Gạo Phương Nam áp dụng tối ưu triết lý kinh doanh của ông chủ hãng xe hơi Ford

Đặt và giao hàng tận nơi: 0909 34 99 88

Gạo Phương Nam áp dụng tối ưu triết lý kinh doanh của ông chủ hãng xe hơi Ford
Ngày đăng: 30/07/2020 04:44 PM

    Xe hơi Công ty CP Lương thực Phương Nam đi khám phá những vùng đất trồng lúa trên vùng cao và đồng bằng Sông cửu Long. Công ty chuyên sản xuất đóng gói các loại gạo chất lượng cao, gạo sạch, gạo hữu cơ như gạo 49 sửa phương nam, gạo tài nguyên chợ đào, gạo thơm thái, gạo lài thái, gạo đài loan đặc biệt, gạo tám thơm, gạo lức múi mè,…

    Công ty chúng tôi áp dụng những nguyên lý tối ưu của nhà quản lý đại tài trên thế giới để cắt giảm chi phí mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và bà con nông dân trồng lúa nước.

    Là doanh nghiệp chuyên bán gạo online, bán gạo giá sỉ, bán gạo qua điện thoại, bán gạo qua mạng, công ty chuyên bỏ mối cho quán cơm, quán cafe, nhà hàng, công ty, nhà xưởng.

    Ngày 5/11/2012 công ty đã tập huấn cho cán bộ nhân viên hiểu và hành động theo triết lý kinh doanh cũa ông Henry Ford như sau:

     

    “Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ”, Henry Ford – Người sáng lập Tập đoàn Ôtô Ford chia sẻ.

     

    “Tôi nhận ra rằng cạnh tranh được coi như một mối đe dọa trong đó người lãnh đạo thông minh sẽ đánh bại đối thủ bằng cách tạo nên thế độc quyền với những phương pháp riêng của mình. Trong thời gian chiêm nghiệm cuộc sống và công việc kinh doanh, tôi chẳng có một phút thảnh thơi. Tôi có rất nhiều thời gian cho công việc vì chẳng bao giờ tôi rời công việc của mình ra. Một người luôn bận bịu với công việc và có nhiều vấn đề để suy nghĩ sẽ thành công. Một người luôn làm việc, chẳng bao giờ rời công việc của mình ra, người mà luôn có tư tưởng tiến thân cuối cùng sẽ thành công. Nhưng liệu rằng anh ta có hạnh phúc hơn một người chỉ làm hành chính, trong cuộc sống vật chất và tinh thần hay không là điều tôi không thể đoán trước được bởi vì tôi không biết”.

    Henry Ford sinh ra trong một gia đình nông dân khá giả tại thị trấn nhỏ thuộc bang Michigan, Mỹ. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã say mê máy móc. Henry Ford thích tháo lắp mọi thứ trong xưởng của cha hơn là làm việc lặt vặt trong trang trại. Năm 13 tuổi, lần đầu tiên trong đời ông nhìn thấy một “cái máy tự đi” – máy đập lúa chạy bằng hơi nước.

    Năm 1879, ông rời nhà đến thị trấn Detroit gần đó để học việc. 8 năm sau, ông tự tác ra kiếm sống bằng nghề nông và mở một xưởng cưa. Năm 1891, Ford trở thành kỹ sư của công ty Điện chiếu sáng Edison. Sau khi được thăng chức kỹ sư trưởng năm 1893, ông đã có đủ thời gian và tiền bạc để đầu tư cho những thí nghiệm cá nhân về động cơ đốt trong. Năm 1896, những thử nghiệm này đã đạt đến đỉnh cao với việc ông chế tạo hoàn chỉnh một chiếc xe mà ông đặt tên là Quadricycle – chiếc xe đông đã lái thử vào ngày 4/6/1896. Ngày 11/6/1903, Henry Ford cùng 11 nhà đầu tư và 28.000 đôla tiền vốn lập nên tập đoàn Ôtô Ford.

    “Những điều tôi đã khám phá về kinh doanh từ thành công đến thất bại trong sự nghiệp của mình nhiều năm qua, vẫn không làm thay đổi quan điểm ban đầu của tôi, đó là: Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ”, ông nói.

    “Từ khi thiết kế chiếc ôtô đầu tiên đến khi thành lập công ty Ford của tôi bây giờ, tôi đã chế tạo tất cả khoảng hai mươi lăm chiếc ôtô. Ngành ôtô lúc này đã chuyển từ thời kỳ sơ khai là khi người ta chỉ cần nó có thể chạy là đủ, cho đến thời kỳ người ta đòi hỏi về tốc độ.

    Đặc tính đáng ngạc nhiên nhất của hoạt động kinh doanh lúc đó là người ta chỉ tập trung vào vấn đề tài chính là chủ yếu, còn vấn đề dịch vụ xã hội chỉ là phụ. Tôi thấy dường như quy luật tự nhiên đang bị đảo lộn – đó là quy luật mà đồng tiền là kết quả của công việc và bạn chỉ nhận được khi đã hoàn thành công việc. Cũng đáng ngạc nhiên không kém là dường như không ai quan tâm nhiều đến việc làm sao để sản xuất tốt hơn mà chỉ cần đảm bảo làm gì cũng phải có lợi nhuận và kiếm được tiền. Nói cách khác, sản phẩm làm ra rõ ràng chẳng quan tâm mấy đến mục đích phục vụ công chúng mà chỉ cần làm sao có thể kiếm được nhiều tiền và không ai cần biết đã làm khách hàng vừa lòng chưa. Chỉ cần bán được hàng là đủ. Người ta không lo rằng những khách hàng không vừa ý sẽ mất lòng tin vào sản phẩm của mình mà chỉ thấy điều đó thật phiền toái, hay thậm chí nhờ vậy họ lại có thể kiếm thêm tiền từ các việc sửa chữa, chỉnh sửa – những việc mà lẽ ra họ đã phải làm ngay từ đầu.

    Chẳng hạn trong lĩnh vực kinh doanh ôtô, khi đã bán hàng được rồi thì người ta không quan tâm đến khách hàng của mình nữa. Xe chạy hết bao nhiêu xăng, dịch vụ có tốt không, có khả năng bị hỏng và phải thay thế một số bộ phận không, tất cả các vấn đề đó phụ thuộc vào sự may mắn của chủ nhân chiếc xe. Việc kinh doanh của họ sẽ trở nên tốt đẹp nếu họ có thể bán được các linh kiện với giá cao như họ dự tính, bởi vì khi đã mua ôtô thì chắc chắn người ta phải, hay thậm chí tự nguyện mua các loại linh kiện. Trên quan điểm sản xuất, kinh doanh ôtô không thể dựa trên nguyên tắc trung thực cũng như nguyên tắc khoa học, tuy nhiên, nó cũng không xấu xa hơn các ngành kinh doanh khác”.

    “Quan điểm của tôi lúc đó và ngay cả bây giờ là nếu bạn sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với giá cả phù hợp thì chắc chắn bạn sẽ nhận được lợi nhuận lớn. Hơn nữa, khi bắt đầu bạn chỉ nên kinh doanh nhỏ, rồi tự nó sẽ phát triển dần và mang lại lợi nhuận lớn. Nếu bạn không thu được lợi nhuận có nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian và không có khả năng kinh doanh. Tôi chưa bao giờ thay đổi quan điểm này nhưng tôi đã nhận ra rằng, thực hiện điều đó trong lĩnh vực kinh doanh như hiện nay sẽ khó lòng có thể phát triển nhanh được. Kế hoạch mà tôi tâm đắc nhất khi đó là bắt đầu với việc đầu tư tư bản, sau đó sẽ bán tất cả số cổ phiếu và trái phiếu cần thiết khi cơ hội tới. Với số tiền thu được, tôi sẽ bước vào lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh tốt không chỉ là sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao và thu được lợi nhuận hợp lý mà kinh doanh tốt phải mang lại cơ hội có thể đầu tư cổ phiếu và trái phiếu với mức giá cao. Vấn đề quan tâm ở đây là cổ phiếu và trái phiếu chứ không phải sản phẩm”.

    Nếu anh chỉ nghĩ đến đồng tiền trước mắt mà không quan tâm đến sản phẩm của mình thì anh sẽ luôn sợ bị thất bại và nỗi sợ hãi đó sẽ cản trở việc kinh doanh. Nó khiến anh sợ hãi cạnh tranh, không dám thay đổi cách thức kinh doanh và không dám làm gì để thay đổi tình huống của mình. Thành công sẽ đến với những người luôn nghĩ đến mục đích phục vụ công chúng trước và luôn làm việc theo phương pháp hiệu quả nhất.

    Ford nói: “Các nhà kinh doanh tin rằng họ có thể làm được mọi việc nếu chịu đầu tư. Nếu lần đầu chưa thành công thì có thể tái đầu tư. Quá trình tái đầu tư chỉ đơn thuần là trò chơi thế chỗ đồng tiền may mắn vào đồng tiền rủi ro ở lần đầu tư đầu tiên. Trong nhiều trường hợp, tái đầu tư phát sinh do quản lý chưa tốt và kết quả mang lại chỉ giúp các ông chủ nghèo kéo dài tình trạng thê thảm thêm một thời gian mà thôi. Nói cách khác, tái đầu tư chỉ giúp ngày doanh nghiệp bị phá sản đến chậm hơn. Còn với những người đầu cơ tài chính, tái đầu tư chính là một kế sách tạm thời. Đồng tiền sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không được đầu tư vào một lĩnh vực cụ thể, nhưng nếu không kinh doanh hiệu quả thì ta cũng không thể có lợi nhuận. Bởi vậy, các nhà kinh doanh đầu cơ tự cho rằng mình đang đầu tư tiền đúng chỗ, nhưng thực ra không phải vậy, họ đang lãng phí tiền.

    Tôi xác định rõ ràng rằng sẽ không bao giờ làm trong một công ty coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm, hay các công ty thuộc sở hữu của các giám đốc ngân hàng hoặc các thương gia. Và hơn nữa nếu không có cách nào để tiến hành việc kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng thì tôi cũng sẽ không kinh doanh. Đối với tôi, nền tảng duy nhất của kinh doanh chân chính là để phục vụ công chúng.

    Khi đã bán được hàng thì mối quan hệ giữa nhà sản xuất và khách hàng vẫn chưa kết thúc. Ngược lại, đó mới chỉ là bắt đầu mối quan hệ này mà thôi. Trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, khi ta bán được hàng thì đó mới là giai đoạn giới thiệu sản phẩm. Nếu sản phẩm của ta không mang lại dịch vụ tốt cho khách hàng thì tốt nhất là ta không nên giới thiệu sản phẩm, nếu không, những quảng cáo tồi đó sẽ làm khách hàng thất vọng. Nếu một thương gia chỉ thu được tiền từ những gì anh ta bán thì anh ta sẽ chẳng có hy vọng được khách hàng thưởng tiền hoa hồng.

    Theo quan điểm này, về sau chúng tôi đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt khi kinh doanh ôtô Ford. Giá cả và chất lượng của loại xe này đã tạo ra một thị trường, thậm chí là một thị trường lớn. Chúng tôi đã làm được điều đó. Khách hàng mua ô tô của chúng tôi sẽ tiếp tục được phục vụ chu đáo. Do vậy, nếu nó bị hỏng bất kỳ bộ phận gì, chúng tôi sẽ có trách nhiệm sửa chữa ngay cho họ.

    Tôi biết trên thị trường đã xuất hiện thêm nhiều hình thức kinh doanh mới nhưng đó chỉ là những cái tên trên danh nghĩa bởi thực ra các hình thức vẫn được tiến hành như cũ

    Và tôi nhận ra rằng, trong cái ảo tưởng cuộc sống là một trận đánh mà trong đó ta rất dễ bị thua nếu đi sai một nước cờ, thì con người thường thích làm việc theo thói quen. Mọi người thường sa đà vào các thói quen của mình. Điều này có thể giải thích tại sao ngay cả khi người ta đưa ra các phương pháp mới nhằm giảm bớt các thao tác và mệt mỏi trong sản xuất cho công nhân thì chính những người công nhân ấy lại phản đối gay gắt. Mặc dù người ta nghi ngờ rằng đó chỉ là một trò chơi thử thay đổi mình nhưng điều làm họ khó chịu nhất là nó tác động đến thói quen đã ăn sâu vào họ và khó lòng thay đổi được.

    Các nhà kinh doanh thường sa sút trong làm ăn vì họ luôn áp dụng phương thức cũ mà không chịu đổi mới. Bởi họ là những người không hiểu rằng ngày hôm qua đã là quá khứ và sáng hôm sau, họ thức dậy vẫn mang tư tưởng từ năm ngoái. Như thế, chúng ta gần như có một công thức là: cuối cùng khi một người đã tìm ra phương pháp cho mình thì anh ta nên tự xem lại bản thân để biết trí óc của mình có làm việc tích cực không. Sẽ là mối nguy hiểm khôn lường nếu anh ta là người luôn dập khuôn máy móc bởi vì sớm muộn anh ta sẽ bị văng ra khỏi vòng xoáy của cuộc sống.

    Thế lực của đồng tiền đã khiến người ta luôn chịu áp lực rằng đã đầu tư là phải có lợi nhuận, do vậy họ không mấy quan tâm đến công việc và chính những dịch vụ của họ đã nói lên điều này. Đó là nguyên nhân sâu xa của mọi vấn đề. Nó giải thích tại sao lương của công nhân lại thấp, bởi vì công việc không được tiến hành theo đúng hướng thì làm sao lương có thể cao được. Và nếu người ta không chú tâm vào công việc thì làm sao có thể đạt hiệu quả cao trong công việc. Đa số mọi người không muốn phải gò bó trong công việc của mình vì như thế, họ không được tự do làm những việc mình muốn”.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline