Sản phẩm

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu và ý nghĩa của ngày tết cổ truyền Việt Nam

Vào dịp tháng chạp âm lịch hàng năm, mọi người bắt đầu xôn xao, nao nức chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Những người đi xa quê bắt đầu các chuyến xe quay về nhà sau một năm làm việc vất vả. Vậy ngày tết này bắt nguồn từ đâu và mang lại ý nghĩa gì trong đời sống tinh thần của dân tộc ta?

Tết Nguyên Đán là gì?

Trong ấn tượng của người Việt Nam, Tết Nguyên Đán còn có những tên gọi khác nhau như: Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền, Tết cả... vì đây là dịp Tết đầu tiên trong năm và phân biệt với các dịp lễ khác như Tết nguyên tiêu, tết đoan ngọ, tết trung thu...

Có thể nói, tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất tại Việt Nam. Trước ngày tết, mọi người thường có những ngày khác để chuẩn bị cho một năm mới đến như ngày cúng ông Táo về trời (23 tháng chạp), lễ tất niên (29,30 tháng chạp).

Tết Nguyên Đán tên gọi này bắt nguồn từ Trung Hoa, trong tiếng Hán, "Nguyên" là sự khởi đầu còn "Đán" là buổi sáng sớm. Vì thế, "nguyên đán" nghĩa là buổi sớm mai khởi đầu của một năm mới tốt lành. Riêng chữ "Tết" là tiếng đọc chệch đi của âm chữ Hán là "Tiết" và theo lịch của Trung Quốc, 1 năm có 24 tiết và ngày Nguyên đán là tiết đầu tiên của năm.

Khi xét về mặt ngữ nghĩa, Tết cổ truyền của Việt Nam không phải là Tết Nguyên Đán của Trung Quốc. Theo Viện ngôn ngữ học của Hà Nội đã chứng minh: Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng (Lịch âm), trong khi tết Nguyên Đán của Trung Hoa được tính theo mặt trời (lịch Dương). Vì thế, thực chất Tết ta sẽ giống hơn với Xuân Tiết của người Hán.

Thời gian diễn ra của Tết Nguyên Đán thường được tính theo lịch âm, muộn hơn lịch dương. Theo quy luật 3 năm nhuận 1 tháng Âm Lịch nên ngày đầu năm của Tết ta thường diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 21/01 Dương lịch đến ngày 19/02 dương lịch. Thông thường, tết hàng năm kéo dài trong 7-8 ngày cuối năm và 7 ngày đầu năm mới.

Đọc thêm

Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ đâu?

Hiện nay, câu trả lời này vẫn còn đang được giải đáp và gây ra nhiều tranh cãi vì chưa có đáp án nào được kiểm chứng rõ ràng, cụ thể. Nhưng hầu hết nhiều thông tin cho rằng tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc và ảnh hưởng qua Việt Nam từ 1000 năm bắc thuộc. Tuy nhiên, có người lại cho rằng theo sự tích "bánh chưng, bánh dày" thì người Việt đã có Tết từ trước thời của Vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

Dù có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Đán xuất phát từ Việt Nam hay Trung Quốc, nhưng có thể thấy Tết ở mỗi nơi đều mang một màu sắc riêng và có những nét văn hoá, nét đặc trưng riêng của người dân mỗi nước.

Ý nghĩa của ngày tết cổ truyền Việt Nam

Đầu tiên, có thể kể đến đây là dịp giao thoa giữa trời và đất, thần và con người. Tết là từ đọc lái đi của từ tiết - biểu hiện cho thời tiết, vận hành theo bốn mùa trong năm. Vì thế, Tết mang một ý nghĩa đặc biệt khi kết thúc một chu trình của mùa và bắt đầu một mùa mới tươi đẹp hơn. Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam phần lớn dựa vào nông nghiệp nên thời tiết, mùa màng được rất nhiều người quan tâm và trân trọng.

Thứ hai, Tết nguyên Đán là dịp để bày tỏ tấm lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên. Vào dịp lễ này, con cháu đi làm xa sẽ quay về nhà, tập trung lại để chuẩn bị những mâm cơm, mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên. Trong quan niệm từ hàng ngàn năm về trước, vào 3 ngày tết, tổ tiên, ông bà đã khuất sẽ quay về nhà, cùng đón năm mới với con cháu và phù hộ cho gia đình năm mới nhiều thuận lợi, mạnh khoẻ và làm ăn tốt hơn.

Thứ ba, Tết Nguyên Đán tượng trưng cho một khởi đầu tốt đẹp. Ngày năm mới, mọi người thường tin rằng đây là khởi đầu mới, những điều không may của năm cũ sẽ được xí xoá và bỏ đi và bắt đầu đón nhận những hy vọng tươi đẹp hơn trong cuộc sống. Vì thế, mỗi dịp Tết đến, mọi người thường rủ nhau đi chùa để cầu phước lành đến với bản thân, gia đình cho một năm sắp tới. Đồng thời cũng là thời điểm nhiều người lựa chọn mở đầu cho một công việc mới, khởi điểm lại những dự định.

Thứ tư, Tết là dịp để mọi người gửi lời cám ơn đến thần linh. Không chỉ bày tỏ lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên, người dân Việt Nam còn rất xem trọng việc bày tỏ tấm lòng đến các vị thần. Vì ảnh hưởng nhiều của nền nông nghiệp nên theo tín ngưỡng dân gian, người nông dân vào thời điểm này sẽ bày những mâm cúng để tỏ lòng biết ơn đến thần mưa, thần đất đai, thần mặt trời, thần gió... một năm qua đã giúp đỡ họ mùa màng và cầu phúc cho những mùa vụ thuận lợi sắp tới.

Thứ năm, Tết là dịp ý nghĩa để cầu chúc sức khoẻ, mừng tuổi mọi người. Việc gửi đến nhau những câu chúc, lời nói may mắn là một thông lệ vô cùng phổ biến vào ngày đầu năm mới. Không chỉ thế, Tết được xem là "ngày sinh nhật" của mọi người khi cùng bước sáng tuổi mới, đón chờ những điều tốt đẹp đang đến.

Cuối cùng, Tết là lúc mọi người quây quần bên nhau. Ngày nay, hầu hết mọi người đều hay đi làm xa quê, không được gần nhau, vì thế, ngày tết là dịp rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa cho sự sum vầy, đầm ấm. Đây là lúc gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ với nhau, chia sẻ với nhau những đắng cay, ngọt bùi trong năm vừa rồi. Do vậy, năm mới cũng là lúc những người con xa quê trở về nhà, người đi làm ăn xa về thăm gia đình, cùng nhau đón giao thừa, gửi nhau những câu chúc tốt lành và gửi nhau những món quà ý nghĩa nhất.

Đọc thêm:

Qua bài viết này, ta có thể thấy Tết Nguyên Đán là một lễ hội rất lớn và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Việt Nam. Không chỉ là thời khắc đón chào một năm đầy hy vọng mà còn là lúc mọi người quây quần, sum vầy bên nhau. Ngoài những câu chúc tết, cầu bình an, mọi người còn biếu tặng nhau những món quà, quà Tết có thể là bánh mứt, rượu, gia vị, những món ăn được chế biến sẵn, đặc biệt là gạo.

Từ thời xa xưa, Việt Nam là đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước nên lúa gạo như một biểu tượng của sự ấm no, đủ đầy. Người xưa tặng gạo cho nhau như một lời chúc cho một năm mới sung túc và gửi đến nhau những bữa cơm gia đình đầm ấm. Trong đó không thể không kể đến gạo thơm thượng hạng Sóc Trăng ST25 - gạo ngon nhất thế giới năm 2019 và ngon nhì thế giới năm 2020, góp phần làm rạng danh gạo Việt đến bạn bè gần xa khắp năm châu. Gạo ST25 cho cơm mềm dẻo, thơm mùi lá dứa nhẹ sẽ giúp cho các bữa cơm gia đình trở nên ngon miệng hơn. Vì thế, gạo ST25 được rất nhiều người tin dùng khi lựa chọn gạo ngon biếu tết trong dịp Tết Nguyên Đán 2023.

Mua gạo ST25 biếu tết Nguyên Đán 2023 chính hãng ở đâu TP.HCM

Hiện nay, dựa vào danh tiếng và chất lượng từ gạo ST25 mang lại thì thị trường gạo đang rất loạn với nhiều loại ST25 khác nhau. Có những sản phẩm có bao bì, mẫu mã gần như giống với sản phẩm gạo ST25 chính hãng từ kỹ sư Hồ quang Cua, tuy nhiên độ ngon, mềm, dẻo lại không cân xứng khiến người tiêu dùng cảm thấy thất vọng với chất lượng từ gạo Việt. Từ đó, cảm thấy gạo ST25 biếu tết không ngon và ảnh hưởng đến thương hiệu ST25.

Để khắc phục tình trạng "tiền mất tật mang", người tiêu dùng nên tìm mua gạo ST25 chính hãng DNTN Hồ Quang Trí ở Sóc Trẳng tại địa chỉ 196 đường Tỉnh 934 xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, văn phòng giao dịch tại 25 đường Tỉnh 934, ấp Thạnh Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Còn ở các tỉnh thành khác nên có giấy xác nhận từ chính nhà máy Sóc Trăng để đảm bảo được giá cả hợp lý và ăn đúng gạo ngon nhất thế giới ST25.

 

Giấy xác nhận được cung cấp từ DNTN Hồ Quang Trí - Chứng nhận phân phối sản phầm cho Gạo Phương Nam

Bạn có thể tìm mua ở các đại lý gạo lớn, kinh doanh lâu đời và có uy tín mà bạn biết. Ngoài ra sản phẩm cũng có bán tại các siêu thị, các cửa hàng thực phẩm. Điển hình là loại gạo ST25 - do công ty cổ phần lương thực Phương Nam cung cấp luôn cam kết cho người tiêu dùng các tiêu chí gạo sạch bao gồm: không đấu trộn, không sử dụng hóa chất tạo mùi, nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo luôn luôn bán đúng giá niêm yết bằng hoặc thấp hơn giá thị trường bên ngoài.

Các sản phẩm gạo mà công ty cổ phần lương thực Phương Nam cung cấp trên thị trường hiện nay như dòng ST gồm Gạo ST25, Gạo ST25 lúa tôm, Gạo ST25 mầm, Gạo ST25 hữu cơ, gạo lứt ST đỏ, gạo lứt ST tím than...đều được canh tác theo đúng quy trình canh tác của từng giống lúa trên những cánh đồng tại đồng bằng sông Cửu Long. Các bước chế biến từ lúa thu hoạch sang gạo thành phẩm cũng được kiểm soát từng bước đảm bảo vệ sinh từ khâu tiếp nhận lúa tươi đến trữ, sấy khô, đánh bóng, tách màu, đóng gói. Đặc biệt, Phương Nam có hỗ trợ xuất hoá đơn VAT cho các công ty, công đoàn gửi quà biếu tết đến nhân viên, gạo hộp đóng hút chân không, bao bì lịch sự để làm quà biếu Tết đến người thân gia đình. 

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

 

  • Showroom Quận 10: 644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
  • Cửa hàng & kho: 453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM
  • Showroom Quận 9: Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
  • Hotline: 0909 34 99 88 (Zalo) - 0902 58 1717 (Zalo)
  • Điện thoại: (028) 3526 0188
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

Bài viết khác

Gạo ST25 là gì? Xuất xứ từ đâu? Ai đã nghiên cứu, lai tạo ra lúa ST25?

Gạo ST25 là loại gạo thơm đặc sản Sóc Trăng. Đây là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua. Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng "thượng hạng"

Gửi Trọn Tình Thân Trong Từng Hạt Gạo - Mang Yêu Thương Đến Mọi Nhà

Tết Nguyên Đán – ngày lễ truyền thống lớn nhất của người Việt, là thời khắc thiêng liêng để mọi người hướng về cội nguồn, đoàn tụ gia đình, và lan tỏa yêu thương. Trong không khí ấy, một mâm cơm Tết đầm ấm với những món ăn truyền thống không chỉ thể hiện sự sung túc mà còn gửi gắm trọn vẹn tình thân và lòng biết ơn. Gạo Phương Nam, với chất lượng tuyệt vời và sự đồng hành trong mỗi bữa cơm, mong muốn mang đến một thông điệp Tết cảm động: “Hạnh phúc khởi nguồn từ những điều bình dị nhất.”

Cách đặt hũ gạo phong thủy trong nhà giúp thu hút nhiều tiền tài, may mắn

Trong phong thủy, hũ gạo không chỉ đơn thuần là vật dụng lưu trữ thực phẩm, mà còn mang trong mình ý nghĩa biểu tượng sâu sắc về sự sung túc, ổn định và thịnh vượng. Việc đặt hũ gạo đúng cách không chỉ giúp gia đình bạn luôn đầy đủ về vật chất mà còn góp phần gia tăng năng lượng tích cực, thu hút tài lộc và cải thiện sự hòa thuận trong các mối quan hệ. Ngược lại, một hũ gạo được bố trí sai phong thủy có thể khiến tiền tài tiêu tán, cuộc sống gia đình gặp trắc trở.

Những Thứ Cần Mua Sắm Trước Tết Đầy Đủ Và Ý Nghĩa

Mua sắm Tết không đơn thuần là việc tích trữ hàng hóa mà còn là cách để mỗi gia đình trang hoàng không gian sống, tạo cảm giác mới mẻ, tươi vui để đón những điều may mắn. Một kế hoạch mua sắm hợp lý còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh tình trạng thiếu hụt những vật dụng quan trọng trong những ngày cao điểm.

Gợi ý 10+ món quà Tết ý nghĩa và thiết thực nhất cho mọi đối tượng

Quà Tết không chỉ là món quà vật chất mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc và sự thấu hiểu về giá trị sống bền vững, sức khỏe và tính cá nhân hóa. Đây là dịp để bạn gửi gắm tình cảm, xây dựng kết nối chặt chẽ với người nhận. Cùng khám phá ba xu hướng quà Tết nổi bật nhất năm nay

Giá lúa gạo hôm nay 25/11/2024: Thị trường gạo trong nước không có thay đổi

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, giá lúa gạo hôm nay ngày 25/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bình ổn giá với thị trường trong nước. Nhu cầu mua lúa lai rai, chất lượng không đều. Mặt hàng gạo đẹp còn ít, thị trường giao dịch chậm

Top 5+ Gạo đặc sản làm quà biếu Tết – Chất lượng và ý nghĩa

Khám phá top 5+ gạo đặc sản làm quà biếu Tết như ST25, nếp cái hoa vàng, nếp cẩm Tây Bắc,... Không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang ý nghĩa sung túc, may mắn, là món quà Tết đầy tinh tế và thiết thực!

Top 10 Loại Gạo Nếp Nấu Xôi Ngon Nên Biết Để Cúng Tết

Gạo nếp nào nấu xôi ngon nhất hãy cùng GẠO PHƯƠNG NAM khám phá ngay Top 10 LOẠI gạo nếp nấu xôi ngon được nhiều ưa chuộng trong bài viết này nhé.

Top 6 Loại Gạo, Nếp Đặc Sản Tây Bắc Thơm Dẻo

Gạo Tây Bắc luôn có một hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là vùng đất của những loại gạo đặc sản thơm ngon, hấp dẫn. 

Tìm hiểu về Tinh bột kháng - Carbohydrate đặc biệt cho sức khoẻ

Trong bữa ăn hàng ngày, phần lớn carbohydrates mà cơ thể chúng ta hấp thụ là tinh bột. Tinh bột có thể tìm thấy trong khoai, ngũ cốc và nhiều loại thực phẩm khác.Có một loại đặc biệt gọi là tinh bột kháng. Vậy tinh bột kháng là gì? Tinh bột kháng có ở đâu? Cùng tìm hiểu nhé.