Sản phẩm

Tìm Hiểu Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tểt

Tết cổ truyền là nét văn hóa nổi bật trong phong tục tập quán của người Việt. Là khoảng thời gian dù ai đang ở đâu cũng nhớ về quê hương, quê cha đất Tổ và hơn hết đây là khoảng thời gian gia đình đoàn tụ, sum họp bên nhau trong không khí của mùa Xuân. Mỗi dịp Tết đến cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ, có một thứ không bao giờ được thiếu trên bàn thờ gia tiên đó là mâm ngũ quả ngày Tết .

Mâm ngũ quả bày trên bàn thờ ngày tết nổi bật lên được cái không khí tết lan tỏa khắp nơi mà còn mang những ý nghĩa tâm linh hết sức quan trọng. Người Việt ta từ xửa đến nay đã rất ưa chuộng tín ngưỡng và có đời sống tâm linh phong phú gắn liền với cuộc sống thực tại. Việc thờ cúng ông bà tổ tiên trong ngày tết là nét đẹp văn hóa thể hiện sự biết ơn, lòng tưởng nhớ ông bà đã khuất và mong cuộc sống trong năm mới thuận lợi và tốt đẹp hơn. Tùy theo phong tục mỗi nơi mà mâm ngũ quả có phần khác nhau phong phú và đa dạnh.

Để giúp mọi người hiểu hơn về mâm ngũ quả ngày tết bài viết này của Gạo Phương Nam sẽ giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa và cách trình bày mâm ngũ quả. Các bạn hãy chú ý theo dõi nhé!

Nguồn gốc của mâm ngũ quả trong ngày Tết Nguyên Đán

Mâm ngũ quả là một mâm có năm loại trái cây khác nhau, thường được các gia đình Việt chuẩn bị để lên bàn thờ trong những ngày Tết nguyên đán. Thông qua tên gọi của năm loại trái cây, mỗi gia đình đều gửi gắm vào đó những mong muốn khác nhau cho năm mới.

Trong kinh Vu lan bồn của đạo Phật có sự xuất hiện hình ảnh của 5 loại trái cây 5 màu. 5 màu này tượng trưng cho ngũ thiện căn của giáo lý đạo Phật là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).

Ngoài ra, theo quan niệm của người Việt xưa, số 5 là con số tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn tức là trường thọ, phú quý, khang ninh, hảo đức, thiện chung. Sự kết hợp của 5 ngũ phúc này sẽ giúp con người tạo nên một cuộc đời mỹ màn, tràn đầy. Có thể xuất phát từ đây, người Việt đã chọn hình ảnh 5 loại trái cây với 5 màu sắc khác nhau để bày biện trong ngày Tết để mong cầu bình an, may mắn.

Có lẽ mọi người ai cũng biết với người dân miền Bắc nước ta thì mâm ngũ quả ngày tết không thể thiếu được nải chuối  quả cam hay quả quất …. nhưng ngược lại ngươi dân miền Nam lại kị những món này . Ở mỗi vùng miền khác nhau đều có những quan niệm và phong tục thờ cúng các loại hoa quả trên mâm ngũ quả khác nhau tùy vào điều kiện và tập quán, suy nghĩ của người dân. Người dân ở ba miền Bắc Trung Nam đều có những phong tục riêng thú vị trong mâm ngũ quả ngày tết của mình.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong những ngày đầu xuân

Ý nghĩa Mâm ngũ quả theo Phật Giáo

Vì là thứ không thể thiếu trong dịp Tết nên mâm ngũ quả cũng mang một ý nghĩa và cả một câu chuyện riêng cho mình. Theo Phật Giáo, trong kinh Vu Lan Bồn (hay còn gọi là Ullambana Sutra), Mục Kiền Liên đã chuẩn bị 1 đĩa trái cây năm màu – mâm ngũ quả để cúng dường cho Chư Tăng. Đây là một trong những cách mà Phật đã chỉ dẫn cho Mục Kiền Liên để cứu mẹ thoát khỏi ngạ quỷ.Theo quan điểm của nhà Phật, trái cây 5 màu tượng trưng cho ngũ thiện căn.

Ngũ thiện căn bao gồm:

  • Huệ căn: sáng suốt

  • Niệm căn: ghi nhớ

  • Định căn: tâm không loạn

  • Tấn căn: ý chí kiên trì

  • Tín căn: lòng tin

Người phương Đông thường tin vào thuyết Ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đây cũng là 5 yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết duy vật cổ đại, nên 5 loại quả tượng trưng cho sự đầy đủ và thể hiện ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Không chỉ vậy, trong văn hóa phương Đông, khong chỉ mâm ngũ quả mà nhiều quy luật tự nhiên khác cũng được gắn với chữ “ngũ” như: ngũ hành, ngũ cốc, ngũ quan, ngũ vị, ngũ tạng…

Ý nghĩa mâm ngũ quả trong ngày Tết Nguyên Đán 

Ngoài ý nghĩa trong Phật Giáo thì mâm ngũ quả còn có ý nghĩa riêng cho ngày Tết. Có thể bạn sẽ biết được phần nào ý nghĩa đó thông qua cách bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Từ lâu, mâm ngũ quả đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Đặt mâm ngũ quả lên bàn thờ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.

Dù mỗi miền có cách lựa chọn và bày trí mâm ngũ quả khác nhau, mâm ngũ quả dâng cúng trong đêm Giao thừa vẫn mang ý nghĩa chung: dâng lên tổ tiên những loại quả ngon để thể hiện lòng hiếu thảo và ước muốn những điều tốt đẹp, vạn sự bình an sẽ đến với gia đình. Mâm ngũ quả ngày Tết còn tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi nảy nở và phát triển.

Các loại hoa quả trưng trên mâm ngũ quả cũng mang những ý nghĩa khác nhau như:

- Quả bưởi, dưa hấu: hứa hẹn một năm mới đủ đầy, nhiều may mắn.

- Quả hồng, quýt: tượng trưng cho sự may mắn, hưng thịnh và thành đạt.

- Quả lê: ngụ ý cho mọi việc luôn suôn sẻ, thuận lợi.

- Quả lựu: tượng trưng cho mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.

- Quả đào: thể hiện sự thăng tiến trong công việc.

- Quả táo: có ý nghĩa phú quý.

- Quả thanh long: mang ý nghĩa rồng mây gặp hội.

- Trái dừa: có cách phát âm tương tự như “vừa” có nghĩa không thiếu.

- Quả sung: mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình cảm,...

- Đu đủ: mang ý nghĩa của sự đầy đủ, phồn thịnh.

- Quả xoài: có cách phát âm na ná như “xài” có nghĩa cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.

Sự khác nhau các loại mâm ngũ quả giữa các vùng miền

Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Khi bày một mâm ngũ quả ngày tết đúng chuẩn của người miền Bắc thì không thể thiếu được những loại quả như chuối, bưởi , cam, quất, đào, ớt,…

  • Nải chuối: như bàn tay vòng ra ôm lấy mọi thứ như đang che chở đùm bọc cho các thành viên trong gia đình tránh được những điều xui xẻo

  • Bưởi, cam: mang hình dáng tròn trịa tượng trưng cho ý nghĩa một năm mới toàn những điều may mắn, vẹn điều mọi sự thuận lợi

  • Quất, sung: lại mang một ý nghĩa vô cùng thú vị biểu tượng cho sự sung túc, làm ăn thành đạt trong năm mới

  • Ớt: Trái ớt mang màu đỏ rực tượng trưng cho sự may mắn trong công việc cũng như trong cuộc sống

  • Lựu: rất nhiều hạt đó là biểu hiện của sự đông đúc, con đàn cháu đóng cả nhà đông vui

Nếu như bạn không phải là người miền Bắc thì sẽ không hiểu rõ bố cục trang trí, trình bày một mâm ngũ quả ngày tết theo đúng phong tục nhưng chắc chắn rằng bạn đã từ nhìn thấy ở đâu đó mâm ngủ quả của người dân miền Bắc trên tivi hay các trang mạng xã hội.

Mâm ngũ quả ngày tết của người miền Bắc được trang trí một cách vô cùng tinh tế và đẹp mặt. Đầu tiên họ sẽ đặt nải chuối ở dưới cuối cùng để đỡ lấy toàn bộ những trái cây khác. Chính giữa mải chuối người ta sẽ đặt một quả bưởi căng mọng đẹp mắt hay cũng có thể lựa chọn trái phật thủ để thay thế cũng không sao. Những trái nhỏ như quất hay sung thì thường được cài xem kẽ giữa những quả chuối. Cuối cùng là những trái ớt đỏ rực cũng được cài xen kẽ xung quanh. Sự sắp xếp vô cùng khoa học không những có thể cố định chắc chắn những trái cây không bị rơi rớt còn giúp người ta thấy một sự sắp xếp tinh tế về màu sắc. Đó chính là nét đặc biệt trong mâm ngũ quả ngày tết của người miền Bắc. Người miền Bắc trọng lễ nghĩa và rất coi trọng đời sống tâm linh.

Chính vì vậy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết được họ đặc biệt coi trọng.

Mâm ngũ quả ngày tết người miền Nam

Khác với người miền Bắc những loại quả của người miền Nam lại bao gồm Mãng cầu, dừa đu đủ , xoài, sung. Nếu ai nhanh ý thì có thể nhận ra những loại trái cây trên khi đọc lái đi thì lại thành một câu nói vô cùng hay đó là “ Cầu vừa đủ xài sung” thể hiện niềm mong ước mãnh liệt là năm mới sẽ được sống sung túc thành công trong công việc.

Có một điểm khác ít ai biết đến, đó là cũng do cách phát âm cùa người Nam Bộ họ cũng hay đọc lái nên họ không thích dùng Chuối và Cam giống như người Bắc. Bởi lẽ chuối thì sẽ đọc thành “ chúi” tức là sẽ cúi đầu không dám ngẩng cao đầu làm việc, một ý nghĩa chẳng hay ho gì còn cam thì lại đi liền với câu “ quýt làm cam chịu” một sự kém may mắn không hề nhẹ. Chẳng ai muốn mìmh ngay đầu năm lại nhận được những điều kém may mắn như vậy. Cũng vì lẽ đó mà người miền Nam họ rất kiêng kị hai thứ đó trong năm mới trên bàn thờ gia tiên.

Bên cạnh đó để bày biện cho mâm ngủ quả ngày tết vô cùng phong phú bắt mắt, lại mang những ý nghĩa tốt đẹp thì người ta thường để thêm những trái dưa hấu da xanh vỏ đỏ tượng trưng cho sự may mắn luôn tràn ngập trong cuộc sống và cũng có thể thêm những trái dứa bởi nó tượng trưng cho sự sum vầy, con đàn, cháu đống. Cách bày biện của học vô cùng đơn giản đó là tất cả những trái lớn như mãng cầu, đu đủ, dừa để lên trước để tạo thế có sự chắc chắn sau đó mới để những trái nhỏ lên để tương tự như một ngọn tháp. Sau đó khi đã bày vị trí xong xuôi mới đặt một cặp dưa hấu ở vị trí hai bên sao cho cân xứng.

Cách bày trí tuy đơn giản là thế nhưng mâm ngũ quả ngày tết của miền Nam cũng được đánh giá rất tinh tế cũng là một nét độc đáo để cho người dân có thể tự hào về văn hóa vùng miền của mình.

Mâm ngũ quả ngày tết miền trung

Nếu như mâm ngũ quả ngày tết giữa miền Nam và miền Bắc có sự khác biệt rất lớn thì mâm ngũ quả ở miền trung lại có sự giao thoa, dung hợp hai vùng miền này để tạo ra nét ấn tượng trong mâm ngũ quả của mình. Các loại quả thì được bày một cách hết sức phong phú và thoải mái như chuối, bưởi, xoài, dưa hấu, cam, táo, nho, sung, dứa, mãng cầu … Cách bày biện cùng vô cùng đơn giản đó là tất cả những quả to được đặt ở phía dưới làm trụ để tạo được sự chắc chắn sau đó mới đến những quả nhỏ. Nhiều gia đình còn cài xen kẽ những bông hoa cúc vàng tươi vào mâm ngũ quả ngày tết để cho đẹp mắt hơn.

Những lưu ý khi bày biện mâm ngũ quả

Những kinh nghiệm nêu trên có thể đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về phong tục tập quán về mâm ngũ quả ngày tết của mọi miền trên đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta. Để hướng dẫn cho những ai muốn tự tay bày mâm ngũ quả của riêng mình thêm phần hoàn hoàn hảo hơn thì mình sẽ đưa ra một vài lưu ý nhỏ để giúp cho các bạn khi đi lựa các loại quả sẽ dễ dàng hơn.

Lưu ý khi chọn quả:

  •  Đối với chuối nên chọn nải còn tươi xanh tránh hiện tượng chuối chín sớm khi chưa hết tết. Quả chuối có dáng hơi cong, số lượng quả từ 12-16 quả.

  •  Với các loại quả khác cần xem xét kĩ độ tươi ở cuống (chọn quả còn nguyên cuống lá), không có vết dập.

  • Không rửa quả để tránh quả bị hỏng, chỉ nên dùng khăn khô sạch để lau bụi bẩn. Tên gọi là mâm ngũ quả (5 loại quả) nhưng ngày nay mâm ngũ quả ngày tết rất đa dạng không quá câu nệ hình thức. Ngoài các loại quả truyền thống thì các loại quả khác như mãng cầu (na), thanh long, ớt… cũng được dùng phổ biến mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa của mâm ngũ quả.

Những sai lầm khi chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tểt

Không hiểu hết ý nghĩa loại quả

Mâm ngũ quả ngày tết là sự bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên, cội nguồn của mình ấy thế mà lại chỉ muốn lựa những loại quả bắt mắt mà chẳng tìm hiểu ý nghĩa của nó, biết đâu loại quả này phạm vào đại kị thì không những mất đi may mắn trong năm mới mà còn làm mất đi sự thành tâm hiếu kính của mình với bậc trên.

Rửa cho sạch quả để bày lên mâm

Một điều tưởng chừng bình thường nhưng lại vô cùng sai lầm. Khi bạn rửa nếu chẳng may còn chỗ nào đọng nước thì sẽ gây chín nhanh và sẽ mau chóng bị hỏng và làm cho mâm ngũ quả của bạn thất bại. Hãy chú ý kĩ việc này bạn chỉ nên lấy khăn lau đi vết bụi bặm không nên rửa kĩ và ngâm trong nước lâu.

Chọn ngay những quả chín

Thông thường, mâm ngũ quả ngày tết cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn. Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ. Vì vậy nên chọn những quả già và chưa chín ngay để bày biện cho mâm ngũ quả của bạn có thể giữ được lâu nhất.

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy. Sau một năm vất vả cày quốc, xa nhà, xa gia đình người thân mình nghĩ chắc chắn rằng khi Tết đến xuân về ai ai cũng muốn đi về nhà để đoàn tụ sum họp với gia đình.

Tuy nhiên nhiều người vì những hoàn cảnh khác nhau mà chẳng thể vể được. Nhưng mong rằng mọi người hãy cố gắng hết sức để có thể về ăn bữa cơm đoàn viên với gia đình. Còn nếu không được mong rằng thông qua bài viết này moni người dân Việt Nam dù đang ở nước ngoài thì cũng có thể tự tay chuẩn bị một mâm ngũ quả để không khí Tết của dân tộc được lan tỏa mọi nơi trên thế giới này. Hãy giới thiệu mâm ngũ quả ngày tết đến với những ai chưa biết về nó. Chúc mọi người có thể tự tay chuẩn bị riêng cho gia đình mìmh một mâm ngũ quả hoàn chỉnh.

Nguồn: Gạo Phương Nam

Bài viết khác

Tết Đoan Ngọ Là Gì?

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ có tên Tiếng Anh là Dumpling Festival và được diễn ra vào ngày 5 tháng 5 theo lịch âm. Đây là ngày Tết cổ truyền tại các quốc gia khu vực Đông Á. Một số quốc gia nổi bật ở Châu Á như Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc...

Hoa Đậu Biếc Là Gì? Những Công Dụng Mang Lại Từ Hoa Đậu Biếc

Hoa đậu biếc được lấy từ bông của cây đậu biếc, loài cây này có tên khoa học là Clitoria ternatea, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Cây có nguồn gốc từ vùng Caribe, miền Trung Mỹ và Mexico. Sau đó được trồng nhiều ở Ấn Độ để ứng dụng vào Y học cổ truyền và các nước Đông Nam Á.

Gợi ý những món quà ý nghĩa tri ân thầy cô nhân dịp 20/11

Ngày 20/11 là ngày gì? Ngày nhà giáo Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Vào ngày này, nên chọn quà tặng thầy cô ngày 20/11 món quà nào ý nghĩa?

Nét Văn Hóa Ẩm Thực Ngày Tết Giữa Các Vùng Miền Tại Việt Nam

Sự khác biệt này góp phần làm ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Dù ẩm thực có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau, cách chế biến cũng có thể không giống nhau, song đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước

Các bài văn khấn cúng giao thừa, 3 mồng Tết Nguyên Đán

Vào đêm giao thừa, nên đọc bài văn khấn cúng giao thừa nào? Trong 3 mồng Tết nên đọc bài khấn nào để đón tổ tiên về ăn Tết?

Những điều thú vị về vùng đất Sóc trăng và niềm tự hào của người dân nơi đây

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là nơi giao thoa giữa 3 nền văn hoá Khmer - Kinh - Hoa, Sóc Trăng có gì khiến người dân nơi đây tự hào đến thế?

Những lễ hội ở Sóc Trăng độc đáo mà bạn không thể bỏ qua

Là nơi pha trộn giữa nhiều nền văn hoá khác nhau, Sóc Trăng ngoài nổi tiếng với gạo ST25 còn có điều gì thu hút? Lễ hội ở Sóc Trăng có gì đặc biệt không? Lễ hội đua ghe ngo là gì?

Top các loại đặc sản Sóc Trăng ai đi cũng nhớ

Vùng đất Sóc Trăng có điều gì đặc biệt khiến nơi này có nhiều đặc sản độc đáo và phong phú như thế? Đặc sản Sóc Trăng sẽ có gì? Nên mua gì khi có dịp về Sóc Trăng, cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.

Không khí ngày tết trung thu ở Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới

Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, ở nhiều đất nước Châu Á đều cùng chờ đón ngày tết trung thu theo nhiều cách khác nhau. Nếu không khí Trung Thu ở Việt nam là ấm cúng, vậy những nước khác đón tết Trung thu như thế nào?

Những món ăn quen thuộc thường thấy trong dịp Tết Trung Thu - ngày rằm tháng 8 âm lịch

Vào dịp trung thu, mọi người thường quây quần cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ, đốt lồng đèn,… vậy những món ăn thường thấy vào ngày tết Trung thu sẽ có món gì?