Sản phẩm

TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) TYPE 1

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) type 1 là do một phản ứng miễn dịch bất thường phá huỷ các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Insulin cho phép đường (glucose) vào tế bào của cơ thể  để tạo thành năng lượng. Nếu không có insulin, đường sẽ tích tụ trong máu, theo thời gian lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh khắp cơ thể làm tăng nguy cơ các bệnh về mắt, tim, mạch máu, thần kinh và thận.

 

1. Đặc điểm bệnh tiểu đường type 1:

–                  Đái tháo đường type 1  do cơ thể thiếu insulin trầm trọng.

–                  Không giống như tiểu đường type 2, tiểu đường type 1 không hề liên quan đến thói quen ăn uống hoặc tập thể dục

–               Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5 – 10% trong dân số bệnh tiểu đường.

-Bệnh thường gặp ở người trẻ , nhưng có thể gặp ở bất cứ tuổi nào. Bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em và thanh thiếu niên được gọi là tiểu  đường phụ thuộc insulin (IDDM).

 

2.    Cơ chế bệnh tiểu đường type 1 :

–                   Đặc trưng bởi tế bào β (beta cell) tụy bị phá hủy, có hai nhóm :

–                 Qua trung gian miễn dịch : Đái tháo đường type 1 do miễn dịch (đái tháo đường type 1a)

–                 Không qua trung gian miễn dịch : đái tháo đường không qua trung gian miễn dịch ( còn gọi là đái tháo đường không rõ nguyên nhân hay đái tháo đường type 1 b).

 

3.    Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1 :

–         Đái tháo đường type 1 qua trung gian miễn dịch :

+ Liên quan tới di truyền.

+ Yếu tố nhiễm khuẩn, môi trường và miễn dịch.

+ Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào sẽ gây ra hiện tượng viêm và tổn thương tế bào β tụy và kết quả là tế bào β bị phá hủy. Các yếu tố môi trường được xem là có ảnh hưởng tới việc thay đổi chức năng tế bào β như : virut, các hóa chất độc như Vacor, hydrogen cyanid.

–         Đái tháo đường type 1 không qua trung gian tế bào

Liên quan yếu tố di truyền.

 

4.    Chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1:

–         Triệu chứng lâm sàng

+ Thường xuất hiện ở tuổi trẻ, nhưng cũng có thể gặp ở bất cứ tuổi nào.

+ Giai đoạn đầu : Khám lâm sàng thường không có triệu chứng gì nhiều.

+ Giai đoạn toàn phát :Triệu chứng của tăng đường huyết : Khát nước, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh. triệu chứng xuất hiện đột ngột, rầm rộ.

+ Khi thiếu insulin trầm trọng, hoặc có stress sẽ có tình trạng hôn mê tăng đường huyết, hôn mê nhiễm ceton acid. (xê –ton a – xít)

–         Tiêu chuẩn chẩn đoán :

+ Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dl

+ Đường huyết khi đói ( sau nhịn ăn 8 giờ) ≥ 126 mg/dl.

+ Đường huyết 2 giờ sau uống 75gr glucose ≥ 200 mg/dl

+ Hoặc HbA1c ≥ 6,5%

Nếu các xét nghiệm trên đạt ngưỡng chẩn đoán, nhưng không có triệu chứng tăng đường huyết thì phải lập lại xét nghiệm lần 2 vào ngày khác.

–         Xét nghiệm nước tiểu: Có thể có đường niệu và ceton niệu

–         C – peptid : giảm

–         Inusulin huyết thanh : thấp

–         LDL – c và Triglyceride : tăng nhẹ

–         HDL – c thường không thay đổi.

–         Xét nghiệm miễn dịch

+ Kháng thể ICA > 20 đơn vị JDF

+ Anti GAD : dương tính.

Chẩn đoán phân biệt : Đái tháo đường type 2.

 

5.    Biến chứng bệnh tiểu đường type 1:  

–         Biến chứng cấp tính :

+ Tăng đường huyết nhiễm ceton acid

+ Hạ đường huyết do dùng quá liều insulin

+ Nhiễm trùng

–         Biến chứng mạn tính :

+ Biến chứng mắt : bệnh võng mạc tăng sinh và không tăng sinh

+ Biến chứng não: tai biến mạch máu não

+ Biến chứng thận : bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

+ Biến chứng thần kinh : viêm đa dây thần kinh đối xứng, viêm đa rể dây thần kinh, bệnh lý đơn dây thần kinh, bệnh lý thần kinh tự chủ.

+ Biến chứng dạ dày ruột : liệt dạ dày, tiêu chảy, táo bón..

+ Biến chứng sinh dục : liệt bàng quang, rối loạn cư

Bài viết khác

Bột ngũ cốc, bột đậu và tác dụng của Thức uống Sáng tạo

Tại sao người Nhật lại có tuổi thọ cao nhất thế giới? khi nghe ông Huỳnh Văn Thòn kể về việc xuất khẩu gạo qua Nhật Bản của Công ty CP BVTV An Giang chúng tôi ngạc nhiên khi người nhật thuê một công ty kiểm định độc lập tại Nhật đến nhà máy của An Giang giám sát và kiểm tra, lấy mẫu ngẫu nhiên

Đi tìm Thức uống Sáng tạo để thành công

Thức uống sáng tạo từ trước Công Nguyên người du mục đã biết tích trử và mang theo trong quá trình di chuyển, thức uống sáng tạo như: trà, cà phê, sâm, ngũ cốc chức chất cà-phê-in, thảo mộc,….

Hạt methi tốt cho người bệnh tiểu đường?

Hạt methi có tốt cho người bệnh tiểu đường? Một bạn đọc Tiền Giang: Tôi bị bệnh tiểu đường type 2 hơn năm năm nay. Tôi ngoài 50 tuổi, vì bệnh nên ăn uống phải kiêng cữ nhiều. Vừa rồi tôi có theo dõi tin tức thấy nhiều bác sĩ ở Ấn Độ, Mỹ giới thiệu trên truyền hình một lo

Giá gạo tăng, nông dân không được hưởng: Lỗi từ chính sách!

VOV.VN-Hạn chế xuất hiện cả trong chính sách về sản xuất và chính sách xuất khẩu lúa gạo. Báo cáo “Ai được hưởng lợi khi giá gạo tăng cao?” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) và Oxfam thực hiện vừa công bố có đánh giá: Ngay cả khi giá gạo trên

TẠI SAO GẠO MẦM VIBIGABA LẠI TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG?

Gạo Mầm Vibigaba Trong quá trình kinh doanh và phân phối GẠO MẦM VIBIGABA tôi được hỏi rất nhiều lần câu hỏi TẠI SAO GẠO MẦM VIBIGABA LẠI TỐT CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG? Sau khi đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, khảo sát lâm sàng của BS LƯƠNG LỄ HOÀNG, những trải nghiệm của

Cửa Hàng Bán Gạo Từ Thiện Tết: Gạo chất lượng – “tiền nào của đó”

Gạo – thường là phần quà thiết yếu đầu tiên trong tổng thể bao gồm nhiều thứ được nghĩ đến khi tặng từ thiện cho người có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ…

KHÁM PHÁ MỚI CỦA THẦY TUỆ HẢI

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ, hoặc cho gạo lức lên mầm trong điều kiện thích hợp rồi sấy khô như gạ