Hành trình 25 năm nghiên cứu của "Cha Đẻ" giống gạo ngon nhất thế giới ST25

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Hành trình 25 năm nghiên cứu của "Cha Đẻ" giống gạo ngon nhất thế giới ST25
Ngày đăng: 26/01/2021 11:25 AM

    Năm 2019, lần đầu tiên, kỹ sư Hồ Quang Cua mang về cho Việt Nam giải thưởng Gạo ngon nhất thế giới với giống lúa ST25. Hạt gạo Việt không chỉ thơm, thon dài đều đặn, để lâu không bị khô như gạo Thái hay gạo Campuchia, mà còn có khả năng kháng sâu bệnh tốt và cho năng suất cao.

    Để đạt được thành quả này, người kỹ sư yêu nghề ấy đã phải lăn lộn nhiều năm trên các cánh đồng, trong các phòng thí nghiệm và thậm chí, bước qua những lời chê bai, khích tướng để nghiên cứu ra giống gạo xuất sắc đạt chuẩn quốc tế.

    Người Đàn Ông Chuyên Nấu Cơm Đi Thi & Phòng Thí Nghiệm Đặc Biệt

    Với hành trình 25 năm tìm giống gạo thơm Việt tối ưu nhất, cuối cùng, vào tháng 11 năm nay, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua đã ghi dấu thành công khi trở thành “cha đẻ của loại gạo ngon nhất thế giới”, giúp hạt gạo Việt ST25 vượt mặt hai đối thủ nặng ký lâu nay là gạo Campuchia và Thái Lan.Trước đây, Thái Lan là nước dẫn đầu với 5 lần đạt giải nhất, tiếp đến là Campuchia với 4 lần, Mỹ có 2 lần và Myanmar 1 lần (có những năm hai quốc gia đồng giải gạo ngon nhất).

    Ấy thế nhưng sau khi nghe tin ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới, ông lại không dám nghe máy điện thoại, để nhỡ tận 50 cuộc gọi, dù biết đó là những lời chia vui của bạn bè và mọi người; thậm chí còn né sự “săn đón” của báo giới. Bởi lẽ, ông muốn giữ cho mình phút yên tĩnh trong lòng, khi vui cũng đừng “vui quá”.

    Ông tự nhủ, cứ coi như chuyện bình thường. Sở dĩ như vậy, vì suốt hơn hai mươi năm nghiên cứu và nâng tầm giống gạo thơm thuần Việt, ông đã chịu không ít lần thất bại và thị phi, nên không cho phép mình tự bằng lòng,âm thầm lai tạo những giống lúa ngon khác.

    Giờ đây, người đàn ông ấy xuất hiện giản dị với chiếc áo khoác đã cũ. Ông trân trọng và tự hào mở chiếc túi cũ màu đen, lấy ra bằng chứng nhận gạo ST25 “ngon nhất thế giới” cùng logo mới sẽ in trên sản phẩm. Trên đó là hình kim tự tháp màu xanh đậm, có hình bông lúa trắng sáng.

     

    Thế rồi, ông lấy ra trong cặp một lọ thuốc, đếm 14 viên đủ các loại và… uống. Suốt bao nhiêu năm lăn lộn với đồng ruộng, sau còn làm công tác quản lý, đến lúc này, ông hiểu ra mình phải chăm lo sức khỏe nhiều hơn. 5 năm qua, ông bị đau khớp, thoát vị đĩa đệm, đi lại khó khăn.

    Tuy nhiên, ngay sau đó, giọng cười sảng khoái của một lão nông, phong cách hài hước mà khiêm nhường, tư duy khúc chiết, trông ông lại đúng là ông già miền Tây rất chịu chơi chứ không phải là nhà khoa học giấu mình trong phòng Lab.

    Ông Cua kể: Có lần, một ông Tây đến thăm và hỏi “đâu là phòng thí nghiệm của ông?”. Rồi ổng ngây người ra khi tôi chỉ bụi trúc trước mặt. Là vì muốn thử gạo, phải dùng ngũ quan. Mùi thơm của gạo khi đứng ở luồng gió nhẹ thổi qua bụi trúc chính xác hơn nhiều lần so với thứ mùi ở phòng thí nghiệm. Đạt đến mùi thơm phảng phất đó thì coi như việc lai giống đã thành công phân nửa rồi.

    Thực nghiệm trên cánh đồng, trong phòng thí nghiệm chưa đủ, ông từng cùng người thầy - GS Võ Tòng Xuân - sang Campuchia nghiên cứu cách trồng lúa của nhà nông và quan sát cả cái cách họ làm thương hiệu.

    Vui chuyện, ông khoe: Nấu cơm cũng phải có nghề. Nồi điện tử không điều chỉnh được, nên nấu cơm không ngon, tôi chỉ thích sử dụng nồi cơ. Tôi từng có cái nồi cơ của Nhật xài đến 10 năm, nấu cơm rất ngon. Còn khi đi “biểu diễn” cần 5-6 cái nồi, mà xài riết rồi hư lúc nào không hay.

    “Nếu nấu bình thường thì cơm không có gì đặc sắc, phải biết cách điều khiển nút bấm thì cơm mới chín đúng độ và thơm ngon. Mình nấu công phu là thế, nhưng khi đi thi quốc tế thì đầu bếp của họ nấu theo tỉ lệ nước trên gạo ghi rõ ở bao. Hên là năm nay ngoài giải nhất, mình còn có thêm 1 loại gạo vào top 3 thế giới”, kỹ sư Cua chia sẻ.

    Cảm xúc của ông ra sao khi ST25 được xướng tên là gạo ngon nhất thế giới?

    - Lúc đó, tôi thật sự xúc động, nhưng đã quen kiềm chế tâm trạng. Mười mấy năm qua, tôi là người duy nhất ở Việt Nam toàn đi… thi nấu cơm. Thi cấp khu vực, thi Festival quốc gia, thi dự lễ hội… Thi quốc tế thì mới thi có 3 lần. Khi họ xướng danh hạng 3 trước là của Philippines, nhì là Thái Lan, lúc đó tôi biết chắc chắn giải nhất thuộc về Việt Nam! Niềm vui là của chung, tôi dặn mọi người trong đoàn, hễ nghe thấy hai tiếng Việt Nam thì cùng nhau đứng dậy, tiến về phía sân khấu.

    Đây là năm đầu tiên Việt Nam đoạt giải nhất, còn Campuchia từng 4 lần liên tiếp đoạt giải. Theo ông, họ có bí quyết gì?

    - Nói chung, thi gạo thơm, người ta chỉ chọn tinh hoa. Tất cả đều là thứ gạo thơm, ngon, hạt dài, là đặc sản ngon nhất của mỗi nước. Họ sử dụng giống lúa mùa cổ truyền để đi thi. Qua 10 lần tổ chức, các giống lúa đoạt giải của Đông Nam Á đều là giống lúa mùa cảm quang, năng suất thấp.

    Năm nay cũng là năm lần đầu tiên họ xét giải giống lúa lai tạo không cảm quang, chỉ cảm ôn, ngắn ngày, năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt…

    Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, ở chỗ, với giống lúa này, trên một đơn vị diện tích hàng năm có thể cung cấp lượng gạo cao gấp 5 lần giống lúa cổ truyền.

    Đây là một cuộc thi do một tổ chức thương mại mang tính chất toàn cầu đăng cai, nên việc chọn giống lúa có tiềm năng doanh số cao được chú trọng. Năm nay cũng là lần đầu tiên, họ công nhận giống lúa ngắn ngày, trong Nam mình hay gọi là Thần nông.

    Để rút ngắn thời gian, ông phải tuân theo một quy trình lai giống công phu thế nào?

    - Đó là một quá trình lai tạo kéo dài. Lúc đầu, với định hướng phục vụ địa phương, từ năm 1992-2000, chúng tôi thử nghiệm giống lúa mùa thơm cổ truyền xem có hợp với đất Sóc Trăng không.

    Theo sử liệu, vào năm 1914, xứ Bãi Xàu (Sóc Trăng) là vùng đất cho gạo nổi tiếng thị trường Hương Cảng và Âu Châu. 80 năm sau trồng lại, người ta thấy lúa thơm ở đó vẫn có chất lượng cao như thường. Cuối năm 1997, khi Thái Lan công bố họ đã lai tạo được 2 giống lúa thơm không cảm quang ngắn ngày, ta đặt vấn đề vì sao họ làm được mà mình thì không?

    Do đó, nhóm nghiên cứu lúa Sóc Trăng được thành lập. Nhóm tự đào tạo, tự học lấy bằng cấp và tiến hành lai tạo thực hành cũng như tìm phương án tốt nhất, rồi từ năm 2002 bắt đầu thực hiện.

    Qua những tổ hợp lai đầu tiên ra kết quả, chúng tôi rút kinh nghiệm để cho ra những tổ hợp lai khác hiệu quả hơn. Như vậy, đến 2009, chúng tôi đã “phóng thích” được giống lúa ST20 - giống lúa này sau đó đạt giải nhất Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ 2 năm 2011, được Bộ NNPTNT trao tặng giải thưởng “Bông lúa vàng” năm 2015. Đó là cái mốc đầu tiên.

    Đến năm 2014, chúng tôi lại “phóng thích” một chuỗi từ 21 đến 26 (6 giống). Tới năm 2017, chúng tôi gửi đi thi ở Macao 2 giống ST20 và ST24. BGK chấm ST24 đoạt top 3, còn ST20 thì không đạt.

    Điều này chứng minh rõ ràng trong quá trình lai tạo, chúng tôi không ngừng cải tiến nâng cao vật liệu, phương pháp, chất lượng, mà chất lượng này được thẩm định bởi BGK. Năm nay khi đi thi tại Manila, chúng tôi bổ sung giống lúa ST25 và được BGK chọn trao giải.

    Điều ông tâm đắc từ thành công của giống lúa ST24 và ST25 này chính là giúp người nông dân tăng sản lượng gạo trên cùng một diện tích canh tác?

    - Đúng vậy. Khi thế giới công nhận 2 thành tựu ST24 và ST25, thì sản lượng gạo trên một đơn vị diện tích của hai giống lúa này (tính ra 2 vụ) cao gấp 5 lần sản lượng gạo mà những giống lúa mùa đã đoạt giải.

    Thí dụ, ở Campuchia và Thái Lan, trên quy mô 2,5 triệu ha đất canh tác Khao Dawk Mali, năng suất bình quân cả nước chỉ có 1,73tấn/ha/vụ, trong khi giống ST24,ST25 trong vụ hè thu đạt 4,5 tấn/ha, vụ đông xuân đạt 6 tấn/ha. Tức là giống lúa của họ phù hợp với nước có đất trồng lúa rộng mà dân thì thưa.

    Còn giống lúa của chúng tôi thích hợp với một đất nước đất chật người đông như chúng ta. Quy mô của nông hộ trồng lúa ở Thái Lan gấp 10 lần Việt Nam.

    Như vậy, thành công này không chỉ có giá trị về mặt học thuật và về mặt chất lượng, mà còn có ý nghĩa cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho nông dân. Chưa kể là có thể tạo ra chuỗi giá trị rất dài cho người tham gia khâu phân phối, lưu thông.

    thành công này không chỉ có giá trị về mặt học thuật và về mặt chất lượng, mà còn có ý nghĩa cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho nông dân. https://gaophuongnam.vn/hanh-trinh-25-nam-nghien-cuu-cua-cha-de-giong-gao-ngon-nhat-the-gioi-st25

    Khó Khăn Như Núi Cũng Là Thử Thách Để Vượt Qua

    Khó Khăn Như Núi Cũng Là Thử Thách Để Vượt Qua

    Tôi nghe nói đã có nhiều lúc ông thất bại. Vậy đã khi nào ông định bỏ cuộc?

    - Quá trình lai tạo của chúng tôi có cả thuận lợi lẫn khó khăn. Thuận lợi ở chỗ ngay từ đầu, tôi được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tuyệt đối ủng hộ từ khi đề xuất phát triển lúa thơm cho đến nay. Chuyện này rất tế nhị, chỉ cần họ nói mình làm mất an ninh lương thực là mình run tay luôn.

    Thứ nhì là những nhà khoa học lão thành từ Bắc chí Nam đều ủng hộ về ý tưởng. Và một số nhà khoa học đăng đàn (viết báo), chỉ ra một đống khó khăn như núi trước mặt, những ai không đủ bản lĩnh sẽ lánh đi nơi khác, nhưng tụi tôi xem đó như thách thức để vượt qua.

    Kế tiếp, tụi tôi làm rất cẩn thận, tránh mọi thiệt hại cho nông dân, nên họ rất tận tình hợp tác với mình; thậm chí nhiều khi họ sẵn lòng hy sinh, chấp nhận rủi ro. Tôi từng hỏi một người Thái, rằng nước anh ra giống mới nhiều thế mà sao không thấy phát triển, chỉ toàn giống cổ truyền, anh ta mới đáp, nếu nhà nước đưa xuống, nông dân đưa hai tay… đẩy đi. Không hẳn vì họ bảo thủ, mà vì “đế chế” của loại Khao Dawk Mali trị vì ở Thái từ năm 1959, nên cái mới khó phát triển. Loại gạo đó thống soái thị trường suốt 60 năm qua.

    Ở Việt Nam, nông dân và ngành nông nghiệp vô cùng nhạy bén. Doanh nghiệp sản xuất gạo chất lượng cao đều săn lùng các giống mới. Thực ra, chúng tôi cũng chỉ mới lột xác, cởi mở cái đầu chỉ chừng mới 2 năm nay thôi. Nhưng các bà bán gạo thì biết rõ vì sao người ta thích ST24: Thứ nhất vì gạo thơm; thứ hai, gạo cực kỳ trắng; thứ ba - cơm ngon mềm kể cả khi để nguội (có khi để nửa năm gạo nấu thành cơm chưa khô, chỉ hơi ráo). Thực ra là làm từng bước mày mò, rồi thị trường chỉ cho mình chứ ai.

    6-7 năm về trước, ông bạn tôi xuất gạo ST20 , ông nói với tôi: “Anh Cua à, tôi bán 925 USD/tấn, lời chưa chắc bao nhiêu, nhưng tôi hãnh diện nói với các đối tác nước ngoài, rằng tụi tôi cũng có thứ gạo giá trị không thua ai cả”.

    Tại hội nghị Manila mới đây, các nhà khoa học quốc tế nói Việt Nam mình “xứng đáng" hãnh diện là một nước “xuất khẩu gạo thơm giá rẻ giỏi nhất thế giới”. Gạo thơm giá rẻ! Tức là gạo thơm thường thường đó. Họ nói vậy là chê mình, không có uy tín thì gạo bán giá cao không được.

    Tôi nghĩ, nhìn chung, khi lai tạo giống mới, chúng tôi vừa gặp trở ngại và cũng vừa được ủng hộ. Đầu tư dài hạn, lãnh đạo ủng hộ, nông dân hy sinh quyền lợi cá nhân để hợp tác, doanh nghiệp tìm tòi cái mới, những người xuất khẩu hãnh diện vì gạo có giá trị cao, còn các nhà khoa học thì số ủng hộ, số răn đe… “Lai tạo lúa thơm là một công việc thành công hãn hữu. Còn thị trường thì đầy rủi ro chớ dại dột lao vào”. Đó là lời một nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam nói trên diễn đàn. May mà lúc đó chúng tôi không nản chí, không bỏ cuộc…

    Một Số Nhà Khoa Học Việt Quan Niệm Sai Lầm Trong Lai Tạo

    Khi bị chê là Việt Nam xuất khẩu “gạo thơm giá rẻ giỏi nhất thế giới” ông có buồn không, hay lại tự nhủ phải lai giống chất lượng hơn cho bằng được?

    - Cái sai bắt đầu từ quan điểm của nhà khoa học trong nước, khi chọn lai tạo loại lúa thơm nhẹ của Việt Nam, họ đều chọn phương pháp dễ nhất. Họ lai tạo một giống lúa thơm với một giống lúa không thơm.

    Theo quy luật di truyền phân ly thì giống mới lai chỉ được năm mươi phần trăm của giống thơm kia, trong khi chuẩn mực trên thế giới là loại gạo thơm Khao Dawk Mali của Thái Lan, thì lấy gì mà cạnh tranh về chất lượng (chưa nói đến an toàn vệ sinh thực phẩm), trước khi cạnh tranh về giá? Anh chưa đánh đã thấy thua rồi. Những lời chê bai cực kỳ nặng nề. Như đã nói, ngay từ đầu, các nhà khoa học Việt Nam đã sai ở phương pháp lai tạo kiểu đó, không thể cạnh tranh được với gạo thơm Thái.

    Tại sao chúng tôi lấy lúa Thần nông cạnh tranh với gạo Thái được? Giai đoạn trước, mình chỉ lấy gạo thơm của Thái ra làm chuẩn mực để phấn đấu, nhưng trong thời gian đó, vừa lai, vừa tập hợp nguồn gene của nhiều thứ gạo trên thế giới, kể cả gạo tám của Bắc Bộ.

    Trong sự thành công của ST24, ST25 gene thơm của gạo tám Bắc Bộ chiếm một tỉ lệ khá cao, cho nên cuối cùng loại gạo “con lai” này có những đặc tính khác biệt với gạo của Thái Lan.

    Theo ông, vì sao gạo ngon của ta lại ít tiếp cận được với người tiêu dùng trong nước và hơn thế, chưa đánh bại được tâm lý chuộng gạo ngoại của họ?

    - Tại vì các nhà khoa học của ta tuyên truyền sai. Gạo Campuchia an toàn thì khỏi nói, còn về chất lượng, gạo của họ ngon nhưng sau 3 tháng bị khô hết. Dân Cần Thơ khi xưa tập trung mua gạo Miên (gạo Campuchia), giờ chỉ bán được một thời gian ngắn rồi thôi. Còn gạo Thái Lan nửa năm ngon, nửa năm sau dở, có phần đỡ hơn gạo Campuchia.

    Ví dụ như gạo Khao Dawk Mali 1 năm trồng chỉ một mùa, 6 tháng sau thì cũ, gạo dở dần. Đến tháng 11, tháng 12 khi đi thi luôn phải nấu với tỉ lệ 1,3 nước trên gạo, vì là thời điểm gạo dở nhất.

    Tôi muốn nói đến ưu thế của lúa thần nông là có sản lượng cao để đáp ứng nhu cầu quanh năm của thế giới mà hương vị không biến động lớn như gạo Thái Lan. Nếu doanh nghiệp Việt Nam biết cách khai thác thì đó là một cơ hội vàng.

    Không thay đổi tâm thế kinh doanh thì không xây dựng được thương hiệu

    Ông vừa nói đó là cơ hội vàng, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt vẫn chưa nắm lấy được?

    - Là do hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam. Khác với Thái Lan, họ luôn có chiến lược dài hạn và không ăn xổi ở thì như doanh nghiệp (DN) Việt Nam. DN Việt rất năng động nhưng không có chiến lược dài hạn. Họ chỉ tính lợi ích kinh tế trước mặt. Họ mua vô, bán ra ngay thì lời lãi có liền, còn đầu tư dài hạn lại không dám vì có thể có yếu tố rủi ro. Nếu DN Việt không thay đổi tâm thế kinh doanh thì sẽ không xây dựng được thương hiệu.

    Muốn xây dựng được thương hiệu, phải có hàng hóa cung cấp đều đặn thêm lên. Mấy DN nước ngoài khi làm ăn đều yêu cầu có hàng để cung cấp thường xuyên. Mình thua vì đa số không có nguồn dự trữ.

    Nhiều người lo ngại rằng nếu tăng sản lượng lúa gạo lên thì khó kiểm soát được chất lượng, ông nghĩ sao?

    - Thực ra, nếu muốn kiểm soát về chất lượng, có nhiều khâu lắm. Thứ nhất, phải chọn vùng chỉ dẫn địa lý, vì mỗi sản phẩm ngon theo vùng địa lý. Khi xưa, chỉ dẫn địa lý nghiêm ngặt, nhưng bây giờ thì chỉ nói rõ là “vùng trồng phù hợp” thôi.

    Thí dụ, ở ĐBSCL, những vùng bên sông Tiền, sông Hậu khi nước phù sa bồi đắp hàng năm, đất màu mỡ, sẽ không có lúa thơm nào ngon hết. Không nên trồng gạo thơm ở vùng 3 vụ lúa, chỉ ở vùng trồng 2 vụ, vùng luân canh lúa-tôm, vùng luân canh lúa màu, gạo thơm mới cho chất lượng cao hơn vùng phù sa đầy đủ. Điều đó hiển nhiên hết sức rõ ràng từ xưa tới nay.

    Thứ nhì là công tác quản lý giống. Quản lý giống để đạt được độ thuần về phẩm chất hạt gạo, đặc biệt đối với gạo thơm càng cao cấp chừng nào thì phẩm chất càng phải đồng đều tính từ trong ra chứ không phải chỉ ở hình thức.

    Việt Nam hiện nay kiểm soát độ thuần của gạo bằng mắt, trong khi Thái Lan kiểm soát độ thuần của Khao Dawk Mali bằng máy phân tích ADN, chỉ cho phép tỉ lệ độ thuần đạt từ 92% trở lên. Họ nâng chuẩn lên hoài, nếu VN không kiểm soát từ độ chuẩn của hạt giống thì làm sao kiểm soát được độ thuần của hạt gạo?

    Phải chăng gạo Bắc ngon hơn gạo Nam, như tám thơm chẳng hạn?

    - Tám thơm ở ngoài Bắc nay đã hết rồi. Chỉ còn gạo Bắc thơm (của Trung Quốc). Giống tám thơm gần như mất hoàn toàn do lúc trước, ta chú trọng đến sản lượng lương thực, nhưng cũng có cái may là chúng tôiđã kịp thời đưa gene tám thơm vào giống ST24, ST25.

    Ông có thể cho biết thêm cách lấy gene gạo tám thơm đưa vào giống ST này ra sao?

    - Hơn 20 năm trước đã có dự án quốc tế giúp Việt Nam lai giống bằng cách chiếu xạ. Có nhiều viện nghiên cứu phía Bắc nhận được dự án, nhưng ở phía Nam cơ bản chỉ ở ĐBSVL, cùng một vài nhóm nghiên cứu. Nếu lấy từ ngoài Bắc giống chiếu xạ thì có gạo tám, nếp cẩm Hà Giang, gạo ST3 của tôi, cùng một số giống lúa mùa trong Nam. Sau khi qua chiếu xạ tia Gamma Cobalt 60, một số giống bị biến dị, thành một giống khác, đa số bị phá hủy.

    Tôi nhận nghiên cứu với danh nghĩa cá nhân. Hồi đó, về chuyên môn chúng tôi còn phải mò mẫm từng bước một, nên cứ mở lòng ra, làm không được thì bỏ. Ở ST20 có 3 dòng lúa của gạo tám.

    Sau khi chiếu xạ, tôi mang giống nào còn thơm về trồng. Từ nếp cẩm Hà Giang, chúng tôi lai tạo dần ra gạo tím Sóc Trăng, còn gạo tám thì lai tạo ra tất cả gạo ST. Đó là đặc tính có thể giúp gạo Việt thoát khỏi “cái ách” của “bà ngoại” Khao Dawk Mali. Nếu không có gene lạ làm sao gạo Việt có được tính khác biệt để cạnh tranh với gạo Thái Lan?

    Còn chuyện xây dựng thương hiệu gạo Việt?

    - Muốn xây dựng thương hiệu, thứ nhất, phải trồng ở những vùng theo chỉ dẫn địa lý. Thứ nhì, kiểm soát chất lượng hạt giống; thứ ba, phải cải tiến công tác về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tức kiểm soát khâu phun hóa chất bảo vệ thực vật.

    Bây giờ, người ta không chỉ phun hóa chất thực vật không, mà có nơi phun hóa chất làm biến đổi sinh lý, như cây lúa cao họ phun cho lùn thì mùi thơm tịt, cơm mềm biến thành cứng; thậm chí VN còn phun những hóa chất biến đổi sinh lý kéo theo thay đổi những đặc điểm hóa sinh của cây lúa.

    Về phương diện tổng thể chính sách, tôi kiến nghị, đối với thương hiệu gạo thơm quốc gia phải tập trung tối đa cho thuần giống chứ không thể nói gạo thơm chung chung được. Thương hiệu quốc gia phải tập trung vào tinh túy.

    Chúng ta nên học Thái Lan, chỉ chọn giống Khao Dawl Mali để xây dựng thành thương hiệu quốc gia chứ không đánh đồng các loại khác. Khi nào hội đủ yếu tố thì mang thêm cái tên Thai Home Mali rice – gạo Thái thương hiệu quốc gia.

    Về giá cả, gạo ST24, ST25 có giá không cao, ông nghĩ sao?

    - Tôi bán giá khởi điểm của tỉnh Sóc Trăng, có người bán lại lời cao hơn, như vậy, chuỗi giá trị nâng lên. Gạo thơm có chuỗi giá trị dài hơn gạo thường. Gạo thường mắc hơn 500 đồng/kg là người ta đã không mua. Trong khi đó, có nơi bán gạo của tôi với giá bán tăng gấp đôi.

    Hiện nay có nhiều doanh nghiệp rao bán gạo ST25 tràn lan trên thị trường, làm sao để chống gạo giả, thưa ông?

    - Chỉ sau 3 ngày đạt giải, chúng tôi phát hiện nhiều người kinh doanh gạo đã loan tin họ có giống gạo ngon nhất thế giới. Có doanh nghiệp lấy hình đoàn chúng tôi đi nhận giải, lấy logo và in bao bì có hình tôi, và không biết lấy gạo gì để rao bán với giá rất đắt. Trong khi, chúng tôi chưa bán một ký giống rời cho ai thì làm sao có gạo ST25 trôi nổi trên thị trường.

    Để hạn chế tình trạng giả thương hiệu gạo ST25, giai đoạn hiện nay sẽ tạm ngưng phát hành gạo ST25, đợi làm bao bì mới có in logo được quốc tế công nhận là gạo ngon nhất thế giới thì hy vọng sẽ làm giảm được hiện tượng hàng giả.

    Phẩm chất cần có của nhà khoa học là gì, theo ông?

    - Kiên trì. Thực ra, muốn nghiên cứu phải có kiến thức về di truyền học, sinh vật học, sinh lý thực vật… Thứ nhì là phải nghiên cứu để phục vụ dân sinh chứ không phải phục vụ kinh viện, học thuật, hay ra danh để người ta trích dẫn, nên phải gắn với thực tiễn, theo sát nhu cầu của thị trường, phải biết thị trường cần gì để định hướng nghiên cứu. Điều này hết sức quan trọng. Và đường thì dài lắm. Xuyên suốt bao nhiêu năm mới có được giống lúa ST25 như hôm nay.

    - Xin cảm ơn kỹ sư và chúc ông tìm ra nhiều giống lúa ngon mới.

    Tốt nghiệp kỹ sư trồng trọt Trường Đại học Cần Thơ năm 1978, kỹ sư Hồ Quang Cua làm việc tại Phòng NNPTNT huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng). Năm 2001, ông giữ chức Phó Giám đốc Sở NNPTTN tỉnh Sóc Trăng tới khi về hưu năm 2013.

    Với nhiều thành tích đóng góp, ông và nhóm nghiên cứu đã nhận được 10 Huân chương lao động của Chủ tịch nước, 2 giải thưởng Bông lúa vàng của Bộ NN-PTNT, đoạt hạng nhất trong tất cả các cuộc thi trong nước.

    Năm 2011, ông được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhất và năm 2013 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

    Năm 2017, giống lúa thơm ST24 đạt top 3 "Gạo ngon nhất thế giới"

    Năm 2019, giống lúa thơm ST25 đoạt giải Quán Quân "Gạo ngon nhất thế giới".

    Năm 2020, giống lúa thơm tiếp tục đoạt giải Á Quân "Gạo ngon nhất thế giới".

     

    >>> Có thể bạn quan tâm:

    Địa điểm đáng tin cậy khi mua gạo ngon nhất thế giới ST25 ở TP Hồ Chí Minh

    Thêm điểm bán gạo ST25 chính hãng ở TP.HCM, khách đặt 5kg cũng giao tận nơi

    Chi nhánh phân phối gạo Sóc Trăng - Gạo ngon nhất thế giới từ DNTN Hồ Quang Trí

     

    Showroom Gạo ST25 chính hãng - Gạo ngon nhất thế giới năm 2019

    Gạo Phương Nam là đơn vị chuyên cung cấp các dòng sản phẩm Gạo Sóc Trăng được sản xuất trực tiếp từ Kỹ sư Hồ Quang Cua. Với các dòng gạo thượng hạng Sóc Trăng như

    Gạo ST25 (The Best Rice 2019)

    Gạo ST24 (Top 3 The Best Rice 2019)

    Gạo ST25 lúa tôm

    Gạo ST24 hữu cơ

    Gạo lứt ST đỏ

    Gạo lứt ST tím than,...

    Gạo Phương Nam cam kết và đảm bảo luôn luôn bán đúng giá niêm yết bằng hoặc thấp hơn giá thị trường bên ngoài.

    "Gạo ST25 luôn luôn 100% "Sạch - Chuẩn - Đúng Giá".

     

    Quý khách có nhu cầu mua gạo ST25 chính hãng có thể mua hàng trực tiếp tại:

    Địa điểm bán Gạo Sóc Trăng ST25 chính hãng từ Doanh nghiệp Ông Cua

    CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

    Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM - Click xem chỉ đường

    Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM - Click xem chỉ đường 

    LIÊN HỆ MUA GẠO SÓC TRĂNG ST25

    Hotline: 0909 34 99 88 (Zalo) - 0902 58 7171 (Zalo)

    Điện thoại: (028) 3526 0188

    Email: nongsansachphuongnam@gmail.com

    Đặt Hàng Online Mua Gạo ST25 Chính Hãng

    Gạo ST25 Lúa Tôm: https://gaophuongnam.vn/gao-st25-lua-tom-chinh-hang-tui-5kg

    Gạo ST25: https://gaophuongnam.vn/gao-st25-ong-cua-chinh-hang

    Gạo ST24: https://gaophuongnam.vn/gao-soc-trang-st24-ong-cua-chinh-hang

    Fanpage: https://www.facebook.com/phuongnamfood/

    Chia sẻ:
    0
    Zalo
    Hotline