù là chỉ bị mấy ngày đi nữa mà khi dấu hiệu bệnh dị ứng xuất hiện ở một người trước nay chưa từng bị thì bao giờ cũng có cái tiên lượng xấu hơn chứ không phải chỉ người mắc bệnh lâu mới xấu. 

    Người mắc bệnh quá lâu có thể vì không được chữa chạy đúng cách, chưa biết cách cách ly với bệnh nguyên, chưa hẳn nó là bệnh nặng. Vậy tại sao một người xưa nay không bị dị ứng, bây giờ lại bị dị ứng? Đó là vấn đề hệ miễn dịch của họ đã bị trục trặc. 

    Như vậy nếu một một đứa trẻ bị dị ứng thì đừng nên vội vã mà lo lắng lắm. Trên nguyên tắc thì dị ứng của trẻ sơ sinh hay ở độ tuổi còn nhỏ sẽ không quá khó để điều trị khi bước vào giai đoạn dậy thì. 

    Khi một người bị dị ứng thuốc thì có những biểu hiện như nào?

    Dị ứng thuốc có thể biểu lộ ra các dấu hiệu như:

    + Choáng phản vệ, điều này rất nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thễ ảnh hưởng đến tính mạng.

    + Mẫn cảm ngoài da gây đau rát ngứa ngáy.

    + Làm mất tác dụng của thuốc. Khi mình dùng thuốc để điều trị bệnh nào đó, mình kiên trì dùng một loại thuốc nhưng uống hoài không thì khả năng cao là dị ứng với thuốc ở cấp độ nhẹ làm mất đi tác dụng của thuốc. Nên nếu không phát hiện và đổi thuốc thì uống hoài uống hoài loại thuốc ấy vừa không hết bệnh vừa lại tốn tiền.

    Cơ quan nào chịu ảnh hướng sớm nhất của dị ứng?

    Cơ quan “lãnh đòn”, chịu ảnh hưởng sớm nhất nếu xảy ra dị ứng chính là tuyến thượng thận. Chính vì vậy mà trong điều trị dị ứng, người ta sử dụng nội tiết tố của tuyến thượng thận Corticosteroid để điều trị dị ứng theo Tây y. 

    Tuyến thượng thận

    (Ảnh: tuyến thượng thận)

    Có một hiện tượng là có thể một người bị ngứa, bị nổi mẫn, nhưng nó không phải là dị ứng vì khi xét nghiệm nó không tăng kháng thể, không có gì chứng minh bệnh dị ứng. Khi đó, người ta gọi đó là hiện tượng dị ứng giả, chỉ là một phản ứng tạm thời của cơ thể nhưng khi nó bộc phát thì nó làm cho mình ngứa, bản thân mình lại tác động bằng việc gãy quá nhiều nên gây ra tình trạng ngứa. 

    Làm sao để phân biệt được dị ứng giả và dị ứng thiệt? 

    Dị ứng giả xảy ra có thể gây nổi mẫn, có thể gây ra tiêu chảy, ói mửa và nó có thể xảy ra tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, hen suyễn, đau cổ họng. Nhưng dị ứng giả không bao giờ làm tăng kháng thể

    Vậy xét nghiệm nào là quan trọng nhất để biết rằng mình có tăng dị ứng hay không? 

    Trả lời: xét nghiệm kháng thể IgG3.

    IgG3 (là 1 trong 4 nhóm: IgG1, IgG2, IgG3, IgG4) của Immunoglobulin G (IgG) hay còn được gọi là globulin G là một trong những protein có nhiều nhất trong huyết thanh người, chiếm khoảng 10 - 20% protein huyết tương.

    Đó chính là xét nghiệm tăng kháng thể IgG3, đó là một xét nghiệm đặc hiệu, người ta xét nghiệm trong máu, nếu cái hàm lượng đó tăng thì người đó đúng là có dị ứng. bởi như đã phân tích từ đàu thì dị ứng xảy ra là do một phản ứng sai lệch trong đó, nó ù lỳ, nó không chịu làm việc nữa hoặc nó làm việc quá lố, quá nhanh hoặc là làm việc sai lệch. 

    Nếu xét về mặt hậu quả thì loại phản ứng nào nguy hiểm nhất?

    Trả lời: Chính là phản ứng sai lệch. 

    Vì khi phản ứng sai lệch, cơ thể sẽ tạo ra một kháng thể vô tích sự, nó không trung hòa nổi cái kháng nguyên, nhưng vì đã tạo ra cái kháng thể này cơ thể không thể làm được gì hết và đưa đến một bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn có nghĩa là hệ miễn dịch cơ thể tự tạo ra một chất vô tích sự, chất đó có thể làm cho mình bị thấp khớp, tệ hơn nữa đó là chất sinh ung thư. Vì sự có mặt của những chất đó sẽ làm hỗn loạn trong cơ thể và cơ thể sẽ sinh ra 2 tế bào bất thường. Đây cũng là một hình thức phản ứng dị thường. Do đó cái phản ứng sai lệch tạo ra những cái kháng thể sai lệch, đó chính là nguyên nhân bệnh. Và cái nguyên nhân bệnh đó khó chữa. Tại mình sẽ không thể trung hòa hết nó được nếu cơ thể tiếp tục sản xuất. 

    Như vậy, phản ứng sai lệch chính là phản ứng nguy hiểm nhất trong dị ứng

    Để điều trị hiện tượng phản ứng sai lệch, hiện nay Tây y có biện pháp gì không?

    Hiện nay Với Tây Y, có thể làm cho nó tê liệt, tức là làm cho hệ miễn dịch ù lì hoặc ngứa ở đâu thì cho thuốc ở đó. Nhưng để điều chỉnh cái phản ứng sai lệch kia thì lúng túng, làm không được. Đông Y, có khả năng làm cái đó, với một điều kiện cơ bản là bồi dưỡng chính khí, cần có những thầy thuốc thật sự giỏi. 

    Nếu phản ứng sai lệch nhẹ, gọi là tự miễn, tạo ra kháng thể gây bệnh khớp, cái dạng trầm trọng nhất của dị ứng là ung thư. Do đó trong Tây Y, để điều trị ung thư, người ta vẫn dùng thuốc ảnh hưởng trên hệ miễn dịch vì người ta cho rằng tất cả những hiện tượng mà dính với dị ứng thì cuối cùng nó sẽ đưa tới ung thư. 

    Thuốc chống dị ứng tốt nhất là thuốc nào?

    Trả lời:  Thuốc không gây phản ứng phụ. 

    Tìm hiểu thêm
    » Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về bệnh dị ứng - Phần 2 
    » Bác sĩ Lương Lễ Hoàng là ai? 

    Nguồn: Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

    Người viết lại phụ đề video từ bác sĩ Lương Lễ Hoàng: Phan Thành Hiếu 

    Anh Phan Thành Hiếu cùng bác sĩ Lương Lễ Hoàng

    Ảnh: Bác sĩ Lương Lễ Hoàng và anh Phan Thành Hiếu 

    Kiến thức sức khoẻ về bác sĩ Lương Lễ Hoàng
    » Bác sĩ Lương Lễ Hoàng nói gì về Đông Trùng Hạ Thảo
    » Bệnh tiểu đường
    » Bệnh cao huyết áp 

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    (Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline