Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Âm Lịch là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Đây là thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, là dịp để mọi người đi xa quay về nhà với gia đình, mang nhiều ý nghĩa nhân văn, sâu sắc đến đời sống tinh thần của dân tộc ta. Vậy năm 2023, Tết âm lịch rơi vào ngày nào? Mọi người hay làm gì vào dịp Tết Nguyên Đán? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé.
Tết Âm Lịch 2023 là ngày nào?
Theo ngũ hành âm dương và 12 con giáp, Tết nguyên đán 2023 là năm Quý Mão, ngày cuối cùng của năm (30 tết) sẽ rơi vào thứ 7 ngày 21/01/2023 dương lịch. Mùng 1 tết Nguyên Đán Quý Mão là ngày Chủ Nhật 22/01/2023 dương lịch và kéo dài đến hết ngày thứ 3 24/01/2023 dương lịch tức mùng 3 tết.
Theo điều 115 của Bộ Luật Lao động nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, vào Tết Nguyên Đán 2023, mọi người sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày Tết. Trong đó được chia thành 2 phương án khác nhau:
Nghỉ Tết trong 7 ngày: Từ thứ 6 ngày 20/01/2023 đến hết thứ 5 ngày 26/01/2023, tính theo lịch âm là ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão)
Nghỉ Tết trong 9 ngày: Từ ngày thứ 7 21/01/2023 đến hết ngày Chủ Nhật 29/01/2023, tính theo lịch âm là ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão)
Mọi người thường làm gì vào những ngày trước tết âm lịch?
Mua sắm ngày Tết
Vào những ngày trước tết, những phiên chợ Tết đầy hoa là một trong những hình ảnh quen thuộc không thể nào thiếu trong đời sống người Việt. Chợ Tết thường được diễn ra từ 25 tháng Chạp cho đến 30 tháng Chạp. Có những nơi sớm hơn để phục vụ cho nhiều nhu cầu mua sắm trước tết. Thông thường, mọi người quan niệm năm mới mọi thứ phải đủ đầy, vì vậy, ngoài mua sắm những vật dụng thông dụng cho gia đình, vật dụng trang trí nhà cửa, vật phẩm cúng lễ thì đồ ăn, gia vị, gạo cũng được mọi người sắm sửa đầy đủ cho gia đình. Thế nên, sắm Tết là một trong những hoạt động quen thuộc thường thấy ở người Việt, mang đến một bầu không khí rộn ràng trong những ngày cận Tết.
Cúng ông Táo
Đây là một phong tục quen thuộc thường thấy vào những ngày cận Tết thường diễn ra ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Mọi người quan niệm rằng, vào cuối năm ông Táo sẽ phải về trời để báo cáo những việc xảy ra trong 1 năm qua dưới trần gian. Vào ngày hôm đó, gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ ông Táo, dọn dẹp bếp núc, cúng cá chép cùng hoa quả để Ông Táo cưỡi về trời với hy vọng năm mới sẽ được phù hộ cho một năm bình an. Theo tín ngưỡng dân gian, thời gian cúng ông Công, Ông Táo tốt nhất là vào giờ Ngọ (11-13h) là khung giờ mà các Thần Bếp quy tụ cùng nhau về trời nên rất linh thiêng.
Gói bánh chưng, bánh tét
"Bánh chưng xanh, bên dưa hấu đỏ, cành mai vàng, bên cạnh đào tươi" hay "Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" là những hình ảnh không thể nào thiếu trong những dịp Tết đến xuân về. Từ thời xa xưa, trong những câu chuyện dân gian, bánh chưng, bánh dày đã gắn liền với văn hoá của người Việt Nam. Vào những ngày cận Tết, mọi người trong nhà thường quây quần với nhau gói và nấu bánh chưng, tạo nên không khí Tết trở nên ấm cúng và nhiều ý nghĩa. Nếu miền Bắc thường hay chọn bánh chưng thì miền Nam lại hay chọn gói bánh Tét, tuy hình dáng khác nhau nhưng đều mang đậm hình ảnh ngày Tết của dân tộc ta.
Cúng mâm ngũ quả
Trong quan niệm dân gian, Tết sẽ là dịp ông bà tổ tiên quay về sum vầy với con cháu nên việc cúng mâm ngũ quả sẽ giúp bàn thờ gia tiên được đầy đủ và sung túc hơn, ngoài ra còn thể hiện được cách chuẩn bị chu đáo, bày tỏ lòng thành kính với tô tiên quay về nhà ăn Tết. Ở mỗi vùng miền sẽ có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Chẳng hạn như miền Nam sẽ ưu tiên lựa chọn các loại trái cây như mãng cầu, đu đủ, dừa, xoài, sung, dưa hấu... để cầu mong sung túc, may mắn đến gia đình. Còn miền Bắc thường hay chọn các loại hoa quả có 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất. Tuy có phong tục bày trí mâm ngũ quả khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến và cầu mong một năm đầy đủ.
Dọn dẹp nhà cửa và trang trí
Một hoạt động trong ngày Tết không thể không bỏ ua chắc chắn là việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Từ thời xa xưa, năm mới mọi người thường mặc định mọi thứ phải mới mẻ, khang trang và sạch sẽ để mọi chuyện được thuận lợi, gặp nhiều may mắn. Do đó, vào những ngày sắp Tết, mọi người thường dành thời gian để tổng vệ sinh nhà cửa, bàn thờ, bỏ đi những vật dụng cũ, trang trí nhà cửa bằng những cây mai, hoa đào, những chậu hoa trước nhà.... Ở nhiều vùng trước nhà còn dựng cây nêu hay treo câu đối đỏ... giúp nhà cửa thêm màu sắc, rộn ràng, cầu năm một năm thịnh vượng
Viếng mộ tổ tiên
Gần những ngày Tết, mọi người thường dành thời gian đến thăm ông bà, tổ tiên đã khuất trong gia đình. Bắt đầu từ ngày 23-30 tháng Chạp hàng năm, con cháu sẽ đi thăm và quét dọn mồ mả, mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Đây được xem là một trong những phong tục từ lâu của người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, thành kính đối với ông bà, những người đã khuất.
Cúng Tất Niên
Vào chiều ngày 30 Tết, hầu hết nhiều gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên và cả gia đình sẽ cùng tụ tập bên nhau, quây quần bên mâm cơm để cùng nhau trò chuyện, chia sẻ. Việc này nhằm đánh dấu cho kết thúc của năm cũ và mời ông bà, tổ tiên cùng về đón Tết với con cháu. Trong bữa cơm, những người thân trong gia đình sẽ cùng ngồi dùng cơm, tâm sự những điều đã qua trong năm cũ và chờ đón một năm mới tốt đẹp hơn.
Cúng giao thừa
Trước khi bước sang năm mới, mọi thường thường cúng giao thừa - thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Tuỳ theo điều kiện từng gia đình sẽ có những mâm cúng khác nhau và thường được đặt ngoài trời. Cúng giao thừa là thời điểm gạt bỏ hết những điều không vui của năm cũ, bắt đầu chào đón năm mới với những thứ tốt đẹp hơn.
Đọc thêm: Những bài văn khấn cúng giao thừa, 3 mồng tết Nguyên Đán
Biếu tặng quà cho nhau
Dịp Tết Nguyên Đán là một trong những dịp rất tuyệt vời để thể hiện tình cảm và sự trân trọng của mình đến với những người thân yêu. Những món quà nhỏ, thiết thực vào những ngày trước Tết là một trong các hoạt động không thể nào bỏ qua vào dịp Tết âm lịch. Hiện nay, ngoài việc món quà chứa nhiều ý nghĩa, lịch sự thì tính thiết thực cũng được rất nhiều người đề cao.
Từ thuở xa xưa, Việt nam là đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước nên lúa gạo như một biểu tượng của sự ấm no, đủ đầy. Người xưa tặng gạo cho nhau như một lời chúc cho một năm mới sung túc và gửi đến nhau những bữa cơm gia đình đầm ấm. Trong đó không thể không kể đến gạo thơm thượng hạng Sóc Trăng ST25 - gạo ngon nhất thế giới năm 2019 và ngon nhì thế giới năm 2020, góp phần làm rạng danh gạo Việt đến bạn bè gần xa khắp năm châu. Gạo ST25 cho cơm mềm dẻo, thơm mùi lá dứa nhẹ sẽ giúp cho các bữa cơm gia đình trở nên ngon miệng hơn.
Vì thế, gạo ST25 được rất nhiều người tin dùng khi lựa chọn gạo ngon biếu tết trong dịp Tết Nguyên Đán 2023.
Những hoạt động thường thấy trong ngày tết âm lịch
Xông Đất
Xông đất hay còn gọi là hạp đất, mở hàng là một tục lệ lâu đời in sâu trong văn hoá của người Việt Nam. Vào buổi sáng ngày mùng một Tết, những người hạp tuổi trong năm sẽ đến các nhà "khai trương" cho một năm mới thuận lợi. Thậm chí ngay sau thời khắc giao thừa, nhiều gia đình mời những người có mệnh tốt trong năm bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới xông đất cho gia chủ, vì thế, người bước vào cửa ngày giây phút đầu tiên cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp cho năm mới mọi thứ thuận lợi hơn, mọi việc trong năm của gia đình cũng được nhiều điều may mắn.
Đi chùa
Vào buổi sáng tết âm lịch, mọi người thường xuất hành ra khỏi nhà đi chùa để cầu bình an, phước lộc cho gia đình. Nhiều gia đình còn lựa chọn giờ xuất hành, ngày hoàng đạo, phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần. Tại miền Bắc, nếu đến chùa chúng, sau lễ bái, họ thường lấy một ít lộc từ chùa mang về để lấy may mắn, phước lành đến cho bản thân, gọi là hái lộc và được để trên bàn thờ. Còn riêng với cộng đồng người Công Giáo Việt Nam, những ngày đầu của Tết họ lại không đi chùa xin lộc mà sẽ đi tham dự thánh lễ ở nhà thờ cầu nguyện cho từ ngày. Mùng một cầu cho năm mới bình an, mùng hai tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và mùng ba sẽ cầu mong những điều thuận lợi trong công việc, cuộc sống.
Hoá Vàng
Trong các nghi lễ trong dịp Tết nguyên Đán, tục hoá vàng cũng là một trong những phong tục không thể thiếu trong đời sống người Việt. Thông thường, từ mồng 3 đến mồng 10 tháng Giêng, các gia đình sẽ đốt vàng mã để tiễn tổ tiên, ông và về trời. Ngoài ra, đây cũng được xem như lễ nghi để tưởng nhớ người đã khuất, con cháu biết về cội nguồn gia đình, cầu mong tổ tiên ban phước lành cho gia đình, một năm nhiều may mắn, sức khoẻ, thịnh vượng.
Chúc tết và lì xì
Có thể nói, phong tục này được rất nhiều trẻ em yêu thích xuyên suốt mùa tết. Trong những ngày đầu năm, mọi người thường hay qua nhà nhau chúc Tết, chúc sức khoẻ, gửi đến nhau những lời may mắn là một hoạt động ý nghĩa trong ngày Tết nguyên đán được gìn giữ qua nhiều đời. Cạnh đó, người lớn sẽ lì xì mừng tuổi cho trẻ nhỏ, ngoài lộc đầu năm thì như gửi một lời chúc mừng bình an đến con cháu hay người lớn tuổi trong gia đình.
Mua gạo ST25 biếu tết Nguyên Đán 2023 chính hãng ở đâu TP.HCM
Hiện nay, dựa vào danh tiếng và chất lượng từ gạo ST25 mang lại thì thị trường gạo đang rất loạn với nhiều loại ST25 khác nhau. Có những sản phẩm có bao bì, mẫu mã gần như giống với sản phẩm gạo ST25 chính hãng từ kỹ sư Hồ quang Cua, tuy nhiên độ ngon, mềm, dẻo lại không cân xứng khiến người tiêu dùng cảm thấy thất vọng với chất lượng từ gạo Việt. Từ đó, cảm thấy gạo ST25 biếu tết không ngon và ảnh hưởng đến thương hiệu ST25.
Để khắc phục tình trạng "tiền mất tật mang", người tiêu dùng nên tìm mua gạo ST25 chính hãng DNTN Hồ Quang Trí ở Sóc Trẳng tại địa chỉ 196 đường Tỉnh 934 xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, văn phòng giao dịch tại 25 đường Tỉnh 934, ấp Thạnh Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Còn ở các tỉnh thành khác nên có giấy xác nhận từ chính nhà máy Sóc Trăng để đảm bảo được giá cả hợp lý và ăn đúng gạo ngon nhất thế giới ST25.
Giấy xác nhận được cung cấp từ DNTN Hồ Quang Trí - Chứng nhận phân phối sản phầm cho Gạo Phương Nam
Bạn có thể tìm mua ở các đại lý gạo lớn, kinh doanh lâu đời và có uy tín mà bạn biết. Ngoài ra sản phẩm cũng có bán tại các siêu thị, các cửa hàng thực phẩm. Điển hình là loại gạo ST25 - do công ty cổ phần lương thực Phương Nam cung cấp luôn cam kết cho người tiêu dùng các tiêu chí gạo sạch bao gồm: không đấu trộn, không sử dụng hóa chất tạo mùi, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo luôn luôn bán đúng giá niêm yết bằng hoặc thấp hơn giá thị trường bên ngoài.
Các sản phẩm gạo mà công ty cổ phần lương thực Phương Nam cung cấp trên thị trường hiện nay như dòng ST gồm Gạo ST25, Gạo ST25 lúa tôm, Gạo ST25 mầm, Gạo ST25 hữu cơ, gạo lứt ST đỏ, gạo lứt ST tím than...đều được canh tác theo đúng quy trình canh tác của từng giống lúa trên những cánh đồng tại đồng bằng sông Cửu Long. Các bước chế biến từ lúa thu hoạch sang gạo thành phẩm cũng được kiểm soát từng bước đảm bảo vệ sinh từ khâu tiếp nhận lúa tươi đến trữ, sấy khô, đánh bóng, tách màu, đóng gói. Đặc biệt, Phương Nam có hỗ trợ xuất hoá đơn VAT cho các công ty, công đoàn gửi quà biếu tết đến nhân viên, gạo hộp đóng hút chân không, bao bì lịch sự để làm quà biếu Tết đến người thân gia đình.
CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM
CHI NHÁNH GẠO ST25 (GẠO ÔNG CUA) CHÍNH HÃNG DNTN HỒ QUANG TRÍ TẠI TP.HCM
(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)
- Quận 3: Kho – Cửa hàng: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
- Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717
- Quận 10: Showroom – Bán lẻ: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
- Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717
- TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng: Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
- Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
- Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood