Sản phẩm

Tìm hiểu mã vạch và các mã số trên mã vạch chi tiết

Mã vạch là gì?

Giữa thị trường nhiều loại mặt hàng và nhiều loại sản phẩm như hiện nay, khi mua hàng hoá, ngoài các thông tin như bao bì, cách sử dụng, hạn sử dụng... thì xuất xứ hàng hoá cũng được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế không ít các sản phẩm hay hàng hoá kém chất lượng ra đời và trà trộn làm loạn thị trường người tiêu dùng. Vì thế, mã vạch ra đời giúp các nhà sản xuất có thể nhận diện được sản phẩm của mình hay khách hàng có thể biết được sản phẩm chính hãng

Mã vạch (hay Barcode) là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Mã vạch sẽ là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và đen thẳng có độ dày khác nhau để thể hiện các con số dưới dạng mà máy quét mã vạch hay máy tính có thể đọc.

Hiện nay, tất cả các loại hàng hoá trên thị trường đều cần có mã vạch. Mã vạch như "Chứng minh thư" của hàng hoá giúp mọi người phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau. Trong một mã vạch sẽ thể hiện đầy đủ các thông tin như: Quốc gia sản xuất hay tiêu thụ, doanh nghiệp, lô hàng, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về sản phẩm, nơi kiểm tra... Nhờ có mã vạch giúp con người có thể nhận dạng và thu nhập dữ liệu về hàng hoá một cách rõ ràng. Đặt cho mỗi sản phẩm cần quản lý một dãy số, sau đó áp dụng công nghệ mã hoá dữ liệu biến dãy mã số đó thành dãy mã vạch để các máy quét mã, máy tính có thể kiểm tra.

Có bao nhiêu loại mã vạch trên thị trường ?

Ngày nay, theo nhu cầu phát triển của xa hội thì mã vạch dần trở nên phổ biến hơn và xuất hiện ở khăp smọi nơi, mọi chỗ. Mọi người đều quen với sự hiện diện của mã vạch nhưng ít ai có thể hiểu được chúng. Khi được hỏi, phần biết biết mã vạch là những thanh đen xen kẽ thanh trắng và được máy quét mã tính tiền nhanh hơn. Nhưng để hiểu mã vạch mã hoá ra con số gì đó thì không nhiều người biết.

Mã vạch gồm nhiều chủng loại khác nhau, tuỳ theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hoá cũng như mục đích sử dụng mà mã vạch được chia ra. Thông dụng có thể thấy gồm mã UPC, EAN, Code 39, Codabar, code 128, Interleaved 2of 5. Ngoài ra còn được phát triển thành các phiên bản khác nhau như: UPC thì có UPC-A, UPC-B, UPC-C... EAN thì có EAN-8, EAN-13 (thông dụng ở Việt Nam), EAN-14... Code 128 gồm có Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B...

Mã vạch UPC

UPC (Universal Product Code) là loại ký hiệu mã hoá được ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Ngành công nghiệp thự cphẩm đã phát triển hệ thống này và gán mã số không trùng lặp cho từng sản phẩm. Vì thế, UPC được sử dụng như "giấy phép bằng số" cho từng sản phẩm riêng lẻ.

UPC sẽ có 2 phần: Phần mã vạch máy đọc được và phần số để mọi người có thể đọc. UPC gồm 12 ký số, không bao gồm ký tự. Trong đó:

Ký số 1: Đa số là số 0, gọi là ký số hệ thống số (number system digit) hoặc còn gọi là “Family code”. Nằm trong phạm vi 7 con số

* 5 – Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa

* 4 – Dành cho người bán lẻ

* 3 – Thuốc và các mặt hàng có liên quan về y tế.

* 2 – Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản.

* 0, 6, 7 –  Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản xuất.

Năm ký số thứ 2: Ám chỉ mã người bán, mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất. Ở Hoa Kỳ, chuỗi mã này sẽ được cấp bởi hiệp hội UCC (The Uniform Code Council) và được cấp độc nhất cho người bán hay nhà sản xuất. Vì vậy, đối với mã UPC, chỉ cần 5 ký số này ta sẽ biết được xuất xứ của hàng hoá.

5 ký số tiếp theo: Sẽ là mà người bán gán cho sản phẩm. Mã này người bán sẽ tự tạo ra theo ý riêng để mã hoá cho sản phẩm cụ thể.

Ký số cuối cùng: Thường là số 5, là ký số kiểm tra và xác nhận tính chính xác của toàn bộ mã vạch số UPC

UPC được phát triển thành nhiều phiên bản như UPC-A, UPC-B, UPC-C... trong đó UPC-A là phiên bản chuẩn của UPC, còn các phiên bản khác thì được phát triển theo các yêu cầu đặc biệt.

Mã UPC phần lớn sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ.

Mã vạch EAN

Sau UPC, EAN được xem là bước phát triển tiếp theo. Mã EAN cũng bao gồm 13 ký số, trong đó 2-3 ký số đầu tiên thể hiện cho quốc gia sản xuất (hoặc quốc gia tiêu thụ). Các ký số này được quy ước theo "mã quốc gia" được cấp bởi tổ chức EAN quốc tế (EAN International Organization)

Tại Việt Nam, mã vạch được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất là mã vạch EAN-13 và dùng để phân biệt với mã EAN-8 gồm 8 ký số. Trong đó:

  • 2-3 ký số đầu tiên: Mã quốc gia

  • Ký số cuối cùng: Mã kiểm tra tính chính xác của toàn bộ mã số

  • Các ký số ở giữa: 9 con số này được phân chia thành 2 cụm: 1 cụm mã nhà sản xuất gồm 4-6 ký số, còn lại là mã mặt hàng.

EAN còn một biến thể khác là JAN (Japaneses Artical Numbering) hay với mã quốc gia của mã vạch EAN là 49.

Vì mã EAN là mã vạch thông dụng được phát triển với mã quốc gia nên sử dụng cho các sản phẩm lưu thông trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn của EAN do tổ chức EAN quốc tế quản lý. Ở Việt Nam, doanh nghiệp muốn dùng được mã EAN trên sản phẩm phải là thành viên của Tổ chức Mã số Mã vạch Việt Nam.

Mã vạch Code 39

UPC và EAN mặc dù là 2 loại mã vạch có tính chuyên nghiệp và quốc tế nhưng dung lượng không lớn và chỉ mã hoá được số, không mã hoá được chữ.

Vì thế, mã code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thông dụng nhất. Mã Code 39 không có chiều dài cố định như UPC và EAN do đó lưu trữ được nhiều thông tin hơn. Do tính linh hoạt nên mã vạch Code 39 được chọn lựa trong bán lẻ và sản xuất. Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0-9 và 7 ký tực đặc biệt.

Hiện nay, nhiều tổ chức chọn dạng thức Code 39 làm chuẩn công nghiệp của mình, trong đó có Bộ Quốc Phòng Mỹ lấy Code 39 làm bộ mã Logmars.

Ngoài các mã vạch UPC, EAN, Code 19... thì người dùng mã vạch càng quan tâm đến mã vạch 2 chiều (2D Barcode) vì các đặc tính của nó. Ký hiệu 2 chiều nhằm vào 3 ứng dụng chính

  • Sử dụng trên các món hàng nhỏ

  • Sử dụng cho nội dung thông tin

  • Sử dụng khi quét tầm xa

Ứng dụng của mã vạch

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, việc xuất hiện mã vạch có thể đem đến nhiều tiện ích cho con người có thể kể đến:

  • Tiết kiệm thời gian, sức khoẻ

  • Đánh giá chính xác tình trạng doanh nghiệp, năng suất như kiểm tra được hàng tồn kho, số lượng nhập hàng, số lượng xuất kho, số lượng bán hàng hàng ngày theo từng địa điểm, vị trí hàng hoá theo khu/lô…

  • Can thiệp được các trường hợp bất ngờ như giảm giá sản phẩm, tặng kèm sản phẩm khuyến mãi cũng như thay đổi giá cả theo nhà sản xuất… hơn hết, việc sửa mã vạch sẽ nhanh chóng hơn so với việc báo giá sản phẩm một cách thủ công, nhất là những kho hàng lớn như siêu thị, doanh nghiệp

  • Ngoài ra, mã vạch có thể sử dụng bằng điện thoại, giúp tính tiền tiện hơn, giảm thiểu thời gian.

Trong các ngành công nghiệp, mã vạch có thể dùng để mã hoá thông tin như:

  • Số hiệu linh kiện

  • Số hiệu Pallet

  • Ngày nhận

  • Giá cả món hàng

  • Số nhận diện người bán, nhà sản xuất, doanh nghiệp

  • Nơi trữ hàng hoá

  • Số lô hàng và seri

  • số hiệu đơn đặt mua hàng

  • Số hiệu đơn đặt gia công

  • Nhận diện tài sản

  • ...

Đặc biệt, đối với mặt hàng thực phẩm, mã vạch có thể mã hoá các thông tin

  • Nơi sản xuất, quốc gia tiêu thụ

  • Ngày sản xuất

  • Thông tin doanh nghiệp

  • Mã quy ước sản phẩm

  • Số nhận diện người bán

  • Giá cả món hàng

  • ....

Sau khi xác định xong thông tin, cần xác định mã vạch thích hợp, kích thước mã vạch, công nghệ mã hoá thông tin lựa chọn công nghệ in phù hợp

Mỗi loại mã vạch thường sẽ có những ngành nghề thích hợp sử dụng, có thể kể đến

Mã vạch UPC: Sử dụng cho các nhà buôn bán lẻ, công nghiệp thực phẩm do cần mã số chứ không cần mã chữ, có mật độ cao, đáng tin cậy và sử dụng chính ở khu vực bắc Mỹ và Canada

Mã vạch EAN: Cũng sử dụng cho các nhà buôn bán lẻ và ngành công nghiệp thực phẩm nhưng sử dụng rộng rãi hơn ở các nước khác không thuốc Bắc Mỹ

Mã vạch Code 39: Dùng trong Bộ Quốc Phòng, ngành y tế, công nghiệp nhôm, nhà xuất bản sách, cơ quan hành chính do mã hoá được cả chữ lẫn số, dễ in và an toàn, không có mã kiểm lỗi

Mã vạch Interleaved 2of 5 được dùng trong phân phối, lưu kho, các sản phẩm không phải thực phẩm, nhà sản xuất, buôn bán lẻ, hiệp hội vận chuyển container do dễ in và có kích thước nhỏ gọn

Mã vạch Codabar: được dùng trong thư viện, ngân hàng máu, thư tín chuyển phát nhanh trong quốc nội hay công nghiệp xử lý Film ảnh do an toàn và dày dặt

Mã vạch 128: Sẽ được ứng dụng trong công nghiệp chế tạo và vận chuyển container do cần dung lượng lớn đến 128 ký tự.

Mã số mã vạch của hàng hoá

Để tăng tính thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả bán hàng và quản lý kho nên mọi người thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt được gọi là mã số mã vạch cảu hàng hoá. Gồm 2 phần: Mã số hàng hoá và mã vạch thể hiện bằng mã số bằng vạch cho máy quét mã vạch có thể đọc.

Mã số của hàng hoá là một dãy các con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng từ nơi sản xuất, qua khâu bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới khách hàng. Nếu thẻ căn cước giúp mọi người phân biệt với nhau thì mã số hàng hoá được xem là "Thẻ căn cước" của sản phẩm, giúp phân biệt nhanh chóng các mặt hàng và số lượng, vị trí chính xác của sản phẩm trong một kho hàng hay một quầy lớn.

Trong đó, mã số hàng hoá sẽ là con số duy nhất đặc trưng cho món hàng đó, mỗi loại được nhận diện chỉ một loại và chỉ tương ứng với một sản phẩm.

Bản thân mã số chỉ là một dãy số, không liên quan đến đặc điểm món hàng. Dãy số đó vốn không phải là số phân loại hay chất lượng của món hàng và cũng không có giá cả của hàng hoá (nếu có cũng chỉ là một con số quy tắc riêng của doanh nghiệp)

Một số lưu ý về ý nghĩa của mã vạch trên bao bì sản phẩm

Sử dụng mã vạch để kiểm tra, tìm hiểu độ chính xác của các thông tin sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng về sản phẩm. Đặc biệt, với các sản phẩm không rõ nơi sản xuất, quốc gia sản xuất hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được, việc dùng mã vạch để kiểm tra thông tin chính xác.

Mã vạch phần lớn sẽ được cơ quan thẩm quyền phê duyệt hay cung cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung sẽ là dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên, trong thực tế khoa học kỹ thuật ngày càng nâng cao và ngày càng tinh vi, rất nhiều loại hàng hoá đã bị làm giả từ bao bì, thông tin đến mã vạch nên cần mua hàng ở những hệ thống lớn hay những nơi uy tín có giấy xác nhận rõ ràng.

Do đó, để kiểm tra một sản phẩm có chính hãng hay không, người tiêu dùng cần phải tỉnh táo và cần chú ý thêm nhiều yếu tố khác như: kiểm tra giấy tờ xác nhận, tem chống hàng giả, hình thức sản phẩm, bao bì chính hãng, độ bóng bao bì, thiết kế sắc cạnh của đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, mực in, thông tin phải rõ ràng và chi tiết.

Đặc biệt, trong thị trường gạo ST25 với vô số mẫu mã như hiện nay, cùng với danh tiếng "gạo ngon nhất thế giới" ST25, gạo đã bị làm giả rất nhiều. Do nhu cầu sử dụng gạo của nhiều gia đình với nhiều mức giá khác nhau, nhiều nơi đã lợi dụng và đóng gói những bao bì không chính hãng, thậm chí nhái "y nguyên" bao bì gạo Ông Cua và lợi dụng lòng tin của khách hàng. Vì thế, để tìm mua được gạo ST25 chính hãng kỹ sư Hồ Quang Cua, khách hàng nên tìm đến những địa điểm bán hàng uy tín, có giấy xác nhận đại lý rõ ràng. Ngoài ra, khách hàng có thể kiểm tra mã vạch trên bao bì gạo ST25 Ông Cua như sau để kiểm tra có phải gạo chính hãng hay không.

Đọc thêm:
» Hướng dẫn cách đọc mã vạch trên bao bì sản phẩm 
» Gạo ST25 là gì? Ai đã nghiên cứu, lai tạo ra giống gạo này? 
» Điểm bán gạo ST25 chính hãng DNTN Hồ Quang Trí 

Cách check mã vạch trên bao bì gạo ST25 ông Cua từ Gạo Phương Nam

Ở mặt sau bao bì của gạo ST25 ông Cua do DNTN Hồ Quang Trí sẽ có số mã vạch như sau: 8938536323039

Dựa vào mã vạch, ta có thể xác định được

  • 893: Mã số quốc gia, 893 là mã số của Việt Nam
  • 8536: Mã số doanh nghiệp
  • 32303: Mã số hàng hoá của doanh nghiệp
  • 9: là số kiểm tra cuối cùng

Để kiểm tra tính hợp lệ,  ta áp dụng công thức D = (A+B*3) + con số cuối cùng trên mã vạch

Trong đó:

A: Tổng con số ở hàng lẻ

B: Tổng con số ở hàng chẵn

Nếu kết quả có số 0 phái cuối là sản phẩm hợp lệ, nếu khác số 0 có nghĩa sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, cần kiểm tra kỹ lương hơn.

Tổng con số ở hàng lẻ: A = 8+3+5+6+2+0 = 24 (trừ số cuối cùng)

Tổng các con số ở hàng chẵn: B = 9+8+3+3+3+3 = 29

Bây giờ ta lấy: C = A+(B*3) = 24+(29*3) = 111

Sau đó lấy số này cộng với con số thứ 13 là 9: D = C + 9(con số ở vị trí cuối cùng) = 111+9=120

Qua cách kiểm tra này, ta có thể thấy gạo ST25 ông Cua từ đơn vị Gạo Phương Nam có mã vạch là 0, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chính thống, chính hãng từ Doanh nghiệp ông Cua ở Sóc Trăng.

Gạo ST25 chính hãng kỹ sư Hồ Quang Cua tại Gạo Phương Nam

CHI NHÁNH GẠO ST25 (GẠO ÔNG CUA) CHÍNH HÃNG DNTN HỒ QUANG TRÍ TẠI TP.HCM

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717
Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM
Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717
TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.
Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
Facebookhttps://www.facebook.com/phuongnamfood

Bài viết khác

Vì sao Bộ NNPTNT chọn gạo ST 25 mang nhãn hiệu gạo quốc gia đầu tiên của Việt Nam

Vì sao Bộ NNPTNT chọn gạo ST 25 mang nhãn hiệu gạo quốc gia đầu tiên của Việt Nam? . Trong quá trình phát triển và quản lý nguồn lực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã quyết định chọn gạo ST 25 làm nhãn hiệu gạo quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 04/01/2024: Nhu cầu Lúa Đông Xuân 2023/2024 cao

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, giá lúa gạo hôm nay ngày 04/01/2024 tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng sau phiên điều chỉnh giảm hôm qua. Hiện tại, giá lúa gần ngày thu hoạch tiếp tục tăng lên

Nếp nào gói bánh tét ngon nhất? Tìm hiểu nếp gói bánh Tét được nhiều người lựa chọn hiện nay

Giữa vô vàng các loại nếp, nên chọn nếp nào gói bánh tét ngon nhất? Loại nếp gói bánh Tét nào được nhiều người ưa chuộng hiện nay ?

Tuyển dụng - Nhân viên giao hàng Gạo khu vực TP.HCM

Tuyển dụng Nhân viên giao hàng Gạo khu vực TP.HCM lương khởi điểm từ 7,000,000 đồng, việc làm lâu dài, ổn định

Bánh Tét là gì? Cùng tìm hiểu cách làm bánh Tét ngon cho dịp Tết Nguyên Đán

Cùng tìm hiểu hình ảnh của bánh Tét trong văn hoá Việt Nam và hướng dẫn cách làm bánh Tét ngon tại nhà trong dịp Tết Nguyên Đán

Gạo nếp nào gói bánh chưng ngon nhất? Nên chọn gạo nếp gói bánh chưng nào giữa thị trường nếp?

Vào ngày tết, hình ảnh mọi người cùng quây quần bên nồi bánh chưng dần trở thành đặc trưng của ngày tết. Không chỉ thế, bánh chưng còn là món bánh quen thuộc của dịp lễ này. Vậy nên chọn gạo nếp gói bánh chưng nào ngon nhất?

Tết âm lịch 2024 là ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết?

Tết Nguyên Đán là một trong những dịp nghỉ lễ lớn được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết? Tết Âm Lịch 2024 là ngày nào? Những cảm xúc nào thường thấy khi đến Tết?

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố

Gợi ý những món quà biếu tết ý nghĩa cho gia đình, người thân, sếp

Vào những ngày tết, mọi người thường biếu quà tết cho nhau. Vậy nên chọn quà biếu tết nào cho cha mẹ, cho sếp hay những người thân yêu?

Giá lúa gạo hôm nay ngày 02/12/2023: Giao dịch lúa chậm, giá không biến động

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, giá lúa gạo hôm nay ngày 02/12/2023 không có nhiều biến đổi. Giao dịch các loại lúa mới trì trệ, nhiều kho lưu trữ bị ép giá thấp