Sản phẩm

Cùng Phương Nam mừng ngày lễ 2 tháng 9

Cùng Phương Nam chào mừng ngày lễ 2/9

Bản Tuyên ngôn Độc Lập của Việt nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo , sau khi giành độc lập từ thực dân Pháp và Nhật , được Ban Thường vụ Trung ương Đảng đóng góp ý kiến và nhất trí thông qua. Đến ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội (hay còn gọi là Quảng Trường Ba Đình), Người đã thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt nam Dân chủ Cộng Hoà trịnh trọng đọc bản Tuyên Ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhân kỷ niệm 77 năm Cách Mạng Tháng Tám và ngày Quốc Khánh 2/9 (2/9/1945 - 2/9/2022), cùng Phương Nam chào mừng ngày lễ 2 tháng 9 với nhiều chương trình ưu đãi đặc biệt.

 

Bản Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông - Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.

Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Ký tên:

Hồ-chí-Minh, chủ-tịch, Trần-huy-Liệu, Võ-nguyên-Giáp, Chu-văn-Tấn, Dương-đức-Hiền, Nguyễn-văn-Tố, Nguyễn-mạnh-Hà, Cù-huy-Cận, Phạm-ngọc-Thạch, Nguyễn-văn-Xuân, Vũ-trọng-Khánh, Phạm-văn-Đồng, Đào-trọng-Kim, Vũ-đình-Hòe, Lê-văn-Hiến., đã được Hồ Chí Minh

Ý nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc Lập

Về mặt chính trị, bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Đây là biểu tượng cho việc chấm dứt sự cai trị của các thế lực ngoại quốc ở Việt Nam.

Bản tuyên ngôn đã đưa tới cho người đọc và người nghe một thế giới quan kịch tính, một lịch sử cô đặc, một vài khẳng định táo bạo, những cụm từ sinh động, và hình tượng đầy cảm xúc. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu được việc Pháp sẽ quay lại và Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn độc lập đã nêu bật các giá trị bình đẳng giữa các quốc gia, các quyền cơ bản của con người và của các dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và quyền được hưởng độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã tố cáo và lên án những tội ác man rợ của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa... Đồng thời khẳng định, Việt Nam – một nước thuộc phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai – đã giành độc lập sau khi chiến thắng Phát xít Nhật Bản, trước đó người Pháp đã hai lần trao quyền đại diện và bảo hộ đối với Việt Nam cho Phát xít Nhật nên Pháp không còn đủ tư cách để đại diện cho nhân dân Việt Nam nữa.

Bản Tuyên ngôn độc lập còn khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền của dân tộc Việt Nam được hưởng tự do độc lập, đồng thời cũng vạch ra cơ sở thực tế là Việt Nam đã là một nước tự do và độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào. Đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng khẳng định nhân dân Việt Nam sẽ giữ nền độc lập, tự chủ mới giành được bằng mọi giá

 Chương trình ưu đãi khuyến mãi khách hàng nhân dịp ngày Quốc Khánh 

Nhân dịp lễ Quốc Khánh 2/9, kỷ niệm 77 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phương Nam gửi đến khách hàng những chương trình ưu đãi mới nhất cùng với dịp Tết Trung Thu - Tết đoàn Viên năm 2023.

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM

  • Quận 3:  Kho – Cửa hàng:  453/86 Lê Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 0909 34 9988 – 0902 58 1717

  • Quận 10: Showroom – Bán lẻ:  644/4/3 Đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10, TP.HCM

  • Điện thoại (zalo): 093 110 9395 – 0902 58 1717

  • TP. Thủ Đức: Điểm bán hàng:  Số 16 Đường 359 (Đỗ Xuân Hợp), KP5, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

  • Điện thoại (zalo): 076 3736 999 – 0909 34 9988
  • Email: nongsansachphuongnam@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/phuongnamfood

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

Bài viết khác

Tìm Hiểu Về Mâm Ngũ Quả Ngày Tểt

Tết cổ truyền là nét văn hóa nổi bật trong phong tục tập quán của người Việt.. Mỗi dịp Tết đến cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ, có một thứ không bao giờ được thiếu trên bàn thờ gia tiên đó là mâm ngũ quả ngày Tết

Gợi ý những món quà ý nghĩa tri ân thầy cô nhân dịp 20/11

Ngày 20/11 là ngày gì? Ngày nhà giáo Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Vào ngày này, nên chọn quà tặng thầy cô ngày 20/11 món quà nào ý nghĩa?

Nét Văn Hóa Ẩm Thực Ngày Tết Giữa Các Vùng Miền Tại Việt Nam

Sự khác biệt này góp phần làm ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng. Dù ẩm thực có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau, cách chế biến cũng có thể không giống nhau, song đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước

Các bài văn khấn cúng giao thừa, 3 mồng Tết Nguyên Đán

Vào đêm giao thừa, nên đọc bài văn khấn cúng giao thừa nào? Trong 3 mồng Tết nên đọc bài khấn nào để đón tổ tiên về ăn Tết?

Những điều thú vị về vùng đất Sóc trăng và niềm tự hào của người dân nơi đây

Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là nơi giao thoa giữa 3 nền văn hoá Khmer - Kinh - Hoa, Sóc Trăng có gì khiến người dân nơi đây tự hào đến thế?

Những lễ hội ở Sóc Trăng độc đáo mà bạn không thể bỏ qua

Là nơi pha trộn giữa nhiều nền văn hoá khác nhau, Sóc Trăng ngoài nổi tiếng với gạo ST25 còn có điều gì thu hút? Lễ hội ở Sóc Trăng có gì đặc biệt không? Lễ hội đua ghe ngo là gì?

Top các loại đặc sản Sóc Trăng ai đi cũng nhớ

Vùng đất Sóc Trăng có điều gì đặc biệt khiến nơi này có nhiều đặc sản độc đáo và phong phú như thế? Đặc sản Sóc Trăng sẽ có gì? Nên mua gì khi có dịp về Sóc Trăng, cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.

Không khí ngày tết trung thu ở Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới

Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, ở nhiều đất nước Châu Á đều cùng chờ đón ngày tết trung thu theo nhiều cách khác nhau. Nếu không khí Trung Thu ở Việt nam là ấm cúng, vậy những nước khác đón tết Trung thu như thế nào?

Những món ăn quen thuộc thường thấy trong dịp Tết Trung Thu - ngày rằm tháng 8 âm lịch

Vào dịp trung thu, mọi người thường quây quần cùng nhau ngắm trăng, phá cỗ, đốt lồng đèn,… vậy những món ăn thường thấy vào ngày tết Trung thu sẽ có món gì?

Tết Trung Thu là ngày nào và nên làm gì trong ngày Tết Trung Thu?

Sau dịp lễ Vu Lan báo hiếu, mọi người lại tiếp tục đón chờ ngày tết giữa mùa thu - Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Vậy tết trung thu nên làm gì? Trung thu là ngày nào trong năm 2022?