KHÁM PHÁ MỚI CỦA THẦY TUỆ HẢI

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

KHÁM PHÁ MỚI CỦA THẦY TUỆ HẢI
Ngày đăng: 30/07/2020 04:10 PM

    Gạo lức nảy mầm hay gạo mầm vibigaba
    Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ, hoặc cho gạo lức lên mầm trong điều kiện thích hợp rồi sấy khô như gạo mầm vibigaba của Công ty BVTV An Giang sản xuất và công ty CP Lương thực An Giang phân phối tại TP. HCM.

    Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.

    Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.”
    Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University ở Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hóa học quốc tế
    “The 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies” ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua.

    “Mầm gạo lức, gạo lức vibigaba, chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước” Kayahara viết trong tờ trình. Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).
    Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.

    Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.

    Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate. Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi
    phần bọc ngoài của hạt gạo lức.

    Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin,
    Vitamin E, cùng các chất khoáng khác.

    Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch.
    Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày. Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

    Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức, gạo mầm vibigaba, có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.
    Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.
    Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%. Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

    Được biết, hội nghị Hóa Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.


    KHÁM PHÁ MỚI CỦA THẦY TUỆ HẢI
    Đây cũng là chuyện được xào đi nấu lại nhiều lần – nhưng lần này do đích thân thầy Tuệ Hải kiểm nghiệm.

    Thầy cho biết trong 3 tháng nhập thất thầy đã trực tiếp thử phương pháp nấu gạo lứt đã ngâm và cho kết quả rất tuyệt vời.

    Gần đây trên trang web tài liệu của thầy cũng như trong những băng giảng về dưỡng sinh đã cho thêm thông tin này vào.

    Gạo lứt ngâm khoảng 22 tiếng đồng hồ không thêm không bớt .

    Thầy nói KINH NGHIỆM ÂM DƯƠNG NGÀY XƯA CỦA TÔI CHƯA CHUẨN LẮM NÊN NGHĨ NGÂM GẠO SẼ LÀM CHO CƠM ÂM HƠN NHƯNG ĐẾN HÔM NAY KHI KIỂM NGHIỆM THÌ THẤY KẾT QUẢ TUYỆT VỜI VÔ CÙNG!(HOA SEN BEN HO)


    NGÂM VÀ Ủ THÌ HẠT GẠO LỨT MỚI NẨY MẦM
    Hình như các bác chưa bao giờ gieo trồng, cày cấy thì phải, nên có lẽ đã hiểu sai cách “ngâm gạo”

    Nếu hạt gạo còn nguyên vỏ trấu (thóc) thì việc ngâm 22h không ảnh hưởng gì đến hạt gạo, nó mới chỉ ở mức mềm vỏ trấu và hạt gạo no nước, bắt đầu quá trình nảy mầm hạt với điều kiện không tiếp tục ngâm nữa. Nếu là hạt gạo mà ngâm nước liên tục trong 22h thì rất có thể quá trình lên men lactic đã bắt đầu, hạt gạo sẽ trở nên chua. Nếu là gạo thật mới thì còn có thể đỡ chua hơn vì vỏ cám còn dày và mầm gạo còn khá tốt, dù sao trong quá trình xay xát (bóc vỏ trấu) cũng làm tổn thương đến mầm gạo này.

    Nếu chỉ có một thông tin là ngâm nước 22h thì chưa đủ và chưa chi tiết, tôi đã nhiều lần ngâm hạt giống để gieo trồng rau mầm nên tôi nghĩ việc nảy mầm phải có 2 quá trình là Ngâm và Ủ. Ngâm là một giai đoạn làm mềm vỏ bọc ngoài hạt cho mầm dễ bật ra và hạt hút no nước tạo điều kiện cho các enzyme và các hoạt động hóa học khác được khởi động. Ủ là quá trình cách ly với nước nhưng vẫn duy trì độ ẩm cao, giai đoạn này, sự hoạt hóa trong hạt gạo diễn ra rất mạnh, cần nhiều không khí như oxy, cacbonic, nitro… để mầm và rễ bắt đầu nảy ra và phát triển. Như vậy, nếu ngâm gạo liên tục 22h trong nước thì không thể nói là hạt nảy mầm được mà là gạo bắt đầu lên men.

    Theo tôi, các bác làm cách này thử xem nhé, đảm bảo là gạo lứt nảy mầm :

    Ngâm gạo : Gạo lứt rửa sạch, đãi hết hạt nổi, lép rồi cho vào vật chứa, đổ ngập nước ấm 35-40 độ (2 phần nước sôi pha với 3 phần nước lạnh) ngâm liên tục trong 12h, không cần thiết phải duy trì độ ấm này, tuy nhiên nếu rỗi rãi thì sau 6h thay nước 30-35 độ cũng tốt.

    Ủ gạo : Dùng một cái rổ đủ chứa gạo, lót khăn mặt, bao tải gai… (đại loại là thứ vải cotton dày, thoáng) vào rổ, đổ gạo đã ngâm (nên rửa lại một lần cho sạch nước ngâm) vào đó rồi phủ vải lại, đại loại là gói kín lượng gạo ấy lại, để nơi ẩm, ấm, kín gió. Sau mỗi 6h, ngâm cả rổ gạo và chậu nước ấm 30 độ khoảng 15 phút rồi vớt ra để vào chỗ cũ (đại loại là bổ xung thêm nước cho các hoạt động nảy mầm). Quá trình ủ khoảng 12h là mầm bắt đầu nhu nhú, ủ thêm 24h nữa thì cây lẫn rễ có đủ cả.

    Chú ý nhiệt độ : Nhiệt độ thích hợp cho các enzyme hoạt động khoảng 30-45 độ. Nếu các bác dùng nước nóng quá “chết” enzyme thì gạo ngâm xong xẽ có mùi chua thum thủm đấy.


    CÓ NÊN NGÂM GẠO LỨT 22 GIỜ KHÔNG?
    -Chúng ta đều biết gạo ngâm càng lâu thì gạo càng âm.
    -Gạo lứt ngâm 22 giờ rồi nấu thành cơm thì mềm, xốp, ăn ngon thích hợp cho những người tạng dương hay người có hệ tiêu hóa yếu.
    -Tuy nhiên , các BN thường là âm (99% bệnh âm) ,đặc biệt đối với các BN quá âm như các BN bị ung thư, tiểu đường, tim mạch,phù,béo phì,thoái hóa khớp…thì không nên ăn cơm lứt ngâm 22 giờ…sẽ làm bệnh lâu lành .
    -Các BN âm muốn mau lành thì nên ăn cơm lứt rang (rửa sạch gạo ,để hơi ráo rồi rang gạo trước khi nấu thành cơm) mỗi ngày.Ngoài ra dùng thêm cốm gạo lứt,bột gạo lứt rang,bánh tráng gạo lứt,Miso ,tương lâu năm ,nhai và nuốt Dentie, uống trà gạo lứt.Nếu bị bón thì giảm bớt ăn mặn.
    -BN tên Ngọc Anh- Bình Châu viết bài trên Internet kể lại kinh nghiệm chữa bệnh thoái hóa 2 khớp gối ,bị trước đó 10 tháng bằng cách ăn 2 kg bột gạo lứt rang (mỗi ngày ăn 2 lần 200cc nước sôi/ 2 muỗng cà phê bột/1 lần) bệnh lành 80%. Sau 10 tháng thì lành bệnh 95%.BN hết đau nhức, chạy nhảy bình thường.Tuy nhiên 5% còn lại là BN vẫn chưa ngồi xổm được
    8/12/2011 nvt

     

     

     

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline