Sản phẩm

Xôi Lạc: Ý Nghĩa, Công Dụng Và Cách Nấu Xôi Lạc Thơm Ngon Đúng Vị

Trong mâm cỗ ngày Tết, mỗi món ăn sẽ mang một ý nghĩa, một ước mơ và khát khao riêng của con người. Trong đó, mâm cỗ ngày Tết khó thể thiếu đi đĩa xôi nếp dẻo nóng, ngọt bùi. Điều này hiển nhiên gia đình nào cũng biết, nhưng ý nghĩa món xôi ngày Tết như thế nào thì không phải người con đất Việt nào cũng biết.

Bên cạnh bánh chưng, bánh tét thì xôi nếp cũng là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Mỗi vùng miền có một phong tục đồ xôi khác nhau, không chỉ đơn giản là xôi đồ bằng hạt gạo nếp dẻo trắng ngần, mà nhiều nơi còn đồ xôi thành nhiều món khác nhau. Bài viết hôm nay Gạo Phương Nam chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc ý nghĩa món xôi ngày Tết, cùng với cách tạo nên món xôi lạc hấp dẫn này nhé!

 

I. Cách nấu xôi lạc thơm ngon đúng vị

1. Nguyên liệu nấu xôi lạc

- Gạo nếp cái hoa vàng: 500 gram

- Lạc nhân (đậu phộng): 200 gram

- Nước cốt dừa: 50 ml

- Dừa tươi nạo sợi: 20 gram

- Muối ăn: 5 gram

2. Sơ chế nguyên liệu nếp và lạc

Gạo nếp: Vo sạch, nhặt bỏ những hạt có đầu đen hoặc sâu để không làm ảnh hưởng tới chất lượng của món xôi. Vo xong, bạn đem gạo ngâm với nước lạnh từ 6 – 8 tiếng hoặc nước ấm từ 2 – 3 tiếng cho hạt gạo nở.

Lạc nhân: Vo sạch lạc, vứt bỏ những hạt nổi trên mặt nước. Vo xong, bạn cũng đem lạc đi ngâm từ 3 – 4 tiếng để hạt lạc được mềm. Nếu không chọn cách ngâm lạc, bạn có thể đem lạc luộc khoảng 10 phút trước khi nấu xôi.

3. Cách nấu xôi lạc bằng nồi cơm điện 

Gạo và lạc sau khi đã ngâm xong, bạn nhấc ra và vẩy thật kỹ nước.

Tiếp đến, bạn trộn đều gạo, lạc, muối ăn thật kỹ.

Cho hỗn hợp gạo lạc đã trộn vào nồi cơm điện. Tiếp theo, bạn đổ nước ấm xâm xấp mặt gạo (không đổ quá nhiều) để tránh xôi bị nát. Bật nút nấu cơm và để cho quá trình nấu được thực hiện.

Sau khi nút cook chuyển sang nút warm chừng 5 phút, bạn mở lại nồi cơm, trộn đều nước cốt dừa + dừa tươi nạo sợi vào cùng với xôi. Trộn xong, bạn bật lại nút cook một lần nữa và để cho xôi chín hẳn. Khi nồi cơm điện nẩy lại nút warm một lần nữa tức là món xôi lạc của bạn đã hoàn thiện.

II. Yêu cầu thành phẩm của món xôi lạc

Món xôi lạc cực kỳ ngon bổ sung năng lượng cho buổi sáng làm việc mệt mỏi và phải đảm bảo các tiêu chí như: xôi mềm dẻo không cứng quá cũng không nhão quá rất vừa ăn kể cả người khó tính nhất cũng khen ngon, Hạt đậu phộng rất thơm ngon đảm bảo các bạn sẽ thực hiện thành công với công thức nấu xôi lạc.

Để giúp cho món xôi ngon hơn chúng ta nên cho lạc vào nấu trước khi nào nước xôi ta mới cho gạo vào nấu cùng một lần nữa như thế thì lạc mới bùi và ngon. Vì gạo và đậu chúng ta đã ngâm nước sẽ rất nhanh chín nên các bạn phải chú ý thật kỹ nha.

Khi hấp xôi lạc các bạn nên lót một miếng vải bên trên nắp nồi để nước không rớt xuống xôi làm xôi bị nhão ướt không ngon.

III. Những lưu ý khi dùng món xôi lạc

Ngoài những tác dụng kể trên, xôi lạc lại là một thực phẩm chống chỉ định với những người có cơ thể nóng, những người già yếu, kém tiêu hóa, những người có bệnh về mạch máu...Người bị dị ứng cũng không nên ăn xôi lạc.

Theo kết quả của nhóm các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal), việc người mẹ ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần.

Người bị dị ứng lạc ăn xôi lạc dù với một lượng nhỏ cũng có nguy cơ dị ứng. Những người mới phẫu thuật, phụ nữ sinh mổ cũng không nên ăn xôi lạc vì có thể gây mưng mủ, làm vết thương lâu lành. Người thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn món xôi quốc dân này vì trong xôi lạc có quá nhiều calo.

Chú ý, bạn không nên ăn xôi nếp quá 2 lần/tuần, và cũng không nên ăn quá nhiều vào buổi sáng. Người máu nóng cũng cần tránh xôi lạc và đồ nếp. Đồ nếp làm tăng nhiệt độ cơ thể, sẽ dẫn đến mọc mụn và dễ nổi cáu.

Ngoài ra, trong gạo nếp có chất amylopectin rất khó tiêu, đối với những trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy không nên ăn đồ nếp.

IV. Ý nghĩa món xôi ngày Tết

Theo quan niệm lâu đời của người Việt, màu đỏ là màu mang đến sự may mắn cho mọi người, mọi nhà. Chính vì vậy mà Tết của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ. Món ăn cũng không ngoại lệ, điển hình là món xôi gấc.

Nấu xôi gấc là cả một nghệ thuật từ khâu chọn gấc, chọn gạo nếp cho đến hấp gạo cho thơm ngon. Xôi sau khi nấu phải có màu đỏ đặc trưng của quả, hương vị ngọt bùi và gạo chín đều mềm dẻo khi ăn.

Vì màu sắc đặc biệt của nó nên loại xôi có ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phước lành, tươi thắm sắc xuân, cho tình yêu và hạnh phúc được viên mãn. Màu đỏ của gấc là màu tự nhiên của đất trời, mang lại sự dung hòa, đồng điệu trong đời sống. Vì vậy món ăn này luôn được ưa thích trên mâm cơm cổ truyền là điều tất nhiên.

Một đĩa xôi gấc được đơm chỉnh chu, cân đối và đầy đặn trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không chỉ tạo ra sự dung hòa và thuận lợi cho năm mới mà còn gửi gắm giá trị tinh thần của ngày Tết truyền thống của dân tộc.

V. Mẹo nấu xôi gấc đỏ tươi cho ngày Tết nhiều may mắn

Ý nghĩa món xôi ngày Tết rất quan trọng, thể hiện nhiều điều trong ước mơ của mỗi gia đình. Vậy nấu xôi gấc ngày Tết như thế nào để có đĩa xôi đỏ bừng, dẻo ngọt và thơm bùi?

Ngâm nếp qua đêm hoặc ít nhất khoảng 4 tiếng với một ít muối.

Bổ đôi quả gấc để lấy phần thịt gấc.

Bóp cho thịt gấc bong ra khỏi hạt gấc rồi trộn với 1 thìa rượu trắng. Trộn đều phần thịt gấc với nếp. Lấy phần thịt gấc vừa trộn với rượu để đem trộn với nếp cùng với ít muối.

Trong quá trình đó bạn nên cho thêm một ít nước cốt dừa vào cho thơm.

Lượng nhiều hay ít tùy vào sở thích. Mang hỗn hợp vừa trộn cho vào xửng hấp của nồi cơm điện, hấp trong khoảng 35 – 40 phút. Lúc này, món xôi gấc coi như đã hoàn thành.

Lưu ý: Khi xôi gấc gần chín, muốn cho xôi giảm bớt đi mùi nồng của gấc thì bạn cho thêm một ít đường, sau đó trộn xôi đều lên và đậy nắp lại và để trong khoảng 5 phút là có thể tắt bếp. Khi xôi nấu xong, bạn lấy xôi bỏ vào khuôn sau đó nén nhẹ và úp ra một chiếc đĩa sạch và xếp hạt gấc ra ngoài để tạo điểm nhấn cho đĩa xôi.

VI.Những công dụng của xôi lạc đối với sức khỏe

1. Tốt cho tim mạch

Một số nghiên cứu chứng minh rằng ăn xôi lạc hay ăn các thực phẩm từ lạc có tác dụng tốt với tim mạch. Ăn lạc thường xuyên có thể hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lên tới 35%. Đặc biệt đối với phụ nữ mãn kinh thường xuyên sử dụng lạc và các sản phẩm từ lạc có thể giảm khả năng mắc bệnh mạch vành.

2. Ngăn ngừa ung thư

Trong xôi lạc chứa lượng lớn beta–sitoserol - không những giúp cơ thể chống lại các bệnh về tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol của cơ thể, sitoserol còn giúp cơ thể chống lại các bệnh ung thư bằng cách ức chế phát triển các khối u.

3. Kiểm soát nồng độ cholesterol

Với hàm luợng niacin cao, lạc có thể kiểm soát được nồng độ cholesterol trong máu.  Bên cạnh đó, với hàm lượng đồng nhiều, nên ăn lạc thường xuyên sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể.

4. Tốt cho xương và răng

Lượng nhỏ canxi và vitamin D có trong lạc, có thể giúp tăng cường sức khỏe cho xương và sức khỏe của răng.

5. Ngăn ngừa quá trình lão hóa

Trong lạc chứa polyphenol tự nhiên, ngoài công dụng giảm kết tập tiểu cầu bảo vệ tim, lạc còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.

6. Hỗ trợ tuần hoàn máu

Mangan là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo, carbonhydrate và sự hấp thụ canxi quy định lượng đường trong máu. Thường xuyên ăn xôi lạc sẽ cung cấp lượng mangan dồi dào cho cơ thể.

7. Ngăn ngừa sỏi mật

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn 28gr lạc hoặc bơ trong một tuần có thể làm giảm tỉ lệ 25% nguy cơ phát triển sỏi mật. Một gói xôi lạc là đủ lượng lạc cơ thể cần mỗi ngày.

8. Tốt cho phụ nữ sau sinh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g gạo nếp có tới 1,2mg sắt điều đó lý giải vì sao phụ nữ sau khi sinh đều được khuyến khích ăn nhiều đồ nếp. Gạo nếp còn có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng. Chính vì thế nó là lựa chọn tốt dành cho phụ nữ mới sinh.

9. Ngừa thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh đột quỵ, tim mạch, xanh xao, ốm yếu. Ăn xôi lạc thường xuyên có cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú nên ăn nhiều gạo nếp cẩm sẽ rất bổ máu, lợi sữa…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại axit amin và các nguyên tố vi lượng trong gạo nếp và món xôi lạc còn có khả năng kỳ diệu là tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm: Rau xanh, trái cây, thịt nạc.

 Nguồn: Gạo Phương Nam

Bài viết khác

Tổng hợp 16+ loại xôi ngon, đặc biệt mềm dẻo, thơm ngon cho dịp Tết đến

Xôi là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam. Xôi không chỉ có hương vị ngon miệng, mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Xôi thể hiện sự sung túc, may mắn và hạnh phúc cho gia đình và cộng đồng.

Cách chế biến món xôi dừa dẻo thơm, hấp dẫn đơn giản ngay tại nhà

Nấu xôi dừa bằng nồi cơm điện không chỉ đơn giản mà còn giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Hãy cùng bước vào bếp với Gạo Phương Nam để thực hiện món xôi dừa ngon miệng cho bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng nhé.

Tất tần tật về món “Xôi gà - món ăn truyền thống đậm đà hương vị Việt Nam”

Xôi gà là một món ăn truyền thống của người Việt Nam, được yêu thích bởi hương vị đậm đà và sự phong phú trong cách chế biến.

Bí quyết nấu xôi mặn dẻo mềm, thơm ngon bằng nồi cơm điện

Xôi mặn là món ăn sáng quen thuộc của nhiều người miền Nam. Mỗi sớm mai, trên các con đường, các góc phố, có thể dễ dàng bắt gặp những hàng xôi mặn bày biện đủ màu sắc và hương vị. Xôi mặn không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng, mà còn là một phần của văn hóa ẩm thực và tình cảm của người miền Nam.

Bật mí cách nấu xôi nếp cẩm chỉ với 4 bước vô cùng đơn giản

Nếp cẩm loại gạo không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong chuyên mục vào bếp của Gạo Phương Nam, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu xôi nếp cẩm bằng nồi cơm điện một cách đơn giản, nhanh chóng, và tiện lợi, để bạn có thể trổ tài nấu ăn một cách dễ dàng.

Cách nấu Xôi lá cẩm có màu tím đẹp mắt, vị ngọt dịu và mềm dẻo từ Nếp Bắc

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách nhanh chóng và dễ dàng để chuẩn bị một bữa xôi lá cẩm ngon cho gia đình, hãy thử ngay cách nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện ngay tại nhà, với sự hỗ trợ của Gạo Phương Nam. Đây là bí quyết đơn giản giúp bạn có một bữa sáng thơm ngon và bổ dưỡng.

Cách nấu xôi lá dứa thơm ngon, dẻo mềm, lên màu cực đẹp

Cách làm xôi lá dứa - món ăn truyền thống của người miền Tây thơm ngon, dẻo mềm, lên màu đẹp tại nhà

Bí Quyết Cách nấu xôi sắn ngon như ngoài hàng

Bạn muốn thưởng thức hương vị xôi sắn thơm ngon như tại những quán hàng nổi tiếng? Dưới đây Gạo Phương Nam sẽ chia sẻ những bí quyết thật chi tiết để bạn có thể nấu xôi sắn tại nhà, với hạt xôi mềm mịn, hương vị độc đáo ngay tại nhà nhé!

Cách nấu Xôi đậu phộng với hương vị thơm ngon và béo bùi

Xôi đậu phộng là một món ăn truyền thống phổ biến tại Việt Nam, với hương vị thơm ngon của xôi và đậu phộng. Sau đây, Gạo Phương Nam sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn có thể nấu 1 dĩa xôi đậu phộng thật ngon, mềm dẻo, béo bùi ngay tại nhà.

Cách nấu xôi hạt sen thơm ngon và đẹp mắt bằng nồi cơm điện tại nhà

Xôi hạt sen là một món ngon truyền thống của Việt Nam, với hương vị thơm ngon và hạt sen giữa làn xôi mềm mịn. Dưới đây Gạo Phương Nam sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn có thể nấu xôi hạt sen ngon tại nhà bằng nồi cơm điện.