Sản phẩm

Tìm Hiểu Về Carbohydrate Là Gì? Tổng Lượng Carbohydrate Có Trong Gạo ST25

Có thể nói, carbohydrate là một trong những dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong sự chuyển hoá năng lượng của cơ thể, khi thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng sức khoẻ kém như mệt mỏi, huyết áp, lo âu, căng thẳng, giảm sự nhanh nhẹn,... Vậy Carbohydrate là gì? Carbohydrate có nhiều trong những loại thực phẩm nào? Gạo ST25 có chứa carbohydrate không? Cùng tìm hiểu với Gạo Phương Nam nhé!

 Có thể bạn quan tâm:
» Nutrition Fact là gì? Ý nghĩa và cách đọc thông số trên bao bì gạo ST25 (ông Cua) chính hãng
» Anthocyanin là gì? Vai trò anthocyanin trong cuộc sống

Carbohydrate là gì?

Carbohydrate (hay còn gọi là Carb, Gluxit) thuộc nhóm dinh dưỡng đa lượng có nhiều trong thức ăn. Carb, protein, chất béo lipit là những hợp chất giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể con người hoạt động. Theo định nghĩa hoá học, Carbohydrate được cấu thành từ 3 nguyên tố là H(hydro), C(Carbon), O(oxi) và có công thức hoá học phân tử là Cm(H2O)n. Carbohydrate tham gia vào gần hết các quá trình tích trữ và chuyển hoá năng lượng (như tinh bột, glycogen), tham gia tác động cấu trúc của tế bào và mô. Dẫn xuất của nó đóng vai trò chính của hệ miễn dịch, phát triển sinh học cơ thể, thụ tinh.

Carbohydrate gồm có tinh bột, đường, chất xơ, có nhiều trong ngũ cốc, rau củ quả, trái cây, các chế phẩm từ sữa,... đặc biệt là trong gạo ST25 ông Cua. Carb được chia thành 2 loại: Carb đơn (simple Carbohydrate) và Carb phức (complex carbohydrate). Điều làm nên sự khác biệt giữa 2 loại carb này nằm ở tốc độ, thời gian tiêu hoá và hấp thụ. Theo nghiên cứu từ Viện y tế Quốc Gia của Mỹ, carbohydrate đơn sẽ tiêu hoá nhanh hơn carbohydrate phức, điều này gây nên tình trạng béo phì cùng nhiều chứng bệnh nguy hiểm tiềm ẩn như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, gan nhiễm mỡ,...

Carb đơn trong cấu trúc chỉ có 1-2 phân tử đường, 1 phân tử đường gọi là monosaccharide hay đường đơn, 2 phân tử đường gọi là disaccharide hay đường đôi. Đường đơn thường sẽ tồn tại dưới dạng đường hoa quả, (fructose), đường củ cải đường (galactose), đường rượu nho (glucose). Còn đường đôi sẽ thường thấy ở đường mía, đường cát (sucrose), đường sữa (lactose), đường mạch nha (maltose) có ở trong bia hay một vài loại rau.

Các loại carb đơn rất dễ bẻ gãy trong quá trình ăn uống, hấp thụ của cơ thể. Điều này sẽ khiến nồng độ đường huyết tăng nhanh, giảm nhanh. Chất tạo ngọt như kẹo, bánh quy, bánh ngọt, bánh bông lan, kem, hay thức ăn nhanh, donut... là nguồn thực phẩm chứa lượng carb đơn dồi dào.

Carb phức trong cấu trúc thường chứa 3 phân tử đường trở lên, có tên gọi là polysaccharide. Xuất hiện nhiều trong nhiều thức ăn tinh bột như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, các loại đậu, khoai lang, khoai tây, ngô, chất xơ rau xanh và củ quả. Khi carb phức đi vào bên trong cơ thể sẽ bị bẻ ra thành các carb đơn rồi chuyển thành glucose trước khi chuyển thành năng lượng.

Điều này dẫn đến việc hấp thụ lượng carbohydrate phức sẽ khiến lượng đường huyết ổn định và cân bằng hơn, hạn chế tình trạng chuyển thành chất béo, giảm nguy cơ nhiều bệnh nguy hiểm như tim, tiểu đường, béo phì... Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng hay khuyến cáo nên chọn và bổ sung các loại carb phức trong bữa ăn nhiều hơn carb đơn.

Cách carbohydrate tiêu hoá và chuyển hoá trong cơ thể

Có thể nói, carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động chính trong cơ thể. Quá trình tiêu hoá carb sẽ bắt đầu từu hoạt động của α - amylase có trong nước bọt, và tiếp theo diễn ra ở đoạn trên của ruột non. Trong giai đoạn này, α - amylase sẽ bị thuỷ phân thành α - 1,4 glucoside và trở thành dextrin và maltose.

Cạnh đó, trong các tế bào biểu bì trong niêm mạc ruột cũng có enzyme tương tự, tiếp đó tiến hành thuỷ phân liên tiếp liên kết 1,6 glucoside và 1,4 glucoside có trong α - dextrin, tất cả thuỷ phân dextrin và maltose thành glucose. Các enzyme lactase, sucrase sẽ thuỷ phân thành galactose, fructose và glucose.

Sau đó, niêm mạc ruột non hoàn thành việc hấp thu chủ động với monosaccharide, trong đó glucose và galactose sẽ được chọn lọc và chất vận chuyển vào máu, vào tế bào. Trong đó monosaccharide, hexose được hấp thu nhanh còn pentose thì tương đối chậm.

Loại hexose hấp thu nhanh nhất là glucose và galactose, kế tiếp là fructose. Trong trường hợp glucose cơ thể chưa cần sử dụng sẽ xảy ra quá trình chuyển hoá thành glycogen để dự trữ. Glycogen sẽ được giữ trong gan và cơ vân, nếu glycogen đã đầy, tiếp tục xảy ra quá trình chuyển hoá thành lipid. Vì thế, carbohydrate khi nạp vào trong cơ thể sẽ có 3 hướng đi như sau:

  • Đi vào trong máu
  • Tồn tại dưới dạng glycogen
  • Chuyển hoá sang lipid

Khi lượng carb hấp thu hay dự trữ trong cơ thể không đủ, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ protein bằng cách bẻ gãy protein thành amino acid và chuyển hoá thành năng lượng. Điều này sẽ khiến các khối cơ bị ảnh hưởng bởi protein là thứ tạo nên cơ bắp.

Thông thường, 1 gram carbohydrate sẽ cung cấp 4kcal, bằng với năng lượng 1gram protein cung cấp, riêng 1gram lipid sẽ mang đến cho cơ thể khoảng 9kcal.

Trong các khuyến cáo dinh dưỡng của Hoa Kỳ, cơ thể nên nhận khoảng 45-65% tổng số năng lượng từ carb, trong đó tối đa chỉ dừng ở 10% carb đơn giản. Như vậy, nếu mỗi ngày tổng năng lượng là 2000 calo thì năng lượng carb cung cấp chỉ nên rơi vào tầm 900-1300 calo, tương đương với lượng carbohydrate mỗi ngày là 225-325gram.

Trong cơ thể con người không có sẵn các enzyme cần thiết để tiêu hoá chất xơ, vì thế chất xơ không thể chuyển thành năng lượng. Tuy nhiên đây là chất rất cần thiết cho hệ tiêu hoá, mỗi ngày, 1 người cần nạp lượng chất xơ như sau:

  • Nam giới trên 50 tuổi: 30gram chất xơ
  • Nam giới dưới 50 tuổi: 38gram chất xơ
  • Phụ nữ trên 50 tuổi: 21gram chất xơ
  • Phụ nữ dưới 50 tuổi: 25gram chất xơ

Thông thường, trên các loại thực phẩm sẽ luôn có thông tin về thành phần carbohydrate cụ thể, được gọi là bảng Nutrition Fact hay còn gọi là bảng dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo cách đọc Nutrition Fact tại đây nhé, và bạn nên chú ý kỹ hơn ở những mục sau đây:

Tổng lượng carbohydrate: Chỉ số này sẽ giúp ta nhận biết được tổng lượng carb có trong thực phẩm, trong đó tồn tại khối tượng của nhiều yếu tố như đường, chất xơ, carbohydrate khác.
Đường: Thông tin này sẽ cho biết tổng lượng carb từ đường có trong sản phẩm, đường này có thể là đường tự nhiên như lactose, fructose...
Chất xơ:  Tổng lượng chất xơ có trong thực phẩm
Các loại carbohydrate khác: Có một số thực phẩm sẽ có thêm thông tin này nhằm cho biết tổng lượng các loại carb khác nhau mà cơ thể tiêu hoá mà không phải đường.

Lợi ích tuyệt vời đến từ carbohydrate đối với sức khoẻ

Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Đây là công dụng quan trọng nhất của carbohydrate. Carb sẽ đi vào cơ thể theo 3 hướng: Đi vào trong máu, tồn tại và lữu trữ dưới dạng glycogen, giữ lại trong gan và cơ bắp rồi chuyển thành lipit. Carb glycogen là nguồn năng lượng tuyệt vời cho các hoạt động của cơ bắp. 1gr carb sẽ đốt cháy được 4 calo. Nếu cơ thể bị thiếu hụt carb, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ protein và làm mất đi cơ bắp.

Tăng cường sức khoẻ tim mạch

Glucose và glycogen là 2 nguồn năng lượng chính cho hoạt động của tim. Lượng chất xơ có trong carbs sẽ làm giảm lượng cholesterol dư thừa có trong máu. Theo thông tin từ tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Hoa kỳ, người ăn nhiều hơn 16gram ngũ cốc nguyên cám sẽ có nồng độ cholesterol xấu thấp hơn người không ăn mà chỉ dùng thuốc hạ cholesterol.

Duy trì hoạt động não bộ

Carb có ảnh hưởng vào cấu trúc tế bào thần kinh, giữ vai trò mật thiết đối với chức năng của não. Hệ thần kinh chỉ sử dụng năng lượng từ glucose, không thể dùng các năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác. Vì thế lượng đường trong máu thấp sẽ gây nên tình trạng hôn mê, ngất xỉu, thậm chí là mất mạng. Thiếu hay thừa carb cũng gây ảnh hưởng tới trí nhớ, cảm xúc, tâm trạng.

Bảo vệ gan

Trong gan, carb sẽ được chuyển hoá thành dạng glycogen. Khi glycogen đầy đủ, gan sẽ hoạt động tốt nhất để đào thải các độc tố của cơ thể. Vì vậy, cung cấp carb đầy đủ sẽ duy trì được lượng glycogen giúp bảo vệ gan hiệu quả.

Giữ vững sức khoẻ tinh thần

Một điều nho nhỏ từ carbohydrate mà ít ai nhận thấy là giúp điều chỉnh cảm xúc. Những nhà nghiên cứu đã công bố kết quả trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 2009 cho thấy những người ăn nhiều chất béo, ít carb dễ mắc bệnh trầm cảm và lo âu nhiều hơn. Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng carb sẽ giúp sản sinh serotonin trong não, thúc đẩy cảm giác thoải mái, bình tĩnh, thư giãn và hạnh phúc.

Tăng cường trí nhớ

Carb sẽ giúp cải thiện khả năng ghi nhớ của não. Năm 2008, Đại học Tufts đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc tiêu thụ carbohydrate đối với khả năng nhận thức, trí nhớ không gian và sự chú ý thị giác. Ở nhóm đối tượng bệnh béo phì cho thấy nhóm người ăn carb liên tục trong 1 tuần có kết quả tốt hơn.

Giúp cân nặng ổn định

Trong suy nghĩ của một số người, carb là nguyên nhân gây tăng cân và được xem là đường. Tuy nhiên, sự thật carb là thực phẩm ít calo và giúp duy trì cân nặng. Ngoài ra carb chất xơ có trong hoa quả, ngũ cốc còn hạn chế được bệnh táo bón, giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim, lưu thông máu, cung cấp vitamin.

Tổng lượng carbohydrate có trong gạo ST25 là bao nhiêu?

Carb không có sẵn mà thường được dung nạp qua thực phẩm. Ngoài các thực phẩm như rau củ quả, trái cây, các loại hạt, trong gạo có chứa hàm lượng carbohydrate cực kỳ lớn, đặc biệt là gạo ST25 ông Cua. Trong bảng Nutrition Facts của gạo ST25, không chỉ có 0% cholesterol mà còn chứa tới 81g carbohydrate trong 100gr gạo. Điều này cho thấy gạo ST25 cực kỳ tốt cho sức khoẻ người tiêu dùng. Không chỉ cung cấp nhiều chất xơ, chất béo, cung cấp năng lượng cho ngày dài hoạt động mà còn chứa hàm lượng carb cao, đảm bảo cho quá trình chuyển hoá năng lượng.

 Có thể bạn quan tâm: 
» Gạo ST25 là gì? Xuất xứ từ đâu? Ai đã nghiên cứu, lai tạo ra lúa ST25?
» Gạo ST25 vượt qua 600 tiêu chuẩn kỹ thuật để được bán tại Nhật Bản
» Khảo sát thực tế khi khách hàng sử dụng gạo ST25 (ông Cua) chính hãng

Gạo ST25 (ông Cua) hiện là một trong những dòng gạo sạch, thơm, an toàn cho người tiêu dùng. Với đặc tính mềm dẻo, thơm mùi lá dứa, cơm chín không nở bung, hạt cơm dai dai, đậm vị, gạo ST25 còn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người sử dụng. Bạn có thể tham khảo thêm về lợi ích tuyệt vời từ gạo ST25 tại đây nhé.

Địa chỉ mua gạo ST25 (ông Cua) chính hãng tại TP.Hồ Chí Minh

Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện nhiều thương hiệu gạo ST25 khác nhau khiến người tiêu dùng phân vân chọn lựa. Nếu bạn đang tìm mua các sản phẩm gạo ST25 ông Cua chính thống, hãy là người tiêu dùng thông thái tới các cửa hàng được doanh nghiệp ông Cua ở Sóc Trăng cấp giấy xác nhận trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh để mua gạo ST25 chính hãng, cảm nhận dược vị ngon và nhận được lượng carbohyrate tốt cho sức khoẻ.

Bạn có thể tìm đến một CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM (khách hàng hay gọi Gạo Phương Nam – website: gaophuongnam.vn), là một trong các chi nhánh gạo ST25 ông Cua, đơn vị phân phối trực tiếp các dòng gạo Sóc Trăng từ nhà máy DNTN Hồ Quang Trí. Với giá gạo hấp dẫn từ Gạo Phương Nam luôn được niêm yết rõ ràng và bình ổn giá, ngay cả khi tình hình dịch bệnh căng thẳng hay chi phí vận chuyển tăng cao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các mức giá và các dòng gạo ST25 chính gốc kỹ sư Hồ Quang Cua tại đây: Bảng Giá Gạo ST25 Ông Cua.

Ngoài ra, Gạo Phương Nam đã phân phối và cung cấp dòng Gạo ST25 Ông Cua với giá sỉ khắp các tỉnh thành trên cả nước: Đại lý Gạo ST25 

 

Quý khách có nhu cầu có thể mua hàng tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

Showroom: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM

Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

Bài viết khác

Gạo lứt giá bao nhiêu 1kg ? Gạo lứt nào phù hợp trong chế độ giảm cân

Ai cũng biết, gạo lứt có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, đặc biệt trong những chế độ ăn đặc biệt. Vậy gạo lứt giá bao nhiêu trên thị trường? Có bao nhiêu loại? Cùng tìm hiểu nhé

Gạo lứt có tinh bột không và câu chuyện tinh bột trong giảm cân

Hầu hết trong các chế độ ăn kiêng, chế độ ăn uống lành mạnh đều cần cắt giảm tinh bột. Vậy có nên thay thế cơm trắng thông thường bằng gạo lứt không? Gạo lứt có tinh bột không và có phù hợp trong quá trình giảm cân?

Gạo thơm hữu cơ ST25 Organic - Gạo cho bé ăn dặm

Giữa vô số các hãng gạo và loại gạo khác nhau trên thị trường hiện nay, gạo nào phù hợp với trẻ nhỏ? Gạo cho bé ăn dặm nên dùng loại gạo nào? Gạo sạch hữu cơ ST25 có tốt cho trẻ nhỏ?

Gạo lứt ăn có tác dụng gì đối với sức khoẻ ?

Ai cũng biết, gạo lứt có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ con người, vậy gạo lứt ăn có tác dụng gì? Có nên thay thế gạo lứt trong mỗi bữa ăn không? Cùng tìm hiểu nhé.

Gạo ST25 giá bao nhiêu trên thị trường hiện nay?

Ngày nay, Gạo ST25 được bày bán khắp nơi trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Vậy giá gạo ST25 chính hãng chú Cua có được niêm yết với mức giá như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé.

Tìm hiểu các loại gạo lứt giảm cân hiệu quả

Ngày nay, giảm cân luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chị em phụ nữ, vậy ăn gạo lứt có giảm cân không? Gạo lứt nào vừa mềm vừa dễ ăn? Cùng tìm hiểu rõ hơn nhé

Gạo hữu cơ ST25 - món quà ý nghĩa cho gia đình

Ngày lễ thường là một trong những dịp đặc biệt để thể hiện tình cảm với ba mẹ hay người thân trong gia đình. Vậy tại sao gạo hữu cơ ST25 là món quà ý nghĩa cho gia đình?

Ăn gạo trắng có làm tăng lượng đường trong máu hay không

Ăn gạo trắng có tăng lượng đường trong máu không hay ăn cơm trắng có làm tăng lượng đường trong máu là câu hỏi của khá nhiều người mắc bệnh tiểu đường? Vậy câu trả lời là gì?

Gạo mầm dành cho người tiểu đường

Trong chế độ ăn uống người tiểu đường được rất nhiều người khuyên nên cắt giảm tinh bột ra khỏi chế độ ăn, vậy có loại gạo nào dành cho người tiểu đường hay không?

Tỷ lệ đường trong gạo lức, gạo mầm, gạo hữu cơ, gạo trắng là bao nhiêu ?

Trong 100gr các loại gạo thông thường có bao nhiêu đường? Tỷ lệ đường trong gạo lứt, trong gạo mầm, trong gạo trắng có phù hợp cho người bệnh tiểu đường không? Gạo nào có lượng đường thấp nhất? Cùng tìm hiểu nhé.