Sản phẩm

Kinh Vu Lan và Báo hiếu được nhiều người tìm trong lễ Vu Lan - P2

Tìm hiểu về Kinh Vu Lan

Kinh Vu Lan (kinh Vu Lan Báo Hiếu) là những lời Phật dạy về hiếu thảo, báo đáp công ơn đến đấng sinh thành, dạy chúng ta ý thức về sự bao dung, giúp đỡ người khác không màng danh lợi. Kinh Vu Lan có thể được tụng hàng ngày để hồi hướng công đức cho cha mẹ, đồng thời lan toả tinh thần hiếu đạo đến với mọi người. Trong nghi thức tụng kinh Vu Lan, người thọ trì phải đọc đúng bài Kinh Vu Lan hay kinh báo hiếu cha mẹ, tiếp tục nuôi dưỡng hạt giống biết ơn đến đấng sinh thành, tổ tiên nguồn cội.

Không ai biết lịch sử về Kinh Vu Lan, nhưng lần phát hiện gần nhất vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên và gắn liền với văn hoá Trung Quốc. Tuy nhiên, dù xuất phát từ nơi đâu thì giá trị giáo dục về công ơn cha mẹ và đạo đức làm người vẫn không thể chối bỏ đi.

 

Những lưu ý trong quá trình đọc Kinh Vu Lan báo hiếu

Mỗi câu từ, câu chữ trong kinh Vu Lan đều mang một triết lý rất thâm sâu và có nhiều tính ẩn dụ cao về ơn đức sinh thành của cha mẹ, vì thế, khi tụng kinh cần phải hết lòng thành kính. Cần phải có một cái tâm tha thiết, quý trọng từng câu chữ trong bài kinh, không nên nhại tiếng, hay có thái độ bất kính trong quá trình đọc.

Trước khi tụng Kinh Vu Lan báo hiếu, nên rửa tay, súc miệng sạch sẽ và mặc y phục chỉnh tề, trang nghiêm. Khi đứng, ngồi cần giữ thân ngay thẳng. Kể cả lúc quỳ, lạy phải giữ nghiêm túc, miệng tụng đọc âm thanh vừa đủ nghe. Tránh nói tục, chửi bậy hay nói những điều xúc phạm đến Phật giáo hay người khác trong thời gian tụng, niệm.

 

Phật Nói  KINH BÁO ĐÁP CÔNG ƠN CHA MẸ 

Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, đời Tây Tấn

Việt dịch: Hoà thượng Thích Huệ Đăng

Ta từng nghe lời tạc như vầy::

Một thuở nọ Thế Tôn an trụ,

Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung,

Chư Tăng câu hội rất đông,

Tính ra đến số hai muôn tám ngàn,

Lại cũng có các hàng Bồ-tát,

Hội tại đây đủ mặt thường thường,

Bấy giờ, Phật lại lên đường,

Cùng hàng đại chúng Nam phương tiến hành.

Đáo bán lộ đành rành mắt thấy,

Núi xương khô bỏ đấy lâu đời,

Thế Tôn bèn vội đến nơi,

Lạy liền ba lạy, rồi rơi giọt hồng

Đức A-nan trong lòng ái ngại,

Chẳng hiểu sao Phật lạy đống xương,

Vội vàng xin Phật dạy tường:

“…Thầy là Từ Phụ ba phương bốn loài.

Ai ai cũng kính Thầy dường ấy,

Cớ sao Thầy lại lạy xương khô?”

Phật rằng: Trong các môn đồ,

Ngươi là đệ tử đứng đầu dày công.

Bởi chưa biết đục trong chưa rõ,

Nên vì ngươi Ta tỏ đuôi đầu:

Đống xương dồn dập bấy lâu,

Cho nên trong đó biết bao cốt hài.

Chắc cũng có ông bà cha mẹ,

Hoặc thân ta, hoặc kẻ ta sanh,

Luân hồi sanh tử, tử sanh,

Lục thân đời trước, thi hài còn đây.

Ta lễ bái kỉnh người tiền bối,

Và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa.

Đống xương hỗn tạp chẳng vừa,

Không phân trai gái bỏ bừa khó coi.

Ngươi chịu khó xét soi cho kỹ,

Phân làm hai bên nữ, bên nam,

Để cho phân biệt cốt phàm,

Không còn lộn lạo nữ nam chất chồng.

Đức A-nan trong lòng tha thiết,

Biết làm sao phân biệt khỏi sai,

Ngài bèn xin Phật tỏ bày,

Vì khó chọn lựa gái trai lúc này.

Còn sanh tiền dễ bề sắp đặt,

Cách đứng đi ăn mặc phân minh,

Chớ khi rã xác tiêu hình,

Xương ai như nấy, khó nhìn khó phân.

Phật mới bảo: A-nan nên biết,

Xương nữ nam phân biệt rõ ràng,

Đàn ông xương trắng nặng oằn,

Đàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn.

Ngươi có biết cớ sao đen nhẹ?

Bởi đàn bà sanh đẻ mà ra,

Sanh con ba đấu huyết ra,

Tám hộc bốn đấu sữa hoà nuôi con.

Vì cớ ấy hao mòn thân thể,

Xương đàn bà, đen nhẹ hơn trai.

A-nan nghe vậy bi ai,

Xót thương cha mẹ công dày dưỡng sanh.

Bèn cầu Phật thi ân dạy bảo,

Phương pháp nào báo hiếu song thân?

Thế Tôn mới bảo lời rằng:

Vì ngươi Ta sẽ phân trần khá nghe!

Thân đàn bà nhiều bề cực nhọc,

Sanh đặng con thập ngoạt cưu mang,

Tháng đầu, thai đậu tợ sương,

Mai chiều gìn giữ sợ tan bất thường.

Tháng thứ nhì dường như sữa đặc.

Tháng thứ ba như cục huyết ngưng.

Bốn tháng đã tượng ra hình.

Năm tháng ngũ thể([1]) hiện sinh rõ ràng.

Tháng thứ sáu lục căn([2]) đều đủ.

Bảy tháng thì đủ bộ cốt xương.

Lại thêm đủ lỗ chân lông,

Cộng chung đến số tám muôn bốn ngàn.

Tháng thứ tám hoàn toàn tạng phủ.

Chín tháng thì đầy đủ vóc hình.

Mười tháng là đến kỳ sinh.

Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn,

Bằng ngỗ nghịch làm buồn thân mẫu.

Nó vẫy vùng đạp quấu lung tung,

Làm cho cha mẹ hãi hùng,

Sự đau, sự khổ không cùng tỏ phân.

Khi sanh đặng muôn phần khoái lạc,

Cũng ví như được bạc được vàng.

Thế Tôn lại bảo A-nan:

Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin.

Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo,

Mười tháng trường chu đáo mọi bề.

Thứ hai sanh đẻ gớm ghê,

Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần.

Điều thứ ba, thâm ân nuôi dưỡng,

Cực đến đâu, bền vững chẳng lay.

Thứ tư ăn đắng nuốt cay,

Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con.

Điều thứ năm lại còn khi ngủ,

Ướt mẹ nằm, khô ráo phần con.

Thứ sáu sú nước nhai cơm,

Miễn con no ấm chẳng nhờm, chẳng ghê.

Điều thứ bảy không chê ô uế,

Giặt đồ dơ của trẻ không phiền.

Thứ tám chẳng nỡ chia riêng,

Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo

Điều thứ chín miễn con sung sướng,

Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam,

Tính sao có lợi thì làm,

Chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm.

Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt,

Dành cho con các cuộc thanh nhàn,

Thương con như ngọc như vàng,

Ơn cha, nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn.

Phật lại bảo: A-nan nên biết!

Trong chúng sanh tuy thiệt phẩm người,

Mười phần mê muội cả mười,

Không tường ơn trọng đức dày song thân.

Chẳng kính mến, quên ân, trái đức,

Không xót thương dưỡng dục cù lao.

Ấy là bất hiếu mặc giao,

Thì những người ấy đời nào nên thân.

Mẹ sanh con cưu mang mười tháng,

Cực khổ dường gánh nặng trên vai,

Uống ăn chẳng đặng vì thai,

Cho nên thân thể hình hài kém suy.

Khi sanh sản hiểm nguy chi xiết,

Sanh đặng rồi tinh huyết dầm dề,

Ví như thọc huyết trâu dê,

Nhứt sanh thập tử nhiều bề gian nan.

Con còn nhỏ phải lo săn sóc,

Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con,

Phải tắm, phải giặt, rửa trôn,

Biết rằng dơ dáy mẹ không ngại gì.

Nằm phía ướt, con nằm phía ráo,

Sợ cho con ướt áo, ướt chăn,

Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân,

Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương.

Trọn ba năm bú nương sữa mẹ,

Thân gầy mòn nào nệ với con,

Đến khi vừa được lớn khôn,

Mẹ cha dạy bảo cho con vỡ lòng,

Cho đi học mở thông trí huệ,

Dựng vợ chồng có thế làm ăn,

Ước mong con được nên thân,

Dầu cho cha mẹ cơ bần quản chi.

Con đau ốm tức thì lo chạy,

Dầu tốn hao cách mấy cũng đành,

Khi con căn bệnh đặng lành,

Thì cha mẹ mới an thần định tâm.

Công dưỡng dục sanh bằng non biển,

Cớ sao con chẳng biết ơn này!

Hoặc khi lầm lỗi bị rầy,

Chẳng tuân thì chớ lại bày ngỗ ngang.

Hỗn cha mẹ phùng mang trợn mắt,

Khinh trưởng huynh nộ nạt thê nhi,

Bà con chẳng kể ra chi,

Không tuân Sư phụ lễ nghi chẳng tường.

Lời dạy bảo song đường không kể,

Tiếng khuyên răn anh chị chẳng màng.

Trái ngang chống báng mọi đàng,

Ra vào lui tới mắng càn người trên.

Vì lỗ mãng tánh quen làm bướng,

Chẳng kể lời trưởng thượng dạy răn,

Lớn lên theo thói hung hăng,

Đã không nhẫn nhịn lại càng hành hung.

Bỏ bạn lành theo cùng chúng dữ,

Nết tập quen làm sự trái ngang,

Nghe lời dụ dỗ quân hoang,

Bỏ cha bỏ mẹ trốn sang quê người

Trước còn tập theo thời theo thế,

Thân lập thân tìm kế sinh nhai,

Hoặc đi buôn bán kiếm lời,

Hoặc vào quân lính với đời lập công.

Vì ràng buộc đồng công, mối nợ,

Hoặc trở ngăn vì vợ vì con,

Quên cha quên mẹ tình thâm,

Quên xứ quên sở lâu năm không về.

Ấy là nói những người có chí,

Chớ phần nhiều du hý mà thôi,

Sau khi phá hết của rồi,

Phải tìm phương kế kiếm đôi đồng xài.

Theo trộm cướp, hoặc là bài bạc,

Phạm tội hình, tù ngục phải vương,

Hoặc khi mang bệnh giữa đường,

Không người nuôi dưỡng bỏ thân ngoài đồng.

Hay tin dữ, bà con cô bác,

Cùng mẹ cha xao xác buồn rầu,

Thương con than khóc ưu sầu,

Có khi mang bệnh đui mù vấn vương.

Hoặc bệnh nặng vì thương quá lẽ,

Phải bỏ mình làm quỷ giữ hồn,

Hoặc nghe con chẳng lo lường,

Trà đình, tửu điếm, phố phường ngao du.

Cứ mải miết theo đồ bất chánh,

Chẳng mấy khi thần tỉnh mộ khang,

Làm cho cha mẹ than van,

Sanh con bất hiếu phải mang tiếng đời.

Hoặc cha mẹ đến hồi già yếu,

Không ai nuôi thốn thiếu mọi điều,

Ốm đau đói rách kêu rêu,

Con không cấp dưỡng bỏ liều chẳng thương.

Phận con gái còn nương cha mẹ,

Thì có lòng hiếu đễ thuận hoà,

Cần lao phục dịch trong nhà,

Dễ sai dễ khiến hơn là nam nhi.

Song đến lúc tòng phu xuất giá,

Lo bên chồng chẳng sá bên mình,

Trước còn lai vãng viếng thăm,

Lần lần nguội lạnh biệt tăm biệt nhà.

Quên dưỡng dục song thân ân trọng

Không nhớ công mang nặng đẻ đau,

Chẳng lo báo bổ cù lao,

Làm cho cha mẹ buồn rầu thảm thay.

Nếu cha mẹ la rầy quở mắng,

Trở sanh lòng hờn giận chẳng kiêng,

Chớ chi chồng đánh liên miên,

Thì cam lòng chịu chẳng phiền chẳng than.

Tội bất hiếu lưỡng ban nam nữ,

Nói không cùng nghiệp dữ phải mang.

Nghe Phật chỉ rõ mọi đàng,

Trong hàng đại chúng lòng càng thảm thay!

Gieo xuống đất, lấy cây lấy củi,

Đập vào mình, vào mũi vào hông,

Làm cho các lỗ chân lông,

Thảy đều rướm máu, ướt đầm cả thân.

Đến hôn mê tâm thần bất định,

Một giây lâu mới tỉnh than rằng:

Bọn ta quả thiệt tội nhơn,

Xưa nay chẳng rõ không hơn người mù.

Nay tỏ ngộ biết bao lầm lạc,

Ruột gan dường như nát như tan,

Tội tình khó nỗi than van,

Làm sao trả đặng muôn ngàn ơn sâu.

Trước Phật tiền ai cầu trần tố,

Xin Thế Tôn mẫn cố bi lân,

Làm sao báo đáp thù ân,

Tỏ lòng hiếu thuận song thân của mình.

Phật bèn dụng Phạm thinh sáu món,

Phân tỏ cùng Đại chúng lắng nghe,

Ơn cha nghĩa mẹ nặng nề,

Không phương báo đáp cho vừa sức đâu.

Ví có người ơn sâu dốc trả,

Cõng mẹ cha tất cả hai vai.

Giáp vòng hòn núi Tu-di,

Đến trăm ngàn kiếp ơn kia chưa đền.

Ví có người gặp cơn đói rét,

Nuôi song thân dâng hết thân này,

Xương nghiền thịt nát phân thây,

Trải trăm ngàn kiếp ơn đây chưa đồng.

Ví có người vì công sanh dưỡng,

Tự tay mình khoét thủng song ngươi,

Chịu thân mù tối như vầy,

Đến trăm ngàn kiếp ơn này thấm đâu.

Ví có người cầm dao thiệt bén,

Mổ bụng ra, rút hết tâm can,

Huyết ra khắp đất chẳng than,

Đến trăm ngàn kiếp thâm ân đâu bằng.

Ví có người dùng ngàn mũi nhọn,

Đâm vào mình bất luận chỗ nào,

Tuy là sự khó biết bao,

Trải trăm ngàn kiếp không sao đáp đền.

Ví có người vì ơn dưỡng dục,

Tự treo mình cúng Phật thế đèn,

Cứ treo như vậy trọn năm,

Trải trăm ngàn kiếp ân thâm chưa đền.

Ví có người xương nghiền ra mỡ,

Hoặc dùng dao chặt bửa thân mình,

Xương tan thịt nát chẳng phiền,

Đến trăm ngàn kiếp ơn trên chưa đồng.

Ví có người vì công dưỡng dục,

Nuốt sắt nóng thấu ruột thấu gan,

Làm cho thân thể tiêu tan,

Đến trăm ngàn kiếp thâm ân chưa đền.

Nghe Phật nói thảy đều kinh hãi,

Giọt lệ tràn khó nỗi cầm ngăn,

Đồng thinh bạch Phật lời rằng:

Làm sao trả đặng thâm ân song đường?

Phật mới bảo các hàng Phật tử,

Phải lắng nghe Ta chỉ sau này,

Các ngươi muốn đáp ơn dày,

Phải toan biên chép Kinh đây lưu truyền.

Vì cha mẹ trì chuyên phúng tụng,

Cùng ăn năn những tội lỗi xưa,

Cúng dường Tam Bảo sớm trưa,

Cùng là tu phước chẳng chừa món chi.

Rằm tháng Bảy đến kỳ Tự tứ

Thập phương Tăng đều dự lễ này,

Sắm sanh lễ vật đủ đầy,

Chờ giờ câu hội đặt bày cúng dâng.

Đặng cầu nguyện song đường trường thọ,

Hoặc sanh về Tịnh Độ an nhàn,

Ấy là báo đáp thù ân,

Sanh thành dưỡng dục song thân của mình.

Mình còn phải cần chuyên trì giới,

Pháp Tam quy Ngũ giới giữ gìn,

Những lời Ta dạy đinh ninh,

Khá nên y thử phụng hành đừng sai

Được như vậy mới là khỏi tội,

Bằng chẳng thì ngục tối phải sa,

Trong năm đại tội kể ra,

Bất hiếu thứ nhất, thật là trọng thay.

Sau khi chết bị đày vào ngục

Ngũ Vô Gián, cũng gọi A-tỳ

Ngục này trong núi Thiết Vi,

Vách phên bằng sắt vây quanh bốn bề.

Trong ngục này hằng ngày lửa cháy,

Đốt tội nhân hết thảy thành than,

Có lò nấu sắt cho tan,

Rót vào trong miệng tội nhân hành hình.

Một vá đủ cho người thọ khổ,

Lột thịt da đau thấu tâm can,

Lại có chó sắt, rắn gang,

Phun ra khói lửa đốt đoàn tội nhân,

Ở trong ngục có giường bằng sắt,

Bắt tội nhân nằm khắp đó xong,

Rồi cho một ngọn lửa hồng,

Nướng quay kẻ tội da phồng thịt thau.

Móc bằng sắt, thương đao, gươm giáo,

Trên không trung đổ tháo như mưa,

Gặp ai chém nấy chẳng chừa,

Làm cho thân thể nát nhừ như tương.

Những hình phạt vô phương kể hết,

Mỗi ngục đều có cách trị riêng,

Như là xe sắt phân thây,

Chim ưng mổ bụng, trâu cày lưỡi le.

Chớ chi đặng chết liền rất đỡ,

Vì nghiệp duyên không nỡ hành thân,

Ngày đêm chết sống muôn lần,

Đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây.

Sự hành phạt tại A-tỳ ngục,

Rất nặng nề ngỗ nghịch song thân,

Chúng ngươi đều phải ân cần,

Thừa hành các việc phân trần khoản trên.

Nhứt là phải Kinh này in chép,

Truyền bá ra cho khắp Đông Tây

Như ai chép một quyển này,

Ví bằng đặng thấy một vì Thế Tôn

Nếu in đặng ngàn muôn quyển ấy,

Thì cũng bằng thấy Phật vạn thiên

Do theo nguyện lực tuỳ duyên,

Chư Phật ủng hộ y như sở nguyền.

Cha mẹ đặng xa miền khốc lãnh.

Lại hoá sanh về cảnh Thiên cung.

Khi lời Phật giảng vừa xong,

Khắp trong tứ chúng một lòng kính vâng.

Lại phát nguyện thà thân này nát

Ra bụi tro, muôn kiếp chẳng nài,

Dầu cho lưỡi kéo trâu cày,

Đến trăm ngàn kiếp lời Thầy không quên.

Ví như bị bá thiên đao kiếm.

Khắp thân này đâm chém phân thây.

Hoặc như lưới trói thân này,

Trải trăm ngàn kiếp lời Thầy chẳng sai.

Dẫu thân này bị cưa, bị chặt,

Phân chia ra muôn đoạn rã rời,

Đến trăm ngàn kiếp như vầy,

Chúng con cũng chẳng trái lời Thầy khuyên.

Đức A-nan kiền thiền đảnh lễ,

Cầu Thế Tôn đặt để hiệu Kinh,

Ngày sau truyền bá chúng sinh,

Dễ bề phúng tụng, trì chuyên tu hành.

Phật mới bảo: A-nan nên biết!

Quyển Kinh này quả thiệt cao xa,

Đặt tên “BÁO HIẾU MẸ CHA”,

Cùng là “ÂN TRỌNG” thiệt là chơn Kinh.

Các ngươi phải giữ gìn chu đáo,

Đặng đời sau y giáo phụng hành,

Sau khi Phật dạy đành rành,

Bốn ban Phật tử rất mừng, rất vui,

Thảy một lòng vâng theo lời Phật,

Và kính thành tin chắc vẹn truyền,

Đồng nhau tựu tại Phật tiền,

Nhất tâm đảnh lễ rồi liền lui ra

NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ-TÁT. (3 lần)

Tìm hiểu thêm:

Kinh Vu Lan báo hiếu 

Phật nói về Kinh Vu lan

Bài sám là gì? Bài sám Vu Lan

 

Bài viết khác

Gạo ST25 là gì? Xuất xứ từ đâu? Ai đã nghiên cứu, lai tạo ra lúa ST25?

Gạo ST25 là loại gạo thơm đặc sản Sóc Trăng. Đây là kết quả nghiên cứu suốt 20 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua. Giống ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng "thượng hạng"

Top 10 Loại Gạo Nếp Nấu Xôi Ngon Nên Biết Để Cúng Tết

Gạo nếp nào nấu xôi ngon nhất hãy cùng GẠO PHƯƠNG NAM khám phá ngay Top 10 LOẠI gạo nếp nấu xôi ngon được nhiều ưa chuộng trong bài viết này nhé.

Top 6 Loại Gạo, Nếp Đặc Sản Tây Bắc Thơm Dẻo

Gạo Tây Bắc luôn có một hương vị đặc biệt mà không nơi nào có được. Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là vùng đất của những loại gạo đặc sản thơm ngon, hấp dẫn. 

Tìm hiểu về Tinh bột kháng - Carbohydrate đặc biệt cho sức khoẻ

Trong bữa ăn hàng ngày, phần lớn carbohydrates mà cơ thể chúng ta hấp thụ là tinh bột. Tinh bột có thể tìm thấy trong khoai, ngũ cốc và nhiều loại thực phẩm khác.Có một loại đặc biệt gọi là tinh bột kháng. Vậy tinh bột kháng là gì? Tinh bột kháng có ở đâu? Cùng tìm hiểu nhé.

Điều gì khiến Gạo Ông Cua được ưa chuộng bởi người tiêu dùng việt và quốc tế?

Gạo Ông Cua ST25 là loại gạo thơm thượng hạng từ vùng đất Sóc Trăng được đánh giá rất cao bởi nhiều người. Vậy, điều gì khiến Gạo Ông Cua được ưa chuộng bởi người tiêu dùng việt và quốc tế?

Vì sao Bộ NNPTNT chọn gạo ST 25 mang nhãn hiệu gạo quốc gia đầu tiên của Việt Nam

Vì sao Bộ NNPTNT chọn gạo ST 25 mang nhãn hiệu gạo quốc gia đầu tiên của Việt Nam? . Trong quá trình phát triển và quản lý nguồn lực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã quyết định chọn gạo ST 25 làm nhãn hiệu gạo quốc gia đầu tiên của Việt Nam.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 04/01/2024: Nhu cầu Lúa Đông Xuân 2023/2024 cao

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, giá lúa gạo hôm nay ngày 04/01/2024 tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng sau phiên điều chỉnh giảm hôm qua. Hiện tại, giá lúa gần ngày thu hoạch tiếp tục tăng lên

Nếp nào gói bánh tét ngon nhất? Tìm hiểu nếp gói bánh Tét được nhiều người lựa chọn hiện nay

Giữa vô vàng các loại nếp, nên chọn nếp nào gói bánh tét ngon nhất? Loại nếp gói bánh Tét nào được nhiều người ưa chuộng hiện nay ?

Tuyển dụng - Nhân viên giao hàng Gạo khu vực TP.HCM

Tuyển dụng Nhân viên giao hàng Gạo khu vực TP.HCM lương khởi điểm từ 7,000,000 đồng, việc làm lâu dài, ổn định

Bánh Tét là gì? Cùng tìm hiểu cách làm bánh Tét ngon cho dịp Tết Nguyên Đán

Cùng tìm hiểu hình ảnh của bánh Tét trong văn hoá Việt Nam và hướng dẫn cách làm bánh Tét ngon tại nhà trong dịp Tết Nguyên Đán