Trồng Lúa Thơm nuôi cá là hướng đi mới của nông dân vùng trũng

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Trồng Lúa Thơm nuôi cá là hướng đi mới của nông dân vùng trũng
Ngày đăng: 30/07/2020 01:19 PM

    Mô hình trồng lúa nuôi cá; hướng đi mới của người nông dân vùng trũng

     Người dân quê tôi ở Yên Định tỉnh Thanh Hóa luôn luôn sống trong lo âu, mỗi dịp lũ về; có những năm lúa đến kì thu hoạch đành phải chịu cảnh mất trắng vì lũ lụt, nhìn cánh đồng lúa chin vàng sắp đến kì thu hoạch, chỉ cần một đêm mưa to gió lớn, sang mai ra trồng cả đồng lúa biến mất, chỉ thấy một màu trắng xóa, nước là nước, vậy là lại thiếu gạo ngon, gạo thơm cho gia đình.

    Với bản tính dũng cảm kiên cường, cần cù, sang tạo, dám nghỉ dám làm một số hộ nông dân đã liên kết với nhau; đắp đập be bờ thả cá. Vậy là sau vụ lúa chiêm ; khi bước vào vụ lúa mùa cũng là lúc họ thả cá xuống ruộng; chủ yếu là cá Trắm cỏ, cá Trôi, cá mè…vài tháng sau thay vì thu hoạch lúa từ các giống lúa mùa như Hạt ngọc trời, lúa thơm Sóc trăng họ để lúa cho cá ăn; sẵn nguồn thức ăn dồi dào, cá lớn nhanh; sau khoảng 6, 7 tháng cá cho trọng lượng bình quân 1 kg/con.

    Vào dịp giáp tết nguyên đán cũng là lúc nước trong ruộng cạn, cá đến độ thu hoạch; chỉ cần bơm nước vài tiếng đồng hồ đối với 1 ha mặt nước là có thể thu hoạch được cá. Cá vào dịp tết giá cả cao từ 30 đến 40.000đ/kg; mỗi ha có thể cho thu hoạch từ 3 đến 4 tấn cá; với giá bán từ 30.000 đến 40.000đ/kg cá; sau khi trừ chi phí các khoản; mỗi ha  có thể thu được từ 50 đến 60 triệu đồng.

    Với hình thức nuôi cá xen với lúa vụ mùa; người nông dân trồng lúa không còn lo âu cảnh lúa bị ngập úng, không lo thiếu tiền mua gạo ngon, gạo thơm, gạo mầm cho gia đình mà có thể cho thu hoạch cao hơn nhiều so với trồng lúa. Đây là mô hình làm ăn mới của người dân quê tôi.

     

    Hạt Ngọc Trời – GẠO DINH DƯỠNG VIBIGABA

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline