TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) TYPE 2

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) TYPE 2
Ngày đăng: 30/07/2020 01:30 PM

    1 Đặc điểm của bệnh tiểu đường type 2

    Đái tháo đường týp 2 chiếm khoảng 90 – 95% các trường hợp đái tháo đường. Tần suất mắc phải rất khác nhau giữa các nhóm chủng tộc,sắc tộc. Bệnh thường có tính gia đình (di truyền). Phần lớn bệnh này thường xảy ra ở người lớn hơn 40 tuổi.

    Đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện trể vì tình trạng tăng đường huyết, phát triển một cách âm thầm do đó bệnh nhân thường có biến chứng ngay từ khi chẩn đoán.

    Đái tháo đường týp 2 có thể điều trị bằng chế độ ăn, vận động thể lực đơn thuần hoặc phối hợp với thuốc hạ đường huyết uống, điểu trị insulin trong một số giai đoạn.

    2 Nguyên nhân

    Đái tháo đường týp 2 do nhiều yếu tố bao gồm : di truyền, béo phì, thừa cân, ít vận động thể lực, căn thẳng (stress), chế độ ăn nhiều chất ngọt, béo, yếu tố môi trường….

     

    3.      Chuẩn đoán:

    3.1 Triệu chứng lâm sàng: rất đa dạng, các triệu chứng tăng đường huyết điển hình như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh. Một số trường hợp khác phát hiện nhờ khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi đã có biến chứng của đái tháo đường.

    3.2. Cận lâm sàng (xét nghiệm):

    – Xét nghiệm chuẩn đoán: đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, đường huyết bất kỳ, HbA1c.

    – Xét nghiệm để đánh giá biến chứng: đạm niệu, Ure, Createnin máu, ECG, Siêu âm doppler mạch máu, siêu âm tim, đo điện cơ, chụp đáy mắt…

    – Tiêu chí chuẩn đoán: (theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ 2010)

    + Đường huyết lúc đói ( sau nhịn ăn 8 giờ) ≥ 126 mg/dl ( 7mmol/L)

    + Đường huyết 2 giờ sau uống 75gr glucose ≥ 200mg/dl( 11mmol/L).

    + Đường huyết bất kỳ tại một thời điểm ≥ 200mg/dl.

     

    4.      Đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 2:

    –          Tuổi > 45

    –            Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ).

    –            Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường).

    –          Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)

    –    Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)

      –    Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói

    –    Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ

    –     Tăng triglyceride (mỡ) máu.

    –    Chế độ ăn nhiều chất béo.

    –    Uống nhiều rượu

    –    Ngồi nhiều

    –    Béo phì hoặc thừa cân.

     

     5.  Triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2:

    – Mệt mỏi:  khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

    – Giảm cân không rõ nguyên nhân:  bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.

    – Khát nước nhiều:  Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.

     

    –          Tiểu nhiều:  một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.

    –          Ăn nhiều:  nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.

    –          Chậm lành vết thương:  nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, đái tháo đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.

    –          Nhiễm trùng:  một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường.

    –          Thay đổi về trạng thái tâm thần:  những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân đái tháo đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ.

    –          Nhìn mờ:  triệu chứng này không đặc hiệu cho đái tháo đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.

    6. Biến chứng của bệnh tiểu đường:

    – Biến chứng ở mắt biểu hiện với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực do đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc. Ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường đều có thể là những biến chứng của bệnh.

    – Biến chứng thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường với các dấu hiệu ban đầu như tê bì, bỏng rát, đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên. Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như nhiễm trùng dai dẳng ở miệng, da, chân, phổi… Cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này, đó là lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường.

    7. Điều trị.

    7.1 Nguyên tắc: Điều trị đái tháo đường type 2 hiện nay đòi hỏi hướng tiếp cận đa yếu tố với những nguyên tắc sau :

    – Kiêm soát nguyên nhân bệnh sinh của đái tháo đường type 2 : Đề kháng insulin và suy giảm chức năng tế bào β tuyến tụy.

    – Kiểm soát chặc chẽ và duy trì mức đường huyết  gần với bình thường trong 24 giờ nhằm ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng của bệnh nhất là biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.

    – Điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp như : rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp, …

    – Giảm cân và giử mức cân nặng lý tưởng.

    Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc sử dụng thuốc thì thay đổi lối sống với một chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp là những yêu cầu cơ bản trong điều trị

    7.2. Phuơng pháp điều trị :

    – Thay đổi lối sống với chế độ ăn và tập luyện thể lực thích hợp.

    –  ử dụng thuốc hạ đường huyết không phải insulin.

    – Kết hợp insulin với thuốc hạ đường huyết.

    – Sau cùng là điều trị insulin thay thế.

     a. Thay đổi lối sống :

    Thay đổi lối sống với chế độ ăn và tập luyện thể lực thích hợp là nền tảng trong điều trị đái tháo đường., bao gồm:

    + Giảm trọng lượng cơ thể đối với người thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng lý tưởng ( BMI = 19 – 23 Kg/m²)

    + Tập thể dục thích hợp ít nhất 150 phút / tuần.

    + Chế độ ăn giảm năng lượng, nhiều rau quả giàu chất xơ, ít muối, mỡ, ít cholesterol

    + Hạn chế rượu bia.

    Tham khảo thêm phần chế độ dinh dưỡng trong bài Tổng quan Đái tháo đường được đăng trong các bài trước của trang này)

    b.      Điều trị bằng thuốc. tùy giai đoạn sử dụng thuốc hạ đường huyết không phải insulin, hoặc kết hợp insulin với thuốc viên hạ đường huyết, sau cùng là sử dụng insulin.

    Các loại thuốc viên hạ đường huyết uống.

    –          SULFONYLUREA

    + Cơ chế : kích thích tế bào β tụy tăng tiết insulin

              + Hiệu quả : giảm HbA1c (0,8- 2%)

    +Tác dụng phụ : tăng cân, dể gây hạ đường huyết, thận trọng trên bệnh già suy gan, suy thận.

    –          BIGUANIDE ( metformin)

    + Tác dụng : giảm sản xuất glucose ở tế bào gan

              + Hiệu quả giảm HbA1c (1,5 – 2%)

    + Ưu điểm : không tăng cân, giảm Triglyceride, rẻ tiền.

    + Tác dụng phụ : Rối loạn tiêu hóa, không dùng ở bệnh nhân suy gan, suy thận.

    –          GLINIDE

              + Tác dụng : kích thích tiết insulin khi có Glucose

    + Hiệu quả : giảm HbA1c (0,5 – 2%.

    + Tác dụng phụ : hạ đường huyết, viêm đường hô hấp trên, nhức đầu.

    –          ỨC CHẾ MEN ALPHA-CLUCOSIDASE

    + Tác dụng : ức chế cạnh tranh, giảm hấp thu glucose sau ăn.

              + Hiệu quả giảm HbA1c (0.7% – 1%)

    + Ưu điểm : không tăng cân

    + Tác dụng phụ : rối loạn tiêu hóa., tăng men gan.

    –          TZD (THIAZOLIDINE-DONE)

    + Tác dụng : giảm đề kháng insulin ở ngoại vi, tăng nhạy cảm insulin.

              + Hiệu quả giảm HbA1c (1.4 – 2.6%)

    + Tác dụng phụ : tăng cân, giử nước, suy tim, thiếu máu, đắt tiền, tăng men gan

    + Không được dùng cho phụ nhữ có thai, trẻ em, đái tháo đường typ1.

    –          Phối hợp thuốc hạ đường huyết uống cần chú ý các nguyên tắc sau :

    + Không dùng hai thuốc cùng nhóm

              + Thường phối hợp tối đa 3 loại, không phối hợp 4 loại, nếu không hiệu quả chuyển sang dùng insulin.

    + Phải theo dõi đường huyết cẩn thận

    + Đúng chỉ định và chống chỉ định

    –          ISULIN :

    + Để đạt được mục đích kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mà thuốc uống hạ đường huyết không còn đáp ứng hay có những chống chỉ định. sử dụng insuline có nhiều cách, song thường kết hợp thuốc hạ đường huyết với insuline nền vào buổi tối.

              + Nếu không đạt được mục đích kiểm soát, có thể chuyển sang chế độ dùng insulin nhiều lần trong ngày.

    + Khi sử dụng insulin cần lưu ý tăng liều một cách từ từ tránh tình trạng hạ đường huyết, bệnh nhân phải biết về những triệu chứng về những triệu chứng hạ đường huyết và cách xử trí khi hạ đường huyết.

    + Tác dụng của insulin:

    Tăng sự thu nạp và chuyển hóa glucose ở các mô cơ, mỡ.

    Tăng sự chuyển đổi glucose thành glycogen tại gan.

    Giảm sự tân sinh đường

    Ức chế sự ly giải mô mỡ và sự phóng thích acid béo từ mô mỡ.

    Kích thích sự tổng hợp protein và ngăn chặn sự ly giải protein ở cơ.

              + Liều dùng : tham khảo bài Tiểu đường (đái tháo đường)  type 1 ở các bài đăng trước của trang này.

     

    7.3  Mục tiêu điều trị:

    –          Đường huyết lúc đói:  < 130mg/dl

    –          Đường huyết sau ăn 2 giờ:  < 180mg/dl

    –          HbA1c:  < 7%.

     

    Kính chúc quí đọc giả – quí khách có thêm những kiến thức bổ ích về bệnh tiểu đường type 2 và cảm ơn đã ủng hộ các sản phẩm dành cho người tiểu đường của chúng tôi.

     

    Viết và sưu tầm:  Bác sỹ Danh Ngọc Minh – Kỹ sư Phan Thành Hiếu.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline